Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI thi liên môn hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN YÊN
TRƯỜNG THCS AN THỊNH



BÀI DỰ THI
Cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Đ/c: ThônTrung Tâm- xã An Thịnh- huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0293830110
Email:
Họ và tên học sinh:
1. Nguyễn Thị Kiều
Ngày sinh: 05/01/2002
Lớp 7B
2. Nguyễn Thị Thúy
Ngày sinh: 20/7/2002
Lớp 7B

An Thịnh, ngày 15 tháng 12 nă 2014

1


1. TÊN TÌNH HUỐNG:
((
TẠI SAO PHẢI CHẤP HÀNH TỐT AN TOÀN GIAO THÔNG ?))

2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để đạt được kết quả tốt trong việc giải quyết tình huống : “Tại sao phải chấp


hành tốt an toàn giao thông ” thì chúng ta cần đạt được những mục tiêu sau :
- Hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông.
Tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
- Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý những tình
huống đi đường thường gặp.
- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao
thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn
trọng trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết tình huống:“Tại sao phải chấp hành tốt an toàn giao thông ” thì
chúng ta cần nghiên cứu các nội dung sau:
- Tình hình giao thông ở địa phương, trường học, hậu quả của các hành vi không chấp
hành an toàn giao thông:
- Nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông.

2


- Vận dụng kiến thức liên môn, đưa ra các việc cần làm nhằm giúp học sinh và người
dân có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm
tôn trọng trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao
thông:
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Kiến thức môn giáo dục công dân: giúp chúng ta biết được: Luật an toàn giao
thông đường bộ 2001, bảng thống kê số liệu về tình hình tai nạn giao thông.Tranh ảnh
về các vụ tai nạn giao thông và một số loại biển báo giao thông thông dụng.
- Kiến thức môn mĩ thuật: bằng việc vẽ theo chủ đề an toàn giao thông, sẽ thấy được

các hành vi nên làm và các hành vi không nên làm để chấp hành tốt an toàn giao
thông. Từ đó giúp học sinh nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng
và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay
sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm
không tôn trọng trật tự an toàn giao thông
- Kiến thức môn âm nhạc: Sử dụng một số bài hát như: ((Từ một ngã tư đường phố)),
sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên; bài hát (( An toàn giao thông)) của nhạc sĩ Trần
Thanh Tùng; bài hát (( Em đi qua ngã tư đường phố )) của nhạc sĩ Hoàng Yến... có nội
dung sâu sắc, giàu tính nghệ thuật làm thông điệp tuyên truyền cho các hoạt động
truyền thông về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông rất tốt.
Trên cơ sở các nghiên cứu tổng quan đã được nêu trên thì giải pháp chủ yếu để
giải quyết tình huống là căn cứ vào các cơ sở khoa học đã được nghiên cứu ở môn
giáo dục công dân mà chúng ta lập luận, thuyết minh để giải quyết tình huống đã
được nêu ra dựa vào kiến thức môn mĩ thuật và âm nhạc.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Mô tả quá trình thực hiện:
An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm
việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao
thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường
bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù
hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. Để giải quyết được tình huống
“Tại sao phải chấp hành tốt an toàn giao thông ” chúng em đã tiến hành quan sát,
nghiên cứu các nội dung như sau:
3


a. Tình hình giao thông ở địa phương, trường học, hậu quả của các hành vi
không chấp hành an toàn giao thông:
Chúng em đang sống ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Trong
những năm gần đây, đời sống của người dân ở xã An Thịnh cũng khá ổn định.Chuyện

