Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề cương thực tập sinh lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.83 KB, 16 trang )

Đề cương thực tập sinh lý
Bài 1: Tim ếch
Câu 1: Nguyên tắc ghi đồ thị hoạt động tim ếch:
+ Bộc lộ tim ếch, dung 1 kẹp nhỏ kẹp vào mỏm tim
+ Nối kẹp tim với 1 hệ thống đòn bẩy có gắn bút ghi
+ Hoạt động của tim sẽ được ghi lại trên một trụ quay có bọc giấy ám khói
Câu 2: Gây ngoại tâm thu
+ Nguyên tắc:
Ghi hoạt động của tim
Dùng dòng điện cảm ứng kích thích vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tim
Quan sát kết quả ghi lại trên giấy ám khói
+ Hiện tượng;
Kích thích vào giai đoạn tâm thu: Tim không đáp ứng
Đồ thị hoạt động của tim ếch vẫn không đổi
Kích thích vào giai đoạn tâm trương: Ngay lập tức tim đáp ứng bằng 1 nhát bóp phụ ( ngoại tâm thu)
Sau đó có thời gian nghỉ kéo dài hơn bình thường ( thời gian nghỉ
( Hình vẽ )

bù)

+Giải thích:
Do tính trơ có chu kỳ của tim
Khi kích thích cơ tim vào giai đoạn tâm thu ( giai đoạn trơ của tim) dù có cường độ thích đáng tim cũng
không đáp ứng, nghĩa là kích thích không có tác dụng .
Khi kích thích cơ tim vào giai đoạn tâm trương ( giai đoạn chịu kích thích của tim) tim đáp ứng bằng 1 co
bóp phụ và có thời gian nghỉ bù
Sở dĩ tim có thời gian nghỉ bù vì:


Xung động từ nút xoang tới tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ của co bóp phụ -> co bóp bình thường
không xảy ra, cho đến khi có xung động tiếp theo của nút xoang, thì lại xuất hiên co bóp bình thường.


Tổng thời gian của chu kỳ ngoại tâm thu và chu kỳ tiếp sau đó bằng tổng thời gian của 2 chu kỳ tim bình
thường.
Câu 3. Hiện tượng thoát ức chế ( ảnh hưởng cuả kích thích dây X lên hoạt động tim)
+ Hiện tượng:
-Khi kích thích tới ngưỡng:
Đồ thị hoạt động của tim ếch đi xuống, tần số và biên độ đều giảm, có đoạn gần như bằng phẳng
Tim co bóp yếu, chậm, dãn to ra, ngừng đập ở thì tâm trương
-Tiếp tục kích thích dây X :
Sau khi ngừng đập một lúc, tim lại đập trở lại bình thường ( gọi là hiện tượng thoát ức chế), đồ thị ghi
hoạt động tim ếch đi lên, dần trở về bình thường.
( hình vẽ)
+Giải thích:
Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây X, dây thuộc hệ thần kinh phó giao cảm nên đối với oạt
động của tim nó sẽ gây ra các tác dụng sau:
Giảm tần số, giảm lực co bóp cơ tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong
tim, giảm tính hưng phấn của tim.
Nếu tăng cường độ kích thích sẽ làm tim ngừng đập ở thì tâm trương
+ Có hiện tượng thoát ức chế vì:
-Ở tim ếch, có cơ quan tương tự bó His ở tim người không bị chi phối bởi dây X, tự nó phát xung động
làm tim đập trở lại
-Hiện tượng ứ máu: tim ngừng đập ở thì tâm trương, máu về tâm nhĩ nhiều làm cho áp suất máu trong
tâm nhĩ tăng lên, kích thích nút xoang phát xung động trở lại
-Hiện tượng mỏi synap: do Acetyl choline bị cạn kiệt và không tổng hợp kịp mà acetyl choline là hóa
chất trung gian của dây X -> tác dụng của dây X bị ức chế
-Phản xạ tim-tim: Máu về tâm nhĩ phải nhiều làm căng vùng Bain Bridge, từ vùng này phát sinh xung
động đi theo các sợi cảm giác của dây X về hành não, ức chế dây X , làm tim đập nhanh
Câu 4: Mô tả và giải thích được đường ghi hoạt động tim ếch cô lập dưới ảnh hưởng của : Adrenalin,
Ca++, K+, và Achetyl choline



