Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Co lap ruot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.35 KB, 10 trang )

1.1. Vài nét về bài thực tập “Cô lập ruột”
Bài thực tập “Nhu động của đoạn ruột tách rời và thử tác dụng của một số
hoá chất, ion” được thực hiện là bài 6, phần D – Tiêu hoá, giáo trình Thực tập Sinh
lý năm 2005 của Bộ môn Sinh lý học -Trường Đại học Y Hà Nội, trang 125-128,
và trong sách giáo khoa Sinh lý học thực hành – 2 nd Edition (Textbook of Practical
Physiology second edition by GK Pal Pravaty) trang 420-424 với nội dung cụ thể
như sau [1].
1.1.1. Đại cương

Các lớp cơ trơn của ruột non được thần kinh nội tại chi phối nên có
khả năng tự hoạt động.
Đoạn ruột tách khỏi cơ thể được đặt trong môi trường nuôi dưỡng có
thành phần và tính chất lý hoá thích hợp sẽ tiếp tục hoạt động như trong cơ
thể toàn vẹn, do đó có thể ghi cử động của nó.
Đoạn ruột tách rời đáp ứng với tác dụng của các hoá chất thuộc loại
giao cảm, phó giao cảm hoặc một số dược liệu như trong cơ thể.
1.1.2. Nguyên tắc:

Cố định một đầu của đoạn ruột, đầu thứ hai nối với bút ghi. Đoạn ruột
trong môi trường dinh dưỡng sẽ co bóp làm bút ghi vẽ được đồ thị hoạt
động bình thường.
Lần lượt cho các hoá chất vào dung dịch nuôi dưỡng, các chất này tác
dụng lên cơ trơn làm cho đoạn ruột thay đổi hoạt động, do đó cho đồ thị tác
dụng của các hoá chất đó.
1.1.3. Phương tiện dụng cụ tiến hành làm thí nghiệm:
-

Dụng cụ mổ thỏ: Bàn mổ, khăn mổ, bông thấm nước, gạc mổ, kéo nhọn,
kéo tù, kéo cong, pank to, pank nhỏ, pank pharabop, clam.

-



Dụng cụ cô lập ruột: Kim khâu ruột, chỉ, đũa thuỷ tinh để cố định đoạn
ruột, Đĩa petri to để bảo quản đoạn ruột cô lập.

-

Dụng cụ nuôi ruột:
1


+ Bình nuôi ruột: chứa tyrod ở trong để đoạn ruột thỏ cô lập, nước cất ở
ngoài để giữ nhiệt ổn định ở 370C.
+ Bình giữ nhiệt ổn định trong suốt quá trình thí nghiệm (cũng chứa
tyrode ở trong được bão hoà 95% oxy và 5% CO2, nước cất ở ngoài).
+ Hệ thống cung cấp oxy (bình oxy) được đưa vào bình đựng tyrode để
nuôi dưỡng đoạn ruột trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
+ Senso (bộ phận cảm ứng) trọng lực: Tín hiệu (lực co bóp) của đoạn
ruột được đưa về bộ phận chuyển đổi tín hiệu (từ tín hiệu tương tương tự
thành tín hiệu số) trước khi được đưa vào máy tính.
-

Hệ thống ADI và phần mềm Powerlab:
+ Bằng phần mềm Powerlab và hệ thống thiết bị ghi của ADI chúng ta có
thể ghi lại được những biến đổi nhu động ruột ở mức rất nhỏ.
+ Hoạt động co bóp của ruột sau khi được số hoá sẽ được ghi lại bằng
phần mềm Powerlab, và hiển thị kết quả trên màn hình, có thể lưu trữ lại
trong ổ cứng và truy xuất ra các thiết bị ngoại vi.
+ Cũng bằng phần mềm Powerlab, chúng ta có thể tính toán được chính
xác lực co cũng như tần số co bóp và sự biến đổi về lực co và tần số theo
thời gian cũng có thể ghi lại được bằng cách ghi lại dưới các tệp (file)

