Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập Sở hữu trí tuệ NHÃN HIỆU có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.06 KB, 9 trang )

Bài tập 1: Bản án số 938/2013/KDTM-ST
Câu 1. Phân tích điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu của công ty Thuận Lê có
được bảo hộ theo Luật SHTT không? Vì sao?
1. Phân tích điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.
1.1 Nhãn hiệu thông thường
- Nhãn hiệu thông thường để được bảo hộ cần phải đi đăng ký theo quy định
của Luật SHTT.
CSPL: Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT.
- Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng những điều kiện sau đây:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc.
Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện không bảo hộ các nhãn hiệu dạng âm thanh
hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh hoặc mùi hương đó
có khả năng phân biệt cao.
+ Có khả năng phân biệt hành hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc
một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể
dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…. Theo đó, một số dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân
biệt tự thân như: các biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ;
các dấu hiệu chỉ địa điểm, nguồn gốc địa lý, phương pháp sản xuất hoặc các đặc tính
mô tả hàng hoá, dịch vụ; các hình đơn giản, chữ số, chữ cái…
*Lưu ý
(1) Luật SHTT cũng thừa nhận khả năng một số dấu hiệu nêu trên có thể dần
dần đạt được khả năng phân biệt nhờ quá trình đầu tư tiếp thị và truyền thông của
doanh nghiệp.
Ví dụ: Nhãn hiệu TCL (chỉ gồm các chữ cái) của một công ty điện tử Trung
quốc, nhãn hiệu thuốc lá 555 (chỉ gồm các chữ số), hay các nhãn hiệu “BIA SÀI
GÒN” hoặc “VANG ĐÀ LẠT” (tên hàng hóa + địa điểm sản xuất)… đã đạt được khả
năng phân biệt qua một quá trình sử dụng đến trước thời điểm nộp đơn đăng ký và do


vậy, sẽ được chấp nhận bảo hộ.
(2) Nhãn hiệu để được bảo hộ phải không có những dấu hiệu không được bảo
hộ với danh nghĩa nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật SHTT.


CSPL: Điều 72, Điều 73 Luật SHTT 2005.
1.2 Nhãn hiệu nổi tiếng
- Nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi thì đã được
xác lập quyền sở hữu trí tuệ mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
- Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật SHTT.
2. Nhãn hiệu của công ty Thuận Lê có được bảo hộ theo Luật SHTT
không? Vì sao?
Nhãn hiệu của công ty Thuận Lê được bảo hộ theo Luật SHTT vì:
- Nhãn hiệu “Flower box, not just flower, we deliver your feeling” của công ty
Thuận Lê đáp ứng đủ các điều kiện được bảo hộ nhãn hiệu: Là dấu hiệu nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, có khả năng phân biệt .
CSPL: Khoản 16 Điều 4, Điều 72 Luật SHTT.
- Nhãn hiệu này đã được công ty Thuận Lê đăng ký bảo hộ và đã được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 161818 ngày 14/04/2011.
CSPL: Khoản 16 Điều 4, Điểm a Khoản 3 Điều 6, Điều 27 Luật SHTT.
Câu 2. Công ty Anh Quân sử dụng dấu hiệu “Flowerbox.vn” có xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ của công ty Thuận Lê không? Nêu cơ sở pháp lý.
Công ty Anh Quân sử dụng dấu hiệu “Flowerbox.vn” là xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của công ty Thuận Lê. Với tên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là “Flower box,
not just flower, we deliver your feelings” công ty Thuận Lê đã được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu số 161818 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Công ty Anh Quân sử
dụng tên chi nhánh cửa hàng và website “Flowerbox.vn” trùng dấu hiệu “flower box”
với nhãn hiệu của công ty Thuận Lê, bên cạnh đó công ty Anh Quân còn kinh doanh
ngành nghề trùng với ngành nghề kinh doanh của công ty Thuận Lê. Các hành vi trên
của công ty Anh Quân đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của công ty Thuận Lê

theo Khoản 1 Điều 129 LSHTT 2009, có khả năng gây nhầm lẫn đến khách hàng với
việc lựa chọn hàng hóa sản phẩm tiêu dùng, cũng như gây tổn thất về giá trị vật chất
và tinh thần cho công ty Thuận Lê.
CSPL : Điều 11, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị
định số 119/2010/NĐ-CP.

