Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ THI CHUẨN MẪU:DTM đánh giá tác động và rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.57 KB, 24 trang )

Mục lục
Chương I: MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.5.1.
1.5.2.
1.5.3.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.

Tên dự án
Chủ dự án
Vị trí địa lí của dự án
Mục tiêu của dự án
Nội dung chủ yếu của dự án
Các hạng mục công trình chủ yếu
Vật liệu sử dụng
Hoạt động cụ thể
Tiến độ dự án
Các hoạt động của dự án trong giai đoạn vận hành
Nguồn vốn đầu tư
Nhân lực

Chương II:
Chương III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Nguồn gây tác động


3.2. Đối tượng bị tác động
3.3. Đánh giá tác động môi trường.
3.4. Tác động trong giai đoạn thi công
3.4.1. Tác động đến môi trường không khí.
3.4.2. Tác động đến nguồn nước.
3.4.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
3.5. Tác động trong giai đoạn hoạt động của siêu thị
3.5.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí
3.5.2. Tác động đến môi trường của nước thải và nước thải sinh
hoạt
3.5.3. Tác động của chất thải rắn lên môi trường.
3.6. Dự báo rủi ro, tai biến môi trường.
3.6.1. Trong gia đoạn thi công.
3.6.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động
Chương IV: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG THÔNG
PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI
Chương V: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI MÔI
TRƯỜNG TỪ DỰ ÁN
5.1. Khống chế và giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng


5.1.1. Khống chế khói bụi trong quá trình thi công
5.1.2. Khắc phục tiếng ồn, rung trong quá trình thi công
5.1.3. Khống chế nước thải từ quá trình thi công xây dựng
5.1.4. Khống chế chất thải rắn trong quá trình thi công
5.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án
5.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí
5.2.2. Giảm thiếu ô nhiễm môi trường nước
5.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
5.3 Đối với các sự cố môi trường

5.3.1 Các biện pháp phòng chống sự cố
5.3.2 Biện pháp phòng chống sự cố ngập úng


Chương I: MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1. Tên dự án: “Siêu Thị Xuân Mai”
Địa điểm thực hiện dự án: ……Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
1.2. Chủ dự án: Công ty
Đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh:
1.3. Vị trí địa lí của dự án
Dự án “Siêu thị Xuân Mai” , đặt tại khu cánh đồng đối diện trường Đại họcLâm
Nghiệp. Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Diện tích khu đất thực hiện dự án là: 12.000 m2
- Phía Bắc giáp với:
- Phía Nam giáp với:
- Phía Đông giáp với:
- Phía Tây giáp với:
Như vậy, xung quanh khu vực thực hiện dự án có mật độ dân cư khá thưa, xung
quanh khu vực triển khai dự án đặc biệt các hướng gió chủ đạo không có các công
trình lịch sự, di tích văn hóa.
Sơ đồ vị trí của dự án:

1.4. Mục tiêu của dự án
- Mục đích về hiệu quả kinh tế
+ Đầu tư và tăng trưởng vốn đầu tư - tái đầu tư mở rộng sản xuất.



+ Góp phần tăng thu nhập ngân sách địa phương, phát triển theo quy hoạch kinh
tế xã hội, quy hoạch ngành của huyện Chương Mỹ
+ Tăng thu nhập cho người lao động địa phương và các dịch vụ xã hội đi kèm góp
phần giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Cải thiện cơ cấu kinh tế khu vực phù hợp quy hoạch phát triển chung của huyện
- Mục đích về hiệu quả xã hội
+ Góp phần giúp cho người dân xung quanh khu vực bán hàng hóa chính hãng dễ
dàng hơn, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
+ Ngoài ra khi dự án đi vào hoạt động góp phần tăng thêm cơ hội việc làm cho
người dân địa phương
1.5. Nội dung chủ yếu của dự án
Siêu Thị Xuân Mai có tổng diện tích là 12000 m2
Công trình được chia làm 2 phần:
- Phần 1: tầng hầm với chức năng chính là trông giữ xe
- Phần 2: gồm 4 tầng :
+ tầng 1: bày bán các mặt hàng điện máy, gia dụng và thực phẩm
+ tầng 2: bày bán các mặt hàng nội thất, thời trang
+ tầng 3: khu ăn uống và vui chơi
+ tầng 5: nhà sách
1.5.1. Các hạng mục công trình chủ yếu:
- Tầng hầm:
+ Chủ yếu làm gara ô tô và xe máy, bố trí được khoảng 25 ô tô và 100 xe máy.
+ Ngoài ra còn có các phòng: phòng kĩ thuật điện, phòng kĩ thuật nước, phòng
bảo vệ, trông xe và vận hành máy.
+ Ngoài ra còn được bố trí diện tích cho cầu thang bộ và thang máy.
+ Tổng diện tích là: 900 m2
- Tầng 1:
+ Gồm mặt bằng trưng bày các mặt hàng điện máy, gia dụng và thực phẩm.
+ Sử dụng làm sảnh đón tiếp, giao thông đứng gồm 2 thang máy và 2 cầu thang

bộ.
+ Ngoài ra tầng 1 còn được bố trí phòng quản lí khu nhà, khu vệ sinh, thang máy,
thang bộ.
+ Diện tích xây dựng tầng 1: 3000 m2
- Tầng 2:
+ Gồm mặt bằng trưng bày các mặt hàng nội thất, thời trang.
+ Diện tích cho thang máy, thang bộ và nhà vệ sinh.
+ Diện tích xây dựng tầng 2: 2800 m2
- Tầng 3:
+ Gồm khu ăn uống và vui chơi


