Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2017 của TNHH MTV Khai thác khoáng sản Tổng Công ty Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.26 KB, 193 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................1
1.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Khai thác Khoáng sản-Tổng Công ty Đông Bắc.....................6
1.2. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ khai thác của Công ty TNHH MTV
Khai thác khoáng sản.........................................................................................................................7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................................7
1.2.2. Công nghệ khai thác lộ thiên.................................................................................................22
1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất..........................................................................24
1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất...................................................................................25
1.4. Tình hình xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.............................................................33
1.4.1. Trình tự, phương pháp và căn cứ lập các loại kế hoạch...................................................33
1.4.2. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp.............................................................35
Chương 2..............................................................................................................................................37
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN - TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC NĂM 2016.....................................................................................37
2.1. Phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai
thác khoáng sản - Tổng Công ty Đông Bắc năm 2016.................................................................38
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp...............................43
2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp...............................................43
2.2.2. Phân tích chung sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp..................................59
2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định......................................................................68
2.3.2. Phân tích năng lực sản xuât (NLSX) và trình độ tận dụng NLSX.......................................78
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương...........................................................99
2.4.1. Phân tích số lượng và kết cấu lao động..........................................................................100
2.4.2. Phân tích chất lượng lao động........................................................................................102
2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động và các nguyên nhân gây lãng phí lao
động...........................................................................................................................................104


2.4.4. Phân tích năng suất lao động (NSLĐ) của doanh nghiệp...............................................106
2.4.5. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân của doanh nghiệp....108
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm............................................................................................111
2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo khoản mục hoặc yếu tố chi phí..................111
2.5.2. Phân tích giá thành sản phẩm trên giá trị tổng sản lượng.............................................113

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

1


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.5.3. Phân tích kết cấu giá thành.............................................................................................115
2.5.3. Phân tích tình hình thực hiện giảm giá thành................................................................117
2.6. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp................................................................118
2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp...................................................119
2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh............................128
2.6.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp....................................131
2.6.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi vốn của chủ sở hữu.....................138
Chương 3............................................................................................................................................151
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2017 CỦA CÔNG TY TNHH MTV KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN – TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC...........................................................................151
3.1. Giới thiệu chung về chuyên đề...........................................................................................152
3.1.1. Lý do chọn chuyên đề......................................................................................................152
3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương phác nghiên cứu........................................153
3.2. Phương pháp và xây dựng quy trình lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..........154
3.2.1. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...........................................154

3.2.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..................................................156
3.3. Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2017 của Công ty TNHH MTV Khai thác
Khoáng sản.................................................................................................................................160
3.1.1. Các căn cứ xác định sản lượng sản xuất và tiêu thụ cho năm 2017..............................160
3.3.2. Lập kế hoạch sản xuất năm 2017 của công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản.........171
3.3.3. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2017....................................................................181
3.3.4. Xác định kế hoạch giá bán sản phẩm và doanh thu tiêu thụ than.................................186
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................................................193
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................194

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

2


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở, sự chuyển
mình sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kinh tế nước ta đã
đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi
doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của 3 vấn đề kinh tế lớn đó là: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình.
Điều quan trọng nhất là làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị
trường. Đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đó cũng chính là lí do tại
sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương án sản xuất tối ưu.
Có thể nói, kế hoạch hóa là một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để doanh nghiệp xây
dựng chiến lược phát triển của mình và trong đó việc lập kế hoạch sản xuất của

doanh nghiệp đóng một phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đổi mới công tác kế hoạch, đặc biệt là lập kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần
bàn bạc và tiếp tục được hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận thức.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến sự phát triển của ngành than. Bởi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn
cung cấp nguyên nhiên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp khác như: Điện lực,
hoá chất, luyện kim ,phân đạm v.v...
Ngoài ra than còn được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Than
còn là nguồn chất đốt phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Thấy rõ được tầm
quan trọng của ngành than, trong những năm qua, nhất là từ khi đổi mới Đảng và
Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư rất nhiều hạng mục, trang thiết bị cho ngành, đặc
biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân của ngành để đáp ứng nhu cầu than cho đất
nước.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

3


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản trực thuộc Tổng Công ty Đông Bắc là
một doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác than. Trong những năm qua công ty đã
có những thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh. Đó là sự cố gắng của
toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty mặt khác cũng là do lãnh đạo công ty đã
hiểu được công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng
như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên vẫn còn

nhiều hạn chế.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản,
dưới sự hướng dẫn tận tình của Ths.cô giáo Phan Thị Thùy Linh và các thầy cô
trong khoa Kinh tế & QTKD cùng với sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong
Công ty, đến nay đồ án đã hoàn thành với nội dung được phản ánh trong 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của
Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản - Tổng Công ty Đông Bắc.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MTV Khai thác khoáng sản - Tổng Công ty Đông Bắc.
Chương 3: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2017 của TNHH
MTV Khai thác khoáng sản - Tổng Công ty Đông Bắc.
Do trình độ có hạn, thiếu kinh nghiệm thực tế, nên đồ án không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các bạn góp ý
để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hồng

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

4


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH

DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH MTV KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN - TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

