Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH - TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.43 KB, 23 trang )

A – ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH – THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO :
1) Giới thiệu :
Cũng là tế bào nhân chuẩn , cấu tạo và hoạt động cảu tế bào động vật
nguyên sinh không khác gì tế bào của sinh vật đa bào. Nhưng chính tế bào này
là một cơ thể độc lập là tế bào biệt hóa đa năng , đảm nhận mọi chức năng
sống của một cơ thể độc lập , các phần cơ thể phân hóa phức tạp thành các
cơ quan tử để thực hiện các chức phận sống khác nhau .
Vd : một số cơ quan tử không có ở tế bào của động vật đa bào như bào chích ,
không bào co bóp….
Động vật nguyên sinh cũng có các nhóm cấu tạo bao gồm nhiều cá thể ( tập
đoàn ) có mối lien hệ nhiều hay ít .
2) Nguồn gốc:
Ngoài các ngành đã nêu trên, trong động vật nguyên sinh có 3 ngành
khác là Trùng mê lộ, Trùng bào tử gai, Trùng vi bào tử.
Trùng mê lộ (Labyrinthomorpha), tồn tại dưới dạng các đám tế bào riêng
rẽ,di chuyển trong một mạng chất nhầy trên cỏ biển hoặc tảo biển. Cơ thể
không có lông bơi, roi bơi hoặc chân giả, nhưng giao tử hình thành trong sinh
sản hữu tính có roi bơi. Hiện nay có khoảng 40 loài, kể cả số ít loài gặp ở nước
ngọt và đất ẩm.
Trùng bào tử gai (Cnidosporia) kí sinh trong mô và trong xoang cơ thể của
cá và gây hại đáng kể cho nghề nuôi cá. Bào tử gồm nhiều tế bào, có vỏ, tế
bào gai và tế bào mầm dạng amíp.
Trùng vi bào tử (Microsporia) kí sinh trong tế bào của một số chân khớp
và một số ít cá. Bào tử chỉ là một tế bào. Trong lớp này có Nosema bombycis
gây bệnh tằm gai và N.apis gây bệnh ỉa chảy ở ong, gặp phổ biến và gây hại
trầm trọng cho nghề nuôi tằm và nghề nuôi ong.
Trong phạm vi của động vật nguyên sinh Trùng roi và Trùng chân giả gần
nhau. Điều này chứng minh bằng sự xuất hiện roi trong vòng đời của một số
trùng chân giả, sự hình thành roi bơi khi điều kiện sống khó khăn ở Naegleria
gruberi và Mastigamoeba vừa có roi vừa có chân giả. Vì lẽ đó 2 nhóm này hiện
nay xếp chung trong một ngành. Trùng lông bơi đã sớm tách ra theo một


hướng riêng với các phần của tế bào biệt hóa tinh tế và có 2 bộ phận. Trùng
bào tử sớm chuyển sang kí sinh và hình thành dần xen kẽ thế hệ trong phát
triển.
Sự đa dạng trong phạm vi của động vật nguyên sinh vượt xa trong phạm
vi của từng giới Động vật, Thực vật và nấm.Ví dụ phân tích phân chuỗi của các
base trong gen, đặc biệt trong gen mã hóa rADN, cho thấy tảo lục đơn bào,
thành viên của trùng roi thực vật (Phytommastigophora) và thực vật bật cao
gần với Động vật hơn là với các nhóm động vật nguyên sinh khác.
Cấu trúc cơ thể và sinh học của động vật nguyên sinh chứng tỏ chúng có
chung tổ tiên với Động vật đa bào. Trong phạm vi động vật nguyên sinh có biểu
hiện vượt ra ngoài phạm vi của một tế bào và có các nhóm tập đoàn, đặc biệt
có tập đoàn hình cầu thuộc Volvocidate có các bước chuyển tiếp từ sinh sản
hữu tính đẵng giao, dị giao sang noãn giao. Mặt khác trong phát triển phôi của
ĐV đa bào có qua giai đoạn đơn bào ( trứng) và phôi nang tương ứng với mức
độ tổ chức của tập đoàn hình cầu ở động vật nguyên sinh.
Về vị trí của động vật nguyên sinh trong sinh giới, trong hệ thống 4 giới,
chúng là ngành thấp nhất của giới Động Vật còn trong hệ thống 5 giới động vật
nguyên sinh được coi là một phân giới của nguyên sinh vật (Protista) có qua hệ
trực tiếp với giới Động vật.
3) Đặc điểm chung – Nét đa dạng trong cấu tạo sinh học:
3.1) Đặc điểm chung:
 Động vật nguyên sinh (Protozoa) là động vật đơn bào xuất hiện sớm nhất
thuộc giới nguyên sinh vật (Protista).
 Động vật nguyên sinh gồm các nhân chuẩn đơn bào dị dưỡng tiêu hóa. Số
ít loài tuy tự dưỡng nhưng khi thiếu ánh sáng lại chuyển sang dị dưỡng
(trùng roi xanh). Phần lớn có khả năng di chuyển bằng chân giả, lông bơi
hoặc roi bơi.
 Động vật nguyên sinh phân bố rất rộng. Chúng sống trong nước mặn, nước
ngọt, trong đất ẩm và cả trên hoặc trong cơ thể của sinh vật khác.
 Hiện nay có khoảng 38 nghìn loài đang sống và 44 nghìn loài hóa thạch,