+ Diện tích cho thang máy, thang bộ và nhà vệ sinh.
+ Diện tích xây dựng tầng 3: 2800 m2
- Tầng 4:
+ Khu nhà sách bao gồm không gian trưng bày sách, đồ lưu niệm, khu đọc sách,
khu tô tượng và các hoạt động vui chơi cho trẻ em.
+ Diện tích cho thang máy, thang bộ và nhà vệ sinh.
+ Diện tích tầng 4: 2500 m2
1.5.2. Vật liệu sử dụng
- Vật liệu trang trí và kiến trúc: khái quát chung một số vật liệu trang trí và kiến trúc
+ Vật liệu hợp kim nhôm cao cấp được dùng để trang trí mặt đứng.
+ Vật liệu kính trắng chịu lực trang trí mặt đứng chính
+ Trần được trang trí bằng thạch cao kết hợp gỗ công nghiệp
+ Khu vệ sinh lắp đặt các thiết bị vệ sinh cao cấp, gạch men ốp lát, nền lót gạch
chống trơn
+ Mái được gia cố thêm tầng chống nóng và cách nhiệt
+ Trong và ngoài tường được bả sơn silicat
+ Một số mảng trang trí ở ngoài và trong được ốp đá màu tạo điểm nhấn cho kiến
trúc

- Vật liệu xây dựng: bao gồm các chủng loại vật tư sau
+ Sắt thép tròn và thép hình các loại
+ Gỗ
+ Gạch chỉ loại đặc và thông tâm
+ Đá các loại
+ Xi măng
+ Cát các loại
+ Kính trắng và kính màu
+ Điện: hệ thống dây dẫn điện chạy trong hộp có đầu ra ở các tầng dẫn đến công
tơ điện ở từng tầng, dây dẫn dùng sản phẩm của nhà máy dây dẫn điện Trần Phú,
ổn áp dùng ổ áp nhãn hiệu Lioa, công tắc, ổ cắm, át tô mát dũng nhãn hiệu
Clipsan
+ Cấp thoát nước: bể nước từ trên mái dẫn xuống theo hộp kĩ thuật cấp đến từng
phòng và từng tầng, sử dụng ống mạ kẽm và ống nhựa PCV chịu áp lực
+ Các thiết bị vệ sinh và phụ kiện
- Bảng danh mục dự kiến thiết bị thi công
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên thiết bị
Máy ủi
Máy khoan đá
Máy dầm nén
Máy xúc gầu trước

Máy xúc gầu ngược
Máy kéo
Máy gạt đất

Đơn vị
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

Số lượng
5
6
4
5
6
2
3


8
9
10
11
12
13
14

15
16
17

Máy lu đường
Xe tải
Máy trộn bê tông
Bơm bê tông
Máy đập bê tông
Cần trục di động
Máy phát điện
Máy nén
Búa chèn và máy khoan
đá
Máy đóng cọc

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

2
15
4
2

3
2
2
2
10

Cái

2

- Bảng danh mục dự kiến vật liệu xây dựng
STT

Nguyên vật liệu chính

Đơn vị

Số lượng

1

Cát xây dựng

Tấn

15.500

2

Đá các loại


Tấn

7500

3

Gạch

Tấn

4000

4

Sắt thép các loại

Tấn

8500

5

Xi măng

Tấn

10000

6


Điện

Kw/ngày

300

7

Chất phụ gia

Kg

470

8

Bã tường

Kg

10300

9

Sơn

kg

110000


10

Kính chịu lực

m2

3000

- Khoảng cách từ nơi cung cấp nguyên vật liệu tới công trình là 30km
- Sử dụng 50 công nhân tham gia thi công, xây dựng dự án.


1.5.3. Hoạt động cụ thể
- San nền
Việc san nền được thực hiện theo các bản vẽ quy hoạch chiều cao san nền đã
được phê duyệt.
+ Khối lượng đất vận chuyển đến để san và đắp nền đạt đến các cao độ thiết kế:
25.000 m3
+ Khối lượng bóc đất xấu, đất hữu cơ: 12.500 m3
Công tác san nền cần phải đạt được một số yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Nền được xử lý bóc lớp đất hữu cơ từ 0,3 – 0,5 m so với nề hiện trạng ở khu
vực có nền hiện trạng là ruộng hoặc nạo vét hết bùn đối với nền hiên trạng ao hồ
và kênh mương sau đó đắp đất cấp phối đồi đến độ cao thiết kế, tưới nước và đầm
chặt với hệ só K = 0,98.
+ Đối với các công trình kiến trúc thì nền sẽ được san lấp và xử lý cục bộ tùy theo
mức độ về sự ổn định của nền của từng loại công trình được xây dựng trên đó.

