Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

BÀI GIẢNG CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.02 KB, 23 trang )

CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO


NỘI DUNG
1. Đại cương.
2. Chấn thương niệu đạo trước.
3. Chấn thương niệu đạo sau.


MỤC TIÊU
1. Nắm được nguyên nhân và tổn thương trong chấn
thương niệu đạo.
đạo
2. Biết cách khám xác định các triệu chứng lâm sàng
của chấn thương niệu đạo.
3. Biết cách xử trí và theo dõi BN chấn thương thận
niệu đạo.


1. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa,
phải được xử trí kịp thời để tránh tai biến trước mắt
(bí đái, viêm tấy nước tiểu tầng sinh môn) và các di
chứng về sau (viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo...).


Niệu đạo nam:
♦ Niệu đạo nam dài 16-18
cm, vừa là đường tiểu vừa
là đường xuất tinh.
♦ Về giải phẫu, NĐ nam


gồm 3 đoạn: NĐ tiền liệt,
NĐ màng, NĐ xốp.
♦ NĐ tiền liệt và NĐ màng
được gọi là NĐ sau, NĐ xốp
được gọi là NĐ trước.
♦ NĐ trước gồm 2 phần: phần di động (NĐ dương vật) và phần
cố định (NĐ tầng sinh môn).


Niệu đạo nữ:
♦ NĐ nữ đi từ lỗ NĐ
trong ở cổ bàng
quang tới lỗ NĐ ngoài
ở âm hộ, dài khoảng
3-4 cm, chỉ có chức
năng dẫn nước tiểu.
♦ NĐ nữ tương ứng
với 2 đoạn NĐ tiền liệt
và NĐ màng ở nam,
do đó chấn thương
NĐ ở nữ giống như
chấn thương NĐ sau
ở nam.


2. CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO TRƯỚC
2.1. Nguyên nhân và tổn thương giải phẫu bệnh
Nguyên nhân chấn thương:
Phần di động của NĐ trước
ít khi bị tổn thương, nếu tổn

thương thì nguyên nhân có thể
là dương vật bị bẻ gãy, dao
cắt, súc vật cắn hoặc đạn bắn.
Phần cố định của NĐ trước
thường bị tổn thương do tai
nạn ngã ngồi xoạc hai chân
trên vật cứng, tầng sinh môn bị ép giữa xương mu (dưới trọng
lượng cơ thể) và vật cứng làm giập hoặc đứt NĐ; ngày nay NĐ
trước còn có thể bị tổn thương do tai biến nội soi.


Tổn thương giải phẫu bệnh:
NĐ có thể bị giập gây máu tụ quanh NĐ; có thể bị
đứt một phần hay toàn bộ gây máu tụ lớn lan tỏa xuống
bìu và tầng sinh môn.


2.2. Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng:
♦ Đau nhói ở tầng sinh môn, đôi khi đau mạnh làm BN ngất
hoặc không ngồi dậy được, không đi lại được.
♦ Bí đái do tổn thương NĐ và do phản xạ làm các cơ thắt cổ
bàng quang co thắt.
Triệu chứng thực thể:
♦ Chảy máu miệng sáo: máu ri rỉ hoặc nhỏ giọt ở miệng sáo,
có thể máu ở miệng sáo đã khô (chảy máu miệng sáo biểu
hiện giập NĐ), máu chảy nhiều hơn nếu NĐ bị đứt rời.
♦ Cầu bàng quang (+).
♦ Ấn tầng sinh môn thấy có điểm đau chói.



2.3. Biến chứng
♦ Viêm tấy nước tiểu tầng sinh môn (BN đến
muộn): do bàng quang căng quá mức, nước
tiểu rỉ ra tầng sinh môn và đọng lại gây viêm
tấy.
♦ Apxe tầng sinh môn.
♦ Hẹp niệu đạo hoàn toàn hoặc không hoàn
toàn do sẹo xơ cứng.


2.4. Xử trí
♦ Khám phát hiện triệu chứng và sơ bộ đánh giá
tình trạng BN dựa vào tình trạng bí đái (cầu bàng quang),
chảy máu miệng sáo, máu tụ tầng sinh môn, viêm tấy nước
tiểu tầng sinh môn.
♦ Nếu BN vẫn đái được, nước tiểu trong (chỉ đỏ đầu bãi):
theo dõi.
♦ Khi BN không đái được:
● Nếu bàng quang căng, chảy máu ít ở miệng sáo: dùng
thông Nelaton thông đái nhẹ nhàng (không cố thông bằng
được) và bảo đảm vô trùng.
● Nếu bàng quang căng, chảy máu nhiều ở miệng sáo:
dẫn lưu bàng quang trên xương mu, mở thông bàng
quang và đặt ống thông niệu đạo.


♦ Khi máu tụ tầng sinh môn lớn, viêm tấy nước tiểu
tầng sinh môn: dẫn lưu bàng quang trên xương mu,
rạch tầng sinh môn để dẫn lưu.

♦ Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.
♦ Có kế hoạch vận chuyển BN lên tuyến trên sớm
(không được vận chuyển khi BN đang sốc).


3. CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO SAU
3.1. Nguyên nhân và tổn thương giải phẫu bệnh
Nguyên nhân:
Phần lớn liên quan đến gãy xương chậu (do tai nạn giao
thông, tai nạn thể thao…) làm vỡ niệu đạo sau.
Tổn thương giải phẫu bệnh:
♦ Ở nam: niệu đạo màng và niệu đạo tiền liệt có thể đứt
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
♦ Ở nữ: khi vỡ xương chậu có thể gây đứt niệu đạo sát cổ
bàng quang và gây rò bàng quang - âm đạo.



3.2. Lâm sàng
Bệnh cảnh chung nổi bật là những dấu hiệu của
vỡ khung chậu (rất đau, chảy nhiều máu gây sốc) có
thể làm lu mờ triệu chứng của đứt NĐ.
Khi có tổn thương xương chậu cần nghĩ tới tổn
thương NĐ sau, đồng thời tìm các triệu chứng:
♦ Chảy máu lỗ NĐ ngoài (miệng sáo ở nam):
thường ít, có khi không chảy máu hoặc chỉ rỉ ít máu
ở lỗ NĐ ngoài.
♦ Bí đái: BN muốn đái nhưng không thể đái được,
cầu bàng quang (+).
♦ Khối máu tụ: thường thấy ở vùng trước hậu môn.



3.3. Xử trí
♦ Chống sốc: truyền dịch tĩnh mạch.
♦ Cố định xương chậu: nằm co chân bất động.
♦ Dẫn lưu bàng quang trên xương mu, nếu có đủ
trình độ chuyên môn thì mở thông bàng quang và
đặt ống thông niệu đạo để tránh di lệch niệu đạo bị
đứt.
♦ Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.
♦ Có kế hoạch vận chuyển BN lên tuyến trên sớm
(không được vận chuyển khi BN đang sốc).


TỔNG KẾT BÀI HỌC
1. Đại cương
Sơ lược giải phẫu niệu đạo nam, nữ.
2. Chấn thương niệu đạo trước
♦ Nguyên nhân, tổn thương giải phẫu bệnh.
♦ Lâm sàng: cơ năng, thực thể.
♦ Biến chứng.
♦ Xử trí.
trí
3. Chấn thương niệu đạo sau
♦ Nguyên nhân, tổn thương giải phẫu bệnh.
♦ Lâm sàng: cơ năng, thực thể.
♦ Xử trí.
trí



4. Xử trí tại tuyến YTCS
♦ Khám phát hiện sớm các triệu chứng, sơ bộ
đánh giá tình trạng BN.
♦ Bất động, chống đau, chống sốc (nếu có),
kháng sinh, lợi tiểu.
♦ Vận chuyển lên tuyến trên căn cứ vào tình
trạng đái máu, khối máu tụ vùng thắt lưng,
mạch, huyết áp.


LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 1: Nêu các dấu hiệu lâm sàng của chấn thương NĐ?
Trả lời:
♦ Lâm sàng chấn thương NĐ trước:
nhói tầng sinh môn, không đi lại được, bí đái.
● Cơ năng: đau
………………………………………
máu miệng sáo, bầm tím vùng tầng sinh
● Thực thể: chảy
………………………………………
môn hình cánh bướm, cầu bàng quang (+), ấn tầng sinh
môn có điểm đau chói.
♦ Lâm sàng chấn thương NĐ sau:
rất đau, sốc mất máu.
● Bệnh cảnh vỡ khung chậu: ……………………………………
chảy máu lỗ NĐ ngoài
● Các triệu chứng tổn thương NĐ: ……………………………..
(±), bí đái, cầu bàng quang (+), khối máu tụ vùng trước hậu
môn.



Câu 2: Phương pháp xử trí chấn thương niệu đạo?
Trả lời:
Chấn thương niệu đạo trước:
♦ ………………………………………
Khám phát hiện TC, sơ bộ đánh giá tình trạng BN.
Nếu BN đái được, nước tiểu trong: theo dõi.
♦ ………………………………………
♦ Khi BN không đái được: thông đái/dẫn lưu bàng quang
trên xương mu/mở thông bàng quang đặt ống thông
NĐ/rạch tầng sinh môn dẫn lưu.
Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.
♦ ………………………………………
Vận chuyển BN lên tuyến trên sớm.
♦ ………………………………………


Chấn thương niệu đạo sau:
♦ ………………………………………
Chống sốc.
Cố định xương chậu.
♦ ………………………………………
♦ Dẫn lưu bàng quang trên xương mu hoặc mở thông
bàng quang và đặt ống thông niệu đạo.
Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.
♦ ………………………………………
Vận chuyển BN lên tuyến trên sớm.
♦ ………………………………………



CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI
Câu 1: Nêu nguyên nhân và tổn thương giải phẫu bệnh
của chấn thương niệu đạo?
Câu 2: Nêu cách khám xác định các dấu hiệu lâm sàng
của chấn thương niệu đạo?
Câu 3: Trình bày phương pháp xử trí, theo dõi BN chấn
thương niệu đạo?


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng cho đào
tạo y sỹ trung cấp), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 34-36.
2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Bài
giảng Bệnh học ngoại khoa, tập I (dùng cho sinh viên
đại học y năm thứ 4), NXB Y học, tr. 149-152.

CHUẨN BỊ BÀI SAU
Viêm ruột thừa



×