1.Adrenalin
+Hiện tượng: Biên độ cao hơn, tần số lớn hơn, đường ghi đi lên
+Giải thích:Adrenalin là chất giống giao cảm, nên tác dụng của nó lên tim giống với tác dụng của hệ giao
cảm lên tim, đó là: Tăng tần số, tăng lực co bóp cơ tim, tăng trương lực cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền
xung động trong tim, tăng tính hưng phấn của tim.
2.Ca++:
+Hiện tượng: Tần số không đổi, biên độ giảm dần, đường ghi dần dần đi lên cao nhưng không đến mức
ban đầu
+Giải thích: Ca++ có tác dụng làm trương lực cơ tim tăng, tim co mạnh hơn nhưng giãn kém, cuối cùng
ngừng đập ở thì tâm thu
3.K+:
+ Hiện tượng: Tần số không đổi, biên độ giảm, đường ghi đi xuống
+ Giải thích: K+ có tác dụng làm trương lực cơ tim giảm xuống, tim giãn nhiều hơn, nhưng co kém đi, cuối
cùng ngừng đập ở thì tâm trương
4.Achetyl choline :
+ Hiện tượng: Tần số giảm, biên độ giảm, đường ghi đi xuống
+ Giải thích: Achetyl Choline là hóa chất trung gian của hệ phó giao cảm nên tác dụng của nó lên tim bao
gồm: Giảm tần số, giảm lực co bóp cơ tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động
trong tim, giảm tính hưng phấn của tim.
Câu 5: Tác dụng của nhiệt độ, Ion, và 1 số hóa chất lên hoạt động của tim
Tác nhân
Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ cao
Na+
Ca++
Adrenalin
Achetyl choline
Atropin

Tần số

+
O
O
+
+

Lực co
+
+
+
+

Câu 6: Mô tả tính tự động từng phần của tim bằng các thí nghiệm cắt rời từng phần của tim và các nút
thắt.
Các nút trong tim ếch:


Nút xoang ở tim người = Nút Remark: Xoang tĩnh mạch chủ
Nút nhĩ thất = Nút Bidder: Vách liên nhĩ thất
Lưới Purkingie= Lưới Daskell
Ngoài ra còn có nút Ludwig nằm sát nút Bidder có tác dụng ức chế nút Bidder
Nút thắt thứ nhất: Thắt ở ranh giới giữa xoang và tâm nhĩ -> ngăn cách đường dẫn truyền giữa xoang
tĩnh mạch và phần nhĩ thất của tim
+ Hiện tượng: - Xoang vẫn co bóp như nhịp cũ, tâm nhĩ và tâm thất ngừng đập ở thì tâm trương
-Sau 2-3 phút, tâm thất co bóp trở lại nhưng theo nhịp chậm hơn
+Giải thích:
Nút Remark ( Ứng với nút xoang ở người) phát nhịp chính. Nhĩ và thất vì đẫ thoát khỏi sự chi phối của
nút Remark nên ngừng đập
Sau 2-3 phút, tâm thất co bóp trở lại nhưng theo nhịp chậm hơn vì khi bị tách khỏi nút Remark, nút
Bidder ( ứng với nút nhĩ thất ở người) vẫn có thể phát nhịp nhưng chậm hơn

Nút thắt thứ 1’: Thắt ở rãnh nhĩ thất -> ngăn cách đường dẫn truyền giữa phần xoang tĩnh mạch và nhĩ
với phần thất của tim
+Hiện tượng; Xoang và nhĩ co bóp theo nhịp của xoang,
tâm thất ngừng đập, sau phút đập trở lại nhưng chậm hơn
+ Giải thích: Xoang và nhĩ có nút Remark phát nhịp nên đập theo nhịp của nút Remark
Tâm thất bị tách khỏi nút Remark nên ngừng đập vài phút, sau đó có nút Bidder phát nhịp,
Nhưng chậm hơn với nút Remark nên thất co bóp trở lại nhưng chậm hơn
Nút thắt thứ 2: Thắt ở ranh giới giữa xoang và tâm nhĩ và thắt ở rãnh nhĩ thất-> ngăn cách đường dẫn
truyền giữa: Phần xoang tĩnh mạch, Phần nhĩ, Phần thất của tim
+ Hiện tượng: Xoang co bóp theo nhịp của xoang
Hai tâm nhĩ không co bóp
Tâm thất co bóp rất chậm
+ Giải thích: Xoang có nút Remark phát nhịp nên đập theo nhịp của xoang
Tâm nhĩ có nút Ludwig nên không co bóp