Câu 3. Các yêu cầu của công ty Thuận Lê có phù hợp với quy định pháp luật
không? Vì sao?
Các yêu cầu của công ty Thuận Lê:


- Buộc Công ty TNHH Quân chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Flower box”
dưới mọi hình thức.
Yêu cầu này phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 202 Luật SHTT.
- Công ty TNHH Quân có trách nhiệm thông báo xin lỗi công khai trên các
phương tiện thông tin báo chí.
Yêu cầu này phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 202 Luật SHTT.
- Yêu cầu Công ty TNHH Quân bồi thường thiệt hại là 300.000.000 đồng và các
khoản chi phí giải quyết vi phạm 50. 000. 000 đồng.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại là phù hợp với quy định tại Khoản 3, Điều 202
Luật SHTT và Điều 20 NĐ 105/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên Công ty không cung cấp
được chứng cứ để chứng minh mức thiệt hại cũng như những chi phí cần thiết để giải
quyết vi phạm nên yêu cầu này không được chấp nhận.
Bài tập 2: Tình huống
Câu 1. Hành vi của ông Vinh có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Việt
My không? Vì sao?
Hành vi của ông Vinh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Việt My, cụ
thể là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Thebol” đã được cấp giấy chứng
nhận đăng ký bảo hộ theo Điểm a Khoản 1 Điều 129 LSHTT 2009.
Yếu tố xâm phạm:

- Ông Vinh đã sử dụng dấu hiệu “Thebol” gắn lên sản phẩm sữa tắm của mình
(với chất lượng kém hơn). Dấu hiệu này hoàn toàn trùng với nhãn hiệu “Thebol” đã
được công ty Việt My đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hoạt động sản xuất và kinh doanh
sữa tắm của công ty;
- Ông Vinh đem sữa tắm mang dấu hiệu “Thebol” của mình bán lẻ tại các sạp
chợ, cửa hàng tạp hóa mà không có sự cho phép của chủ sở hữu là công ty Việt My.
Đây là hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu trùng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá,
dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
CSPL: Điều 11 NĐ 105/2006/NĐ-CP, Điểm a Khoản 1 Điều 129 LSHTT 2009
Câu 2: Theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, những yêu cầu trên của công ty
Việt My có được chấp nhận hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý.
- Buộc ông Vinh chấm dứt sản xuất và bán sản phẩm mang dấu hiệu “Thebol”:
Yêu cầu này được chấp nhận vì theo như phân tích ở trên ông Vinh đã có hành
vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty Việt My (công ty Việt My là chủ sở hữu nhãn hiệu


“Thebol”). Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện vụ án dân
sự nhằm yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể ra phán quyết về việc buộc
bên xâm phạm nhãn hiệu phải thực hiện việc hấm dứt hành vi xâm phạm.
CSPL: Khoản 1 Điều 202 Luật SHTT 2005
- Buộc bồi thường các khoản thiệt hại: 49.000.000 đồng là khoản tiền tương
đương doanh thu từ 110 thùng sữa tắm mà ông Vinh đã bán được.
Yêu cầu này không được chấp nhận vì công ty chỉ được quyền yêu cầu bồi
thường khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi vi phạm quyền
SHTT chứ không được quyền đòi bồi thường toàn bộ doanh thu. Nếu công ty có thiệt
hại vật chất thì có thể đòi bồi thường cộng với lợi nhuận từ hành vi bán sữa tắm của
ông Vinh chứ không được yêu cầu bồi thường toàn bộ doanh thu như trên.
CSPL: Khoản 4 Điều 202 Luật SHTT 2005, Điểm a Khoản 1 Điều 205.
- Buộc bồi thường 16.200.000 đồng là tiền mà công ty Việt My đã bỏ ra để mua
sản phẩm của ông Vinh nhằm giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền; 50.000.000 đồng

