Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập Luật hình sự phần các tội phạm có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.83 KB, 9 trang )

BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM
(có đáp án)
I/ Nhận định:
Câu 26: Hành vi buôn bán trái phép mọi loại hàng cấm có số lượng lớn
qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS).
Nhận định trên là SAI.
Không phải hành vi buôn bán trái phép mọi loại hàng cấm có số lượng lớn
qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu vì có một số loại hàng cấm đã là đối
tượng tác động của tội khác nên không là đối tượng tác động của tội này nữa.
Trong trường hợp buôn bán trái phép số lượng lớn hàng cấm như ma túy, vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy,
chất độc… thì dù buôn bán qua biên giới cũng áp dụng điều luật riêng tương
ứng của loại hàng cấm với tình tiết “vận chuyển, mua bán qua biên giới”.

1


Câu 27: Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với
tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa là hàng giả.
Nhận định trên là SAI.
Theo Điều 4 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP thì Hàng giả là hàng hóa có hàm
lượng, định lượng chất chính từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng
hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa. Như vậy hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so
với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa nhưng cao hơn 70% thì không là hàng giả.
Câu 28: Buôn bán qua biên giới trái phép pháo nổ có số lượng lớn thì
cấu thành Tội buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS).
Nhận định trên là SAI.
Đối tượng tác động của Tội buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà


nước cấm kinh doanh. Mặc dù Nghị định số 59/2006/ NĐ-CP có quy định pháo
nổ là một trong những hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhưng pháo nổ
không là đối tượng tác động của tội này vì đã là đối tượng của tội phạm khác đó
là Tội mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 232 BLHS).

2


Câu 34: Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên
đều cấu thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 161 BLHS.
Nhận định này là ĐÚNG.
Trường hợp hành vi kinh doanh trái phép có thêm dấu hiệu kinh doanh hàng
phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phạm Tội kinh doanh trái phép
theo điều 159 BLHS.
Câu 37: Không phải mọi hành vi tự in trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a BLHS).
Nhận định trên là ĐÚNG.
Vì theo quy định của pháp luật thì hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành tội phạm nếu hóa đơn chứng từ có số
lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Nên nếu như hành vi in trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà có số lượng chưa đạt tới mức
số lượng lớn thì không cấu thành tội này (ở đây nhà nước quy định số lượng hóa
đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số
đến dưới 100 số được coi là lớn; số lượng hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách

3



nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến
dưới 30 số được coi là lớn).
Câu 44: Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được
bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại đều cấu thành Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 BLHS).
Nhận định trên là SAI.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam với quy mô thương mại cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 171 BLHS) khi hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý. Nếu hành
vi này không được thực hiện với lỗi cố ý thì không cấu thành tội này.

II/ Bài tập:
Bài tập 12:
a)

A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác
việc làm của B với công an. B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt
ra.

4


Trả lời:

1.
2.

A phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 BLHS.
Các dấu hiệu pháp lý:
Khách thể: quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

Đối tượng tác động: 5 triệu đồng và tinh thần B.
Mặt khách quan:
Hành vi “có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác”: A đe dọa sẽ tố giác việc
buôn bán hàng cấm của B với công an nếu B không đưa cho A số tiền 5 triệu

3.
4.

đồng.
Mặt chủ quan:
Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: nhằm chiếm đoạt 5 triệu đồng.
Chủ thể: thường.
(Nói sơ về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ
lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì
người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.
Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:
- Doạ sẽ huỷ hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài
sản cho người phạm tội. Ví dụ: Doạ sẽ đốt nhà, đốt xe; doạ sẽ đập phá nhà,
đập phá xe hoặc những tài sản khác...
- Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có
trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết. Ví dụ: A biết B có
5


ngoại tình với chị H, nên A viết thư yêu cầu B phải giao cho y một số tiền,
nếu không y sẽ nói cho vợ của B biết về việc ngoại tình của B.
- Bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản. Ví dụ: Trần Tuấn A là
phóng viên một tờ báo của một ngành, viết một bài vu khống đồng chí