Ở tâm thất do có sợi chỉ thứ 2 tách nút Bidder khỏi tác dụng ức chế của nút Ludwig, tâm
thất co bóp theo nhịp của nút Bidder, chậm hơn nhịp của nút Remark
Câu 7: Mô tả và giải thích được các kích thích đơn
+ Mô tả:
Kích thích vào giai đoạn tâm thu: Dù cường độ kích thích trên ngưỡng, tim không đáp ứng
Kích thích vào giai đoạn tâm trương: Ngay lập tức tim đáp ứng bằng 1 nhát bóp phụ ( ngoại tâm thu) sau
đó có thời gian nghỉ kéo dài hơn bình thường ( thời gian nghỉ bù)
Kích thích cơ tim liên tục, tim không bị co cứng
+Giải thích:
Khi kích thích cơ tim vào giai đoạn tâm thu ( giai đoạn trơ của tim) dù có cường độ thích đáng tim cũng
không đáp ứng, nghĩa là kích thích không có tác dụng .
Khi kích thích cơ tim vào giai đoạn tâm trương ( giai đoạn chịu kích thích của tim) tim đáp ứng bằng 1 co
bóp phụ và có thời gian nghỉ bù
Sở dĩ tim có thời gian nghỉ bù vì:

Xung động từ nút xoang tới tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ của co bóp phụ -> co bóp bình thường
không xảy ra, cho đến khi có xung động tiếp theo của nút xoang, thì lại xuất hiên co bóp bình thường.
Tổng thời gian của chu kỳ ngoại tâm thu và chu kỳ tiếp sau đó bằng tổng thời gian của 2 chu kỳ tim bình
thường.
Kích thích cơ tim liên tục, tim vẫn không bị co cứng vì tim có tính trơ chu kỳ -> chỉ đáp ứng với kích thích
ở thì tâm trương còn ở thì tâm thu không đáp ứng
Bài 2: Ghi huyết áp động mạch trên chó
Câu 1.Nguyên tắc:
Nối động mạch cảnh gốc ( hoặc động mạch đùi) cuar con vật với một nghành của huyết áp kế thủy ngân,
nghành bên kia đặt phao gắn bút ghi. Huyết áp dao động, cột thủy ngân dao động theo, làm bút ghi cũng
dao động và vẽ lên giấy ám khói một đường ghi, đó là đường ghi huyết áp.
Câu 2 Mô tả và giải thích đường ghi huyết áp động mạch trực tiếp trên chó lúc bình thường
+ Mô tả: Đường ghi có hai sóng
Sóng α: Sóng nhỏ: thể hiện ảnh hưởng của tim lên huyết áp


Sóng β: sóng to: Tập hợp các sóng α, thể hiện ảnh hưởng của hô hấp lên huyết áp
+ Giải thích:
Sóng α thể hiện ảnh hưởng của tim lên huyết áp. Huyết áp tang ở thời kỳ tâm thu và giảm ở thời kỳ tâm
trương. Tim có thời kỳ tâm thu và tâm trương theo chu kỳ nên sóng α cũng theo chu kỳ
Sóng β thể hiện ảnh hưởng của hô hấp lên huyết áp. Khi hít vào huyết áp tang, khi thở ra huyết áp giảm.
Sở dĩ có hiện tượng đó vì:
Khi hít vào _-> trung tâm hô hấp ở hành não hưng phấn, ức chế trung tâm dây X -> tim đập nhanh ->
Huyết áp tăng
Khi hít vào -> Áp suất trong lồng ngực âm hơn -> Máu về tim nhiều hơn -> Tim đập nhanh -> Huyết áp
tăng
Khi thở ra, các hiện tượng xảy ra ngược lại
Câu 3: Mô tả và giải thích đường ghi huyết áp động mạch trực tiếp trên chó khi kẹp động mạch cảnh
gốc bên đối diện, tiêm Adrenalin lần 1, kích thích dây X, kích thích dây X sau khi tiêm Atropin, tiêm
Adrenalin lần 2 và tiêm Achetyl choline