chi phí thuê luật sư tư vấn.
+ 50.000.000 đồng chi phí thuê luật sư tư vấn: yêu cầu này được chấp nhận vì
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc cá nhân có hành vi xâm
phâm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư
CSPL: Khoản 3 Điều 205 Luật SHTT 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
+ 16.200.000 đồng là tiền mà công ty Việt My đã bỏ ra để mua sản phẩm của
ông Vinh nhằm giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền:
Yêu cầu này không được chấp nhận, vì việc đưa ra chứng cứ để chứng minh về
hành vi xâm phạm là nghĩa vụ của nguyên đơn. Nên việc công ty Việt My bỏ tiền ra để
mua sản phẩm của ông Vinh nhằm giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, chi phí mà
Việt My bỏ ra không thuộc trường hợp phải bồi thường. (Chỉ bồi thường thiệt hại trong
các trường hợp quy định tại Điều 205 205 Luật SHTT 2005). Công ty chỉ có thể yêu
cầu bồi thường chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá
xâm phạm.
CSPL: Khoản 3 Điều 203 Luật SHTT 2005, Điều 20 NĐ 105/2006/NĐ-CP
Câu 3. Giả sử năm 2009, ông Vinh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Thebol” cho sản
phẩm sữa tắm, cơ quan có thẩm quyền có cấp văn bằng bảo hộ cho ông không?
Vì sao?
Năm 2008 , Công ty Việt Mỹ được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu với tên
sản phẩm là sữa tắm “Thebol”. Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật SHTT quy


định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ : “Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu
lực kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần
liên tiếp, mỗi lần mười năm.”
Như vậy, việc ông Vinh nộp đơn đăng kí nhãn hiệu “Thebol” cho sản phẩm sữa
tắm của mình vào năm 2008 thì sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ vì đang trong thời
gian được bảo hộ đối với nhãn hiệu sữa tắm của Công ty Việt Mỹ .
Tuy nhiên , trong trường hợp Công ty Việt Mỹ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công
nghiệp hay văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc giấy chứng nhận đăng kí nhãn

hiệu không hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp thuộc trường
hợp được quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT thì đơn đăng kí nhãn
hiệu “Thebol” cho sản phấm sữa tắm của ông Vinh sẽ được cơ quan có thẩm quyền
xem xét và cấp văn bằng bảo hộ khi thỏa mãn các điều kiện theo Luật định (Mục 4:
điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu).
B. Phần Không thảo luận với giảng viên
Câu 1. Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử
dụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu của công ty Marvel không?
Nêu cơ sở pháp lý.
Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử
dụng nhãn hiệu X-Men không xâm phạm quyền sở hữu của công ty Marvel.
CSPL: Khoản 5 Điều 73 Luật SHTT, Điểm a Tiểu mục 39.12 Mục 5 Chương 1
TT 01/2007.
“39.12. Thẩm định khả năng gây nhầm lẫn khác của dấu hiệu
Việc thẩm định khả năng gây nhầm lẫn khác của dấu hiệu được thực hiện theo
quy định tại Điều 73 và khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định cụ
thể sau đây.
a) Dấu hiệu bị coi là gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá, dịch
vụ trong các trường hợp sau đây:

