KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: MĨ THUẬT
Bài dạy: Vẽ trang trí: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều
Ngày soạn: 21/02/2008
Ngày dạy: 27/02/2008
Giáo viên dạy: Phạm Thò Lệ Hồng
I- Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều , nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- Học sinh biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có
sẵn.
- Học sinh quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường và trong cuộc sống
hằng ngày.
II- Chuẩn bò :
-Giáo viên:
+Sách giáo viên,Sách giáo khoa
+Bảng mẫu chữ in hoa nét đều
+Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét đều trong sách , báo
+ Hình hướng dẫn cách kẻ chữ có nét thẳng và cách kẻ chữ có nét cong nét
thẳng
-Học sinh :
+Vỡ thực hành , compa,thước kẻ,bút chì,màu vẽ .
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1- Ổn đònh : Hát bài hát ngắn
2- Kiểm tra:
-Kiểm tra dụng cụ học tập (lớùp trưởng
báo cáo)
3- Bài mới:
Giới thiệu:Phân môn trang trí hôm nay,cô
sẽ hướng dẫn em Tìm hiểu về kiểu chữ
nét đều.
Họat động 1: Quan sát ,nhận xét
-Giáo viên giới thiệu 2 dòng chữ và yêu
cầu học sinh nhận xét kiểu chữ.
- Chữ nét đều có nhiều kiểu khác nhau
-NĂM HỌC MỚI :là kiểu chữ nét thanh ,
nét đậm vì chữ có nét to nét nhỏ.
-HỌC TẬP:là kiểu chữ có nét đều , vì có
tất cả các nét đều bằng nhau
- Chữ in hoa nét đều
- Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận
ra 2 dòng chữ
- Giáo viên cho học sinh quan sát các
dòng chữ nét đều đã sưu tầm.
* Giáo viên giới thiệu bảng chữ nét đều.
+ Em có nhận xét gì về chiều cao của
các con chữ?
+ Độ dày các nét chữ?
+ Chiều rộng của các con chữ như thế
nào?
+ Hình dạng bề ngoài của các con chữ có
giống nhau không?
+ Tìm chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng
ngang, nét nghiêng, nét chéo?
+ Tìm chữ kết hợp giữa nét thẳng và nét
cong?
+ Chữ chủ yếu là nét cong?
* Giáo viên chỉ vào bảng nét đều và tóm
tắt:
- Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét
đều có độ dầy bằng nhau, độ dầy của dấu
bằng ½ độ dầy nét chữ.
- Chiều cao của các con chữ bằng nhau.
- Chiều rộng của các con chữ không
bằng nhau.
- Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông
góc với dòng kẻ.
- Các nét cong, nét tròn có thể dùng
compa để quay.
- Hình dạng bề ngoài của các con chữ
không giống nhau.
- Chữ nét đều có dáng khỏe, chắc thường
dùng để kẻ khẩu hiệu, panô, áp phích.
Hoạt động 2 :Cách kẻ chữ nét đều
- Chữ thường .
- TRANG TRÍ : là chữ in hoa nét đều
- là chữ in thường nét đều
- Chiều cao của các con chữ bằng nhau.
- Độ dầy các nét chữ bằng nhau.
- Chiều rộng các con chữ không bằng
nhau
+ Rộng nhất là các chữ A, Q,O,M.
+ Hẹp hơn là D, H, X, V, K, N, C, T, Y
+ Rồi đến R, E, P, B, L, S hẹp nhất là I
- Hình dạng bên ngoài của các con chữ
không giống nhau.
- Chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang,
nét nghiêng, nét chéo: H , E , T, L, M,
N, K , A , X.
- Chữ kết hợp giữa nét thẳng và nét
cong:B , D, P, R , U, S , G.
- Chữ chủ yếu là nét cong: O , C, Q.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
hình để nhận ra cách kẻ chữ có nét thẳng
- Giáo viên kẻ lên bảng chữ A.
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng kẻ
chữ H
- Giáo viên lưu ý cách kẻ chữ K , M, N
* Giáo viên giới thiệu hình cách kẻ chữ
có nét cong, nét thẳng và yêu cầu học
sinh tìm ra cách kẻ chữ.
- Giáo viên kẻ lên bảng chữ P – R.
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng kẻ
chữ O
- Giáo viên lưu ý cách kẻ chữ D , S, B,
Q .
* Giáo viên cho học sinh quan sát dòng
chữ BÁC HỒ và yêu cầu học sinh nhận
xét về:
+ Chiều cao của các con chữ trong dòng
chữ.
+ Chiều rộng của các con chữ trong dòng
chữ.
+ Khoảng cách giữa các con chữ và các
từ.
- GV lưu ý : Khoảng cách giữa các chữ sẽ
phụ thuộc vào hình dáng bề ngoài cùa
chữ.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát hình
gợi ý cách kẻ dòng chữ BÁC HỒ – hướng
dẫn học sinh cách kẻ
+ Tìm chiều cao, chiều dài của dòng chữ
- A , H , K , M , N.
+ Kẻ các ô vuông góc bằng nhau.
+ Xác đònh khuôn khổ chữ ( chiều cao,
chiều rộng, độ dầy nét chữ)
+ Đánh dấu các điểm chính của chữ, sau
đó dùng thước để nối lại ( hoặc phác mờ
nét chữ trước )
-Lớp kẻ vào giấy chữ H
- R , Q, D , S, B , P.
+ Kẻ các ô vuông bằng nhau xác đònh
khuôn khổ chữ.
+ Kẻ đường chéo tìm tâm của đường tròn,
dùng compa quay nét cong, nét tròn; nét
thẳng dùng thước kẻ để kẻ
- Lớp kẻ vào giấy chữ O
- Chiều cao của các con chữ bằng nhau.
- Rộng nhất là chữ A, O, C kế tiếp là chữ
H, hẹp nhất trong dòng chữ này là B.
- Khoảng cách giữa các chữ không bằng
nhau khoảng cách giữa các từ rộng hơn
khoảng cách giữa các chữ.
+ Kẻ các ô vuông
+ Tìm khuôn khổ chữ khoảng cách giữa
các chữ, các từ cho phù hợp.
+ Tìm độ dầy của nét chữ.
+ Đánh dấu các điểm chính của từng chữ
hoặc vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước,
sau đó dùng thức hoặc compa để quay các
nét.
+ Xóa các nét phác ô rồi vẽ màu ( màu ở
chữ và màu nền khác nhau về đậm nhạt,
nóng lạnh để dòng chữ nổi rõ)
* Lưu ý học sinh: Vẽ màu không ra ngoài
nét chữ. Nên vẽ màu xung quanh nét chữ
trước, ở giữa sau. Có thể trang trí cho
dòng chữ đẹp hơn.
* Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng sắp
xếp dòng chữ BÁC HỒ và tự điều chỉnh
khoảng cách cho hợp lí
Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh vẽ màu vào dòng chữ BÁC HỒ
ở vở thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
4- Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bò cho bài học sau ( quan sát
quang cảnh trường học )