1.Kẹp động mạch cảnh gốc bên đối diện
+ Hiện tượng: Đường ghi huyết áp đi lên sau đó trở về bình thường
+ Giải thích:
Huyết áp tăng lên vì:
-Nồng độ CO2 máu tang, O2 máu giảm -> tác động lên receptor nhận cảm hóa học ở thân động mạch
cảnh và quai động mạch chủ làm xuất hiện xung động theo dây thần kinh Hering về hành não, kích thích
trung tâm co mạch làm tim đập nhanh và huyết áp tăng
-Khi áp suất ở xoang động mạch cảnh giảm xuống -> tác động lên receptor nhận cảm ở xoang động mạch
cảnh và quai động mạch chủ làm xuất hiện xung động theo dây thần kinh Hering về hành não, ức chế dây
X làm tim đập nhanh và huyết áp tăng
-Kẹp động mạch cảnh gốc -> thiếu máu tại trung tâm vận mạch -> thiếu dinh dưỡng tại các noron tại đây
-> các nổn này hung phấn rất mạnh -> làm tim đập nhanh, mạnh, co mạch -> Huyết áp tang
Huyết áp trở lại bình thường nhờ phản xạ giảm áp:
-Khi áp suất ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tăng -> tác động lên receptor nhận cảm ở
xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ làm xuất hiện xung động theo dây thần kinh Hering về
hành não,kích thích dây X làm tim đập chậm và yếu hơn -> huyết áp giảm trở về bình thường
2.Tiêm Adrenalin lần 1 vào tĩnh mạch


+Hiện tượng: Tăng tần số và biên độ sóng α -> đường ghi huyết áp đi lên -> Tần số và biên độ sóng α
giảm -> Đường ghi huyết áp trở về bình thường
+ Giaỉ thích:
Adrenalin là chất giống giao cảm, nên tác dụng của nó lên tim giống với tác dụng của hệ giao cảm lên
tim, đó là: Tăng tần số, tăng lực co bóp cơ tim, tăng trương lực cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền xung động
trong tim, tăng tính hưng phấn của tim.-> Tăng huyết áp
Khi huyết áp tăng cao, nhờ phản xạ giảm áp: Khi áp suất ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh
tăng -> tác động lên receptor nhận cảm ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ làm xuất hiện
xung động theo dây thần kinh Hering về hành não,kích thích dây X làm tim đập chậm và yếu hơn -> huyết
áp giảm trở về bình thường
3. Cắt dây X và kích thích vào đầu dây ngoại biên dây X

+ Hiện tượng: Sóng α giảm về tần số và biên độ -> đường ghi đi xuống -> không còn sóng α, huyết áp về
0 -> Sóng α xuất hiện trở lại
+ Giải thích:
Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây X, dây thuộc hệ thần kinh phó giao cảm nên đối với hoạt
động của tim nó sẽ gây ra các tác dụng sau:
Giảm tần số, giảm lực co bóp cơ tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong
tim, giảm tính hưng phấn của tim. -> Huyết áp giảm
Nếu tăng cường độ kích thích sẽ làm tim ngừng đập -> không còn sóng α
Sau đó tim lại đập trở lại do hiện tượng thoát ức chế -> sóng α xuất hiện trở lại
Hiện tượng thoát ức chế là vì
-Bó His không bị chi phối bởi dây thần kinh X, tự nó đã phát ra xung động làm tim đập chậm trở lại
-Hiện tượng ứ máu: tim ngừng đập ở thì tâm trương, máu về tâm nhĩ nhiều làm cho áp suất máu trong
tâm nhĩ tăng lên, kích thích nút xoang phát xung động trở lại
-Hiện tượng mỏi synap: do Acetyl choline bị cạn kiệt và không tổng hợp kịp mà acetyl choline là hóa
chất trung gian của dây X -> tác dụng của dây X bị ức chế
-Phản xạ tim-tim: Máu về tâm nhĩ phải nhiều làm căng vùng Bain Bridge, từ vùng này phát sinh xung
động đi theo các sợi cảm giác của dây X về hành não, ức chế dây X , làm tim đập nhanh
4. Tiêm Atropin vào tĩnh mạch, sau 5 phút kích thích dây X lần 2
+ Hiện tượng: Đường ghi huyết áp không thay đổi


