Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Mùa xuân nho nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.35 KB, 25 trang )


Chào mừng các thầy cô giáo về
dự giờ với lớp 9G

Bài cũ:
Câu 1: Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những
câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?
A. Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân
thương với lời ru mang điệu hồn dân tộc.
B. Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả.
C. Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ
Việt Nam
D. Tất cả các ý A, B, C

Câu 2: Câu thơ nào sau đây có ý nghĩa đúc
kết một chân lý, một quy luật?
A. Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
B. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.
C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
D. Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.

Câu 3: Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc
nhất về nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu
của ca dao.


C. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt.
D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.

Tiết 116
Mùa xuân nho
Mùa xuân nho
nhỏ
nhỏ
(Thanh Hải)

I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả - tác phẩm:
a) Tác giả:
- Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là
Phạm Bá Ngoãn.
- Quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm
kháng chiến chống Pháp.
- Ông là một trong những cây bút có công xây
dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam
từ những ngày đầu.
b) Tác phẩm:
Bài thơ được viết vào tháng 11 – 1980, khi
nhà thơ đang nằm trên giường bệnh,
khoảng một tháng sau nhà thơ qua đời.

2. Đọc - Hiểu chú thích:
a) Đọc:
Chú ý: nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến
đổi theo mạch cảm xúc: say sưa, trìu mến ở

phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân
đất trời; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi
nói về mùa xuân đất nước; giọng tha thiết,
trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện
được góp “mùa xuân nho nhỏ” của cuộc đời
mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước.
b) Hiểu chú thích:
Chú ý các chú thích (1, 2, 3, 4) trong SGK.

3. Bố cục:
Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1 (Khổ đầu): Cảm xúc trước mùa xuân
thiên nhiên, đất trời.
- Đoạn 2 (Mùa xuân người cầm súng → Cứ đi
lên phía trước): Cảm xúc về mùa xuân đất
nước.
- Đoạn 3 (Ta làm con chim hót →Dù là khi tóc
bạc): Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ
trước mùa xuân đất nước.
- Đoạn 4 (Còn lại): Lời ngợi ca đất nước qua
điệu dân ca xứ Huế.

II. Phân tích văn bản:
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất
nước qua cảm xúc của nhà thơ:
a) Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác
giả phác hoạ như thế nào?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×