-


-

-

Theo kế hoach thì việc thi công trong quá trình san lấp mặt bằng kéo dài trong
thời gian 3 tháng. Như vậy, các hoạt động của dự án diễn ra trên mức độ ảnh
hưởng đến môi trường đến không khí bên ngoài dự án không nhiều, mặt khác các
biện pháp giảm thiểu được chủ đầu tư chấp hành tốt, do đó khả năng gây ô nhiễm
cục bộ sẽ giảm
Giải pháp kết cấu:
+ Thiết kế móng: cọc khoan nhồi thi công bằng phương pháp khoan lỗ trong đất,
dự kiến mũi cọc đặt sâu 28.8m so với cốt tự nhiên. Trước khi thi công phải kiểm
tra mức chịu tải của cọc, đài được kết hợp hệ thống giằng nhằm làm giảm ảnh
hưởng của móng cọc lệch tâm, đảm bảo độ vững chắc và an toàn của công trình.
+ Giải pháp phần thân: giải pháp thiết kế sử dụng hệ kết cấu khung cột, dầm sàn
toàn khối kết hợp với hệ kết cấu thang máy đảm bảo an toàn về khả năng chịu lực
của công trình, tường xây chèn khung được coi là vách ngăn bao che cách kết hợp
với hệ dầm khung và sàn đổ tại chỗ truyền tải lên kết cấu khung vách
Giải pháp chống thấm:
+ Đối với nền và tường hầm dùng phương pháp chống thầm bằng vật liệu Voltex,
Sika
+ Đối với sàn, bể nước, bê tông sử dụng phương pháp chống thấm bằng sản phẩm
Radcon #7
Giải pháp phòng cháy chữa cháy
Phương án cứu hỏa sẽ kết hợp giữa hệ thống cứu hỏa cơ động của khu vực với hệ
thống cứu hỏa đặt sẵn trong các tầng và các bể ngầm cứu hỏa của mỗi công trình.
Giải pháp thông tin liên lạc:


-


1.6.
-

1.7.
-

-

+ Dự kiến trong toàn khu sẽ xây dựng trạm thông tin trung tâm và tại các công
trình truyền hình kĩ thuật số hoặc ăng ten vệ tinh.
+ Có đường đây điện thoại chạy ngầm trên trân mỗi tầng, phân bố đến từng
phòng và từng khu trong tòa nhà.
Các giải pháp kĩ thuật khác
+ Hệ thống chiếu sáng: tận dụng tối đa hệ thống chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ,
ảnh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết những nơi cần chiếu sáng
+ Hệ thống thông gió: hệ thống điều hòa không khí được xử lí và làm lạnh theo
hệ thống đường ống chạy theo các hộp kĩ thuật theo phương đứng, và chạy trần
theo phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ.
+ Hệ thống điện: Tuyến điện trung thế đặt ngầm dưới đất và có dây dẫn trên ngầm
trên trần nhà. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho các công trình từ hai máy phát
điện đặt tại tầng hầm của tòa nhà.
+ Hệ thống nước: toàn bộ lượng nước được lấy từ mạng lưới cấp nước của trường
đại học Lâm Nghiệp
+ Hệ thống thoát nước thải: hệ thống chủ yếu là nước thải sinh hoạt được xây
dựng bê tông hóa cốt thép
Tiến độ dự án
Tháng 11/2016 – 2/2017: hoàn chỉnh dự án và thủ tục đất
Các công việc phải thực hiện bao gồm:
+ Phê duyệt dự án đầu tư và hoàn thiện thủ tục đất

+ Tham vấn ý kiến dân cư xung quanh
+ Thiết kế kĩ thuật thi công
+ Đền bù, giải phóng mặt bằng và rà phá vật liệu nổ
2/2017: Khởi công xây dựng công trình
2/2018: Hoàn thiện và đưa vào hoạt động
Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư
Các hoạt động của dự án trong giai đoạn vận hành
Thời gian hoạt động của siêu thị
+ Giờ mở cửa: 9h sáng
+ Giờ đóng cửa: 10h30p tối
Tầng hầm: chức năng chính là trông giữ xe
Tầng 1: bày bán các mặt hàng điện máy, gia dụng và thực phẩm
+ Các mặt hàng điện máy được nhập từ nhà sản xuất và bày bán trực tiếptại tầng
1, tại mỗi quầy có nhân viên bán hàng.
+ Các mặt hàng thực phẩm được nhập về và qua khâu sơ chế đối với thực phẩm
tươi như rau, củ, quả, thịt… và được bày bán; đối với thực phẩm đóng hộp thì bày
bán trực tiếp không qua sơ chế.
Tầng 2: bày bán các mặt hàng nội thất, thời trang
+ Các mặt hàng nội thất và thời trang của các nhãn hàng được trưng bày trong
từng gian hàng và có nhân viên bán hàng.
Tầng 3: khu vui chơi và ăn uống
+ Hoạt động vui chơi bao gồm rạp chiếu phim và khu trò choi giải trí


1.8.
-

+ Hoạt động ăn uống bao gồm các cửa hàng như đồ ăn nhanh (KFC, Jolibee,..),
cơm văn phòng, quán nước ….
Tầng 4: nhà sách