+ Giải thích: Atropin là chất ức chế sự dẫn truyền qua synap của thần kinh phó giao cảm -> Làm mất tác
dụng của dây X. Do đó khi kích thích dây X sau khi tiêm Atropin huyết áp không hạ.
5. Tiêm Adrenalin lần 2 ( Với liều chỉ bằng ½ liều lần 1)
+ Hiện tượng:
Sóng α tăng tần số, tăng biên độ, đường ghi huyết áp đi lên sau đó trở về bình thường nhưng thời gian
trở về bình thường lâu hơn tiêm lần 1
+ Giải thích
Adrenalin là chất giống giao cảm, nên tác dụng của nó lên tim giống với tác dụng của hệ giao cảm lên
tim, đó là: Tăng tần số, tăng lực co bóp cơ tim, tăng trương lực cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền xung động

trong tim, tăng tính hưng phấn của tim.-> Tăng huyết áp
Bên cạnh đó, Adrenalin được tiêm trong điều kiện mất tác dụng của dây phó giao cảm ( vì trước đó đã
tiêm Atropin) nên huyết áp tăng cao và trở về bình thường chậm hơn so với lần tiêm thứ nhất
6. Tiêm Achetyl Cholin
+ Hiện tượng: Sóng α giảm tần số, biên độ, đường ghi huyết áp đi xuống
+ Giải thích:Achetyl choline là hóa chất trung gian của hệ phó giao cảm nên tác dụng của nó lên tim bao
gồm: Giảm tần số, giảm lực co bóp cơ tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động
trong tim, giảm tính hưng phấn của tim -> giảm huyết áp
Bài 3: Chức năng hô hấp
Câu 1: Dung tích sống VC ( Đơn vị: L)
-Là thể tích khí thở ra hết sức sau khi hít vào hết sức
-Dung tích sống = V khí lưu thông + V dự trữ hít vào + V dự trữ thở ra
VC

=

TV

+

IRV

+

ERV

-Ở tuổi trưởng thành: VC=3,5-4 l ở nam giới
VC=2,5-3l ở nữ giới
( 25-30 tuổi: Nữ: 2,7 l: Nam: 3,7l)
-dùng để đánh giá chức năng tim phổi của tim

- Đọc kết quả
( VC đo được / VC chuẩn) ≥ 80% chức năng hô hấp bình thường


( VC đo được / VC chuẩn) < 80% -> Nghi ngờ có rối loạn thông khí hạn chế
Câu 2. FVC Dung tích sống thở mạnh = Dung tích sống gắng sức ( L)
-Là thể tích khí thu được do hít vào thật hết sức rồi thở ra thật nhanh thật mạnh thật hết sức
-Đọc kết quả:
( FVC đo được / FVC chuẩn) ≥ 80% chức năng hô hấp bình thường
( FVC đo được / FVC chuẩn) < 80% -> Nghi ngờ có rối loạn thông khí tắc nghẽn
Câu 3.FEV1 (L): Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên
( FEV1 đo được / FEV1 chuẩn) ≥ 80% chức năng hô hấp bình thường
( FEV1 đo được / FEV1 chuẩn) < 80% -> Nghi ngờ có rối loạn thông khí tắc nghẽn
Câu 4. Tỉ số Tiffeneau = ( FEV1 / VC )
Người < 60 tuổi: ( FEV1 / VC ) ≥ 75% => không có rối loạn thông khí tắc nghẽn
( FEV1 / VC ) < 75% => nghi ngờ rối loạn thông khí tắc nghẽn
Người > 60 tuổi: ( FEV1 / VC ) ≥ 70% => không có rối loạn thông khí tắc nghẽn
( FEV1 / VC ) < 70% => nghi ngờ rối loạn thông khí tắc nghẽn
Lưu ý: Tất cả đều kết luận “nghi ngờ”
Khi

( FEV1 đo được / FEV1 chuẩn) < 80%
 Rối loạn thông khí tắc nghẽn
( FEV1 / VC ) < 75% ( 70%)