Nguyễn Văn T là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã quan hệ bất chính
với chị Trần Thị M là nhân viên văn thư của huyện. Tuấn A không gửi bài
đăng báo mà giử cho đồng chí T với lời yêu cầu bóng gió “anh nên thu xếp
cho êm” và gọi điện thoại gợi ý cho đồng chí T chi một số tiền, y sẽ “dẹp
yên” chuyện này. Mặc dù không có việc quan hệ bất chính với chị M, nhưng
vì sợ nếu A cho đăng bài báo thì uy tín của mình bị ảnh hưởng, nhất là sắp
đến kỳ bầu cử lại Hội đồng nhân dân huyện, nên đồng chí T đã phải giao cho
A một khoản tiền. Sau khi nhận được tiền, Tuấn A thấy có thể tiếp tục tống
tiền được đồng chí T nên lại gọi điện yêu cầu đồng chí giao thêm tiền để lo
việc, nhưng đồng chí T đã tố cáo hành vi tống tiền của A.
- Giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan... để
kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao
nộp tiền hoặc tài sản. Ví dụ: Bùi Huy T, Vũ Văn Đ và Hoàng Văn H đã giả
danh Cảnh sát giao thông để chặn xe tải do anh Đinh Văn Th lái, buộc anh
Th phải nộp một số tiền nếu không sẽ đưa xe về trụ sở. Vì anh Th chở hàng

6


tươi sống nếu để chúng đưa xe về trụ sở thì sẽ hỏng hết hàng nên anh Th đã
b)

giáo cho bọn chúng một số tiền).
A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang. Thấy
A mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng, yêu cầu B
về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ
tha. B chấp nhận và giao tiền cho A.
Trả lời:

1.

2.
-

A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS.
Các dấu hiệu pháp lý:
Khách thể: tài sản của B.
Đối tượng tác động: 5 triệu đồng.
Mặt khách quan:
Hành vi lừa dối: A cố ý đưa ra thông tin gian dối bằng cách mặc trang phục công
an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang, yêu cầu về B trụ sở để lập biên

-

bản.
Hành vi chiếm đoạt tài sản: A nói B đưa cho A năm (5) triệu thì sẽ tha, B chấp

3.
4.

nhận và giao tiền cho A.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể: thường.
Bài tập 13:
A phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS.
Dấu hiệu pháp lý:

1.

Khách thể: Quyền sở hữu gói mỹ phẩm của chủ hàng.
7



2.
-

Đối tượng tác động: Gói mỹ phẩm giá 3 triệu.
Mặt khách quan:
Hành vi:
Đưa ra thông tin gian dối để làm chủ hàng sơ hở: Đó là hành vi thuê quần áo
đẹp mặc, hỏi mua mỹ phẩm rồi mượn cớ phải mua một số hàng khác nên gởi lại

-

gói hàng, hẹn quay lại lấy.
Lén lút chiếm đoạt tài sản: Đó là hành vi nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số
khách khác không để ý, A đã tráo đổi gói đồ khô giá 50.000 đồng với gói mỹ

3.
4.

phẩm giá 3 triệu.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể: A là người đủ tuổi chịu TNHS, có NLTNHS.
Bài tập 16:
Hành vi của B cấu thành tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 136
BLHS.
Dấu hiệu pháp lý:

1.
2.


Khách thể: quan hệ sở hữu của M.
Đối tượng tác động: xe gắn máy của M (trị giá 20 triệu đồng).
Mặt khách quan:
Hành vi: Hành vi chiếm đoạt tài sản của B diễn ra một cách công khai và

-

nhanh chóng.
Công khai: ngay khi hành vi chiếm đoạt xảy ra, M biết ngay lập tức. B biết rằng

3.
4.

M sẽ biết nhưng không có ý định che giấu.
Nhanh chóng: Sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, B phóng xe đi mất.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể: B là chủ thể thường, đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.

8


B phạm tội cướp giật tài sản bởi lẽ B thực hiện hành vi chiếm đoạt xe gắn
máy của M một cách công khai và nhanh chóng. B đã cố tình giả vờ đánh rơi
cặp xách để lợi dụng sơ hở lúc M xuống xe nhặt giúp, B nhanh chóng phóng xe
đi mất.
Bài tập 25:

1.
2.


Hành vi của Công ty A cấu thành Tội trốn thuế (Điều 161 BLHS).
Các dấu hiệu pháp lý:
Khách thể: Chính sách thuế của Nhà nước.
Mặt khách quan: hành vi công ty A khai sai về hàm lượng của nguyên liệu sản

3.
4.

xuất thuốc trừ sâu BPMC.
Chủ thể: chủ công ty A có năng lực TNHS.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý nhằm trốn thuế nhà nước với giá trị 1 tỷ 450 triệu đồng.
Bài tập 25:
Hành vi của công ty bào vệ thực vật A cấu thành tội Trốn thuế (Điều 161

1.
2.

BLHS).
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể: xâm phạm đến chính sách thuế của nhà nước.
Mặt khách quan:
Hành vi: nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc
trừ sâu

3.

4.

BPMC hàm lượng khai báo là 97% , nhưng qua kiểm định của


Trung tâm kiểm dịch thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%.
Chủ thể thường: Công ty A có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật
định.
Mặt chủ quan:
Lỗi: cố ý trực tiếp.
9



×