+ gồm các gian trưng bày sách và khu đọc sách, khu tô tương
+ khu vui chơi giải trí cho trẻ em
Nguồn vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư: 25 tỉ đồng
Công ty ……. Sử dụng vốn tự có và vốn huy động từ các cổ đông, vốn vay thương
mại.
Tổng mức đầu tư được phân chia thành các hạng mục công trình như sau:
Bảng : chi phí đầu tư
ST
T
1
2
3

Hạng mục

Thành tiền ( đồng)

Đền bù giải phóng mặt bằng và vật liệu nổ
Chi phí xây lắp, thiết bị
Chi phí quản lí dự án
Dự phòng
Tổng cộng

500.000.000
20.000.000.000
1.500.000.000
3.000.000.000
25.000.000..000


1.9. Nhân lực
- Quá trình xây dựng: Dự kiến 50 người bao gồm
+ Công nhân: 45 người
+ Nhân viên giảm sát: 05 người
- Quá trình vận hành: Dự kiến toàn bộ cán bộ công nhân viên bao gồm khoảng 80
người:
+ Giám đốc điều hành: 01 người
+ Nhân viên quản lí: 05 người
+ Nhân viên kế toán: 08 người
+ Nhân viên phục vụ: 43 người
+ Nhân viên bảo vệ: 10 người
+ Nhân viên vệ sinh: 13 người


Chương III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1.
Stt
1

Nguồn gây tác động
Các loại chất
thải, chất ô
nhiễm
Rắn

Các hoạt động phát sinh chất thải

San lấp mặt bằng, phá dỡ các công trình có từ
trước, chặt cây cối, rác thải từ công nhân, rác
thải từ quá trình xây dựng, rác thải từ hoạt

động thương mại,…
2
Lỏng
Dầu của xe, máy móc, thiết bị trong quá trình
thi công, quá trình vận hành trong quá trình
hoạt động, nước thải từ công nhân, nước thải
từ hoạt động của trung tâm thương mại.
3
Khí
Di chuyển xe cộ, phá dỡ, san lấp mặt bằng,
đào móng, xây dựng,…
4
Tiếng ồn
Vận chuyển vật liệu, xe cộ trong công trường,
gò hàn kết nối vật liệu, tiếng ồn do máy móc
trong quá trình xây dựng, tiếng ồn của siêu thị
khi vận hành (tiếng ồn xe cộ, người đi siêu thị,
…),..
5
Ánh sáng
Ánh sáng do đèn xe đi lại vận chuyển nguyên,
vật liệu, đèn chiếu sang thi công, đèn siêu thị
khi đi vào hoạt động, đèn, đèn xe khách hang
khi đi siêu thị,…
6
Nhiệt độ
Hơi nóng từ khí xe cộ đi lại trong công trường,
máy móc trộn bê tông, máy đào móng, máy
gò hàn vật liệu, nhiệt độ từ bóng đèn thắp
sang,…

- Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải:

- Nguồn tác động không liên quan đến chất thải.
Stt
1
2

Các yếu tố bị tác
động
Đất
Nước

3

Không Khí

Nguồn tác động
Sụt lún, xói mòn, rửa trôi,…
Chế độ dòng chảy, mưa, ngập
úng, nhiệt độ, thảm thực vật,…
Nhiệt độ, bức xạ mặt trời,


4

3.2.

Hệ sinh vật trong
khu quy hoạch và
vùng đệm


Dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm,…

Đối tượng bị tác động

Stt
1

Đối tượng
Đất đai khu triển khai
dự án

2
3

Hệ sinh thái trong
vùng dự án
Hệ sinh thái vùng
đệm xung quanh dự
án.

4

Dân cư xung quanh

5

Hoạt động của trường
ĐH Lâm Nghiệp


Quy mô tác động
Chuyển đổi từ đất nông
nghiệp sang đất đô thị hóa,
đất đai trong khu triển khai
dự án sẽ bị xói mòn, rửa
trôi, sụt lún, đổ thêm nhiều
loại đất khác lên nền đất
nông nghiệp, bê tông hóa
nên móng công trình,...
Làm mất hệ sinh thái đồng
ruộng
Ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển của các
loài sinh vật quanh khu
triển khai dự án. Các chất
thải trong quá trình triển
khai dự án sẽ gây hại đến
hệ sinh thái vùng đệm.
- Gây ô nhiễm không khí
cho người dân xung quanh:
SO2, NOx, bụi, mùi khói xăng
dầu, nhựa đường,...
- Gây ô nhiễm tiếng ồn.
- Mất đất nông nghiệp của
người dân, dẫn đến thất
nghiệp.
- Máy móc đầm nén, xe tải
chờ nguyên vật liệu gây
tiếng ồn cho khu vực dân
cư.