video.
+ Hệ thống ghi nhu động ruột này cho phép giữ nhiệt độ buồng ghi hằng
định, dịch nuôi được bão hoà oxy (95% oxy và 5% CO2). Do đó có thể
tiến hành thí nghiệm trường diễn thử được tác dụng của nhiều loại hoá
chất và ion cho kết quả ổn định, góp phần đánh giá đúng được tác dụng
của từng loại hoá chất và ion.
+ Hệ thống dẫn được sắp xếp ở đáy bình giúp cho việc thay thế dịch sau
mỗi lần thử nghiệm với hoá chất, ion một cách dễ dàng, không làm thay

-

đổi cấu hình của thí nghiệm.
Pipet và đầu col.

2


1.1.4. Chuẩn bị động vật thí nghiệm: Sử dụng thỏ khoẻ mạnh > 2 kg được nuôi

ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày và phải nhịn đói ít nhất
24 giờ để đảm bảo cho hoạt động của ruột được tốt.
1.1.5. Chuẩn bị hoá chất:
- Hoá chất để nuôi dưỡng đoạn ruột là dung dịch tyrode:
Chúng ta phải pha dung dịch tyrode mẹ để vào ngăn mát tủ lạnh, trước
khi sử dụng lấy ra pha thành dung dịch tyrode con và đun ấm 370C.
CÔNG THỨC PHA DUNG DỊCH TYRODE DÙNG CHO THỎ [giáo
trình Thực tập Sinh lý năm 2005]
Pha dung dịch tyrode mẹ 1 lít nước khi dùng pha thành 10 lít.
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.

NaCl :
KCl :
CaCl2:
MgCl2:
Na2HPO4:
NaHCO3:
Glucose:

80 gram
2 gram
2 gram
1 gram
0.5 gram
1 gram
10 gram

* Lưu ý khi pha dung dịch tyrode:
+ Dùng nước cất trung tính để pha.
+ Các hoá chất hút nước phải được rang, sấy, hút ẩm trước khi pha để
tránh các muối kim loại nặng làm tổn thương mô sống.
+ Pha NaHCO3 và Na2HPO4 sau cùng để đảm bảo được hoà tan.
+ Đựng các dung dịch vào lọ thuỷ tinh trung tính, sạch, đậy kín,
không để quá lâu.
- Hoá chất (ion) cần thử: [giáo trình Thực tập Sinh lý năm 2005 và

trong sách giáo khoa Sinh lý học thực hành – 2 nd Edition (Textbook of
Practical Physiology second edition by GK Pal Pravaty)]
1. DD Acetylcholin

1/106

2. DD Adrenalin

1/105

3. DD Atropin

0.01%
3


4. DD BaCl2

2%

5. DD CaCl2

1%

6. DD KCl

1%

7. DD NaOH


1%

8. DD HCl

1%

1.1.6. Các bước tiến hành.
* Ghi đồ thị đoạn ruột cô lập
1. Khởi động bộ Powerlab trước khi tiến hành thí nghiệm 30 phút.
2. Lấy sẵn dung dịch tyrode vào khay đựng ruột thỏ.
3. Cố định thỏ lên bàn (lưu ý để không ảnh hưởng đến hoạt động của

