Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quản trị dự án đầu tư Quốc Tế Bài tập Dự án nhà máy giấy tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.53 KB, 11 trang )

MÔN HỌC:
QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

BÀI 1: DỰ ÁN NHÀ MÁY GIẤY TỈNH
HẬU GIANG

NHÓM SỐ 1:
Các thành viên:
1, Nguyễn Hương Giang : 1415510039
2, Bùi Hải Lê

: 1411510079

3, Lã Hạnh Linh

: 1415510089

4, Trần Phương Linh

: 1415510090

5, Lê Ngọc Trang

: 1411510164


DỰ ÁN NHÀ MÁY GIẤY TỈNH HẬU GIANG
I.

ST
T


1

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
Các
thành viên
Nguyễn
Hương
Giang

-

-

2

Bùi Hải Lê

-

3

Lã Hạnh
Linh

-

-

4


Trần
Phương
Linh

-

-

5

Lê Ngọc
Trang

-

-

Nội dung công việc

Chấm điểm

Tìm hiểu thông tin và 10
tổng hợp phần mục tiêu
dự án và tổng vốn đầu tư
Tìm đề tài

9.5

9.5


9.5

Tìm hiểu các bên liên 9.5
quan đến dự án
Đóng góp ý kiến khi
tổng hợp phần các bên
liên quan cùng các thành
viên

10

9

9.5

Tìm hiểu thông tin, chọn 9
lọc và tổng hợp phần
Nguồn vốn và thời gian
tiến hành
Đóng góp ý kiến phần
bài chung

10

9

9.5

Tìm đề tài
10

Tìm hiểu phần nguồn
vốn và thời gian tiến
hành
Đóng góp ý kiến, chỉnh
sửa phần các bên liên
quan và nguồn vốn đầu


10

10

10

Tìm hiểu và tổng hợp 10
thông tin về các bên liên
quan đến dự án.
Đóng góp ý kiến về các
nội dung còn lại của dự

9.5

9.5

9.5


án.
II.


BÀI LÀM:
1.

Mục tiêu dự án:

Xây dựng nhà máy sản xuất giấy và bột giấy có quy mô, công suất và tạo ra
sản lượng lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, đồng thời là 1 trong 5 nhà máy sản
xuất giấy lớn nhất thế giới
Sản xuất, gia công, mua bán các loại giấy, bao bì, bột giấy và sản phẩm từ
giấy (bao gồm cả in bao bì, nhãn mác); mua bán và tái chế các vật liệu, phế liệu
giấy và bao bì; bột giấy, bột gỗ hoặc các bột gỗ, bột giấy thuộc các loại vật liệu xơ
sợi khác.
Đáp ứng nhu cầu về giấy bao bì và bao bì trong nước (tại thời điểm dự án
này được tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhu cầu về giấy bao bì, bao
bì cao cấp trong nước rất nhiều nhưng mới được đáp ứng 40%, dẫn đến tình trạng
cầu nhiều hơn cung, dự án này vì vậy hướng đến mục đích tận dụng cơ hội thị
trường, giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung về giấy bao bì trong nước).
Giảm thiểu tình trạng nhập khẩu bột giấy và giấy, bao bì của Việt Nam
trong khi Việt Nam có đủ điều kiện tự nhiên để chủ động sản xuất bột giấy, giấy,
bao bì (Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Việt Nam liên tục là một trong
những quốc gia xuất khẩu dăm gỗ mảnh lớn nhất thế giới với giá xuất khẩu thấp
nhưng mỗi năm phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn bột giấy và giấy với giá cao).
2.

Tổng vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy tại cụm công
nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) có diện tích 82,8 ha do Công
ty TNHH giấy Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung
Quốc) làm chủ đầu tư là 1.2 tỉ USD, trong đó Dự án Nhà máy bột giấy có sản

lượng 330.000 tấn/năm có vốn đầu tư gần 349 triệu USD và Dự án Nhà máy sản
xuất giấy bao bì cao cấp có công suất 420.000 tấn/năm có vốn đầu tư 280 triệu
USD. Ta có thể so sánh tổng vốn đầu tư của Dự án nhà máy giấy Hậu Giang đang
được đề cập với một số dự án đầu tư quốc tế khác tại Việt Nam:


