Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TÀI LIỆU VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.15 KB, 2 trang )

Thứ năm ngày 9 tháng 8 năm 2007
Sửa tập làm văn 9:
ĐỀ: Bình luận câu tục ngữ :
“ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
Dân tộc Việt Nam có hơn bốn ngàn năm văn hiến nên dòng văn học của chúng ta cũng rất phong phú
và đa dạng. Bên cạnh dòng văn học viết, văn học truyền miệng phát triển rất mạnh trong quần chúng nhân dân
lao động. Điều này, thể hiện rất rõ qua thơ ca hò vè. Nội dung của bất kỳ câu hò, điệu ru nào cũng thấm đượm
tình cảm yêu thương, hay chứa đựng những bài học kinh nghiệm của người xưa truyền lại cho thế hệ đời sau.
Một trong những bài học ấy là “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
Để thử sức chòu đựng của mỗi người trước những khó khăn trong cuộc sống như thế nào. ng cha ta
đã khéo lựa chọn hình ảnh so sánh: “Sức chòu đựng” với “Vàng” còn “Gian nan vất vả” với “Lửa”. Thật là một
sự lựa chọn sắc sảo, chính xác cả nghóa đen cũng như nghóa bóng. Sức chòu đựng của con người được trân trọng
như vàng. Ai vượt qua nhiều thử thách người ấy sẽ tích luỹ được nhiều vàng. Thử thách, gian nan không phải là
điều gì quá ghê ghớm như thực tế nó vẫn thể hiện. Chỉ những ai biếng nhác, không cố gắng hết sức mình mới
không vượt qua được các thử thách trong cuộc sống. Đã là thử thách thì dù đó là thử thách nhỏ, đòi hỏi người đối
diện cũng phải nổ lực để vượt qua. Chính bởi vậy lửa càng cao độ bao nhiêu thì vàng ấy mới thật là vàng mười.
Thử thách càng lớn, càng khó khăn thành công sẽ hiển hách hơn. Đinh ninh “ Lửa thử vàng, gian nan thử
sức”người xưa cũng ngầm khẳng đònh với chứng ta “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.” – Hồ Chí Minh-
Ngày nay “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”như là một bài học sâu sắc. Bởi cuộc sống trước mắt của
mỗi chúng ta lúc nào cũng đầy chông gai vất vả, mỗi người trước khi đến được với thành công đều phải vượt qua
biết bao thử thách. Và cũng nhờ những lần vượt khó đó, chúng ta rèn luyện thêm ý chí nghò lực cũng như tích luỹ
thêm được rất nhiều kiến thức quý báu. Vậy là ta có thêm rất nhiều vốn sau sau khi đã qua bên kia bờ thử thách.
Người có nhiều vốn tích luỹ chắc chắn sẽ dễ dàng thàng công trong mọi lónh vực, sẽ vững vàng trước mọi sóng
gió của cuộc đời hơn. Bác Hồ của chúng ta là một minh chứng sống động nhất về khía cạnh này. Với lòng quyết
tâm cao, Bác đã thực hiện được những hoài bảo lớn nhất của đời mình, đó là cỡi ách đô hộ của nước nhà, làm
cho dân ai cũng có cơm no, ai cũng được học hành…Và hiển nhiên Bác là Người giàu “vàng” nhất nên nhà thơ
Tố Hữu đã viết về Người : “ Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác


Cả đời Người là của nước non”
Những điều mà câu tục ngữ “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức” nêu ra là một bài học đã được trắc
nghiệm qua thời gian. Vậy mà trong xã hội hôm nay vẫn còn một bộ phận người xem nhẹ ý nghóa của nó. Họ
may mắn được thừa hưởng từ thành quả lao động của cha ông họ của cải. Nên họ có ý nghó không cần phải vượt
khó cũng đã có cuộc sống đầy đủ. Họ chính là những người sẽ thất bại khi vấp phải khó khăn dù đó là khó khăn
nhỏ nhất. Biết được điều này, chúng ta ngoài việc học hành kiến thức phổ thông ở trường, nên có ý thức rèn
luyện thêm tính vựơt khó.
Năm qua đi, tháng qua đi, nhưng mãi mãi “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”luôn là câu tục ngữ đúng
đắn. Nó như một lời động viên, an ủi những ai đang vấp ngã, dìu họ đứng dậy, tiếp tục đi tới tương lai. Câu tục
ngữ còn như một đôi cánh đầy sức mạnh, đưa hết thế hệ này đến thế hệ khác con cháu “Rồng Tiên” vượt mọi
thử thách , thác ghềnh, vững chải xây dựng đất nước càng ngày càng tươi đẹp hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×