Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE DAP AN THI THU VAO 10 VAN 9 LAN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.68 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN TÂN YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 1

Năm học: 2011-2012
M«n: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: 1.5 điểm
Cho đoạn văn:
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.
Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có
đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
Hình ảnh "Con đường" trong đoạn văn trên được dùng theo những nét nghĩa
nào? nêu rõ những nét nghĩa ấy.
Câu 2: 1.5 điểm
Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ
sau:
... "Mai về Miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
(Viếng lăng Bác - Viễn phương)
Câu 3: 2 điểm
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn
tay hoa hoa múa kỳ lạ.


Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn
bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ cụ bà trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp
nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước đi không còn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Hãy chỉ rõ ý nghĩa của văn bản trên, từ đó trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa
của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 4: 5 điểm
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ
"Đồng chí" của Chính Hữu.


HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 1.5 điểm
a. Trả lời đúng:
- Đoạn văn được trích từ truyện ngắn "Cố Hương' (0.25điểm)
- Tác giả: Lỗ Tấn (0.25điểm)
b. Hình ảnh con đường được dùng theo nghĩa thực, nghĩa biểu trưng (0.25
điểm)
- Ý nghĩa thực: Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người giẫm
nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có... (0.25điểm)
Ý nghĩa biểu trưng: Con đường đến với mỗi người là con đường số phận; con
đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thông qua hình ảnh con đường nhà
văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một

cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó, con người
“hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tnh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu,
không ngừng tìm tòi và sáng tạo.”... (0.5điểm)
Câu 2:
Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời ước
nguyện. Điệp ngữ "muốn làm” đặt liên tiếp ở đầu mỗi câu thơ khẳng định mạnh mẽ
những ước nguyện ấy, đó là những nguyện ước dung dị, mộc mạc mà rất đỗi chân
thành và tha thiết. Nguyện ước muốn biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi
Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ
tấm lòng, tình cảm với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình
minh của Bác, một bông hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay
một cây tre trung hiếu. Hình ảnh nhân cách hóa thật độc đáo thể hiện tấm lòng thủy
chung, son sắc của tác giả cũng như của con người Việt nam, dân tộc Việt nam với
Bác. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người
Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc,
nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động cùng lòng biết ơn, tình yêu sâu sắc
với bác Hồ kính yêu.
Câu 3: 2 điểm
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
(0.25điểm)
- Ý nghĩa của văn bản : ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu
bé, người chiến sĩ là nơi dựa cho bà cụ. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé


cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ

(0.25điểm)
- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm
tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên…
(0.25điểm)
- Có những nơi dựa khác nhau : những người thân yêu; những kỉ niệm,
những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể; ưu điểm, mặt mạnh
của bản thân…
(0.25điểm)
- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản, vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên …
(0.25điểm)
- Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác
(0.25điểm)
- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc
những người chọn những nơi dựa không tốt
(0.25điểm)
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi
dựa ý nghĩa cho người khác.
(0.25điểm)
Câu 4: 5 điểm
a. Mở bài: 0.5điểm: Giới thiệu được tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh
giá khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ, trích dẫn vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài 4 điểm:
Học sinh có nhiều cách thể hiện khác sau, song cần phải đảm bảo được những
nội dung sau:
- Tình đồng chí, đồng đội được nảy sinh hình thành từ những người cùng chung:
(2điểm)
+ Cảnh ngộ, chung bản chất gia cấp.
+ Mục đích chiến đấu, lý tưởng chiến đấu,
+ Tình yêu với quê hương

+ Niểm lạc quan, niềm đam mê hồi hộp trước khi bước vào trận đánh.
- Tình đồng chí, đồng đội được tôi rèn thử thách.
(1điểm)
+ Trong lò lửa chiến tranh đầy cam go, khốc liệt.
+ Trong hiện thực cuộc sống, chiến đấu đầy thiếu thốn, gian khổ.
Hoàn cảnh ấy, hiện thực ấy đã làm nên sức mạnh diệu kỳ cho tình đồng chí,
đồng đội, giúp các anh vượt lên tất cả để sống và chiến đấu với lý tưởng cao đẹp.
- Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí đồng đội (chú ý phân tích ba câu thơ
cuối bài để làm bật lên được hiện thực đầy khắc nghiệt, tâm hồn lãng mạn, bay bổng,
lý tưởng chiến đấu cao đẹp của những người lính cụ Hồ, bức tượng đài bi tráng về
tình đồng chí đồng đội.
(1điểm)
Chú ý: trong quá trình phân tích học sinh phái trích dẫn thơ và nêu bật giá trị
nghệ thuật.
c. Kết bài 0.5điểm; Đánh giá khái quát, trình bày suy nghĩ của bản thân.



×