TINH – KHÍ - THẦN
TÂN DỊCH - HUYẾT
BSNT. Đinh Thị Lan Hương
MỤC TIÊU
• Giới thiệu được nguồn gốc,chức năng của Tinh tiên
thiên, Tinh hậu thiên, Tinh sinh dục, Tinh ngũ tạng;
Nguyên khí, Tông khí, Vinh khí, Vệ khí, Huyết, Tân
dịch, Thần.
• Mô
tả được các triệu chứng lâm sàng khi có rối
loạn chức năng của các thành phần trên.
• "Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình"
TINH
• Là vật chất cơ
bản để cấu tạo nên cơ thể và tạng
phủ
• Gồm tinh tiên thiên và hậu thiên.
• Tinh tiên thiên: các đặc tính về di truyền.
• Tinh hậu thiên: có nguồn gốc từ thức ăn.
• Tinh sinh dục: là tinh của Thận, liên quan đến phát
dục và sinh dục.
• Tinh
tạng phủ: là vật chất cơ bản cấu tạo nên cơ
quan tạng phủ => rối loạn tinh tạng phủ nào sẽ biểu
hiện bằng rối loạn chức năng tạng phủ đó.
TINH
• Quan hệ Tinh tiên thiên – Tinh hậu thiên
- Tinh tiên thiên dựa vào sự nuôi dưỡng
của tinh
hậu thiên để không ngừng hình thành và bảo vệ
thai nhi, giúp cho sự sinh trưởng và phát dục của
cơ thể.
- Tinh hậu thiên dựa vào sự thúc đẩy, khí hóa của
tinh tiên thiên, từ đó các chất tinh vi không ngừng
được sinh mới nhằm thúc đẩy công năng của tạng
phủ, phần còn lại được tàng ở Thận.
TINH – CÔNG NĂNG
• Sinh sôi nảy nở: Thận tinh sung túc thì khả năng
sinh sản mạnh mẽ; Thận tinh bất túc thì sẽ ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản.
• Sinh trưởng và phát dục:
• Sinh tủy hóa huyết: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy,
não là bể của tủy; Tinh sinh tủy, tủy hóa huyết.
• Nhu nhuận tạng phủ:
KHÍ – ĐỊNH NGHĨA
• Là vật chất căn bản nhất để cấu tạo nên cơ thể và
duy trì hoạt động sống.
• Là sự hoạt động của các tạng phủ, khí quan trong
cơ thể: tâm khí, phế khí, tỳ khí…
KHÍ – PHÂN LOẠI
• Phân
loại: nguyên khí, tông khí, vinh khí ( dinh
khí ), vệ khí.
• Nguồn gốc bao gồm: Khí tiên thiên và khí hậu thiên
• Sự vận động của khí gọi là khí cơ với 4 hình thức
cơ bản: thăng, giáng, xuất, nhập. Khi sự vận động
khí bị rối loạn gọi là “ khí cơ thất điều” với các biểu
hiện như khí uất, khí trệ, khí nghịch….
KHÍ – QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH
• Liên quan với Phế: Phế chủ khí
• Liên quan với Tỳ vị: Tỳ Vị là nơi sinh ra khí huyết
• Liên quan với Thận:Thận là nơi sinh khí ( Thận vi
sinh khí chi nguyên )
KHÍ – CÔNG NĂNG CỦA KHÍ
• Tác dụng thúc đẩy: Kích thích và thúc đẩy sự sinh
trưởng, phát dục của cơ thể; kích thích, thúc đẩy
công năng sinh lý của các tổ chức tạng phủ
• Tác dụng ôn chiếu: khí là nguồn nhiệt lượng của cơ
thể và là cơ sở vật chất sản sinh ra nhiệt lượng của
cơ thể ( khí hữu dư sinh hỏa, khí bất túc sinh hàn )
• Tác dụng phòng ngự:
- Bảo vệ cơ biểu, ngăn chặn ngoại tà
- Chính tà giao tranh, đưa tà khí ra ngoài
- Khả năng tự phục hồi và khôi phục sức khỏe
KHÍ – CÔNG NĂNG CỦA KHÍ
• Tác
dụng cố nhiếp: Giữ cho vật chất ở trạng thái dịch
không bị thất thoát ra ngoài.