Khi bệnh nhân có cả rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối loạn thông khí hạn chế
=>Bệnh nhân có rối loạn thông khí hỗn hợp
Bài 4: Quickstick
Câu 1. Nguyên tắc thử thai bằng phương pháp miễn dịch
HCG là hormone do rau thai bài tiết có bản chất là glycoprotein nên có tính kháng nguyên.Dựa vào sự kết

hợp giữa kháng nguyên HCGvà kháng thể anti-HCG nhằm phát hiện sự có mặt của HCG trong nước tiểu
người cần thử, từ đó xác định người cần thử có thai hay không có thai
Câu 2: Nguyên tắc thử thai bằng phương pháp que thử thai Quickstick


Nhúng que thử có gắn anti-HCG và Sodium acid vào nước tiểu người cần thử, dựa vào sự xuất hiện các
vạch màu để xác định người cần thử có thai hay không
Câu 3. Đọc kết quả
1 vạch -> Âm tính -> không có HCG trong nước tiểu -> không có thai
2 vạch -> Dương tính -> có HCG trong nước tiểu -> Có thai
Bài 5: Phá tiểu não
Câu 1. Ếch:
+ Hiện tượng:
-Cong người và nghiêng đầu về phía bên tiểu não bị phá
-Khi đi thì đi theo đường cong về phía bị phá hủy
-Khi bơi thì bơi vòng về phía bên tiểu não bị phá
-Chân bên tiểu não bị phá co duỗi kém
-Mắt bên tiểu não bị phá xẹp
+ Giải thích:
Ếch là động vật cấp thấp, tiểu não gồm: Nguyên tiểu não và tiểu não cổ. Nguyên tiểu não có chức năng
duy trì thăng bằng, tiểu não cổ có chức năng làm giảm trương lực cơ. Khi phá hủy tiểu não => ếch mất
chức năng thăng bằng và trương lực cơ tăng
Mặt khác tiểu não có chức năng chi phối hoạt động của cơ thể nên ếch bị nghiêng, bơi, đi lệch về bên
tiểu não bị phá, khả năng co duỗi của chi bên tiểu não bị phá cũng kém.
Câu 2.Bồ câu
+ Hiên tượng
-Đầu nghoẹo về bên bị phá, mỏ hướng về phía đối diện
-Cánh và chân bên phá ít cử động và duỗi ra
-Chim tìm cách đứng thẳng nhưng không được do đó xoay tròn về phía bên bị phá
+ Giải thích

( tương tự ếch)
Bài 6. Duỗi cứng mất não


+Hiện tượng:
Con thỏ : 4 chân duỗi thẳng, lưng uốn cong, đầu đuôi quặt về phía lưng, nắn các cơ thấy cứng
+Giải thích:
Bản chất của trương lực cơ là 1 phản xạ tủy
Ở hành não có nhân tiền đình có tác dụng làm tăng trương lực cơ qua bó tiền đình - tủy
Ở não giữa có nhân đỏ, có tác dụng làm giảm trương lực cơ qua bó đỏ - tủy
Khi đường dẫn truyền từ nhân đỏ xuống tủy bị cắt đứt, tác dụng của nhân đỏ không còn nữa, nhân tiền
đình được giải phóng khỏi ảnh hưởng của nhân đỏ => tăng trương lực cơ => cơ bị cứng
Ở thỏ, cơ duỗi khỏe hơn cơ gấp nên các bộ phận của cơ thể con vật được giữ ở tư thế duỗi
Bài 7: Phân tích cung phản xạ tủy
Câu 1. Kích thích vào bàn chân ếch bằng dd H2SO4 sau khi đã lột bỏ da bàn chân
+ Hiện tượng:
Với nồng độ đã gây phản xạ, chân ếch không còn co gấp
+Giải thích:
Đáp ứng của con ếch với tác nhân kích thích H2SO4 là 1 phản xạ tủy
Một cung phản xạ tủy gồm 5 bộ phận:
Bộ phận nhận cảm là da, đường thần kinh truyền về là sợi cảm giác, trung tâm là chất xám tủy sống,
đường thần kinh truyền ra là sợi vận động, cơ quan đáp ứng là cơ
Phản xạ chỉ thực hiện được khi cung phản xạ còn nguyên vẹn, khi một trong những bộ phận của cung
phản xạ bị tổn thương thì phản xạ bị mất hoặc rối loạn
Trong trường hợp này, khi lột da bàn chân đi => làm mất bộ phận nhận cảm => Phản xạ không còn
nguyên vẹn => không có phản xạ
Câu 2. Phong bế dây thần kinh hông bằng Novocain
+ Hiện tượng
1.Dùng nồng độ ngưỡng kích thích vào bàn chân nguyên vẹn 1 lần/1 phút.ban đầu vẫn gây được phản xạ
nhưng sau đó vẫn bị mất phản xạ