chia 6 lớp: Trùng chân giả (Sarcodina), Trùng roi (Flagellata), Trùng bào tử
(Sporozoa), Trùng bào tử gai (Cnidospoeridia), Trùng vi bào tử
(Microsporidia), Trùng cỏ (Infusoria).
 Cơ thể của động vật nguyên sinh là tế bào đa năng đảm nhận đầy đủ các
hoạt động sống của một cơ thể độc lập. Tế bào của động vật nguyên sinh
do đó, có thể có cấu trúc phức tạp và có biểu hiện đa dạng rộng tùy theo
cách sống của từng nhóm. Thậm chí trong cơ thể có thể có 2 hay nhiều
nhân hoặc có nhiều cá thể gắn với nhau tạo thành tập đoàn.
 Động vật nguyên sinh có khả năng kết bào xác để chống chọi với điều kiện
sống bất lợi .Bào xác dễ phát tán nhờ nước hay nhờ gió. Do đó động vật
nguyên sinh có nhiều loài phân bố rộng.
 Tuy nhỏ bé (thường tính bằng micromet) nhưng do sinh sản nhanh nên số
lượng cá thể của từng loài thường rất lớn, đặc biệt khi gặp điều kiện sống
thích hợp và ổn định.
 Động vật nguyên sinh thường sinh sản bằng cách phân đôi, phân cắt nhiều
lần; sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp, có hiện tượng xen kẽ thế hệ ở một số
loài.
 Động vật nguyên sinh có vai trò rất quan trọng đối với người, vật nuôi, cây
trồng. Nhiều loài động vật nguyên sinh là mắt xích quan trọng trong các hệ
sinh thái hoặc là thủ phạm gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc như:
sốt rét, bệnh ngủ Châu Phi, bệnh lị amip.
a) Cơ quan tử chuyển vận :
 Chân giả :
Chân giả thùy : Trùng đồng tiền Arcella
Chân giả mạng : Trùng Lỗ
Chân giả sợi: Amip có vỏ Euglypha
Chân giả trục : Trùng mặt trời Actinosphaerium
Giả thuyết cơ chế hình thành chân giả :
Sự chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái sol & gel của tế bào chất . Tác nhân
kích thích lên màng tế bào , gây hóa mỏng vùng ngoại chất đó , do sức ép của

