Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

Bài Giảng: Giáo Dục Về Tài Nguyên Và Môi Trường Biển, Đảo Cấp Trung Học Cơ Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 54 trang )

Phòng GD và ĐT Huyện Đông Triều
Trường THCS Hoàng Quế

Bài Giảng: GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO CẤP
TRUNG HỌC CƠ SỞ

GV thực hiện: Nguyễn Thị Hảo


NỘI DUNG
• Chủ đề 1: Biển Đông và vùng biển
Việt Nam.
• Chủ đề 2: Tài nguyên và khai thác tài
nguyên biển đảo Việt Nam
• Chủ đề 3: Bảo vệ môi trường biển,
đảo Việt Nam


CHỦ ĐỀ 1: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM.

Bao gồm các nội dung:
- Khái quát về biển Đông.
- Vùng biển Việt Nam.
- Ý nghĩa của vùng biển đối với tự nhiên,
kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.
- Định hướng phát triển kinh tế biển đảo.


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.


a.Tên gọi:
- Tên quốc tế: south china sea.
- Trung Quốc: Biển Nam Hải.
- Philippin: Biển Luzón.
- Việt Nam : Biển Đông
b.Vị trí và giới hạn:
- Diện tích: 3.447 triệu km2, là 1 biển lớn
thứ 3 trong các biển của thế giới
- Chiều dài khoảng 1900 hải lý ( từ 3o N –
26o B).
- Chiều ngang nơi rộng nhất 600 hải lý ( từ
100o Đ – 121o Đ)
c. Biển Đông là vùng biển nửa kín có các
eo biển nối thông ra đại dương và các
vùng biển khác của biển Đông:
- Phía bắc: eo biển Đài Loan, Basi.
- Phia đông: eo Balabac.
- Phía nam: eo Carimantan, gaxpa
- Phia tây: eo malaca


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
 Một số đặc điểm tự nhiên
của biển Đông:
 Địa hình: phức tạp
• Độ sâu trung bình: 1140m,
sâu nhất 5559m. Vùng có độ
sâu lớn hơn 2000m chiếm ¼
diện tích.

• Thềm lục địa khá bằng
phẳng
 Khi hậu: mang tính chất
nhiệt đới gió mùa & chịu sự
chi phôi của 2 hệ thống khí
áp: áp cao Xibia vào mùa
đông và áp thấp Ân Độ Mianma vào mùa hạ.


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
 Một số đặc điểm tự nhiên
của biển Đông:
 Địa hình: phức tạp
• Độ sâu trung bình: 1140m,
sâu nhất 5559m. Vùng có độ
sâu lớn hơn 2000m chiếm ¼
diện tích.
• Thềm lục địa khá bằng
phẳng
 Khi hậu: mang tính chất
nhiệt đới gió mùa & chịu sự
chi phôi của 2 hệ thống khí
áp: áp cao Xibia vào mùa
đông và áp thấp Ân Độ Mianma vào mùa hạ.


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.











Vị trí địa chiến lược và tiềm
năng kinh tế của biển Đông:
Tầm quan trọng về địa chiến
lược của biển Đông:
Trên biển Đông có tuyến đường
giao thông huyết mạch.
Ven biển Đông có trên 530
cảng biển.
Nhiều nước châu Á có nền kinh
tế phụ thuộc sống còn vào giao
thông trên biển Đông (Nhật,
Hàn, Sing, Trung).
90% lượng vận tải thương mại
thế giới thực hiện bằng đường
biển, trong đó 45% đi qua biển
Đông.
Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng
được vận chuyển qua đây lớn
gấp 15 lần qua kênh đào
panama



CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM

I. Khái quát về biển Đông.






Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của biển Đông:
Tầm quan trọng về địa chiến lược của biển Đông.
Tiềm năng kinh tế của biển Đông:
Sinh vật biển: Cả khu vực đánh bắt 7-8% tổng sản lượng đánh bắt cá của thế
giới
Tài nguyên khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí.

Theo đánh gía của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở biển Đông là
213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu ở quần đảo trường Sa là 105 tỷ
thùng.
Theo đánh giá của bộ năng lương Hoa Kì: Trữ lượng dầu đã được
kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5
triệu thùng /ngày.
Theo các chuyên gia Nga: thì khu vực các quần đảo Hoàng Sa – Trường
Sa còn chứa đựng tái nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy).




CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM


II. Vùng biển Việt Nam:
1. Các vùng biển và thềm lục địa
 Vùng biển của các quốc gia ven biển được quy định
bởi công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (Viêt
Nam phê chuẩn công ước năm 1994).
 Theo công ước về luật biển quốc tế 1982 thì 1 quốc gia
ven biển sẽ có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
 Theo tuyên bố ngày 12-5-1977 của chính phủ Việt
Nam thì đường cơ sở của VN là đường gãy khúc nối
liền 11 điểm . Từ đường cơ sở là căn cứ để xác định
lãnh hải vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và vùng thềm lục địa


-

A1: Hòn nhạn, quần đảo Thổ Chu
A2: Hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn
khoai Cà Mau
- A3:Hòn tài lớn, Côn Sơn
- A4: Hòn Bông Lang, Côn Sơn
- A5: Hòn Bảy cạnh, Côn Sơn
- A6: Hòn Hải, Phú Quý
- A7: Hòn Đôi, Khánh Hòa
- A8: Mũi Đại Lãnh, Phú Yên
- A9: Hòn Ông Căn, Bình Định
- A10:Đảo Lí Sơn, Quảng Ngãi
- A11: Đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị

3. Các đảo và quần đảo trong
vùng biển Việt Nam:
- Thuộc vùng biển nước ta có
hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
- Các đảo hoặc nằm rải rác một
mình, hoặc tụ lại thành quần đảo
- Về tổ chức hành chính nước ta
có 12 huyện đảo


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
• Quần đảo Hoàng sa:Tổng diện
tích phần nổi:10 km2,gồm hơn 30
hòn đảo, bãi đá ngầm ,cồn san
hô, bãi cát. QĐ nằm án ngữ
ngang cửa vịnh Bắc Bộ . Chia
nhóm: nhóm An Vĩnh, nhóm Lưỡi
Liềm.
• Quần đảo Trường sa:Diện tích
phần nổi 10 km2. gồm trên 100
hòn đảo ,đá, cồn san hô. Độ cao
thấp hơn so với Hoàng sa. Lớn
nhất là đảo Ba bình( 0,6 km2)
• Tài nguyên : Cá tập trung với mật
độ cao, một số loài đặc sản: tôm
hùm, hải sâm , đồi mồi, vích , cá
ngừ đại dương. Khoáng sản có
phốt phát vôi, đá san hô, dầu khí .



CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
II. Vùng biển Việt Nam:
3. Một số vấn đề cơ bản của chiến lược biển đảo Việt Nam đến
năm 2020.
a. Mục tiêu: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển , làm giàu từ biển ,bảo đảm vững chắc
chủ quyền , quyền chủ quyền quốc gia trên biển,đảo, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, làm
cho đất nước giàu mạnh.
b. Những định hướng phát triển kinh tế biển ,đảo:
- Xây dựng VN trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển , có cơ
cấu kinh tế hiện đại , tạo động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát
triển với tốc độ nhanh.
- Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng
ven biển một cách toàn diện
- Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để hỗ
trợ ,thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển . Kinh tế biển và
vùng ven biển là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn
diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM


nghĩa đối với kinh tế- xã hội:
Vùng biển rộng lớn của nước ta là điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế- xã hội.
Biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối
trung bình khoảng 30- 33%o, sinh vật biển phong phú, giàu
thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực… biển nước ta còn
nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò
huyết… Đặc biệt trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có
nhiều tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản
xuất muối. Ven biển có các mỏ ôxit titan có giá trị xuất
khẩu. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là
nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê. Vùng thềm lục địa
có các mỏ dầu khí đã và đang được phát hiện, thăm dò,
khai thác.


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Vùng biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận
tải biển do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển
Đông. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi xây
dựng các cảng nước sâu.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
biển- đảo. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng,
phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. Các hoạt động du lịch thể thao
dưới nước (lướt ván, lặn biển…) cũng có nhiều điều kiện
phát triển. Nhiều đảo trên vùng biển nước ta là nơi dân cư
tập trung sinh sống và phát triển các ngành kinh tế biển.
Các đảo đông dân nhất là Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn. Phú
Quý, Phú Quốc.


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Ý nghĩa đối với an ninh, quốc phòng:
Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo
có thể lập những căn cứ để kiểm soát vùng biển và vùng
trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định về kinh tế- xã
hội nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước.
Thuộc hệ thống này là các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa, đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải
Phòng), Hòn Mát, Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng
Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn
Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang).


CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Thực trạng kinh tế biển Việt nam
- Trong những năm qua, đất nước chúng ta đã có nhiều
nỗ lực trong việc phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển Việt
Nam đã và đang đóng góp phần không nhỏ vào nền kinh
tế chung của đất nước. Một số ngành kinh tế biển đã đạt
được những thành tựu to lớn: Khai thác hải sản và nuôi
trồng thủy sản nước lợ là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của
biển đã đóng góp khoảng 4,5 tỉ USD trong tổng giá trị thủy
sản xuất khẩu năm 2008, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao
động đánh cá trực tiếp và nuôi trồng thủy sản, cùng 50
vạn lao động dịch vụ liên quan. Mức khai thác dầu khí
năm 2008 là 14,9 triệu tấn dầu và 7,5 tỉ mét khối khí, kim
ngạch xuất khẩu dầu đạt 10,4 tỉ USD, là ngành đóng góp
lớn nhất vào GDP kinh tế biển hiện nay.


CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN

– ĐẢO VIỆT NAM

1. Tài nguyên sinh vật biển - đảo phong phú và
đa dạng
- Thực vật
- Động vật
2. Vùng biển, hải đảo có nhiều tiềm năng về khoáng sản
- Tài nguyên dầu khí
- Tài nguyên muối
- Các loại khoáng sản khác


Lược đồ
tiềm năng
một số
ngành kinh
tế biển


CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
1.Tài nguyên sinh vật biển, đảo:
Thực vật:
a) Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới, sau
rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Nam Mỹ). Rừng ngập mặn
không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu thực vật, mà còn cả
những nhà nghiên cứu động vật, thổ nhưỡng, sinh thái, môi
trường, du lịch...
Rừng ngập mặn có vai trò rất to lớn trong việc mở rộng diện tích

đất ven biển, bảo vệ đê, hạn chế xói lở, chống gió bão, chống
nạn cát bay... Trong trận sóng thần ở Nam Á (tháng 12 năm
2004) cho thấy, những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven
biển tươi tốt thì những nơi đó tổn thất giảm bớt khá nhiều.


CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Về mặt kinh tế, rừng ngập mặn là nguồn cung cấp gỗ, chất đốt,
các sản phẩm cho ngành công nghiệp, dược liệu. Ngoài ra, đây
còn là địa bàn cư trú của nhiều loài côn trùng, chim, bò sát, thú có
vú, tôm, cua, cá...
Ở nước ta, rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở Nam Bộ, nhất là ở
tỉnh Cà Mau. Miền Bắc do có mùa đông lạnh, đồng thời các vùng
cửa sông cũng hẹp hơn, nên diện tích rừng ngập mặn và cây cũng
nhỏ hơn. Còn dọc miền Trung rất ít bãi lầy ven biển, các cồn cát
chiếm diện tích đáng kể, suốt chiều dài trên 1000km chỉ có những
đốm nhỏ.
- Rừng ngập mặn miền Bắc phát triển từ Móng Cái đến Cửa Đáy.
+ Vùng Quảng Ninh ít sông hơn, ngoài khơi có các đảo che chắn
gió bão, độ mặn nước biển tương đối cao và ít biến động, do đó
có nhiều loài cây chịu mặn, nhưng chỉ cao khoảng 3 – 4m. Ở đây
phổ biến là các cây mắm đen, cỏ gà, muối biển, sú, đâng, trang,
vẹt, tra, cóc, giá…


CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Rừng ngập mặn từ cửa Bạch Đằng (Hải Phòng) đến cửa
Thái Bình, nằm trong vùng cửa sông Thái Bình, thủy triều vào

sâu, nhưng do sông đã nhiều nước nên cây bần chua trở
thành loài chiếm ưu thế, sau đó đến sú, trang, còn các loài ưa
nước mặn như mắm đen, đâng, vẹt giảm sút mạnh và khẳng
khiu hơn ở Quảng Ninh.


Rong biển
- Đã phát hiện được 653 loài rong
biển trong vùng biển Đông Việt
Nam. Trong các ngành rong, rong đỏ
có 310 loài (chiếm 47,5%), rong lục
151 loài (21,1%), rong nâu 124 loài
(19%), rong lam 68 loài (chiếm
12,4% còn lại). Rong biển tại các
đáy có nền cứng như đá, cuội sỏi,
san hô chết (ven các đảo, trong các
bãi san hô) phong phú và đa dạng
hơn so với các đáy mềm nhiều bùn.
Rong biển sinh sản và phát triển từ
tháng 11 đến tháng 5 và tàn lụi vào
mùa hè (tháng 6 - 7).
- Số loài rong biển có giá trị kinh tế
khoảng 90 loài, chiếm 13,7% trong
tổng số 653 loài, trong đó rong mơ
và rong câu là quan trọng nhất.
Phơi rong biển ở đảo Cô Tô, Quảng
Ninh (


+ Rong mơ có trữ lượng

khoảng 35.000 tấn, tập
trung nhiều ở phía Nam
(chiếm 61,42%), nhất là từ
Phú Yên đến Bình Thuận,
còn ở miền Bắc (chiếm
38,58%), tập trung hầu hết
ở Quảng Ninh.
+ Rong câu có trữ lượng
khoảng 9300 tấn, vịnh Bắc
Bộ có khoảng 5500 tấn
chiếm 59,1%, còn miền
Nam có 3800 tấn, chiếm
48,9%. Các tỉnh có nhiều
rong câu là Quảng Ninh,
Hải Phòng, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú
Yên...

Rong mơ mang nhiều trứng các loài thủy sản
bị giật cả gốc,
mang theo cả san hô (Ảnh: Chu Mạnh Trinh,


×