5


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

1.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Khai thác Khoáng sản-Tổng Công ty
Đông Bắc.
Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản - Tiền thân là Xí nghiệp khai
thác khoáng sản được thành lập từ năm 1996 theo quyết định số 509/QĐ-BQP ngày
18/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Công ty TNHH MTV Khai thác Khoáng sản được chuyển đổi từ Xí nghiệp
khai thác khoáng sản theo quyết định số: 3134/QĐ-BQP ngày 24/08/2010 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, nay là Công ty con của Tổng Công ty Đông Bắc, được
Tổng công ty Đông Bắc đầu tư 100% vốn điều lệ và được tổ chức dưới hình thức
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Kể từ tháng 10 năm 2010 Công ty khai thác khoáng sản chính thức hoạt động
theo mô hình Công ty TNHH một thành viên. Là một doanh nghiệp hạch toán độc
lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, Công ty Khai thác khoáng sản đã chủ
động mở tài khoản tiền Việt Nam tại Ngân hàng đầu tư và phát triển, chi nhánh Cẩm
Phả - Quảng Ninh.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, năng lực thiết
bị, phương tiện còn nhiều thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ quán lý, công nhân kỹ thuật còn
ít, kinh nghiệm chuyên môn còn nhiều hạn chế, điều kiện nơi ăn, ở, sinh hoạt, làm việc

còn thiếu thốn; vốn dầu tư ban đầu chủ yếu là nguồn vay từ tín dụng; tài nguyên trữ
lượng ít, điều kiện tự nhiên và địa chất hết sức khó khăn cho sản xuất cũng như cho
quá trình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự của đơn vị.
Trước những khó khăn trên, với tinh thần những ngừơi chiến sỹ tiên phong
trên mặt trận lao động sản xuất quyết không lùi bước, Đảng ủy, chỉ huy Công ty đã
quyết tâm lãnh đạo đơn vị, đội ngũ cán bộ, Đảng viên, CNVC, lao động cùng đoàn
kết, đồng lòng phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống Vùng mỏ bất
khuất sản xuất kinh doanh ngày một tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm
SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

6


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

trước. Đời sống vất chất tinh thần của cán bộ, CNVC, lao động ngày càng được cải
thiện và nâng lên rõ rệt.
Sau 20 năm (1996- 2016) kể từ ngày chính thức thành lập, Công ty khai thác
khoáng sản đã không ngừng phát triển không chỉ về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Công ty khai thác khoáng sản đã trở thành một doanh nghiệp vững mạnh luôn hoàn
thành vượt mức kế hoạch sản xuất hàng năm do Tổng Công ty giao và thực hiện tốt
việc huấn luyện dự bị động viên, sẵn sàng chiến đấu.
*) Trụ sở đăng ký của Công ty:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản (Viết tắt:
Công ty Khai thác Khoáng sản.)
- Tên giao dịch quốc tế: Mineral One member Limited Liability Company
(viết tắt: Mineral Ltd).
- Địa chỉ: khu Thủy Sơn, phường Cẩm Sơn – Tp.Cẩm Phả -T. Quảng Ninh.

- Điện thoại: 0333.863.742

- Fax: 0333.711.057

- Tài khoản: 44110000000323 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Cẩm phả, chi
nhánh Quảng Ninh.
- Mã số thuế: 5701433378
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ KHAI
THÁC CỦA C ÔNG TY TNHH MTV K HAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.2.1. Đ IỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản khai thác than tại hai công
trường chính: Mỏ Đông Đá Mài và Mỏ Tân Lập.
1. Mỏ Đông Đá Mài
a. Vị trí địa lý

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

7


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Mỏ Đông Đá Mài thuộc khoáng sàng than Khe Chàm nằm trong địa phận
phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thành phố
Cẩm Phả khoảng 5 Km về phía Bắc, nằm bên trái đường quốc lộ 18A từ Hạ Long đi
Mông Dương.
Phía Bắc giáp mỏ than Khe Chàm III.
Phía Đông giáp mỏ Cao Sơn.

Phía Nam giáp mỏ Lộ Trí, mỏ Đèo Nai.
Phía Tây giáp khu Tây Nam Đá Mài, mỏ Khe Tam.
Theo quyết định số: 832/QĐHĐTV ngày 17/4/2012 V/v: Giao ranh giới mỏ
để Tổng công ty Đông Bắc tổ chức khai thác lộ thiên cánh Đông tuyến thăm dò IX
khu Khe Chàm II đến -200m.
Bảng 1 – 1: Tọa độ ranh giới mỏ Đông Đá Mài
Hệ toạ độ HN72
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên mốc
KCIIPC01
KC II.5
KC II.6
KC II.7
KC II.8
KCIIPC03
KCIIPC02

KTT 1080 múi chiếu 60
X
2.328.020
2.327.910
2.327.177

2.326.752
2.326.700
2.326.712
2.327.261

Y
426.149
426.400
426.974
427.193
426.750
426.137
426.135

Hệ toạ độ VN2000
KTT 1070 45' múi chiếu
30
X
2.327.744
2.327.634
2.326.902
2.326.478
2.326.425
2.326.436
2.326.985

Y
451.985
452.236
452.811

453.031
452.588
451.975
451.973

b. Địa hình, sông suối

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

8


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa hình, khu mỏ thuộc vùng đồi, núi cao trung bình, độ cao từ +54,8 ÷
+334,4m, phát triển kéo dài theo phương Tây - Đông, thấp dần về phía Bắc. Trong
khu mỏ có suối Đá Mài.
Hiện nay, do quá trình khai thác lộ thiên, làm cho địa hình nguyên thuỷ bị
biến đổi hoàn toàn. Địa hình mỏ hiện nay được thay thế bằng các moong, các
tầng đất đá và các bãi thải...đáy mỏ đang khai thác xuống sâu tới độ sâu +10m tại
khu Tây.
Giao thông thuận lợi, khu mỏ có đường vận tải nối với các mỏ lân cận và các
vùng kinh tế khác.
c. Khí hậu
Khu mỏ có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô bắt đầu vào tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ
trung bình 150C ÷ 220C, lượng mưa rất nhỏ, nhiều ngày có sương mù.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa trung bình

