Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập HSG hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.26 KB, 2 trang )

Bồi dưỡng HSG Hóa học 10
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TỬ
Bài 1: Tổng số hạt (p, n, e) của nguyên tử nguyên tố X là 115, trong đó số hạt nơtron nhiều
hơn số hạt electron là 10 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tố X, kí hiệu hóa học
của X.
Bài 2: Tổng số hạt (p, n, e) của 2 nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt
mang điện của nguyên tử A là 12. Xác định nguyên tố A, B.
Bài 3: Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p,n,e) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử
X là 23. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34. Xác
định công thức phân tử M2X.
Bài 4: Một hợp chất AB2 có tổng số hạt (p,n,e) bằng 106, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 34. Tổng số hạt (p,n,e) trong nguyên tử A nhiều hơn B cũng
là 34. Số khối của A lớn hơn số khối của B là 23. Xác định tên hợp chất AB 2.
Bài 5: Trong phân tử XY3 có tổng số hạt (p, n,e) bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là
76. Xác định kí hiệu hóa học của X, Y và XY3.
Bài 6: Phân tử hợp chất A có dạng MXa, trong đó tổng số hạt proton là 77. Số hạt mang điện
trong nguyên tử M nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 18. Trong A, số proton
của X lớn hơn số proton của M là 25 hạt. Xác định công thức hóa học của A.
Bài 7: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt electron, nơtron và proton là 178 hạt, trong đó
tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Trong hạt nhân M số
nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt. Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Xác định
công thức hóa học của MX2.
Bài 8: Phân tử hợp chất A có dạng XYZ, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 22. Hiệu số khối giữa Y và Z gấp 10 lần số khối của X. Tổng số khối
của Y và Z gấp 27 lần số khối của X. Tổng số các hạt mang điện và không mang điện trong
phân tử A là 82. Tìm công thức của A.
Bài 9: Hợp chất X có công thức AB2 (A, B là 2 nguyên tố hoá học). Tổng số proton trong
phân tử X là 58. Số hạt mang điện trong nguyên tử A gấp 1,625 lần số hạt mang điện trong


nguyên tử B.
a/ Xác định công thức phân tử của X.
b/ Đốt cháy hoàn toàn X trong oxi dư, sản phẩm sinh ra có chất khí Y (mùi hắc). Nêu và giải
thích hiện tượng khi cho khí Y từ từ đến dư vào:
b1/ dung dịch thuốc tím.
b2/ nước brom.
b3/ dung dịch axit sunfuhidric.
Bài 10: Hợp chất ion tạo nên tử các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (p,n,e)
trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28


Bồi dưỡng HSG Hóa học 10
hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Xác định
số khối, số hiệu nguyên tử của M, X và công thức phân tử MX.
Bài 11: Hãy tính khối lượng của 1 mol nơtron và 1 mol proton.
Bài 12: Cho biết nguyên tử khối của đồng là 64u.
a) Tính khối lượng của nguyên tử đồng.
b) Tính khối lượng của 21,07.1023 nguyên tử đồng
c) Tính số nguyên tử đồng trong 2,88 gam đồng.
Bài 13: Nguyên tử kali có 19 electron, 19 proton và 20 nơtron.
a) Tính khối lượng nguyên tử kali
b) Tính tỉ lệ khối lượng của eletron và của hạt nhân so với khối lượng toàn nguyên tử, từ đó
rút ra kết luận gì?
Bài 14: Nguyên tử photpho (P) gồm: 15 proton, 15 electron và 16 nơtron. Tính khối lượng
của electron có trong 5,6 gam photpho.
Bài 15: Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 có 27,3% C và 72,7% O theo khối
lượng. Biết nguyên tử khối của cacbon là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của oxi.
109
47


Ag

Bài 16: Nguyên tử khối trung bình của bạc (Ag) là 107,87, trong đó
chiếm 44% còn
lại là đồng vị thứ hai. Hãy xác định số khối của đồng vị thứ hai.
Bài 17: Một nguyên tố có 4 đồng vị lần lượt chiếm tỉ lệ là 67,76%; 26,16%; 2,42% và
3,66%. Biết rằng đồng vị II hơn đồng vị I là 2 nơtron; đồng vị III hơn đồng vị II là 1 nơtron
và đồng vị IV hơn đồng vị III là 1 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố này là
58,74u.
a) Xác định số khối của 4 đồng vị.
b) Viết kí hiệu nguyên tử của 4 đồng vị này. Cho biết đồng vị I có 30 nơtron.
Bài 18:
Tính
bán kính gần đúng của nguyên tử canxi, biết
rằng
1 mol canxi chiếm thể tích 25,87 cm3 và trong
tinh
thể, các nguyên tử canxi chỉ chiếm 74% thể tích,
còn
lại là các khe trống.
Bài
19: Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở
0
20 C,
biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng
1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các
nguyên tử Ca có hình cầu, có độ đặc khít là
74%. Cho nguyên tử khối của Ca = 40,08.
Bài 20: Tính bán kính nguyên tử gần đúng
của Fe ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối

lượng riêng của Fe bằng 7,87 g/cm3 . Giả
thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe có hình
cầu, có độ đặc khít là 68%. Cho nguyên tử
khối của Fe= 55,85.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×