mua sắm xe máy cho người lớn, mua xe đạp cho con đi học của mỗi hộ gia đình ở
nông thôn không còn là vấn đề khó khăn. Vì vậy đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn
dẫn tới những hiểm nguy cho giao thông nông thôn. Bởi lẽ số lượng xe tham gia giao
thông tăng đáng kể trong khi ý thức chấp hành luật giao thông ở nông thôn lại chưa
tốt, ví dụ như tham gia giao thông vẫn còn nhiều người không đội mũ bảo hiếm, chở
nhiều hàng cồng kềnh, nhất là khi vào ngày mùa, ngày có phiên chợ, nhiều người
uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép vẫn tiếp tục lái xe, chở trên ba người,
phóng nhanh vượt ẩu… Còn ở trường THCS An Thịnh nơi chúng em học, mặc dù đã
được thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo giảng dạy, cô tổng phụ trách đội nhắc nhở,
tuyên truyền nhiều lần về việc cần chấp hành tốt an toàn giao thông, nhưng vẫn còn
một số bạn chưa nghiêm chỉnh chấp hành, còn vi phạm các lỗi như: bỏ tay khi đi xe
đạp, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, đi xe dàn hàng trên đường, đua xe, đi bộ chưa
đúng vị trí quy định... hậu quả đã gây nhiều thương tích, nhiều người phải nằm viện
điều trị, bị gãy tay, gẫy chân, bị tàn phế, có người còn bị thiệt hại đến tính mạng.
Chính vì vậy an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp
các nẻo đường gần xa khẩu hiệu an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà như lời
nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp
hành luật giao thông để đem lại an toàn cho bản thân và hạnh phúc cho gia đình.
b. Nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông.
Hiện nay, số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên
rất nhiều. Nguyên nhân do:
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của người dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh.
+ Dân số tăng nhanh.
+ Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông, chưa tự giác chấp
hành luật lệ giao thông.
Trong đó nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do người tham
gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông, chưa tự giác chấp hành luật lệ giao
thông. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao
4



thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định; họ không thấy rằng phần lớn tai
nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem
xét lại mình đã bao giờ vi phạm lỗi giao thông không? Có bao giờ gây tai nạn giao
thông không? Từ đó biết nhìn nhận và rút kinh nghiệm để không vi phạm và mỗi học
sinh chúng ta phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường
và xã hội đã chỉ dẫn. Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần trong việc
giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội đang tìm cách khắc phục.
c. Vận dụng kiến thức liên môn, đưa ra các việc cần làm nhằm giúp học sinh và
người dân có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông, ủng hộ những
việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an
toàn giao thông:
- Bằng kiến thức môn giáo dục công dân, mỗi người cần phải nêu cao tinh thần
hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Muốn vậy
chúng ta cần phải làm các việc như sau:
+ Tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi
đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng
trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng
phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có
tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và
trẻ em qua đường đúng qui định.
+ Tuyên truyền luật an toàn giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham
gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người.
+ Nhắc nhở và lên án những người cố tình vi phạm an toàn giao thông.
+ Ngoài ra có thể tổ chức buổi sinh hoạt lớp về chủ đề an toàn giao thông: đội ngũ
cán bộ lớp có thể tự biên soạn bộ câu hỏi về an toàn giao thông, sau đó tổ chức thi tại
lớp. Bạn nào trả lời tốt sẽ trích quỹ lớp khen thưởng. Việc làm này vừa có tác dụng

trong việc ôn lại kiến thức cần thiết giúp cho việc chấp hành tốt an toàn giao thông,
vừa giúp cho không khí lớp sôi nổi, nhiều bạn ngày càng bạo dạn, tự tin hơn, rèn
luyện tốt kĩ năng sống cần có đối với học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận
biết, trình bày... Chúng em xin đưa ra một số câu hỏi chúng em đã thi tại lớp:
Câu 1: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta cần phải làm gì ?
5


Đáp án: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ
thống báo hiệu giao thông. Hệ thống báo hiệu giao thông gồm :
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn giao thông.
- Biển báo hiệu.
- Vạch kẻ đường.
- Cọc tiêu, hàng rào chắn.
Câu 2: Hãy cho biết tên của loại biển báo dưới đây?

a, Biển báo cấm rẽ
b, Biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm
c, Biển cấm dừng, đỗ
Đáp án: b
Câu 3: Trong ba hành vi sau, hành vi nào đúng?
a, Đá bóng dưới lòng đường
b, Đi xe lạng lách, đánh võng
c, Đang đi gặp đèn đỏ dừng xe lại.
Đáp án: c
Câu 4: Khi đi xe đạp đi học chúng ta cần đi như thế nào?
a, Đi từ từ
b, Phóng nhanh để có thời gian ôn bài
c, Đi bốc đầu để giảm khoảng cách đến trường.