114mm/ngđ, cao nhất 260,7 mm/ngđ (tập trung vào tháng 6, 7). Về mùa mưa khu
mỏ chịu ảnh hưởng chính gió Đông Nam, thường mưa nhiều và giông bão, gây ra
các đợt mưa dài ngày, ảnh hưởng lớn đến công tác khai thác mỏ.
Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa 270C ÷ 350C.
Mặc dù khu mỏ chỉ cách bờ biển 5 km nhưng do bị dẫy núi cao ngăn cách
nên thuộc khí hậu miền núi ven biển.
d. Trữ lượng, hệ thống và đặc điểm vỉa than
* Trữ lượng, tài nguyên trong ranh giới khai trường.
Tổng trữ lượng, tài nguyên trong ranh giới khai trường mỏ Đông Đá Mài tính
trong ranh giới khai trường đến mức -200m là: 13.007.083 tấn.
Trong đó: Trữ lượng cấp 111: 658.823 tấn, trữ lượng cấp 122: 4.319.138 tấn,
tài nguyên cấp 211: 765.162 tấn, tài nguyên cấp 222: 7.263.961 tấn.
Bảng 1 – 2: Trữ lượng, tài nguyên trong ranh giới khai trường
(phân theo cấp trữ lượng, cấp tài nguyên)
SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

9


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Trữ lượng,tài

Vỉa

Trữ lượng

nguyên (tấn)


14-5
14-4
14-2
13-2
13-1
Tổng

3.168.803
1.621.886
2.512.916
3.103.120
2.600.359
13.007.083

111
419.694
239.128

658.823

122
3.168.803
1.150.334

4.319.138

Tài nguyên
211
51.857

331.549
381.756
765.162

222

1.942.238
2.721.364
2.600.359
7.263.961

*Hệ thống và đặc điểm vỉa than
Địa tầng chứa than khu mỏ có các vỉa than có giá trị công nghiệp: 14-5, 14-4, 14-2,
13-2, 13-1. Đặc điểm cấu tạo từng vỉa theo thứ tự địa tầng từ trên xuống dưới như
sau:
- Vỉa 14-5: Lộ ra ở phía Đông, Đông Nam khu mỏ, nhìn chung chiều dày vỉa thay
đổi từ phía Nam lên phía Bắc theo quy luật giảm dần. Cấu tạo vỉa đơn giản, chiều
dày vỉa thay đổi từ 1,52m (LK.473-T.X) đến 17,41m (LK.2573-T.XB), trung bình
10,36m. Đá kẹp trong vỉa có từ 1 – 5 lớp, chiều dày đá kẹp từ 0,12m (LK.2556) đến
1,30m (LK.2573-T.XB), trung bình 0,77m. Góc dốc vỉa từ 15 0 (LK.2556) đến 520
(LK.2560B). Hệ số chứa than trung bình của vỉa: 94%.
- Vỉa 14-4: Diện lộ phổ biến trong khu mỏ, nhìn chung vỉa có cấu tạo đơn
giản, chiều dày vỉa thay đổi từ 0.96m (LK.482-T.IXB) đến 7,42m (LK.2619-T.XI),
trung bình 3,02m. Đá kẹp trong vỉa có từ 0 – 2 lớp, chiều dày đá kẹp từ 0.09m –
0,70m (LK.2556B-T.XVI), trung bình 0.30m. Góc dốc vỉa từ 5 0 (LK.2492) đến 550
(LK.2567). Hệ số chứa than trung bình của vỉa: 95%.
- Vỉa 14-2: Vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản. Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ
0.54m (LK.2560-T.VIII) đến 7,13m (LK.2509 –T.IXB), trung bình 4,05m. Đá kẹp
trong vỉa có từ 1 – 6 lớp, chiều dày đá kẹp từ 0.12m đến 2,32m, trung bình 0.70m.
Góc dốc vỉa từ 50 (LK.2492) đến 700 (LK.2505). Hệ số chứa than trung bình của

vỉa: 94%.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

10


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Vỉa 13-2: cách vách vỉa V13-1 trung bình 30m, chiều dày toàn vỉa thay đổi
từ 0,91÷ 9,54m, trung bình 4,95m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,91 ÷ 7,93m,
trung bình 4,43m. Đá kẹp trong vỉa có từ 0÷ 6 lớp, trung bình 2 lớp. Các lớp kẹp
mỏng chủ yếu là bột kết, sét kết, sét than. Chiều dày đá kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 2,54m,
trung bình 0,54m. Vỉa có cấu đơn giản, chiều dày tương đối ổn định. Độ dốc vỉa từ
50÷ 600, hệ số chứa than trung bình của vỉa 90%, độ tro hàng hoá trung bình
13,36%. Đất đá vách, trụ vỉa than là các lớp đá bột kết, sét kết, một số khu vực xuất
hiện các đá hạt thô như cát kết, cuội sạn…
- Vỉa 13-1: Phân bố gần rộng khắp diện tích khu mỏ, cách vỉa 12 trung bình
khoảng 27m. Vỉa lộ ra ở khu vực phía Tây khu mỏ, chiều dày vỉa thay đổi từ
1,00÷ 6,75m, trung bình 4,26m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 1,00 ÷ 6,11m,
trung bình 3,82m. Đá kẹp trong vỉa có từ 0 ÷ 4 lớp, trung bình 2lớp. Thành phần đá
kẹp chủ yếu là các lớp sét kết, sét than với chiều dày đá kẹp từ 0,01 ÷ 1,99m, trung
bình 0,53m. Vỉa có cấu tạo thuộc loại đơn giản, độ dốc vỉa từ 30 ÷ 45o. Độ tro hàng
hoá trung bình 15,17%, hệ số chứa than trung bình của vỉa là 90%.
e. Chất lượng than
Các vỉa than trong khu mỏ Đông Đá Mài có nhãn hiệu Antraxit, bán Antraxit. Dựa
vào kết quả phân tích chất lượng, đặc điểm phẩm chất than ở khu mỏ như sau:
* Đặc tính vật lý, thạch học của than