(iv) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh
của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài; dấu hiệu
trùng hoặc tương tự với tên gọi hoặc hình ảnh nhân vật, hình tượng đặc trưng của
tác phẩm đã biết đến một cách rộng rãi, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng
làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu là do
chủ sở hữu tác phẩm đó sản xuất, thực hiện;”
Theo nhóm em, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men
trong trường hợp trên là không gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ (không thuộc
Khoản 5 Điều 73 Luật SHTT). Bởi vì:
- Khái niệm X-MEN của 2 công ty trên là khác nhau, đối với công ty Marvel XMEN được hiểu là những dị nhân, siêu nhân trong truyện (lĩnh vực kinh doanh là

truyện tranh, trò chơi phim => thuộc về quyền tác giả), còn đối với công ty Hàng gia


dụng quốc tế X-MAN được hiểu là người đàn ông đích thực (lĩnh vực kinh doanh là
mỹ phẩm dành cho người => quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu). Như vậy, 2 đối
tượng này thuộc 2 lĩnh vực khác nhau.
- Công ty Marvel chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu X-MEN trong lĩnh vực kinh
doanh mỹ phẩm danh cho người. Trên thực tế, công ty cũng không có sản xuất, kinh
doanh các loại mỹ phẩm này. Vì vậy, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn
hiệu X-MEN không làm người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là sản phẩm của công ty
Marvel.
Câu 2. Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Gíấy chứng
nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng
quốc tế là đúng hay sai? Vì sao Tòa lại xác định như vậy?
Trong bản án số 15, Tòa án xác định Quyết định cấp Gíấy chứng nhận đăng kí
nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng pháp
luật, bởi nhãn hiệu X-MEN của Công ty Hàng gia dụng quốc tế đã thỏa mãn là dấu
hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu:
- Thứ nhất, xét về mặt từ ngữ thì từ “X-MEN” của Công ty Hàng gia dụng quốc
tế và Công ty Marvel là giống nhau về cách phát âm, nhưng từ “X-MEN” của Công ty
Marvel không phải là tên gọi nhân vật hay hình ảnh nhân vật trong tác phẩm. Còn hình
tượng đặc trưng các tác phẩm cuả Công ty Marvel và thông điệp mà nhãn hiệu “XMEN” của Công ty Hàng gia dụng quốc tế truyền tải cũng không trùng hay tương tự
nhau.
- Thứ hai: yêu cầu tên gọi, hình ảnh nhân vật, hoặc hình tượng đặc trưng của tác
phẩm được biết đên một cách rộng rãi. Dựa trên quy định của pháp luật về quyền tác
giả thì tên gọi trong tác phẩm, hình tượng tác phẩm không phải hình tượng được bảo
hộ quyền tác giả, nhưng trong trường hợp tên gọi nhân vật, hình tượng đặc trưng của
tác phẩm được biết đến một cách rộng rãi thì chủ sở hữu của tác phẩm vẫn cần được
bảo vệ, nếu có chủ thể khác lợi dụng kinh doanh để lừa dối hay làm cho người tiêu
dùng hiểu sai về hàng hóa, dich vụ. Tuy nhiên, trong vụ việc được bình luận, tòa án

chưa làm rõ vấn đề này và bản thân Công Ty Marvel cũng chưa cung cấp được bằng
chứng thuyết phục, chứng minh khái niệm X-MEN của mình được biết đến rộng rãi
trên lãnh thổ Việt Nam hay không.
- Thứ ba: nhãn hiệu X-MEN gắn trên mỹ phẩm công ty hàng gia dụng quốc tế
phải làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là hàng mỹ phẩm do Công ty
Marvel sản xuất, thực hiện. Trên thực tế việc nhầm lẫn này là rất khó xảy ra, vì có thể
khái niệm của X-MEN của Công ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện,
tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm dành cho nam giới thìCông ty Marvel chưa
từng có bất kì sản phẩm hay thông tin nào cho thấy điều đó tai Việt Nam.Vì vậy, người
tiêu dùng khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN của Công ty Hàng gia dụng quốc
tế không thể nhầm lẫn đó là sản phẩm của Công ty Marvel.