Dự án Công ty TNHH Nhà máy giấy Đại Dương tại Tiền Giang với số vốn
là 220 triệu USD (nhà đầu tư Đài Loan). Dự án sản xuất các loại giấy Duplex, giấy
Kcraf, giấy gia dụng.
Dự án Nhà máy sản xuất bao bì công nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Cheng Loong Bình Dương Paper có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; trong đó vốn
góp để thực hiện dự án là 300.000 USD chuyên sản xuất giấy công nghiệp và giấy
tiêu dùng. Nhà máy xây dựng tại KCN Singapore Ascendas-Protrade (xã An Tây,
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) trên diện tích 75 ha, công suất 1 triệu tấn giấy
công nghiệp/năm và 50.000 tấn giấy tiêu dùng/năm.
=> Như vậy, Hậu Giang đang là nơi hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư quốc tế. Trong
lĩnh vực sản xuất giấy, bao bì, có thể thấy tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy sản
xuất giấy và bột giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee &
Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) khá lớn, từ tổng vốn đầu tư lớn này có thể
thấy tham vọng của Công ty TNHH giấy Lee & Man khi đầu tư vào Việt Nam,
muốn dự án này phát triển trên quy mô lớn để Nhà máy giấy Hậu Giang có công
suất và sản lượng cũng như uy tín lớn so với các nhà máy giấy khác.




Trong năm 2007, tỉnh Hậu Giang cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới cho 05
dự án đầu tư nước ngoài và dự án nhà máy sản xuất giấy và bột giấy của
Công ty TNHH giấy Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong
Kong - Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư chiếm hơn 99.16% tổng vốn đầu tư

nước ngoài của 5 dự án đó.
Hậu Giang đứng thứ 5 toàn quốc về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm
2004 đến năm 2013, Hậu Giang có 14 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài và
12 dự án liên kết, liên doanh với nước ngoài.
3.

Nguồn vốn:

-

Đây là dự án 100% vốn nước ngoài (với số vốn đầu tư là 1,2 tý USD) của
tập đoàn Lee&Man Paper Hongkong - Trung Quốc, khởi công trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.

-

Tập đoàn Lee&Man Paper Hongkong được thành lập từ 1994 có trụ sở tại
Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty
giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân.

-

Tập đoàn đã thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu
tư vào nhà máy Giấy Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper


đã có 8 nhà máy đang hoạt động trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08
triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm 2008, mức sản xuất hàng năm sẽ
lên đến 4 triệu tấn.
-


Tập đoàn được chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế ISO14001 và ISO9001 vào
năm 2004. Đây là một công ty duy nhất đạt được tiêu chuẩn này ở Trung
Quốc.

-

Tập đoàn không chỉ cung cấp vốn đầu tư mà còn tài trợ kĩ thuật cho dự án.
4.




Thời gian tiến hành:

Cuối tháng 5/2007, Dự án nhà máy giấy do Công ty TNHH Giấy Lee &Man
đầu tư được tỉnh Hậu Giang cấp phép.
Ngày 06/08/2007, Công ty giấy Lee & Man VN (thuộc tập đoàn Lee & Man
Paper Hongkong – Trung Quốc) đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy
sản xuất giấy và bột giấy tại KCN Sông Hậu



Ngày 06/09/2007 văn bản số 1311/CV- SDR do Cục trưởng Cục Lâm nghiệp
khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bình ký, được báo cáo lên Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Cao Đức đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho dừng ngay việc xây
dựng nhà máy giấy và bột giấy Lee & Man khi còn chưa muộn để cứu lấy
vùng ĐBSCL và nguồn tài nguyên vô cùng quý của tổ quốc ở khu vực này”.




Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang khi đó là ông Nguyễn Phong Quang, "hoảng hốt"
tổ chức 2-3 cuộc hội thảo để phía nhà máy giấy biện hộ, bất chấp mọi hậu
quả quyết tâm bảo vệ “trái bom hóa chất” này.



Ngày 27/7/2008, dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và được Chủ tịch
UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
quyết định số 2151, ngày 24/9/2008.