Quan sát bằng mắt thường có màu đen, vết vạch đen. Độ ánh có nhiều loại: ánh
kim, bán kim, ánh mờ, nhưng phổ biến loại ánh kim. Than có cấu tạo đồng nhất,
xen kẽ có cấu tạo dải, đôi chỗ có cấu tạo hạt. Vết vỡ vỏ trai, dạng bậc hoặc vết vỡ
bằng. Hầu hết than ở đây đều cứng. Trong than có tạp chất xen lẫn là xeririt, pirit.
*Đặc tính kỹ thuật
1. Độ ẩm phân tích (Wpt): Trị số độ ẩm các vỉa thay đổi từ 0,14 % (V.14-2) đến 8,43
% (V.14-4), trung bình 2,23 %.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

11


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2. Độ tro khô (Ak): Độ tro phân tích của các vỉa thay đổi từ 1,42 % (V.14-3) đến
39,84 % (.V14-2), trung bình 16,84 %. Các vỉa than đưa vào thiết kế thuộc nhóm vỉa
có độ tro trung bình (8-16 %). Đặc biệt các vỉa nằm trong một chùm vỉa có độ tro
tương tự nhau (chùm vỉa 14 có Aktbc trung bình từ 13,97 % đến 17,52 %).
Bảng 1 - 3: Tổng hợp độ tro và tỷ trọng của các loại đá kẹp
STT

Loại đá kẹp

Độ tro (%)

Tỷ trọng (g/cm3)


1

Than bẩn

44,85

1,84

2

Sét than

55,12

1,97

3

Sét kết

67,77

2,17

4

Bột kết

85,39


2,50

3. Nhiệt lượng (Q ch): Thuộc loại than có nhiệt lượng cao. Kết quả phân tích cho trị
số Qch thay đổi từ 3.494-9.673 Kcl/kg, trung bình 8.286 Kcl/kg. Nhiệt lượng của các
vỉa tập trung nhiều trong khoảng từ 8.000-8.500 Kcl/kg.
Nhiệt lượng của khối khô (Qk) thay đổi 3.185-8.797 Kcal/kg, trung bình 6.865
Kcal/kg.
4. Lưu huỳnh chung (Sch): Trị số lưu huỳnh ở các vỉa thay đổi từ 0,08% (V.13-2) đến
8,55 % (V.12), trung bình 0,67%. Hầu hết các vỉa than trong khu mỏ đều thuộc
nhóm vỉa ít lưu huỳnh, hàm lượng trung bình lưu huỳnh Sch đều nhỏ dưới 1 %.
5. Phốt pho (P): Kết quả phân tích cho thấy lượng phốt pho trong than là không
đáng kể, giá trị phôt pho ở các vỉa thay đổi từ 0,001-0,420 %, trung bình 0,015%, đa
phần các vỉa đều có trị số trung bình nhỏ hơn 0,15%.
6. Thể trọng (D)
Kết quả thể trọng lớn trung bình ở các vỉa được sử dụng để tính trữ lượng như sau:
V.14-5 = 1,42T/m3 ; V.14-4 = 1,40 T/m3 ; V.14-2 = 1,38 T/m3 ;
V.13-2 = 1,40 T/m3 ; V.13-1 = 1,38 T/m3
SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

12


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chi tiết các chỉ tiêu chất lượng của các vỉa than xem bảng 1-04.
Bảng số 1 - 4: Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng các vỉa than
Tên
vỉa

14-5
14-4
14-2
13-2
13-1

Độ tro trung Độ tro hàng Nhiệt lượng Thể trọng

Chất bốc

Độ ẩm

Lưu

bình cân Aktbc

hóa

khô Qktbc

nhỏ dktbc

(%)

AKHH (%)

(Kcal/kg)

(g/cm3)


2,27-39,42

2,27-39,22

4453-8434

1,27-1,86 1,37-10,99 0,16-7,50 0,28-3,76

15,13(222)

16,83(219)

7052(182)

1,52(161) 6,92(204) 1,92(215) 0,69(140)

2,49-38,08

2,49-38,05

3829-8728

1,32-1,97 2,45-11,73 0,18-8,43 0,06-3,55

16,6(187)

17,8(184)

6858(163)


1,57(130) 7,23(170) 2,1(187)

1,74-39,84

1,74-39,72

3371-8506

1,03-1,92 0,2-11,69 0,14-4,35 0,32-1,98

15,16(230)

16,25(229)

6948(191)

1,53(156) 7,29(211) 2,07(229) 0,67(149)

2,16-35,47

2,56-36,37

4926-8436

1,33-1,82 3,67-11,92

0,4-4,8

15,34(257)


16,99(252)

7011(209)

1,54(161)

2,3(255) 0,68(173)

2,22-39,14

2,22-39,01

4719-8797

1,3-1,89 2,46-11,95 0,25-4,6 0,27-1,74

15,21(305)

17,24(301)

7026(238)

1,54(196) 7,57(271) 2,16(288) 0,61(201)

Vchtb(%)

phân tích huỳnh Schtb
Wpttb (%)

7,5(233)


(%)

0,8(129)