Câu 3. Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu XMen của công ty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về nguồn gốc hàng hóa không? Vì sao?
Quan điểm của tác giả bình luận không cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu X-Men
của công ty Hàng gia dụng quốc tế gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc hàng hóa.
Tác giả căn cứ khoản 5 Điều 73 LSHTT và điểm a tiểu mục 39.12 Mục 5
Chương 1 Thông tư 01/2007 khẳng định nhãn hiệu X-Men của công ty hàng gia dụng
quốc tế không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn, hiểu sai đối với nguồn gốc xuất xứ
của hàng hóa và nhãn hiệu này không thuộc trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ là
nhẫn hiệu.
Tác giả đã xét tới 3 điều kiện để một dấu hiệu bị coi là nhầm lẫn, hiểu sai lệch
hay lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa:
1. Một là, trùng hay tương tự với tên gọi hay hình ảnh của nhân vật, hình tượng
đặc trưng của tác phẩm;
2. Hai là, các đối tượng này đã được biết đến một cách rộng rãi;
3. Ba là, làm cho người tiêu dùng tưởng rằng hàng hóa mang dấu hiệu là do chủ
sỡ hữu tác phẩm đó sản xuất thực hiện.

Tác giả cho rằng phải xem xét nhãn hiệu X-Men của công ty hàng gia dụng
quốc tế có đáp ứng tất cả các điều kiện trên hay không, nếu thõa mãn hết thì thuộc
trường hợp không được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu và có cơ sở để hủy bỏ hiệu lực
của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu này.
Đối với điều kiện thứ nhất: tên gọi X-Men của công ty Marvel không phải là
tên của một nhân vật cụ thể trong tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, mà X-Men là
tên chung của một nhóm người (nhân vật) có chứa gen đột biến X. Mỗi nhân vật trong
nhóm lại có tên gọi khác nhau và tên gọi ấy mới là tên nhân vật trong tác phẩm. Hơn
nữa hình tượng các tác phẩm liên quan đến nhóm X-Men của công ty Marvel là các
siêu anh hùng có gen đột biến (dị nhân) mỗi người có một năng lực đặc biệt khác nhau
còn thông điệp mà sản phẩm mang nhãn hiệu X-Men của công ty hàng gia dụng quốc
tế mang đến là “Người đàn ông đích thực”, là các mỹ phẫm dành chon nam như dầu
gội, nước hoa,… do đó hình tượng đặc trưng trong tác phẩm của công ty Marvel và
thông điệp mà nhãn hiệu X-Men truyền tải cũng không trùng hay tương tự nhau. Vậy
điều kiện thứ nhất không thỏa mãn.
Điều kiện thứ hai: yêu cầu tên gọi, hình ảnh nhân vật, hình tượng đặc trưng của
nhân vật được biết đến một cách rộng rãi. Trong vụ việc, Tòa án cũng chưa làm rõ vấn
đề này và bản thân công ty Marvel cũng chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục


và chứng minh khái niệm X-Men của mình có được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt
Nam hay không.
Điều kiện thứ ba: nhãn hiệu X-Men gắn trên mỹ phẩm của công ty hàng gia
dụng quốc tế phải làm cho người tiêu dùng hiểu lầm là đây là mỹ phẩm do công ty
Marvel sản xuất ra. Trên thực tế việc nhầm lẫn này là rất khó xảy ra vì khái niệm XMen của công ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện, tuy nhiên trong
lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm dành chon nam giới thì công ty Marvel chưa từng có bất kỳ
sản phẩm hay thông tin nào cho thấy cho thấy điều đó tại Việt Nam. Vì vậy người tiêu
dùng khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu X-Men của công ty hàng gia dụng quốc tế
không thể có nhầm lẫn đó là sản phẩm của công ty Marvel. Vậy điều kiện này cũng
không thõa mãn.

