Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÁO CÁO MÔN HỌC: QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.1 KB, 4 trang )

BÁO CÁO MÔN HỌC: QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Nhóm 11
Lớp 13NL
Thành viên:

Câu 1. Phân tích ưu nhược điểm của việc thuê và tự kiểm toán?
Tự kiểm toán: là tự thực hiện bằng đội ngủ cán bộ có năng lực
kiểm toán trong doanh nghiệp
Ưu điểm:


Thông tin dễ thu nhập và chính xác



Chi phí kiểm toán thấp.



Độ bảo mật thông tin cao.

Nhược điểm:


Hạn chế về thiết bị đo chuyên dùng



Phải có đội ngũ kiểm toán viên năng lực trong nội bộ




Kết quả bị ảnh hưởng bởi thói quen.



Hạn chế về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng

Thuê kiểm toán: là thuê các công ty kiểm toán từ bên ngoài, có
giấy phép hoạt động kiểm toán theo luật định


Ưu điểm:


Kết quả khách quan



Có đội ngủ nhân viên kiểm toán có chuyên môn, kinh
nghiệm



Giải pháp tiết kiệm năng lượng phong phú hơn



Trang thiết bị đo đầy đủ, độ chính xác cao.


Nhược điểm:


Kết quả phụ thuộc vào tính chính xác của thông tin
cung cấp.



Đòi hỏi độ bảo mật thông tin



Chi phí kiểm toán cao.

Câu 2: Phân tích các giải pháp thực hiện để giảm tiêu thụ điện phục
vụ chiếu sáng cho một công ty may.
-Một trong những rào cản lớn nhất của doanh nghiệp dệt may hiện nay là
phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị công nghệ lạc
hậu dẫn đến chi phí sản xuất luôn ở mức cao, lợi nhuận thu được không
nhiều, hiệu quả kinh tế của ngành thấp. Để giảm giá thành sản phẩm,
tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều giải pháp khác
nhau, trong đó tiết kiệm năng lượng là giải pháp hiệu quả và dễ thực
hiện nhất. Với điều kiện sản xuất lạc hậu các doanh nghiệp dệt may .
-Việt Nam hiện nay thì việc TKNL có thể thực hiện được trong hầu khắp


các khâu từ quản lý đến sản xuất như: Hệ thống lò hơi, máy nén khí,
động cơ, chiếu sáng, cải tiến thiết bị, quy trình công nghệ, hợp lý hoá kế
hoạch sản xuất và kế hoạch bảo dưỡng thiết bị, tiết kiệm nước, nâng cao
ý thức tiết kiệm của nhân viên ... Những giải pháp này khá đơn giản, vốn

đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn ngắn..
-Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu về giải pháp thực hiện để giảm tiêu thụ
điện phục vụ chiếu sáng cho một số công ty may, cụ thể như sau:
+ Công ty dệt may Huế: _Mỗi năm, Công ty có doanh thu trên 500 tỷ
đồng, giải quyết việc làm cho hơn 2.600 lao động. Tuy nhiên, chi phí
năng lượng rất lớn, bình quân 30 tỷ đồng/năm. Do đó, giải quyết bài
toán tiết giảm chi phí năng lượng là mục tiêu mà công ty luôn nhằm đến.
_Cải tạo hệ thống chiếu sáng khu vực Nhà máy
May, bằng cách giảm bớt 17/46 bộ đèn/chuyền, phân bố đều 29 bộ đèn
còn lại và lắp đặt bộ đèn Led tăng cường chiếu sáng tập trung cho từng
máy. Với giải pháp này lượng điện tiết kiệm được trong 1 giờ là
15.266W, mỗi năm công ty tiết kiệm trên 43.000 kWh tương đương 37,5
triệu đồng.
+ Công ty TNHH Dệt may Tín Thành: _Là một doanh nghiệp dệt may
với công suất thiết kế 2,5 triệu mét vải/năm, nhưng mỗi tháng cơ sở này
tiêu thụ khoảng 40.000-60.000 kWh.
_ Giải pháp tiết kiệm điện cho
hệ thống chiếu sáng đã được tiến hành bằng việc thay thế các bóng đèn


sợi đốt bằng đèn huỳnh quang, lắp đặt các chụp đèn phản quang inox. Sử
dụng các chụp đèn phản quang giúp tăng độ sáng tại các vị trí làm việc.
Giải pháp này trực tiếp làm giảm điện năng tiêu thụ đối với các khu vực
cần tăng độ sáng và gián tiếp làm tăng năng xuất lao động. Đo đạc tại
chỗ cho thấy, việc lắp đặt các chụp phản quang đã giúp gia tăng 42 –
50% cường độ sáng tại không gian làm việc trong xưởng.




×