0,08-4,5

f. Đặc điểm kinh tế xã hội
Khu mỏ nằm trong khu vực tập trung nhiều mỏ và công trường khai thác
than đang hoạt động. Hệ thống hạ tầng, kinh tế của mỏ đã được xây dựng tương đối
đồng bộ. Từ mỏ đã có hệ thống đường giao thông nối liền với các mỏ than Cọc Sáu,
Khe Tam, Khe Chàm, Mông Dương...
Giao thông đường bộ: Cách mỏ 5 km về phía Nam là Quốc lộ 18. Mỏ Đông
Đá Mài được nối với quốc lộ 18 để đi các nơi bằng 2 tuyến đường. Tuyến thứ nhất từ
km 6 qua mỏ than Cọc Sáu, mỏ than Cao Sơn, khu Yên Ngựa (mỏ Thống Nhất).
Tuyến thứ hai từ Tây Khe Sim qua mỏ than Dương Huy, Khe Tam. Các tuyến đường
này phần lớn đã được đổ bê tông nhưng nhìn chung năng lực thông qua còn bị hạn
chế do dốc, cua, hẹp và một số đoạn mặt đường chưa được kiên cố hoá.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

13


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Giao thông đường sắt: Cách mặt bằng khu mỏ khoảng 2 km có đường sắt
chuyên dùng khổ đường 1000 mm để vận chuyển than của các mỏ Cao Sơn, Khe

Chàm về nhà máy tuyển than Cửa Ông và cảng Km6.
Dân cư trong vùng khá đông đúc, chủ yếu là công nhân mỏ và một số làm
nghề trồng trọt, dịch vụ...thành phần dân cư chủ yếu là người Kinh và một số dân
tộc ít người khác.
2. Mỏ Tân Lập
a. Vị trí địa lý
Khu mỏ Tân Lập thuộc phường Hà Phong, TP.Hạ Long và phường Quang
Hanh, TP. Cẩm Phả nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long 13km về phía Đông
Bắc, Phía tây giáp công trường khai thác lộ thiên Vàng Danh của mỏ Hà Tu.Nằm
bên trái quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Cẩm Phả.
- Giới hạn bởi tọa độ:
+ Hệ tọa độ, độ cao HN-1972 KTT 1080
X= 23 21000 ÷ 23 24000
Y= 412.300 ÷ 414 000
+ Hệ tọa độ, độ cao VN2000, KTT 1050 múi chiếu 60
X: 23 21401,239 ÷ 23 24433,004
Y: 724050,845 ÷ 725694,48
- Ranh giới địa chất:
+ Phía bắc,tây, tây bắc giới hạn bởi đứt gẫy Khe Hùm.
+ Phía Nam là đường ranh giới mỏ.
+ Phía đông là ranh gẫy giới mỏ.
b. Địa hình, sông suối
Địa hình khu mỏ Tân Lập có địa hình đồi núi cao, các dãy chạy nối tiếp
nhau tiếp nhau theo hướng Bắc Nam. Các đỉnh nủi có độ cao thay đổi từ + 184m
đến +340m. Địa hình bị phân cắt nhiều bởi các suối nhỏ, triền núi, phía Nam có
dạng sống trâu, hai bên sườn rất dốc. Các nguồn nước này bắt nguồn từ đỉnh núi đổ
về phía Tây Nam và Đông Nam khu mỏ.
c. Khí hậu

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58


14


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Khí hậu khu mỏ Tân Lập mang đặc điểm chung của vùng khí hậu vùng Đông
Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 4-10, mùa khô từ tháng 11- 3
năm sau. Mùa mưa thời tiết nóng và ẩm có những đợt nóng ẩm kéo dài hàng tuần
với nhiệt độ lên tới 38-390 C và những đợt mưa lớn kéo dài vài ba ngày lượng mưa
tới 268mm/ngày. Mưa nhiều và nắng nóng tập trung vào tháng 7,8 trong năm.
d. Trữ lượng, hệ thống và đặc điểm vỉa than
* Trữ lượng, tài nguyên trong ranh giới khai trường
Trữ lượng và tài nguyên than tính đến đường chiều dày 0,8m (hầm lò) và 1m (lộ
thiên); Ak ≤ 40% từ Lộ vỉa đến hết trụ vỉa 1 là: 2 779 817 tấn. Trong đó:
- Cấp trữ lượng 122: 617.532 tấn;
- Cấp tài nguyên 222: 2.080.914 tấn;
- Cấp tài nguyên 333: 81.371 tấn;
Phần thu hồi than những khu vực đã khai thác hầm lò trước kia tại khu vực
Khe Hùm được tính 30% trữ lượng than nguyên vỉa: 361 000 tấn.
Trữ lượng than địa chất trong biên giới khai trường xem bảng
Bảng 1 - 5: Trữ lượng than địa chất trong biên giới khai trường
Trữ lượng than địa chất, tấn
Vỉa
Vỉa 1

Khu Bù Lù


Khu Khe Hùm

Tận thu KT HL

Tổng cộng

113.286

2.666.531

361.000

3.140.817

* Hệ thống đặc điểm vỉa than
Trong ranh giới khu mỏ Tân Lập có tồn tại hai vỉa than là Vỉa 1 trên (V1T)
và Vỉa 1(V1D).
- Vỉa 1 trên (V1T): là vỉa than chính của chùm V.1, tồn tại trong phạm vi
khối Tây và Đông khu mỏ, khối Bắc- khu Bù Lù không gặp vỉa 1 trên, phía Nam là
SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

15


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

khu Khe Hùm (khối Tây và Đông) Vỉa 1 trên phân bố không liên tục từ phí Tây T.II
đến gần tuyến T.X, từ gần tuyến T.VB đến TIX V.1T tương đối duy trì và ổn định.