Từ đó tác giả đi đến kết luận việc sử dụng nhãn hiệu X-Men của công ty hàng
gia dụng quốc tế không gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của hàng hóa.
Câu 4. Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp
này có phù hợp không? Giải thích vì sao.
Theo quan điểm của nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý vì
Tòa án đã giải quyết hợp lý về các vấn đề sau:
- Về vấn đề xác định luật áp dụng:
Vấn đề xác định quy định pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc có vai trò đặc
biệt quan trọng và ý nghĩa quyết định để giải quyết vụ việc một cách đúng đắn.
Trong vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xác định tại thời điểm Công ty
Hàng gia dụng quốc tế nộp đơn và được cấp văn bằng số 63481, Bộ Luật Dân sự 1995
đang có hiệu lực. Theo Điều 785 Bộ luật này, nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa “là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh khác nhau”.
Như vậy, điều đầu tiên và cơ bản nhất là một dấu hiệu được coi là nhãn hiệu khi
nó sử dụng gắn với sản phẩm (hoặc dịch vụ) nhất định để thực hiện chức năng phân
biệt. Theo đó Tòa xác định “nhãn hiệu” tồn tại tách rời khỏi sản phẩm. Trong khi Công
ty Marvel không xuất trình được chứng cứ chứng minh cho sản phẩm cùng loại tại
Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam từ năm 2003 đến nay lại biết đến sản phẩm XMEN của Công ty Hàng gia dụng Quốc tế một cách rộng rãi, thông qua việc chào bán,
quảng cáo sản phẩm này.
- Vấn đề bảo hộ tên gọi, biểu tượng nhân vật:
Theo qui định tại Điều 6.1h, Nghị định 63/CP, nhãn hiệu hàng hoá được công
nhận có khả năng phân biệt khi “không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc
bản quyền tác giả của người khác”.


Tòa án cho rằng X-MEN của Marvel (tiếng Việt được biết đến như những DỊ
NHÂN) không phải là một nhân vật cụ thể. Đó là tên gọi 1 nhóm người có chứa gen X
(gen đột biến) nên có những khả năng khác thường. Mỗi nhân vật trong nhóm có tên
gọi riêng như Cyclops, Iceman, Angel, Beast, Grey. Do đó, việc đưa ra điều khoản này

khi đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng 36481 là không phù hợp. Trong khi đó Cục Bản
Quyền tác giả và Văn học nghệ thuật Việt Nam cũng khẳng định: luật về bản quyền tác
giả và các văn bản hướng dẫn thi hành không qui định về việc bản hộ tên nhân vật
trong tác phẩm. Giới hạn về việc bảo hộ nhân vật như một phần trọng yếu của tác
phẩm vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ và chưa được xác định rõ trong các quy định pháp
luật Việt Nam
- Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.
Do Marvel không có sản phẩm (đồng nghĩa với không có uy tín đối với mặt
hàng mỹ phẩm), Tòa án đã không kết luận Công ty hàng gia dụng quốc tế lợi dụng uy
tín của Marvel. Nhận định của Tòa án trong trường hợp này có cách tiếp cận từ khía
cạnh thực tế của vụ việc. Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, Công ty Hàng dụng quốc
tế đã khai thác và xây dựng thành công hình tượng “NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐÍCH
THỰC” gắn với nhãn hiệu X-MEN. Hình tượng “Người đàn ông đích thực” sử dụng
sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN hoàn toàn độc lập và khác biệt đối với nhóm người
DỊ NHÂN mang gien X (gọi chung là X-MEN) của Marvel Characters.
- Về vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng:
Tuy rằng bản án của tòa đã không trực tiếp giải thích lý do vì sao nhãn hiệu “XMEN” của Công ty Marvel không phải là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhưng Tòa án có thể từ
chối công nhận nhãn hiệu “X-MEN” của Công ty Marvel là nhãn hiệu nổi tiếng vì các
chứng cứ mà Công ty Marvel cung cấp “chưa được cơ quan chức năng xác định”. Điều
này là hoàn toàn hợp lý, vì để xét xử đúng thì Tòa án cần dựa vào chứng cứ mà cơ
quan chức năng chưa cung cấp được chứng cứ cụ thể nên Tòa án có lý do để từ chối
chối công nhận nhãn hiệu “X-MEN” của Công ty Marvel là nhãn hiệu nổi tiếng.



×