Trong năm 2009, Lee & Man kỳ vọng sẽ đưa một trong những nhà máy sản
xuất giấy hàng đầu Việt Nam vào hoạt động . Tuy nhiên, từ đó tới năm 2014,
việc xây dựng bị đình trệ, mới chỉ có một số hạng mục như khung nhà
xưởng và lắp đặt thiết bị, máy móc được triển khai.




Tháng 4/2014, Lee & Man đề nghị được khởi động lại dự án. Ông Trần
Công Chánh- Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chấp nhận đồng thời đề nghị
Lee & Man xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể xây dựng nhà máy, đảm bảo
cuối năm 2015 đưa vào sản xuất.



Tuy nhiên, đến năm 2016, dự án tiếp tục được kéo dài do khó khăn về kinh

tế. Trong suốt 10 năm xây dựng, dự án có đến 5 lần được UBND tỉnh Hậu
Giang cho gia hạn do chậm tiến độ.



Đến nay, dự án đã xây dựng cơ bản hoàn chỉnh đối với nhà máy sản xuất
giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm.
Dự kiến đến tháng 8/2016, nhà máy sẽ tiến hành thử nghiệm vận hành.




Năm 2017, dự kiến riêng nhà máy bột giấy tẩy trắng sản lượng 330.000
tấn/năm và vào tháng 10/2018, nhà máy bắt đầu triển khai và sản xuất thử
nghiệm.



Giữa năm 2016, các cơ quan thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều tin bài lo
ngại Nhà máy giấy Lee & Man của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt
Nam sau khi hoạt động có thể gây “bức tử sông Hậu”. Đến ngày 1/7/2016,
Bộ TN-MT quyết định sẽ tiến hành tranh tra nhà máy giấy Lee & Man
Việt Nam ở tỉnh Hậu Giang.
5.
a)

Các bên liên quan:
Các bên nằm trong nội bộ dự án:

Chủ đầu tư:

Nếu nhà máy Hậu Giang đi vào hoạt động, trước hết, lợi ích đầu tiên thuộc về
chủ đầu tư. Theo đó, qua đánh giá, với công suất hoạt động ổn định trong năm đạt
100%, doanh thu nhà máy sẽ đạt 120 triệu USD/năm.
o

b)
o

Các bên không thuộc dự án:

Người dân Hậu Giang:

Với tình hình Nhà máy giấy Hậu Giang (nằm trong cụm công nghiệp Phú
Hữu A, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) sẽ đi vào hoạt động
vào cuối năm 2016 đã gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây. Điều này làm


người dân Hậu Giang cảm thấy lo sợ và e ngại khi họ phải sống chung với “ổ bom
hóa chất”. Ngoài ra, không chỉ người dân nơi đây mà những người dân vùng sông
nước ở tỉnh khác cũng phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe.
- Nếu nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo ra khoảng 750 người dân địa phương sẽ có
công ăn việc làm.
o

-

-

Tỉnh Hậu Giang


Tỉnh nghèo mới chia tách nên rất chú trọng việc mời gọi thu hút đầu tư để phát
triển kinh tế.
Muốn làm dự án vì hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm sẽ được nộp vào ngân sách địa
phương.
Hậu Giang đã vươn lên đứng thứ ba cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bảy tháng đầu năm.
Dự án nhà máy giấy Hậu Giang được Chủ tịch UBND Hậu Giang phê duyệt
vào tháng 9/2008. Theo đó, nếu nhà máy giấy Hậu Giang được đi vào hoạt động,
nó sẽ tạo ra được rất nhiều lợi ích cho tỉnh Hậu Giang. Khoảng 750 người dân địa
phương sẽ có công ăn việc làm.
Tuy nhiên, cái lợi nhờ Nhà máy giấy Hậu Giang quá nhỏ, còn nỗi lo thì trăm
bề. 12 triệu USD thu ngân sách của Hậu Giang nhờ nhà máy giấy - tương đương
chưa tới 300 tỷ/năm. Nhưng chỉ cần “mất” nguồn nước 2-3 tháng như vừa qua,
người miền Tây đã mất hàng ngàn tỷ đồng.
o

Nhà nước:

Nếu nhà máy giấy Hậu Giang đi vào hoạt động với công suất năm đạt 100%
thì trong 14 năm đầu của dự án, dự tính đóng góp cho ngân sách nhà nước hằng
năm trên 12 triệu USD và tăng trên 18 triệu USD/năm từ năm thứ 15.
o