Phần trung tâm mỏ (T.II-T.V), V.1T phân bố rãi rác dưới dạng thấu kính. Chiều dày
tổng quát V1T thay đổi từ 0,46m (H.BL6) đến 36,36m (TL.03), trung bình đạt
11.02m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o đến 70o, trung bình 39o. Vỉa có cấu tạo rất phức
tạp, thường có từ 0 đến 9 lớp đá kẹp (XV +120), chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,0m
đến 8,16m (LK.C195), trung bình 1,96m. Chiều dày riêng than V1T thay đổi 0,46m
(H.BL6) đến 32,32m (TL.03), trung bình đạt 9.06m. V1T có 45 công tình khoan
khống chế vỉa dưới sâu và 16 công trình khai đào khống chế vỉa trên mặt. Vách của
chùm trên thường là những lớp bột kết, đôi khi là sét kết với chiều dày từ 2m ÷10m.
Trụ chùm trên thường là sét kết và bột kết, đôi khi là sét than.
Các công trình thăm dò đã xác định V.1T có từ 0 ÷ 9 lớp đá kẹp (chiếm
17,00% tổng chiều dày). Các lớp đá kẹp thường là bột kết, sét kết, đôi khi là sét
than.
Nhìn chung, V.1T có cấu tạo rất phức tạp, tuy nhiên vỉa tương đối duy trì và
chiều dày vỉa ổn định, có giá trị khai thác tốt.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

16


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Bảng 1-6: Bảng tổng hợp đặc điểm vỉa than V.1T

Tên vỉa

CD tổng

than


quát (m)

V1-T

0,46-36,36

Chiều dày

Chiều dày

riêng than

riêng đá kẹp

(m)
0,46-32,32

(m)
0-8,16

TS lớp kẹp

Độ dốc vỉa

(số lớp)

(độ)

0-9


10o-70o

- Vỉa 1 dưới (V1D): Tồn tại, phân bố không liên tục trong phạm vi khu mỏ
Tân Lập. Chiều dày tổng quát V1D thay đổi từ 0,43m (C.197) đến 19.53m (BL.5),
trung bình 3.42 m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10 o đến 67o, trung bình 37o. Vỉa có cấu
tạo phức tạp, thường có từ 0 đến 6 lớp đá kẹp (BL5), chiều dày đá kẹp biến đổi từ
0,0m đến 3,2m (LK.DK2), trung bình 0,56m. Chiều dày riêng than V1D thay đổi từ
0,43m (C.197) đến 16,56m (BL.5), trung bình đạt 2,86m.
V1D có 31 công trình khoan khống chế vỉa dưới sâu và 13 công trình khai
đào khống chế vỉa trên mặt. Các lớp đá vách trụ của chùm dưới thường là sét kết và
bột kết. Khoảng cách chùm dưới và chùm trên tăng dần từ phía Nam lên phía Bắc
khu mỏ, từ 1,0m ÷6,30m, có chỗ lên đến gần 60m.
Tỷ lệ đá kẹp chùm dưới chiếm 11,00% tổng chiều dày vỉa.
Bảng 1 - 7: Bảng tổng hợp đặc điểm vỉa than V.1D
Tên vỉa

CD tổng

than

quát (m)

Chiều dày

Chiều dày

riêng than riêng đá kẹp

TS lớp

kẹp (số

(m)

(m)

lớp)

0,43-16,56

0-3,2

0-6

Độ dốc vỉa
(độ)

0,43V1 -D

19,53

10o-67o

e. Chất lượng than
a. Đặc tính vật lý:
Than khu mỏ Tân Lập màu đen, ánh kim loại, vết vạch màu đen. vết vỡ chủ
yếu dạng vỏ sò, nhiều dạng mắt, ít dạng hạt. Cấu tạo khối đồng nhất, dải mỏng ít dải
khía. Than rắn chắc, khó đốt cháy, cháy không khói. Than khu Tân Lập là loại than
biến chất cao, mác Antraxit.
Dưới kính hiển vi phản chiếu các thành phần than thể hiện như sau:

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

17


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Vitrinit qua 1 Nicon màu xám, trắng sáng, phản chiếu 2 lần rất mạnh, phân
biệt rõ với Fuzinit, qua 2 Nicon dị hướng rất mạnh, tắt sáng quanh các bao thể cứng.
- Fuzinit dưới 1 Nicon màu vàng, sáng nhạt, độ nổi không rõ, dưới 2 Nicon
màu tối đen hoàn toàn, kiến trúc dãi khá rõ.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

18


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Cutinit dưới 1 Nicon ánh sáng phản chiếu 2 lần hiện lên màu xám, dưới 2
Nicon màu xám trắng phân biệt rõ với Vitrinit có ranh giới khá rõ.
b. Đặc tính kỹ thuật:
Kết quả phân tích mẫu than, khi tính toán các chỉ số về chất lượng than đã
loại trừ các mẫu có kết quả phân tích thiếu tin tưởng, sai số lớn hơn quy định cho
phép hoặc kết quả phân tích mẫu thể hiện loại than phong hoá. Các chỉ tiêu đặc tính
kỹ thuật của than như: Độ ẩm, độ tro, chất bốc, nhiệt lượng, lưu huỳnh, phốt pho,

được phân tích tổng hợp chi tiết và có hệ thống, các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của
than khu mỏ Tân Lập cụ thể như sau:
1. Độ ẩm phân tích (Wpt):
Kết quả phân tích, hoá nghiệm than khu mỏ Tân Lập xác định độ ẩm (W pt)
nhỏ, giá trị độ ẩm phân tích thay đổi từ 0,90% (V1D) đến 3,84% (V1T), trung bình
2,20%.
Độ ẩm trung bình của các vỉa than chênh lệch nhau rất ít: V.1T là 2,15%,
V.1D là 2,32%.
2. Độ tro AK: Trên cơ sở kết quả thăm dò và phân tích mẫu trên các lỗ khoan
và các lộ vỉa than, độ tro (AK) thay đổi từ 3,56% đến 38,37% trung bình 27,76%
( kết quả được tính toán dựa trên cơ sở tính toán độ tro than nguyên khai của
Vinacomin cho mỏ Bù Là, Khe Hùm trong năm 2011,2012) Than mỏ Tân Lập thuộc
loại có độ tro trung bình.