ngoại chất xung quanh nội chất dồn về đó tạo thành chân giả .Khi chân giả đủ lớn
con vật di chuyển được một đoạn ngắn theo cách kéo lê cơ thể trên giá thể .Khi tế
bào chất chạy tới chóp chân giả thì chúng bị đẩy sang một bên và chuyển sang
trạng thái gel hoàn toàn , tiếp đó sẽ hình thành vách tế bào ở bộ phận đó .
Kích thước : nhò nhất dài từ 2 – 4 micromet (pyrolasmidae) , trung bình từ 50-
150 micromet , và cũng có động vật nguyên sinh có kích thước lớn từ vài mm đến
vài cm .
 Lông bơi & roi bơi :
Một số nhóm động vật nguyên sinh khác có cơ quan vận chuyển rõ ràng như roi
(trùng roi) , lông hay tơ (trùng lông ) vận chuyển bơi lội trong nước .
Khi di chuyển , lông bơi và roi bơi tạo dòng nước lướt qua bề mặt cơ thể , giúp
động vật nguyên sinh tăng cường trao đổi khí với môi trường hoặc đưa thức ăn là
các vụn hữa cơ tơi bào khẩu .
b) Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu :
Không bào co bóp là cơ quan điều hòa áp suất thẩm thấu đồng thời
giữ cho cơ thể không bị vỡ do nước từ ngoài thấm vào.
Với động vật nguyên sinh sống trong nước ngọt nồng độ của chất hòa
tan trong tế bào chất luôn luôn cao hơn nồng độ của chúng trong nước ngọt
bao quanh. Do đó nước thường xuyên ngấm qua màng tế bào và tế bào
chất làm loãng dung dịch hòa tan và tạo áp suất lớn trong tế bào chất.
Hoạt động của không bào co bóp giúp lấy lại nồng độ bình thường của
chất hòa tan và hôi phục áp suất bình thường trong tế bào chất.
Có 2 không bào co bóp gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh :Không bào co bóp
đơn giản và không bào co bóp xếp thành hệ thống gồm một không bào lớn ở giữa
nhận nước từ các ampun phóng xạ bao quanh.
c) Dinh dưỡng :
Động vật nguyên sinh dinh dưỡng theo nhiều kiểu khác nhau:
_ Tự dưỡng (autotroph): nhờ năng lượng quang học.
_ Dị dưỡng (heterotroph):sử dụng năng lượng loài khác tổng hợp.
Tùy theo thức ăn là thể rắn hay thể hòa tan mà có các kiểu dinh dưỡng thực

bào (Phagocytosis) hay ẩm bào(pinocytosis).
Các phân tử thức ăn hòa tan cũng có thể phát tán hoặc xâm nhập chủ
động qua màng của tế bào (osmotroph). Mỗi loài động vật nguyên sinh khác
nhau thì có các cách dinh dưỡng khác nhau, nhưng có không ít loài thay đổi
cách dinh dưỡng để phù hợp với điều kiện môi trường.
Ví dụ: Trùng roi Euglena viridis bình thường là loài quang dưỡng nhưng
sống lâu trong bóng tối thì chúng sẽ chuyển sang dị dưỡng.
Tiêu hóa ở động vật nguyên sinh tiến hành bên trong tế bào nhờ các
không bào tiêu hóa. Chúng là những túi chứa thức ăn có màng bao quanh.
Không bào tiêu hóa di chuyển trong tế bào chất, enzym từ lysoxom chuyển vào
trong không bào để biến đổi thức ăn. Các sản phẩm sau đó được hấp thụ vào
tế bào chất, không bào tiêu hóa bé dần và cuối cùng chứa đầy chất bã. Chúng
được tống ra ngoài khi của không bào tiếp xúc với màng của tế bào. Điều đáng
lưu ý là trong quá trình tiêu hóa, môi trường của không bào co bóp chuyển từ
môi trường axit sang kiềm.
Do cấu tạo cơ thể khác nhau nên ở động vật nguyên sinh vị trí lấy thức ăn
và thải chất bã cũng khác nhau:
Trong thực bào, amíp có thể lấy thức ăn và thải bã ở bất kì chỗ nào trên bề
mặt của cơ thể.
Trùng roi có nơi lấy thức ăn cố định ở gốc roi.
Phần lớn là dị dưỡng , tiêu hóa của Động vật nguyên sinh tiến hành trong tế
bào nhờ không bào tiêu hóa Trùng giầy có vị trí ổn định của cả nơi lấy thức
ăn (bào khẩu) và nơi thải bã (giang bào): Cách tiếp cận thức ăn cũng rất đa
dạng: hoặc gặp trên đường đi (amip trần và amíp có vỏ) hoặc dùng lông bơi
hay roi bơi cuốn thức ăn về phía mình hoặc tới bào khẩu(trùng giầy, trùng
roi xanh, trùng roi cổ áo). Động vật nguyên sinh cộng sinh hoặc kí sinh sống
trong môi trường giàu thức ăn, thức ăn hoặc xâm nhập qua thành cơ
thể(Trùng roi máu Trypanosoma), hoặc nhờ chân giả đưa vào cơ thể(trùng
roi cộng sinh Leidyopsis). Trùng ống hút chủ động săn mồi bằng ống hút.
_ Cách bắt mồi :