Đáp án: a
Câu 5: Theo bạn, học sinh đi xe đạp điện có cần phải đội mũ bảo hiểm không?
a, Không
b, Có
Đáp án: b
- Bằng kiến thức môn mĩ thuật: tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề an toàn giao
thông: học sinh vẽ tranh về các việc cần làm hoặc các hành vi không được làm khi
tham gia giao thông. Cuộc thi này là cơ hội để thể hiện tài năng hội họa, là kết quả
6


của việc học môn mĩ thuật, nhưng quan trọng hơn là sẽ giúp học sinh nhận biết một
số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường
thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an
toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao
thông. Một số hình ảnh chúng em đã vẽ tham gia cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề an
toàn giao thông:

7


- Bằng kiến thức môn âm nhạc: triển khai nhiều bài hát có chủ đề về an toàn giao
thông. Các bài hát có thể hát vào đầu giờ, vào giờ âm nhạc ngoại khóa, giờ sinh hoạt
lớp, giờ sinh hoạt của Đội. Và chúng em cũng mong muốn các giờ ra chơi ở trường,
các giờ phát thanh của thôn, xã mở cho chúng em được nghe nhiều bài hát có chủ đề
về an toàn giao thông vì các bài hát về chủ đề này có nội dung sâu sắc, giàu tính nghệ
thuật làm thông điệp tuyên truyền cho các hoạt động truyền thông về đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông rất tốt. Một số bài hát về chủ đề giao thông mà chúng em rất thích
như bài hát(( Từ một ngã tư đường phố)) của nhạc sĩ Phạm Tuyên; bài hát (( An toàn
giao thông)) của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng; bài hát (( Em đi qua ngã tư đường phố)) của

nhạc sĩ Hoàng Yến...
Bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
Nhạc và lời: Hoàng Yến
Trên sân trường chúng em chơi giao thông
Đi vòng quanh qua ngã tư đường phố
Đèn bật lên màu đỏ thì em dừng lại
Đèn bật lên màu xanh em nhanh qua đường.
Tóm lại hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao thông là rất lớn, còn gì
đau lòng hơn khi hằng ngày trôi qua chúng ta lại phải chứng kiến, nghe tin có bao
người phải từ giã cuộc đời vì tai nạn giao thông, vì thế mỗi chúng ta cần ý thức tốt
khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra cũng đồng nghĩa với
việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.
2. Các tư liệu được sử dụng trong việc giải quyết các tình huống:
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 6,7; Mĩ thuật 7; Âm nhạc 7.
- Sách báo tham khảo về chủ đề an toàn giao thông.
- Một số bài hát, tranh vẽ về chủ đề an toàn giao thông.
3. Các thiết bị sử dụng trong việc giải quyết các tình huống:
- Máy ảnh, máy vi tính
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Việc giải quyết tình huống “Tại sao phải chấp hành tốt an toàn giao thông ”
có ý nghĩa như sau:
1. Đối với thực tiễn học tập:
8


- Giúp cho các bạn học sinh có thêm kiến thức về luật an toàn giao thông, nâng cao
nhận thức cần phải chấp hành tốt an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tối đa tai
nạn giao thông trong trường học, từ đó sẽ tránh được thiệt hại về người và tài sản,
hoặc thương tích cho bản thân.
- Là cơ hội để thể hiện tài năng hội họa, âm nhạc, rèn kĩ năng sống.

- Có sự kết hợp giữa các môn học, giúp cho việc học tập của học sinh có hiệu quả cao
hơn.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy giải quyết tình huống thực tiễn.
- Vận dụng có hiệu quả các kiến thức học trên lớp vào đời sống.
2. Đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội:
- Tuyên truyền cho mọi người thấy được hậu quả của việc không chấp hành an toàn
giao thông sẽ gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống
của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thực tốt an toàn giao thông
không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Giúp
cho nhiều gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

An Thịnh, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Nhóm học sinh thực hiện

Nguyễn Thị Kiều
Nguyễn Thị Thúy

9


10


11


12


13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×