2.Dùng nồng độ ngưỡng, kích thích lên vùng da lưng, còn có phản xạ


3. Kích thích tiếp tục vào vùng da lưng 1 lần / 1 phút => Một lúc sau cũng mất phản xạ
+ Giải thích:
Đáp ứng của con ếch với tác nhân kích thích H2SO4 là 1 phản xạ tủy
Một cung phản xạ tủy gồm 5 bộ phận:
Bộ phận nhận cảm là da, đường thần kinh truyền về là sợi cảm giác, trung tâm là chất xám tủy sống,
đường thần kinh truyền ra là sợi vận động, cơ quan đáp ứng là cơ
Phản xạ chỉ thực hiện được khi cung phản xạ còn nguyên vẹn, khi một trong những bộ phận của cung
phản xạ bị tổn thương thì phản xạ bị mất hoặc rối loạn
Ở trường hợp 1: Làm tê liệt sợi cảm giác trong dây thần kinh hông => Mất đường thần kinh truyền về =>
Phản xạ không còn nguyên vẹn => không có phản xạ
Ở trường hợp 2: Sợi cảm giác từ chỗ kích thích ( vùng da lưng) về tủy không bị tê => Phản xạ nguyên vẹn
=> có phản xạ
Ở trường hợp 3: Sợi vận động bị tê => Mất đường thần kinh truyền ra => Phản xạ không còn nguyên vẹn
=> không có phản xạ
Câu 3: Phá tủy
+ Hiện tượng:
Ếch duỗi thẳng, các cơ liệt mềm
Mất toàn bộ mọi đáp ứng
+ Giải thích:
Đáp ứng của con ếch với tác nhân kích thích H2SO4 là 1 phản xạ tủy
Một cung phản xạ tủy gồm 5 bộ phận:
Bộ phận nhận cảm là da, đường thần kinh truyền về là sợi cảm giác, trung tâm là chất xám tủy sống,
đường thần kinh truyền ra là sợi vận động, cơ quan đáp ứng là cơ
Phản xạ chỉ thực hiện được khi cung phản xạ còn nguyên vẹn, khi một trong những bộ phận của cung
phản xạ bị tổn thương thì phản xạ bị mất hoặc rối loạn
Phá tủy => phá hủy trung tâm phản xạ tủy là chất xám tủy sống => Toàn bộ các phản xạ bị mất
Bài 8: Ghi điện não

Câu 1. Nguyên tắc


Trong trạng thái hoạt động của não, ở mỗi neuron xuất hiện 1 điện thế hoạt động, các điện thế hoạt
động của tất cả các neuron này tổng hợp lại thành điện thế hoạt động của não. Điên thế này lan truyền
đến tất cả các điểm trên da đầu, ta có thể ghi được điện não bằng cách nối 2 điện cực của máy ghi với 2
điểm bất kỳ trên da đầu. Đồ thị ghi được gọi là điện não đồ, cách mắc điện cực của máy ghi vào da đầu
gọi là chuyển đạo ( đạo trình )
Câu 2. Ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng
-Hình ảnh của sóng điện não ( hình dạng, biên độ, tần số, chỉ số ) thay đổi theo các trạng thái hoạt động
của thần kinh ( thức, ngủ, thanh thản, căng thẳng thần kinh,…)Vì vậy, thông qua việc nhận định hình ảnh
của sóng điện não có thể đánh giá trạng thái hoạt động thần kinh của cơ thể
-Khi có sự thay đổi tình trạng cung cấp máu cho não, có cac tổn thương ở não hay vỏ não cũng gây rối
loạn hình ảnh các sóng điện não nhưng những biến đổi này thường không đặc hiệu
-Trên thực tế, Điện não đồ dung trong các trường hợp:
Động kinh
Rối loạn giấc ngủ
Theo dõi sự tiến triển của bệnh và đánh giá kết quả điều trị
Nghiên cứu hoạt động chức năng của hệ thần kinh
Bài 9: Ghi điện tim và đọc điện tim
Câu 1. Nguyên lý
Khi hoạt động, ở mỗi sợi cơ tim xuất hiện một dao động của điện thế màng gọi là điện thế hoạt động.
Tổng hợp những điện thế hoạt động của các sợi cơ tim gọi là điện thế hoạt động của tim. Cơ thể con
người là một môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất. Ta có thể ghi được điện thế hoạt động của tim
bằng cách nối 2 cực của máy ghi điện tim với 2 điểm khác nhau của cơ thể
Cách mắc điện cực để ghi điện thế hoạt động của tim gọi là chuyển đạo.Đường ghi lại các biến thiên của
điện thế do tim phát ra trong khi hoạt động gọi là điện tâm đồ
Câu 2. Cách mắc
+ Chuyển đạo song cực chi
Có 3 chuyển đạo: DI: tay phải-tay trái; DII: tay phải-chân trái; DIII: tay trái-chân trái;