- Ảnh hưởng đến quá trình
giảng dạy: tiếng ồn và độ
rung
- Ảnh hưởng của khói, bụi,
khí thải phát sinh.
- Ảnh hưởng đến giao thông


6

Đường giao thông
quốc lộ 21

7

Không khí khu thực
hiện dự án

8

Công nhân trong khi
thi công dự án

9

Chế độ thủy văn

khu cổng chính Đại Học
Lâm Nghiệp.
- Xe tải trọng lượng lớn có

thể làm hư hỏng cơ sở hạ
tầng: sụt lún, nứt nẻ bề mặt
đường, vỡ lở.
- Ách tắc giao thông quốc lộ
21
- Ảnh hưởng đến tai nạn
giao thông
- Thải ra nhiều khí thải, bụi
do quá trình vận chuyển
nguyên vật liệu, phá dỡ,
dọn dẹp, san lấp mặt bằng,
đào móng, xây dựng, khí
thải do vận hành máy
móc,...
- Ảnh hưởng trực tiếp với
nguồn gây ô nhiễm ngay tại
dự án.
- Làm thay đổi dòng chảy
nước mưa, vì trước đây là
vùng trũng, giữ nước của
Xuân Mai vào mùa mưa.
- Làm tăng nước chảy tràn
bề mặt và giảm nguồn nước
ngầm.
- Tác động lên chế độ nước
của các hệ sinh thái vùng
đệm

3.3. Đánh giá tác động môi trường.
TT


Đối tượng chịu
tác động

1

Đất đai khu triển
khai dự án
Hệ sinh thái
trong vùng dự án
Hệ sinh thái vùng
đệm xung quanh
dự án.
Dân cư xung

2
3
4

Trong khi thi công
xây dựng
Tích cực
Tiêu cực
***

Khi siêu thị hoạt
động
Tích cực
Tiêu cực
***


-

***

-

***

-

**

-

*

*

**

***

*


5
6
7
8

9

quanh
Hoạt động của
trường ĐH Lâm
Nghiệp
Đường giao
thông quốc lộ 21
Không khí khu
thực hiện dự án
Chế độ thủy văn
Kinh tế

-

**

-

*

-

*

-

*

-


*

-

*

*

*
-

***

-

• Ghi chú:
* : ít tác động
* * : tác động trung bình
* * * : tác động mạnh
3.4. Tác động trong giai đoạn thi công
3.4.1. Tác động đến môi trường không khí.
• Các tác động đến môi trường không khí do quá trình thi công xây
dựng bao gồm:
- Bụi sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu (đá,
cát, xi măng, sắt thép,..);
- Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới
vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận hành các thiết bị xây dựng (xe
lu, máy trộn bê tông, các phương tiện xe cơ giới...).

A, Ô nhiễm bụi, khí thải từ vật liệu xây dựng tập kết tại công
trường và các phương tiện vận chuyển:
- Bụi cuốn lên từ mặt đất
Trong khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp trũng thấp
so với xung quanh do đó trước khi triển khai thi công xây dựng
các hạng mục công trình, Chủ dự án tiến hành đào, đổ đất, san
gạt tạo mặt bằng. Quá trình này sẽ sử dụng một số loại phương
tiện, thiết bị (như: máy xúc, máy ủi, xe lu, máy san gạt,...) làm
phát sinh bụi đất trong khu vực công trường xây dựng.
+ Mức độ khuyếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng
căn cứ trên hệ số ô nhiễm (E):
E = k*0,0016*(U/2,2)1,4/(M/2)1,3,
Trong đó:

kg/tấn.


E : Hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn đất;
k : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35;
U: Tốc độ gió trung bình 2,9 m/s;
M : Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 20%.
1,4

Vậy
bụi/tấn đất.

E

=


0,35

 2,9 

× 0,0016× 
 2,2 

1,3

 0,2 

 2 

÷

=

0,01645,

kg

+ Tính toán khối lượng bụi phát sinh từ việc đào và đắp đất
cho từng hạng mục công trình của dự án theo công thức sau:
W = E*Q*d
Trong đó:
W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);
Q: Lượng đất đào đắp (m3);
d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,5 tấn/m3).


+ Khối lượng đất vận chuyển đến để san và đắp nền đạt đến các cao độ thiết kế:
25.000 m3
+ Khối lượng bóc đất xấu, đất hữu cơ: 12.500 m3
 Tổng lượng đất hoạt động phát sinh bụi là khoảng: 37.500 m 3
Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong suốt quá trình san lấp mặt
bằng là:
W = 0,01645 × 37.500× 1,5 = 9.253,125 kg ≈ 9 tấn.
Lượng bụi phát sinh trong một ngày:
W1ngày
(kg/ngày)

=W/(t*n)

=

9.253,125

/(1*200)

=

46,26

Với:
t: thời gian san nền t = 2 năm;
n: số ngày làm việc trong 1 năm n = 200 ngày (trừ các ngày
mưa);


Thực tế đo đạc tại các công trình xây dựng, nồng độ bụi

trong quá trình xây dựng và bốc xếp vật liệu xây dựng thường
cao hơn tiêu chuẩn quy định TCVN 5937 - 2005 (300μg/m 3) nhiều
lần, thậm chí trung bình khoảng 500 - 600 μg/m3.
Hầu hết loại bụi này có kích thước lớn, nên sẽ không phát tán xa.
Vì vậy, chúng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia
thi công, và khu dân cư hiện hữu xung quanh khu vực dự án.
B, Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận
tải và thi công.
- Tiếng ồn và độ rung phát ra trong quá trình các máy móc di
chuyển, vận chuyển nguyên vật liệu, đào móng, máy trộn bê
tông, máy ủi, máy đầm, máy gò hàn,...
Bảng: Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi
công
Mức ồn (dBA),
Stt