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

19


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Các điểm cắt vỉa có cấu tạo phức tạp được tính độ tro trung bình cân và độ
tro hàng hoá. Công thức tính độ tro trung bình cân (A kTBC) và độ tro hàng hoá (A khh),
tỷ lệ phần trăm chiều dày các lớp đá kẹp tham gia tính toán được thực hiện theo qui
phạm của Tổng cục Địa chất năm 1970, Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT, ngày
31/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi tính toán độ tro hàng hoá, đối
với những lớp đá kẹp không có kết quả phân tích mẫu, thì các chỉ số độ tro, tỷ trọng
được lấy theo kết quả trung bình các mẫu đã phân tích trong khu thăm dò. Kết quả

tính độ tro, tỷ trọng trung bình các loại đá kẹp khu mỏ Tân Lập như sau:
Bảng 1 - 8: Tổng hợp độ tro, tỷ trọng trung bình các đá kẹp
STT

Loại đá kẹp

Độ tro Ak(%)

Tỷ trọng d (g/ cm3)

1

Than bẩn

42.84

1.82

2

Sét than

55.52

1.89

3

Sét kết


68.95

2.11

4

Bột kết

86.72

2.52

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

20


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

3. Chất bốc (Vch): Hàm lượng chất bốc của khối cháy (Vch) thay đổi từ 2,83%
(V1T) đến 8,61% (V1T), trung bình 5,59%. Trị số chất bốc trung bình của các
vỉa đều nhỏ hơn 6,0%, thuộc loại than có chất bốc thấp, chứng tỏ than Tân Lập có
mức độ biến chất cao, thuộc loại than Antraxit.
4. Nhiệt lượng Qk, Qch.
Nhiệt lượng của khối khô (Q k) thay đổi từ 5024 Kcal/kg (V1D) đến 8508
Kcal/kg (V1T), trung bình 7304 Kcal/kg.
Nhiệt lượng khối cháy (Qch) thay đổi từ 8077 Kcal/kg (V1T) ÷ 8956 Kcal/kg
(V1T), trung bình 8421 Kcal/kg.

5. Lưu huỳnh Sch: Qua kết quả phân tích 289 mẫu, hàm lượng lưu huỳnh thay
đổi từ 0,14% (V1D) đến 1,66% (V1T), trung bình 0,40%. Dựa vào quy định phân
chia nhóm than theo hàm lượng lưu huỳnh thì các vỉa than mỏ Tân Lập thuộc nhóm
lưu huỳnh thấp.
6.Tỷ trọng (d): Tỷ trong biến đổi từ 1,29g/cm 3 (V1T) đến 1,83g/cm3 (V1T),
trung bình 1,49 g/cm3 .
7. Thể trọng của than (D)
Mẫu thể trọng lớn (DL) lấy trong giai đoạn thăm dò sơ bộ khu mỏ Tân Lập
năm 1963, trong các giai đoạn thăm dò sau này không tiến hành lấy bổ sung mẫu
công nghệ nên trong báo cáo lần này vẫn lấy giá trị D L = 1,47T/m3(1963) để tính trữ
lượng tài nguyên của các vỉa than mỏ than Tân Lập.
Bảng 1-9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng than khu mỏ Tân Lập

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

21


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Tên

Độ tro

Độ tro

Nhiệt


Tỷ trọng

Chất

Độ ẩm

Lưu

vỉa

trung

hàng hoá

lượng

dktbc

bốc

Wpttb

huỳnh

bình cân

AKHH

khô Qktbc


(g/cm3)

Vchtb

(%)

Schtb

V.1T

Aktbc(%)
3.5632.06
25.72(26)
6.06-

(Kcal/kg)
(%)
6.05-35.85 5488-8508 1.29-1.83 2.83-8.61 1.02-3.84

(%)
2.83-

5.65(26)

2.15(26)

8.61
5.65(26)

6.06-38.37 5024-8447 1.41-1.76 2.28-7.37


0.9-3.56

0.14-

2.22(61)

3.64
0.55(49)

29,58(26)

38.37
28.00(12) 30.39(11)
f. Đặc điểm kinh tế xã hội

7367(24)

1.48(26)

V.1D

7456(59)

1.5(53)

5.08(60)

Các cơ sở kinh tế trong khu thăm dò như mạng lưới giao thong, các công
trình xã hội hoàn thiện, phục vụ tốt cho công tác khai thác tại mỏ và các công trình.

Dân cư trong vùng khá đông đúc chủ yêu là công nhân mỏ và một số làng nghề
trồng trọt, dịch vụ,… thành phần dân cư chủ yếu là người kinh và một số dân tộc ít
người khác.
1.2.2. C ÔNG NGHỆ KHAI THÁC LỘ THIÊN
1. Công nghệ sản xuất chính:
Hiện nay mỏ Đông Đá Mài đang áp dụng hệ thống khai thác (HTKT) dọc
một bờ công tác, khấu theo lớp đứng có vận tải, đất đá được chuyển bằng ôtô tự đổ
ra bãi thải ngoài phía Bắc và Tây Nam. Mỏ Tân Lập đang áp dụng HTKT từ trên
xuống dưới, phương thức khấu đuổi, một bờ công tác, đất đá đỗ bãi thải ngoài và
bãi thải trong áp dụng công nghệ khấu theo lớp đứng và đào sâu đáy mỏ băng
MXTLGN.
- Khâu khoan nổ mìn: sử dụng khoan thủy lực RockL7, rockF6, khoan xoay
cầu D45KS hiện có 2 máy khoan có đường kính lỗ khoan từ 165 ÷ 230mm. Nổ mìn
vi sai toàn phần, nạp thuốc tập trung và phân đoạn bằng bua phoi khoan
- Khâu xúc bốc đất đá và than: Toàn bộ công tác xúc bốc hiện nay của mỏ
được cơ giới hoá bằng các loại máy xúc thuỷ lực có dung tích gầu xúc E = 1,8 ÷