d) Sinh sản :
Động vật nguyên sinh có một số hình thức sinh sản khác nhau:
• Sinh sản vô tính : là hình thức phổ biến (Sự phân đôi, nảy chồi, liệt
sinh..). Sự phân đôi thường thấy ở các dạng sống tự do, đó là sự phân
đôi cơ thể thao chiều ngang hay chiều dọc
Amip trần Trùng roi cộng sinh Leidyopsis
Trùng giày Trùng ống hút Tập đoàn trùng roi cổ áo
• Sinh sản hữu tính : biểu hiện ở mức độ thấp là sự hình thành giao tử giống
nhau và khác nhau(trùng roi) hay có hiện tượng sinh sản hữu tính bằng cách
tiếp hợp(conjugation)ở trùng lông bơi.Hình thức sinh sản vô tính và hữu tính
trong vòng đời có thể thấy ở trùng bào tử hay tập đoàn Vovox.
e) Kết bào xác :
Là hiện tượng chuyển sang sống tiềm sinh trong vỏ bọc của động vật
nguyên sinh khi điều kiện sống bất lợi.
Kết bào xác gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh nước ngọt và ở đất
nhưng ít gặp ở động vật nguyên sinh nước mặn. Với động vật nguyên sinh kí
sinh bào xác bảo vệ chúng khi ra ngoài cơ thể vật chủ.
Sức chịu đựng của bào xác khác nhau tùy từng nhóm và từng yếu tố sinh
thái. Ví dụ :bào xác của trùng hạt đậu (Colpoda) sống được 7 ngày trong không
khí lỏng và 3 giờ ở 100
0
C .Trong đất khô bào xác trùng hạt đậu sống được 38
năm còn bào xác trùng roi Podo sống được 49 năm.Bào xác của amip lỵ
Entamoeba histotica chụi được môi trường axit của dịch dạ dày nhưng không
chống được ánh sáng mặt trời, nhiệt độ trên 50
0
C và quá khô hạn.
Thiếu thức ăn, khô hạn, tăng áp suất, giảm hàm lượng oxi, thay đổi PH và
nhiệt độ của môi trường hoặc ra khỏi cơ thể vật chủ (đối với động vật nguyên
sinh nội kí sinh) là các yếu tố kích thích kết bào xác. Khi các yếu tố này trở lại

bình thường con vật thoát khỏi bào xác(excystement) và hoạt động trở lại.
B – ĐA DẠNG TRONG HỆ THỐNG ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH :
Chân giả : Roi bơi : Bào tử : Lông bơi:
Trùng chân giả ĐV cổ Trùng bào tử Trùng lông
Trùng lỗ Trùng roi ĐV Trùng bào tử gai bơi
Trùng phóng xạ Trùng roi giáp Trùng vi bào từ gai
Trùng mặt trời
I. Động vật nguyên sinh có chân giả :
1. Ngành trùng chân giả :( Amoebozoa)
- Ngày nay đã biết khoảng 10.000 loài đang sống, trong số đó có 80% số
lượng loài sống ở biển, còn lại là sống trong nước ngọt, đất ẩm hay sống ký
sinh. Nghành này chỉ có 1 lớp trùng chân giả (Sarcodina).
- Trong số động vật thuộc nghành trùng chân giả thì amip có cấu tạo đơn
giản nhất, có kích thước khá lớn (0.5 mm) và không có vỏ bao bọc nên dễ
quan sát. Chúng có khả năng hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi.
Chân giả được hình thành liên quan đến sự có mặt của 2 loại protein là actin
và myosin giữ vai trò quan trọng trong hoạt động cơ của động vật đa bào và sự
chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái sol và gel của tế bào chất của amip.
- Sinh sản:
• Sinh sản vô tính: Bằng cách chia đôi cơ thể ban đầu thành 2 cơ thể mới.
Đối với Trùng chân giả có vỏ sẽ hình thành vỏ mới cho cá thể mới. Tốc
độ sinh sản vô tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà chủ yếu là
thức ăn.
• Sinh sản hữu tính: Chỉ xảy ra ở một số ít loài, đó là sự kết hợp của hai tế
bào sinh dục hay của 2 nhân sinh sản. Một số động vật nguyên sinh
thuộc loài Amip Amoeba diploidea có kiểu sinh sản này.

×