Thiết bị

1

Máy ủi

2
3

Máy đầm nén (xe lu)
Xe tải

4


Máy trộn bê tông

cách nguồn ồn 15 m
Tài liệu (1)

Tài liệu (2)

93,0

-

-

72,0 - 74,0
82,0 - 94,0

75,0

75,0 - 88,0

Nguồn: Tài liệu (1) - Nguyễn Đình Tuấn và các cộng sự; Tài liệu
(2) - Mackernize, L.da, năm 1985
3.4.2. Tác động đến nguồn nước.
A, Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
- Nước thải sinh của công nhân ở công trường ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt xung quanh vùng.
- Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập, khối
lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày
được đưa ra trong bảng sau:



St
t
1

Chất ô nhiễm

Tải lượng (g/người/ngày)

BOD5

45 – 54

2
3

COD
Chất rắn lơ lửng

72 - 102
70 - 145

4
5

Dầu mỡ phi khoáng
Tổng nitơ

10 – 30
6 – 12


6
Amôni
2,4 - 4,8
7
Tổng photpho
0,8 - 4,0
Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi
trường.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
B, Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
- Nước mưa chảy tràn có thể làm ngập úng các khu vực lân cận,
đồng thời cuốn các chất ô nhiễm, chất thải của khu công trình ra
bên ngoài gây ảnh hưởng để hệ sinh thái, người dân sống xung
quanh.
- Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính toán
như sau:
Q = 0,278 x K x I x F
- Trong đó:
+ K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6)
+ I: là cường độ mưa (mm/h)
+ F: Diện tích đất thi công (m2)


 Với lượng mưa ước tính: I = 100mm/h = 100.10 -3 m/h. Diện tích
đất của dự án là F = 12000 m 2. Nên Q = 0,278*0,6*100*10-3*12
000 = 200,16 m3/h.
 Dự án tiến hành vào khoảng thời gian khô ráo và kết hợp với hệ
thống thoát nước hợp lý nên những tác động của dự án đến môi

trường, do nước mưa chảy tràn là chưa đáng kể.
3.4.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
- Trong quá trình thi công của dự án có các loại chất thải rắn phát
sinh ra như sau:
+ Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: (chất hữu cơ dễ
phân hủy, túi nilon, hộp cơm,...)
+ Vật liệu xây dựng: gạch đá, bao bì xi măng, giàn giáo hư
hỏng,...
+ Các loại chai đựng dầu xe, máy móc vận hành,...
 Những chất này có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không
được xử lý hợp lý.
• Ước tính mỗi công nhân thải ra trung bình khoảng 0,8 kg/ngày. Có
50 công nhân thì phát thải 40kg/ngày. Chất thải chủ yếu là chất
hữu cơ dễ phân hủy (trừ túi nilon). Cơm thừa, canh cặn của công
nhân có thể đưa đến các hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm. Túi
nilon thì được đưa vào hệ thống rác thải Xuân Mai để xử lý.
• Vật liệu xây dựng có thể vẫn còn giá trị sử dụng nên có thể quay
vòng để sử dụng với mục đích khác, không ảnh hưởng nhiều đến
môi trường. Bao bì có thể bán cho cơ sở sản xuất bao bì. Gạch vỡ
vụ có thể đổ làm nền. Đinh, ốc, giàn giáo kim loại hư hỏng có thể
đem đến cơ sở thu mua sắt vụn.
• Các loại chai dầu hết, bộ phận máy móc chứa dầu,... được đem đi
xử lý đúng như quy định về xử lý chất thải rắn nguy hại.
3.5. Tác động trong giai đoạn hoạt động của siêu thị
- Các hoạt động và nguồn tác động của siêu thị Xuân Mai đến
môi trường được trình bày dưới bảng sau:
Stt
1

2


Hoạt động
Phương tiện vận
tải các mặt hàng
cho
siêu thị,
phương tiện xe
của khách hàng,
Sinh hoạt và vệ
sinh hàng ngày
của công nhân
viên siêu thị,
cộng thêm một
phần của khách

Nguồn tác động
Tiếng ồn và khói thải chứa
thành phần ô nhiễm như SOx,
NOx, CO, CO2, THC, Bụi,…phát
sinh từ khói thải của phương
tiện cơ giới.
- Các thành phần ô nhiễm chủ
yếu như vi sinh, dầu mỡ, Nitrat,
chất hữu cơ,... trong nước thải
sinh hoạt.
- Chất thải rắn sinh hoạt, chất


thải từ nhà vệ sinh của siêu thị,


hàng


- Mùi hôi thối sinh ra từ quá
trình phân hủy nước thải tại các
hố ga, hầm tự hoại, khu chứa
chất thải rắn sinh hoạt,…
3

Hoạt động buôn
bán trong siêu
thị sẽ phát sinh
ra chất thải

- Chất thải rắn như bao bì, túi
nilon, nhãn mác,...
- Nước thải đối với khu bán mặt
hàng tươi, chế biến thức ăn
như: cá, rau, quả,...