+Chuyển đạo đơn cực chi
Có 3 chuyển đạo: aVR: cổ tay phải; aVL: cổ tay trái; aVF: cổ chân trái
+Chuyển đạo đơn cực trước tim:


Có 6 chuyển đạo:
-V1: khe liên sườn IV, sát bờ phải xương ức
-V2: khe liên sườn IV, sát bờ trái xương ức
-V3: giữa V2 và V4,
-V4: giao điểm của khe liên sườn V với đường giữa xương đòn trái
-V5: giao điểm của khe liên sườn V với đường nách trước, bên trái
-V6: giao điểm của khe liên sườn V với đường nách giữa, bên trái
V1, V2: chuyển đạo trước tim phải, biểu hiện biến đổi điện thế của khối tâm nhĩ và thất phải
V5,V6: chuyển đạo trước tim phải, biểu hiện biến đổi điện thế của thất trái
V3,V4: biến đổi điện thế của vách liên thất
Câu 3. Phân tích một điện tâm đồ
a).Nhịp tim
Nhịp xoang hay không xoang? Nhanh hay chậm? Đều hay không đều? Tần số trung bình là bao nhiêu
nhịp trong 1 phút?
Nhịp xoang ( P có mặt ở tất cả các chuyển đạo, P trước phức hợp QRS, thời gian PQ không đổi trong
giới hạn bình thường, P dương ở các chuyển đạo DI, DII, DIII, aVF, V5 và V6, P âm ở chuyển đạo aVR)
Nhanh hay chậm: Tính tần số trung bình trong 1 phút
F=60/RR’=60/(số ô con x 0,04)
So sánh: Bình thường: 60-100 nhịp/ phút
F>100 nhịp/phút => nhanh; F<60 nhịp/phút => chậm
Đều hay không đều: thời gian RR’ trong cùng 1 chuyển đạo là như nhau => đều và ngược lại
b)Trục của tim: Cách xác định nhanh
DI

DIII



Câu 4. Phân tích 1 điện tâm đồ ở chuyển đạo DII
+Sóng P:
-Là sóng khử cực của tâm nhĩ = điện thế hoạt động của tâm nhĩ
-Sóng này nhỏ vì cơ tâm nhĩ mỏng
-P (+)
-Điện thế 0,15 -0,2 mV
Thời gian ( số ô theo chiều ngang x 0.04): 0.08 -0.1 (0,06 -0,11s)
+Phức hợp QRS:
Là sóng khử cực tâm thất = điện thế hoạt động của tâm thất
Thành phần: Q(-) có điện thế bình thường là 0,01-0,03mv
R(+) có điện thế bình thường là 1-1,5mv, S(-)
2 tâm thất cùng co => QRS kéo dài;
Rung tâm thất => QRS mất
+Sóng T:
Sóng khử cực tâm thất
T (+)
Điện thế = ¼ R ( khoảng 0,3mV), thời gian 0,2 s
Không đối xứng, đường lên thoai thoải, đường xuống dốc
+Thời gian PQ ( từ đầu sóng P -> đầu sóng Q):
Thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ đến thất
Thời gian 0,15s. Nếu > 0,2s => nghẽn nhĩ thất
+Thời gian QT ( Đầu sóng Q -> Cuối sóng T )


Thời gian tâm thu điện học của tim, thời gian khoảng 0,3-0,42s




×