Bộ Công Thương (trước đó là Bộ Công Nghiệp):

Bộ Công thương xác nhận đã đồng ý về chủ trương xây dựng nhà máy giấy
420.000 tấn/năm khi được UBND tỉnh Hậu Giang hỏi ý kiến.
Bởi, theo thuyết minh của chủ đầu tư cũng như thông báo của Hậu Giang,
sản phẩm dự kiến của nhà máy là giấy bao bì và bao bì cao cấp. Tại thời điểm đó,

nguồn cung cấp trong nước mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Do vậy, Bộ
Công Thương đã đồng ý và phê duyệt dự án nhà máy giấy Hậu Giang.


o

Bộ Tài Nguyên Môi Trường (TNMT):

Dự án nhà máy giấy Hậu Giang đã được Bộ TNMT tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vào ngày 27/7/2008.
Ngoài ra, theo bộ TNMT, hiện giờ vẫn chưa có báo cáo về đánh giá tác
động mội trường.
Trong ngày 1/7/2016, đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường (Bộ
TN&MT) đã làm việc với Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam để thanh tra,
xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công
ty TNHH Giấy Lee Man Việt Nam. nhà máy Hậu Giang.
o

Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang:

Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang cũng quyết định xem xét và thanh tra, giám sát
nhà máy giấy Hậu Giang.
o

Trung tâm Công Nghệ Môi trường (ENTEC):

Trung tâm Công Nghệ Môi trường tư vấn hơn 250 trang cho Công ty TNHH
Lee & Man để lập báo cáo về tác động môi trường. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Hữu
Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, nhận định báo cáo
ĐTM của dự án Nhà máy Giấy Lee & Man cho thấy việc tham vấn cộng đồng thực

quá mức sơ sài. Báo cáo ĐTM chỉ gửi văn bản cho UBND xã và Ủy ban MTTQ xã
Phú Hữu A (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang - nơi dự án triển khai), sau đó thu
lại ý kiến bằng văn bản.
Ngoài ra, phần tham vấn cộng đồng dân cư do Trung tâm Công nghệ Môi
trường tiến hành khảo sát 20 người dân địa phương về tác động đối với đất, nhà và
hoa màu. Khảo sát này không hề cho người dân biết về nguy cơ tác động đối với
nguồn nước, thủy sản. Do đó, tất cả ý kiến đều đánh giá tích cực sự hình thành và
hoạt động của dự án, người dân chỉ kiến nghị giải tỏa đền bù phải thỏa đáng.
o

Môi trường tự nhiên và khoa học:

Nhà máy giấy Hậu Giang liên tục bị người dân và báo chí lên án vì hoạt
động xử lý chất thải không liêm minh, có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến môi
trường, đặc biệt là hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở đây.
Theo báo cáo ĐTM, nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp không sử
dụng sút NaOH; còn nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng có sử dụng NaOH 215
tấn/ngày và được thu hồi trong quá trình sản xuất bột giấy. Ngoài ra, trong quy


trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung cho hai nhà máy có sử dụng
NaOH với khoảng 22 tấn/ngày.
Chính quyền và người dân đang lo ngại rằng nhà máy giấy Hậu Giang có
nguy cơ “bức tử” sông Hậu.
o

-

Đã trực tiếp kiến nghị về nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành thủy sản một khi nhà máy giấy này đi vào hoạt động. nước thải từ nhà máy

giấy có chứa nhiều hóa chất độc hại khi sử dụng quá nhiều thuốc nhuộm và xút tẩy
trắng, theo dòng nước sẽ hủy diệt hoặc nếu không cũng thấm vào xớ thịt tôm, cá,
khiến nhiễm dư lượng kháng sinh. Nguyên liệu nhiễm bẩn, dĩ nhiên thành phẩm
xuất khẩu bị nhiễm là điều khó tránh.
o

-

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):

Cục Lâm nghiệp:

Phản ứng khá gay gắt với dự án nhà máy giấy vì phương án xây dựng vùng
nguyên liệu quá mơ hồ và nguy cơ “tàn sát” môi trường cả vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) lại quá cao.


III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1, />
2, />
3, />
4, />
5, />
6, />
7, />
8, />

9, />
10, />



×