3.5.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Do siêu thị đã được bê tông hóa hoàn toàn nên lượng bụi
gây ô nhiễm không khí là không đáng kể
- Nguồn ô nhiễm không khí chính đó là khí thải từ phương tiện
vận chuyển mặt hàng cho siêu thị, xe của khách hàng đi siêu thị
(xe máy, xe ô tô) và tiếng ồn.
A, Khí thải do phương tiện vận chuyển
- Số lượng xe vận chuyển sản phẩm cho siêu thị có động cơ
>2000cc là100 xe:
- Số lượng xe khách hàng >2000cc mỗi ngày khoảng 500 xe:

- Đoạn đường đi trung bình 50km.
Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1
ngày

Động cơ
Xe hơi động cơ
>2.000cc

Số
lượt
xe

Đoạn
đường
chạy (km)

600

50

Mức tiêu
thụ
(lít/km)

Tổng
lượng
xăng (lít)

0,15


4500

- Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông: Tham khảo
tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới về hệ số ô
nhiễm do khí thải giao thông được trình bày trong bảng sau:


Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)

Động cơ
Xe hơi
2.000cc

động



>

Bụi

SO2

NO2

CO

VOC


0,7
6

20S

27,11

169,7

24,09

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution,
WHO 1993
Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các
phương tiện Chủ Dự án có kết quả dự báo tải lượng ô nhiễm do
phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy
được trình bày trong bảng sau:
Bảng: Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao
thông
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Động cơ
Xe hơi
>2.000cc

động

Bụi


SO2

NO2

CO

VOC

3,42

0,39
3

121,
96

763,
75

108,
38



- Do có gió và sự di chuyển của xe không tập trung 1 chỗ nên
ảnh hưởng của các khí thải lên hệ sinh thái và con người không
đáng kể.
B, Tiếng ồn:
- Tiếng ồn gây ra chủ yếu do người đi siêu thị và phương tiện
giao thông của khách hàng.

- Tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh,
trường ĐH Lâm Nghiệp. Đối với trường đại học Lâm Nghiệp có
nhiều cây do đó sự ảnh hưởng là không đáng kể.
3.5.2. Tác động đến môi trường của nước thải và nước thải sinh
hoạt
A, Nước thải.
- Nước thải bao gồm nước thải của nhân viên trong siêu thị,
khách hàng, nước thải trong quá trình rửa thực phẩm. Những
nước thải này chủ yếu là gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất


dinh dưỡng, vi khuẩn gây bệnh nên là nguồn ô nhiễm nước mặt
và nước ngầm. Do đó chủ dự án phải có phương án giảm thiểu
tác động của nước thải để tránh gây ô nhiễm môi trường.
B, Nước mưa chảy tràn.
- Do nước mưa chảy tràn không bao gồm chất ô nhiễm nên ít
gây ảnh hưởng đến môi trường. Nước mưa chảy tràn chỉ gây ảnh
hưởng khi nó hòa chung vào dòng nước thải, hoặc các chất thải
nguy hại khác.
- Chủ dự án phải có biện pháp xây dựng hệ thống thu gom
nước mưa chảy tràn, tránh hòa chung với nước thải.
3.5.3. Tác động của chất thải rắn lên môi trường.
- Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên siêu thị: ước tính 1
người thải khoảng 0,8-1kg/ngày. Có 80 người => có khoảng 6480kg/ngày
- Chất thải do siêu thị gây ra (chủ yếu là vỏ bọc của sản
phẩm) khoảng 500kg/ngày
- Chất thải nguy hại: (giẻ lau dính dầu mỡ, chai lọ chứa chất
tẩy rửa,…) 20kg/ngày
3.6. Dự báo rủi ro, tai biến môi trường.
3.6.1. Trong gia đoạn thi công.

A, Dự báo về sự cố tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông của
công nhân.
- Công nhân có thể bị tai nạn do trên đường đi làm
- Người vận chuyển nguyên, vật liệu bị tai nạn trong quá trình
vận chuyển.
- Công nhân bất cẩn trong khi đang lao động gây ra tai nạn
không đáng có.
- Sự lắp đặt các trang thiết bị không tốt, gây sụp đổ ảnh
hưởng đến tính mạng công nhân.
- Thiếu trang thiết bị lao động, người lao động có thể bị ảnh
hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với chất ô nhiễm.
- Với công việc độc hại, độ nặng, cần sức khỏe nhiều thì có
thể dẫn đễn suy sụp sức khỏe công nhân.
- Chủ dự án cần quan tâm đầy đủ về những yếu tố này để
tránh thiệt thòi cho công nhân.
B, Sự cố về cháy nổ.
- Cháy nổ phương tiện vận chuyển máy móc.
- Cháy nổ kho chứa nhiên liệu.
- Cháy nổ do chập điện, khu cấp điện cho hoạt động xây dựng
siêu thị
3.6.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động


A, Sự cố tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp
• Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp
- Tai nạn giao thông do đi đường không đúng làn đường, hoặc
do người khác đâm vào
- Tai nạn nghề nghiệp do không tuân thủ, ăn mặc gọn gang
làm vướng víu vào các vật liệu, đồ đạc nguy hiểm.
- Không có bảo hộ lao động

- Chấp hành nội quy không tốt.
- Quá trình bốc vác, xếp hàng bị đổ,…
B, Sự cố về cháy nổ
- Do máy móc trong siêu thị phát cháy.
- Phát lửa từ bất kì chỗ nơi đông người nào
- Do dòng điện không đảm bảo an toàn.
- Nơi tích trữ nhiên liệu (dầu, ăng của phương tiện vận
chuyển) bị hư hỏng, tiếp xúc dễ dàng với ngọn lửa.
Chương IV: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI.
Chương V: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI MÔI
TRƯỜNG TỪ DỰ ÁN
5.1. Khống chế và giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng
5.1.1.