- Cố nhiếp huyết dịch
- Cố nhiếp tân dịch
- Cố nhiếp tinh dịch
• Tác dụng khí hóa: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa giữa vật
chất và cơ năng ( trao đổi chất trong cơ thể và quá trình
chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa vật chất ) => khí hóa
thất thường ảnh hưởng đến hấp thu tiêu hóa thức ăn,
phân bổ khí huyết tân dịch, bài tiết mồ hôi, nước tiểu,
phân…
VẬN ĐỘNG CỦA KHÍ ( KHÍ CƠ)
• Vận động của khí gọi là khí cơ
• Qui luật vận động cơ bản và hình thức biểu
hiện là: thăng – giáng –Phù – trầm
• Vận động của khí thông qua hoạt động sinh lý
của tạng phủ, kinh lạc mới biểu hiện cụ thể
PHÂN LOẠI
• Nguyên khí
• Tông khí
• Dinh khí (Doanh khí)
• Vệ khí
KHÍ – NGUYÊN KHÍ
• Có nguồn gốc từ tiên thiên và được sự bồi dưỡng,
bổ sung của khí thủy cốc hậu thiên.
• Tàng trữ ở Thận.
• Phân bố: từ Thận thông qua Tam tiêu mà đi khắp
toàn thân.
• Tác dụng:
- Thúc đẩy sinh trưởng, phát dục của cơ thể
- Ôn chiếu và kích hoạt hoạt động sinh lý của tạng
phủ, tổ chức, cơ quan.
KHÍ – TÔNG KHÍ
• Nguồn gốc: khí của đồ ăn thức uống hóa sinh +
khí trời hít vào
• Chứa ở Khí hải ( là nơi xuất phát, quy tụ về )
• Chạy theo đường hô hấp để coi việc hô hấp, qua
tâm mạch để vận hành khí huyết.
• Ảnh hưởng đến hô hấp, thanh âm, ngôn ngữ, sự
vận hành khí huyết, sự nóng lạnh, sức hoạt động
của cơ thể.
KHÍ – DINH KHÍ
• Có
nguồn gốc từ tinh khí ( âm khí ) trong đồ ăn
thức uống
• Công
dụng: hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng
toàn thân.
• Đường vận hành: Dinh khí từ trung tiêu đi ra, dồn
vào kinh thủ thái âm Phế nối vòng tuần hoàn của
14 đường kinh ( một ngày đêm đi được 50 vòng )
KHÍ – VỆ KHÍ
• Là thứ khí nhanh mạnh trong đồ ăn uống ( dương
khí ), bắt nguồn ở Tỳ Vị, nhưng do thượng tiêu phân
bổ đi.
• Công dụng: ôn dưỡng tạng phủ, bảo vệ tầng cơ biểu
chống đỡ ngoại tà, điều tiết đóng mở tấu lý và bài
tiết mồ hôi
• Đường vận hành: vận hành ở ngoài mạch, ban ngày
đi ở phần dương, ban đêm đi ở phần âm.
• Quan
hệ Dinh Vệ: cùng nguồn gốc nhưng khác
dòng, Dinh đi trong mạch, Vệ đi ngoài mạch. Hai thứ
này có thể chuyển hóa cho nhau.
BỆNH CỦA KHÍ - KHÍ HƯ
Khái
niệm: Khí hư là triệu chứng hư nhược do
khí của cơ thể không đầy đủ gây nên các biểu
hiện suy giảm công năng cơ bản của khí.
Lâm sàng: mệt mỏi, hụt hơi, hơi thở yếu, tiếng nói
nhỏ, sắc mặt không tươi nhuận, hoa mắt chóng
mặt, tự ra mồ hôi, dễ cảm, triệu chứng tăng lên
sau khi vận động, chất lưỡi nhợt, mạch hư
nhược….
Nguyên nhân: Do hóa sinh của khí bất túc hay do
tiêu hao quá nhiều.
Pháp trị: bổ khí ( Tứ quân tử thang )
BỆNH CỦA KHÍ - KHÍ TRỆ
Khái niệm: Là các triệu chứng do khí cơ toàn
thân không thông hoặc đình trệ gây nên.