ruột chúng tôi cần bất động thỏ bằng hình thức cắt não - không gây mê).
4. Cắt lông vùng bụng, rạch theo đường trắng giữa từ mũi ức đến gần
mu.
5. Tìm đoạn hỗng tràng – đầu trên của ruột non (lưu ý bảo tồn động
mạch, tĩnh mạch của ruột bằng cách: đục thủng mạc treo ruột cách đoạn
ruột 4cm nơi mà các mạch máu và thần kinh chi phối ruột đi vào ra)
dùng chỉ buộc lại sau đó cắt đoạn ruột cùng mạc treo đặt vào đĩa petri
chứa sẵn dung dịch tyrode (cắt khoảng 2 -5cm).
6. Làm sạch đoạn ruột bằng cách: dùng xilanh bơm thật nhẹ nhàng
dung dịch tyrode vào đoạn ruột để rửa .
7. Đoạn ruột thỏ sau khi được cô lập, tách ra khỏi cơ thể, được rửa
sạch lòng ruột và nhanh chóng đưa vào buồng nuôi có chứa sẵn dung
dịch tyrode ở 37oC. Một đầu đoạn ruột được cố định vào đũa thuỷ tinh
đặt ở đáy buồng nuôi. Đầu còn lại của đoạn ruột nối vào sensor.
8. Mở van oxy và kiểm tra hệ thống bóng khí.
9. Kiểm tra nhiệt độ và duy trì nhiệt độ thường xuyên ở 370C.
10. Cố định bút ghi và ghi hoạt động bình thường của đoạn ruột cô lập.
11. Thử tác dụng của các hoá chất và ion theo các trình tự thử như sau:

(Lưu ý dùng pipet cho trực tiếp 1ml mỗi loại định thử vào dung dịch
tyrode ở buồng chứa đoạn ruột rồi trộn đều).
*Thử tác dụng của một số hoá chất lên hoạt động của nhu động ruột:
4


1. Cho Acetylcholin : 1/106 vào buồng nuôi ruột – trộn đều.
Quan sát đường ghi - thấy đồ thị bút ghi đi lên, đồng thời đoạn
ruột co ngắn lại.
Tháo khoá của ống nuôi ruột chứa acetylcholin cho chảy ra hết và
thay thế bằng dung dịch tyrode ở 370C đến khi hoạt động của nhu động
ruột trở về bình thường.
Giải thích:
Acetylcholin làm giảm điện thế màng do đó tế bào cơ trơn trở nên
dễ bị kích thích, tăng hoạt động, làm tăng tần số và biên độ, tăng trương
lực cơ làm cho đường ghi đi lên.
Tác dụng của acetylcholin thông qua vai trò hoạt hoá
phospholipase C làm tăng ion canxi [Ca++] nội bào do tăng vận chuyển
ion canxi [Ca++] từ túi nội bào vào bào tương và tăng vận chuyển ion
canxi [Ca++] đi từ bên ngoài vào trong tế bào. Do vậy tăng ion canxi [Ca +
+

] dẫn đến tăng hoạt động của tế bào cơ trơn.
2.

Cho Adrenalin : 1/105 vào buồng nuôi rồi trộn đều lên.
Quan sát đường ghi cũng như quan sát đoạn ruột trong buồng

nuôi thấy bị giãn dài ra làm cho đường ghi đi xuống.
Thay dung dịch nuôi có chứa adrenalin bằng dung dịch tyrode ở

370C chờ cho đường ghi trở lại bình thường.
Giải thích:
Khi cho adrenalin vào dịch buồng nuôi đoạn ruột cô lập làm giảm
điện thế màng do đó làm giảm tần số co bóp vì vậy mà làm cơ giãn ra
khi đó đường ghi đi xuống.
Do Adrenalin có tác dụng ức chế thông qua hai loại receptor anpha
và beta trên màng tế bào cơ.

5


-

Tác động lên receptor (thụ thể) beta: làm giảm cAMP do đó tăng gắn
canxi [Ca++] nội bào, vì vậy khi giảm ion canxi [Ca ++] có sẵn trong tế
bào sẽ làm giảm khả năng đáp ứng của tế bào cơ trơn đối với kích thích,

-

làm đồ thị bút ghi đi xuống.
Tác động lên thụ thể anpha: khi tăng ion canxi [Ca ++] từ trong tế bào ra
ngoài sẽ làm giảm ion canxi [Ca++] nội bào khi đó kích thích tế bào cơ
trơn giảm co bóp dẫn đến giảm biên độ đường ghi.
3.
Cho Atropin : 0.01% vào buồng nuôi có chứa tyrode ở 370C
Quan sát đồ thị bút ghi thì thấy đường ghi đi xuống – lưu ý ở
đây không rửa mà thực hiện luôn bước tiếp theo.

