Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÀI 11 LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.33 KB, 13 trang )

BÀI 11. LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân tích được khái niệm tham nhũng, vụ lợi trong Luật phòng, chống
tham nhũng.
- Trình bày đươc những hành vi tham nhũng trong trong Luật phòng,
chống tham nhũng.
2. Về kỹ năng
- Xác định được các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo Luật phòng,
chống tham nhũng.
- Đưa nội dung của Luật phòng, chống tham nhũng vào cuộc sống.
3. Về thái độ
- Tin tưởng để thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng của nước
CHXHCN Việt Nam.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Những vấn đề cơ bản về tham nhũng
1. Khái niệm tham nhũng và các yếu tố đặc trưng của hành vi tham
nhũng
* Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;


Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh
đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.


* Các yếu tố đặc trưng của hành vi tham nhũng
Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.
Hành vi tham nhũng được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền
hạn được giao.
Hành vi tham nhũng được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền
hạn được giao.
Mục đích hành vi tham nhũng là vụ lợi.
2. Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của nhà nước, xã hội và
công dân
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm sau đây:
Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham
nhũng;
Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về
hành vi tham nhũng;
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác,
tố cáo hành vi tham nhũng;
Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp
thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
Chỉ đạo việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham
nhũng;


Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách,
nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi
tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ

chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây:
Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
Kê khai tài sản theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
- Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ
hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện,
xử lý người có hành vi tham nhũng.
3. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
- Minh bạch tài sản, thu nhập.
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra
hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
- Cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng. Tăng cường áp
dụng khoa học, công nghệ trong quản lý. Đổi mới phương thức thanh toán.
4. Phát hiện tham nhũng
- Thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
- Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra,
kiểm sát, xét xử.
- Thông qua tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng .


5. Xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi khác liên quan đến tham
nhũng
* Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự:
- Người có hành vi tham nhũng quy định tại Luật này.
- Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.

- Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng.
- Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố
giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về
hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị
buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương
nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
* Xử lý tài sản tham nhũng:
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để
thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
- Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp
pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
- Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi
đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
- Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực
hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.


- Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Chính
phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc thu hồi tài sản của
Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở
hữu hợp pháp.

6. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và đơn vị chuyên trách về
phòng chống tham nhũng; giám sát công tác phòng chống tham nhũng
- Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng
Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt
động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ
đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động
chuyên trách.
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy
định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
7. Cơ chế phối hợp trong phòng, chống tham nhũng
- Vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm sau đây:
+ Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục
nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng
ngừa tham nhũng;
+ Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi
tham nhũng;
+ Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;


+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham
nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười
lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời

hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.
- Vai trò và trách nhiệm của báo chí
+ Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh
về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng.
+ Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm
tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với
những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về phòng, chống tham nhũng.
+ Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham
nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông
tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, khách quan. Tổng
biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về
báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi tham nhũng và phối
hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận
về hành vi tham nhũng.


+ Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức,
động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành
mạnh, phi tham nhũng.
+ Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên có trách nhiệm
kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng,
chống tham nhũng.
+ Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ
chế kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội
ngành nghề và các tổ chức khác tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin,
phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
- Trách nhiệm công dân, Ban thanh tra nhân dân
+ Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc thông qua tổ
chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.
+ Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn, trong cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
II. Các tội phạm về tham nhũng
1. Tội tham ô tài sản (Điều 278 )
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có
trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;


- Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI của
Bộ luật hình sự năm 1999, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Phạm tội nhiều lần;
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;

- Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
lăm năm đến hai mươi năm:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến
năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Tội nhận hối lộ (Điều 279)
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã
nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức
nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu


đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
3. Tội lạm dụng chức quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Theo điều 280 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009
thì Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:
- Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người

khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai
triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này
hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu
năm đến mười ba năm:
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
ba năm đến hai mươi năm:
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.


- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi
năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Theo điều 281 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009
quy định:
- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ,

quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì
bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Theo điều 282 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009
quy định:
- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn
của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười hai năm:


+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì
bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác

để trục lợi
Theo điều 283 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009
quy định:
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã
nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức
nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu
đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà
còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền
hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến
công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một
năm đến sáu năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu
năm đến mười ba năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ mười triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
ba năm đến hai mươi năm:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng:


+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ ba trăm triệu đồng
trở lên;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm
đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài
sản đã trục lợi.
7. Tội giả mạo trong công tác
Theo điều 284 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009
quy định:
- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ,
quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm:
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
+ Làm, cấp giấy tờ giả;
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
+ Có tổ chức;
+ Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài
liệu;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm.


- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi
triệu đồng.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Khái niệm tham nhũng và các yếu tố đặc trưng của hành vi tham
nhũng.
2. Trình bày các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
3. Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng thuộc về những cá nhân, tổ
chức nào?



×