Lâm sàng: Cảm giác đầy, căng, tức, trướng ở
cục bộ hoặc toàn thân. Triệu chứng lúc nặng lúc
nhẹ, di chuyển lung tung không định hình,
thường xuất hiện và nặng lên khi cáu giận, giảm
khi thư thái, nghỉ ngơi, ợ hơi, mạch huyền.
Nguyên
nhân: Do tình chí ( uất không giải ),
hoặc do đàm thấp, huyết ứ, thực tích… làm trở
ngại khí cơ…..
Pháp trị: hành khí ( Việt cúc hoàn…)
BỆNH CỦA KHÍ - KHÍ NGHỊCH
Khái niệm: Là triệu chứng xuất hiện khi khí cơ của cơ thể
đáng lẽ giáng xuống thì lại thăng lên trên hoặc là thăng phát
thái quá.
Lâm sàng: Biểu hiện của Phế khí thượng nghịch là ho, khó
thở, khạc đờm. Vị khí thượng nghịch: nôn, ợ nấc, nấc. Can
khí thượng nghịch: đầu và mắt căng đau, chóng mặt, ù tai,
mặt hồng, mắt đỏ, nôn ra máu, chảy máu cam….
Nguyên
nhân: Do tình chí nội thương, thức ăn hàn nhiệt
không phù hợp hoặc do đàm thấp, ngoại tà xâm phạm, đàm
trọc ủng trệ…..
Pháp trị: giáng khí ( Phế, Vị ), sơ Can lý khí, thanh Can tả
hỏa.
THẦN
•Phách: hoạt động tự nhiên cơ bản nhất (Phế), thuộc âm,
chủ tiếp nhận và cất trữ
•Hồn:
khả năng tiếp nhận thông tin. (Can) thuộc dương,
chủ về sử dụng nên hồn có động tác và phát huy
•Ý: khả năng sàng lọc thông tin, mưu toan, nghĩ ngợi. (Tỳ)
•Chí: khả năng ghi nhớ thông tin, duy trì ý chí. (Thận)
•Trí:
•Thần minh: khả năng tư duy xử lí cấp cao. (Tâm)
• Khi sự sống bắt đầu có thì nó đã có, gọi là 'tinh’
• Hai 'tinh' đánh nhau gọi là 'thần’
• Tùy theo 'thần' vãng lai gọi là 'hồn’
• Cùng với tinh khí 'xuất nhập' gọi là 'phách’
• Đóng vai trò xử trí tròn vẹn với sự vật gọi là 'Tâm’
• Cái 'tâm' 'chứa, nhớ' gọi là 'ý’
• Nơi 'gìn giữ' cái 'ý' gọi là 'chí’
• Nhân có cái 'chí' mà có thể 'gìn giữ' hoặc 'biến hóa'
gọi là 'tư’
• Nhân có cái 'tư' mà chúng ta có thể 'vươn cái tinh'
của chúng ta để 'thích nghi' với sự vật gọi là 'trí’
• (Linh khu- chương 9- thiên 8)
THẦN
• Là hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy của con người.
• Sinh ra bởi tinh tiên thiên và nuôi dưỡng bởi tinh hậu thiên.
• Là biểu hiện ra bên ngoài của tinh, khí, huyết, tân dịch.
• Là biểu hiện của tình trạng sinh lý, bệnh lý của tạng phủ
• Thần hiện ra trên mạch, trên mắt, trên da thịt, trong hoạt
động. Hai khí tiên thiên, hậu thiên sung mãn thì thần sắc
tinh anh, tươi sáng, làm việc nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Hai
khí tiên thiên, hậu thiên suy kiệt thì thần sắc tối tăm, khô
héo, hoạt động chậm chạp, yếu đuối...
• Thần còn thì sức khỏe còn, sinh mạng còn; thần mất thì
thân xác mất
THẦN
• Quan hệ Tinh – Khí – Thần:
- Sinh mệnh con người bắt nguồn từ tinh, duy trì
được sinh mệnh là nhờ khí, chủ của sinh mệnh
là thần.
- Tinh là cơ sở của thần, khí từ tinh hóa ra, thần
là mặt biểu hiện của khí
=> Tam bảo của con người
THẦN
• Thần bị rối loạn sẽ có biểu hiện:
- Hôn mê
- Cuồng sảng.
- Trầm uất.
- Mất trí nhớ.
- Rối loạn hành vi, ngôn ngữ
- Nặng thì tử vong