Khống chế khói bụi trong quá trình thi công
Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá

trình thi công ở mức tối đa.
Khu vực công trường, khu chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng
tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn).
Tăng cường trồng cây xanh
Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải
bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển.


5.1.2.

Khắc phục tiếng ồn, rung trong quá trình thi công


Thực hiện kế hoạch thi công hợp lý, không xử dụng các phương tiện thi
công gây tiếng ồn lớn như: máy khoan, hàn, đào đóng cột bê tông... trong thời
gian từ 18h đến 6h.
5.1.3.

Khống chế nước thải từ quá trình thi công xây dựng
Tại công trường sẽ xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh các láng

trại của công nhân xây dựng. Các hầm tự hoại này được thiết kế có kích thước
phù hợp với số lượng công nhân sử dụng tương ứng. Khi giai đoạn thi công kết
thúc, bùn trong hầm tự hoại sẽ được hút lên bằng các xe chuyên dùng và tiến
hành lấp hầm tự hoại.
Đề xuất hệ thống xử lý
Nước thải

Song chắn rác

Lắng cát và tác mỡ

Môi trường

Nước thải thi công chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, cát không chứa các chất
hữu cơ. Do đó sau khi qua bể lắng cát và tách mỡ tác động của nước thải thi công
đến môi trường là không đáng kể có thể thải trực tiếp ra mương thoát của khu
vực.
5.1.4.

Khống chế chất thải rắn trong quá trình thi công
Các loại chất thải trong quá trình xây dựng chủ yếu bao gồm đất, cát, đá,


coffa, sắt thép… sẽ được tập trung tại bãi chứa quy định. Loại chất thải rắn này sẽ
được chuyển đi đắp các vùng trũng trong khu vực dự án và phân loại để tái sử
dụng.
5.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động của dự án
5.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí
– Vệ sinh đường nội bộ sạch sẽ nhằm làm giảm bụi
– Sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng.


– Phương tiện vận chuyển thường xuyên đựơc bảo trì và không sử dụng phương tiện
quá thời hạn sử dụng và nguyên liệu đốt có hàm lượng lưu huỳnh cao.
– Bố trí các khu vực chứa nhiên liệu cách ly với các khu vực chức năng khác và khu
vực chứa nhiều vật liệu dễ cháy, không để rò rỉ gây ảnh hưởng đến môi trường
không khí.
– Máy phát điện (dự phòng) được lắp đặt ống khói để pha loãng nồng độ ô nhiễm
trong không khí xung quanh.

5.2.2. Giảm thiếu ô nhiễm môi trường nước
- Đề xuất quy trình xử lý
-Nước thải từ siêu thị chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên ta sẽ lắp đặt một hệ
thống ống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải gần nhất hoặc xả ra ngoià môi trường
nếu lượng nước thải ít và chỉ chứa một số chất hữu cơ dễ phân hủy.
5.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
a)

Chất thải rắn nguy hại
Chất thải thuộc thành phần chất thải nguy hại như bao bì đựng có dính hoá

chất, bóng đèn huỳnh quang, ống mực in, mực photo . . . các loại chất thải này sẽ
được công ty thu gom và lưu trữ tại những thùng chứa riêng biệt cho đến khi khối

lượng đủ sẽ hợp đồng với những đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử
lý loại chất thải nguy hại này.
b)

Chất thải rắn sinh hoạt

- Đối với các đồ hộp, lon, bao bì, nylon được thu gom, phân loại bán cho các cơ sở

thu mua phế liệu.
- Đối với các loại rác thải sinh hoạt khác thì công ty hợp đồng với các dịch vụ thu

gom rác công cộng của khu vực hàng ngày tới thu gom và chuyên chở tới trạm
trung chuyển rác rồi có bộ phân chuyên chở đến bãi rác của tỉnh để xử lý.
5.3 Đối với các sự cố môi trường


5.3.1 Các biện pháp phòng chống sự cố
- Công trình được lắp đặt hệ thống dự báo cháy tự động về trung tâm tại đây được

kết nối trực tiếp với đường dây nóng của các cơ sở PCCC để được xử lý kịp thời
- Ngoài ra các tầng cũng có sẵn các vòi phun nước và các bình cứu hỏa sẵn sàng

hoạt động khi có sự cố sảy ra
- Các hệ thống và phương tiện chữa cháy thường xuyên được kiểm tra và bảo trì

trong xuốt quá trình hoạt động của nhà máy.
5.3.2 Biện pháp phòng chống sự cố ngập úng
- Tình trạng ngập lụt sảy ra chủ yếu là do mưa cục bộ gây ra, tuy nhiên để phòng

chúung ngập úng hệ thống thoát nước được tiết kế xung quoang khu vực tòa nhà,

có các hố ga được bố trí với từng vị trí phù hợp để tránh được sự ngập úng và
thoát được nước theo đường ống thoát nước của thị trấn.



×