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

22


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

6,7m3. Chủ yếu dùng máy xúc PC-1250 dung tích V= 6,7 m 3/gầu và CAT -365
dung tích V= 3,3 m3/gầu.
-Khâu vận tải:Vận chuyển đất đá và than nguyên khai bằng ôtô tự đổ trọng tải 15
÷ 60T vận tải than. Vận chuyển than sạch đi tiêu thụ bằng ôtô tự đổ trọng tải 15 ÷ 40T

- Công tác gạt phụ trợ bằng các máy gạt có công suất từ 180 ÷230CV.
Khoan nổ mìn
Xúc bốc

Vận tải
Bãi thải

Kho than

Gia công chế biến
Vận chuyển tiêu
thụ
Hình 1 - 1 : Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ
thiên
2. Các khâu sản xuất phụ trợ
- Sàng tuyển, chế biến than.
- Xây dựng các đường xá các tuyến vận tải cố định hay tạm thời phục vụ cho
sản xuất.

- Sửa chữa các thiết bị cơ điện, thiết bị vận tải.
- Bơm thoát nước, cấp nước tưới đường.
- Cung cấp điện phục vụ sản xuất và nhu cầu chiếu sáng.
Ngoài ra còn một số bộ phận khác như: y tế, môi trường,..
1.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Bảng 1 - 10: Bảng cân đối thiết bị của công ty
STT
1

Tên phương tiện
Máy khoan


SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

Số lượng

Phân loại

23


Đồ án tốt nghiệp

2

3

4

5

6

D45KS – THĐ
D45KS
ROC F6
Máy xúc
Hitachi EX 1200 – THĐ
CAT 6015 – THĐ
Xúc PC 1250 – THĐ
Xúc PC 1250

Xúc PC 1250
Xe
Oto CAT 773E – THĐ
Oto CAT 773E
Oto CAT 773F
Oto Komatsu 465 – THĐ
Oto Komatsu 465
Oto Komatsu 465
Xe Kamaz 20t
Xe Scania 25t
Gạt
D7R
D9R
D6R
Máy xúc lật
Xúc lật Kaawasaki70
Xúc lật Kaawasaki80
Xúc lật Kaawasaki90
Xúc lật WA470
Máy sàng
Máy sàng 800 t/ca
Máy sàng 800 t/ca – THĐ
Máy sàng 800 t/ca

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2
1
1

B

B
C

2
1
1
1
3

B
B
A
B
C

24
5
5
8
5
10
15
36

A
B
C
A
B
C

C
C

3
1
1

B
C
C

1
1
1
1

C
C
B
A

1
1
1

C
A
C

1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất

1.3.1. Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất trong
ngành và trong nội bộ Công ty
1. Tình hình tập trung hóa
Nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ và quá trình sản
xuất được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, Công ty TNHH MTV khai thác khoáng
sản do có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Khi có sự cố cũng như những

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

24


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

biến động bất thường của sản xuất thì dưới phân xưởng sản xuất báo cáo kịp thời
lên lãnh đạo Công ty để có hướng tập trung giải quyết.
Đồng thời, Công ty do không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối
tác, khách hàng trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng
thu nhập cho người lao động, góp phần không nhỏ cho ngân sách, phúc lợi của địa
phương.
2. Trình độ chuyên môn hóa
Là một Doanh nghiệp khai thác lộ thiên với dây chuyền công nghệ đó được
thiết kế và lắp đặt để phục vụ cho quá trình khai thác. Trong quá trình sản xuất
Công ty cũng đã bố trí lao động và tổ chức lao động chuyên làm một nghề hoặc
một số nghề nhất định phù hợp với công nghệ sản xuất quy định cũng như nhiệm vụ
của từng bộ phận. Do sự phân công lao động theo chuyên môn hóa mà Công ty tăng
được lợi nhuận, trình độ nghề nghiệp, chất lượng công tác, tiết kiệm lao động mang
tính dây chuyền theo từng khâu, từng công đoạn sản xuất. Hiện nay, Công ty đã và

đang đi sâu trong việc chế biến các loại sản phẩm, đa dạng hóa theo nhiều chủng
loại sản phẩm, đa dạng hóa theo nhiều chủng loại theo nhu cầu của khách hàng. Kế
hoạch trong những năm tới Công ty cố gắng chuyên môn hóa hơn nữa trong việc
chế biến các loại sản phẩm chủ yếu có giá trị kinh tế.
3. Trình độ hợp tác hóa
Cùng với tập trung hoá, chuyên môn hoá Công ty cũng đã thực hiện hợp tác
hoá với các Công ty và Xí nghiệp lân cận. Hợp tác với Công ty tuyển than Cửa Ông,
khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm và thu mua than nguyên khai của một số
Xí nghiệp về chế biến tiêu thụ. Như vậy có thể nhận thấy trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh, một mặt Công ty đã tập trung hoá, chuyên môn hoá trong sản
xuất, bên cạnh đó Công ty cũng đã liên kết với các Công ty, Xí nghiệp lân cận để phát
huy thế mạnh của hợp tác hoá.

1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

SV: Nguyễn Thị Thu Hồng – Lớp: QTKD A – K58

25


×