4. Cho tiếp Acetylcholin 1/106 vào buồng nuôi ruột vừa được nhỏ atropin.


Quan sát tiếp đồ thị thấy đường ghi không đi lên như bước 1
chưa có atropin mà ở đây đồ thị bút ghi vẫn giữ nguyên không giảm hơn
nữa.
Tiến hành rửa hết hoá chất trong buồng nuôi bằng dung dịch
tyrode ở 370C cho đến khi đồ thị trở về bình thường như lúc ban đầu.
Giải thích:
Atropin là chất ức chế receptor loại muscarinic của acetylcholin
trên màng tế bào cơ trơn ống tiêu hoá.
Atropin làm giảm hoạt động của tế bào cơ trơn ống tiêu hoá do
ngăn cản “ức chế” tác dụng của acetylcholin.
Do vậy khi cho acetylcholin vào dịch nuôi đoạn ruột cô lập sau
khi đã cho atropin thì tác dụng của acetylcholin không xảy ra (nghĩa là
acetylcholin sẽ không có tác dụng lên hoạt động của nhu động ruột nếu
nhỏ sau atropin).
*Thử tác dụng của một số ion lên hoạt động của nhu động ruột:
1. Cho BaCl2 (Barichloride) 2% vào buồng nuôi đoạn ruột rồi trộn
đều.
6


Quan sát đường đồ thị bút ghi thấy đi lên đồng thời đoạn ruột co
ngắn lại.
Thay thế dịch trong buồng nuôi có chứa barichloride bằng dung
dịch tyrode ở 370C chờ cho đến khi nhu động của đoạn ruột hoạt động
bình thường trở lại.
Giải thích:
Barichloride khi được cho vào buồng nuôi thì có tác dụng giống
như Acetylcholin.
Ion [Ba++] khi được cho vào dịch nuôi đoạn ruột thỏ cô lập làm
giảm điện thế màng do đó tế bào cơ trơn trở nên dễ bị kích thích tăng

hoạt động, làm tăng tần số và biên độ, tăng trương lực cơ làm cho đường
ghi đi lên.
Tác dụng của ion [Ba++] tác dụng trực tiếp lên tế bào cơ trơn
ống tiêu hoá gây co bóp mạnh.
2.

Cho CaCl2 (Calcium chloride): 1% vào buồng chứa đoạn ruột ở 37 oC rồi
trộn đều.
Quan sát đồ thị bút ghi thấy đường ghi đi lên giống như khi cho
acetylcholin.
Thay thế dịch trong buồng nuôi bằng dung dịch tyrode ở 370C
nhiều lần cho đến khi hoạt động của đoạn ruột trở về bình thường.
Giải thích:
Khi cho CaCl2 (Calcium chloride) vào dịch nuôi đoạn ruột thỏ
cô lập, lúc đó ion [Ca++] đi từ ngoài vào trong tế bào kích thích tế bào cơ
trơn ống tiêu hoá tăng hoạt động, kích thích gây co cơ, như vậy cho
đường đồ thị bút ghi đi lên.
3. Cho KCl (Kali chloride) 1% vào buồng nuôi – trộn đều.

7


Quan sát đường ghi thấy đồ thị bút ghi đi lên đồng thời quan sát
đoạn ruột thấy co ngắn lại.
Cho chảy hết dịch có chứa KCl trong bình nuôi và thay bằng
dung dịch tyrode ở 370C để rửa, làm như vậy nhiều lần chờ cho hoạt
động của đoạn ruột trở về bình thường.
Giải thích:
Cho KCl vào buồng nuôi đoạn ruột thỏ cô lập, ion [K +] hoạt động
giống như acetylcholin làm tế bào cơ trơn trở lên bị kích thích, làm tăng

tần số, biên độ và tăng trương lực cơ do đó cũng có tác dụng làm tăng
hoạt động của nhu động ruột cho hình ảnh đường ghi đi lên.
*Thử tác dụng của pH lên hoạt động của nhu động ruột:
1. Cho NaOH (Natri hidrocide) 1% vào dịch nuôi đoạn ruột và trộn đều.
Quan sát đường ghi thấy đồ thị bút ghi đi lên.
Tháo hết nước trong buồng nuôi có chứa kiềm và thay thế bằng
dung dịch tyrode ở 370C để rửa hết kiềm trong buồng nuôi đồng thời
hoạt động của nhu động ruột trở về bình thường thể hiện bằng đường đồ
thị bút ghi trở lại bình thường.
Giải thích:
Khi cho kiềm vào buồng chứa dịch nuôi đoạn ruột thỏ cô lập
làm kiềm hoá dịch nuôi lúc đó ion [OH -] đi từ ngoài vào trong tế bào
kích thích tế bào cơ trơn ống tiêu hoá tăng hoạt động, kích thích gây co
cơ thể hiện bằng đường ghi đi lên.
2. Cho HCl (acide chlohidric) 1% vào buồng chứa dịch nuôi đoạn ruột
rồi trộn đều.
Quan sát đường ghi thấy đồ thị bút ghi đi lên.

8


Tháo khoá buồng nuôi cho chảy hết dịch chứa acide và cho dung
dịch tyrode ở 370C vào nhiều lần để rửa cho đến khi hoạt động của nhu
động ruột trở lại như lúc ban đầu.
Giải thích:
Ion [H+] được cho vào dịch nuôi đoạn ruột thỏ cô lập, làm giảm
pH buồng nuôi, ion [H+] được tăng vận chuyển từ ngoài vào trong tế bào
kích thích tế bào cơ trơn ống tiêu hoá tăng hoạt động, kích thích gây co
cơ, như vậy đường ghi đi lên.


* Lưu ý:
- Sử dụng các mũi tên để đánh dấu hoặc ghi lại các thời điểm cho hoá
chất cũng như rửa hoá chất ở buồng cô lập.
- Mỗi lần kiểm chứng tác dụng của hoá chất hay ion, dung dịch tyrode
trong buồng chứa đoạn ruột phải được thay bằng dung dịch tyrode mới.
- Sử dụng riêng pipet (đầu col) hoặc tráng rửa thật kỹ sau khi cho mỗi
loại hoá chất.
- Ghi cử động (co bóp) bình thường của đoạn ruột trước và sau mỗi lần
sử dụng hóa chất hoặc ion.
1.2. Hình thức thực hiện của bài thực tập
Đây là bài thực tập kiến tập nằm trong phần thực tập Sinh lý học phần hai về
chương tiêu hoá. Bài thực tập được thực hiện bởi một kíp gồm 3 kỹ thuật viên.
Thời gian thực hiện kéo dài khoảng 1 - 1,5giờ.
Kỹ thuật viên thực hiện toàn bộ các bước của thí nghiệm theo qui trình như
đã trình bày ở trên.
Cả giảng viên và sinh viên cùng theo dõi toàn bộ quy trình thực hiện.
9


Sinh viên ghi lại kết quả thí nghiệm và phân tích các kết quả này theo từng
giai đoạn hoặc sau khi kết thúc thí nghiệm.
1.3. Ưu điểm và hạn chế của bài thực tập thực hiện trực tiếp trên động vật thí
nghiệm
1.3.1. Ưu điểm
- Các thí nghiệm làm trực tiếp trên động vật thường sống động, ấn tượng,
giúp sinh viên tiếp thu bài học nhanh và nhớ lâu.
- Sinh viên có thể áp dụng lý thuyết vào thực hành.
- Sinh viên tiếp xúc với dịch, máu, dụng cụ.... đặc thù nghề nghiệp.
- Sinh viên có thể tham gia một phần vào việc thí nghiệm
1.3.2. Hạn chế

Nội dung thực tập Sinh lý của các Trường Y Dược trong cả nước nói
chung làm trên động vật và thể hiện rõ những điểm bất cập sau:
* Chi phí tốn kém:
- Liên quan đến động vật thí nghiệm:

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×