Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Hồ sơ sức khỏe điện tử lợi ích và khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.77 KB, 19 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ - LỢI ÍCH VÀ
KHÓ KHĂN
PHẠM VĂN TÂN
MSSV: 125272090

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô
trong bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học.
Các thầy, các cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả
ở trong nước và quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trong
vấn đề Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại chỉ về
chuyên môn, các thầy, các cô còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với
chúng em, để chúng em sống và học tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng


trên nền tảng ấy.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế
Dũng, người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời
gian, công sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một,
từ những vấn đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời
hành nghề y.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo
điều kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết,
gần gũi hơn với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc
gia TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này.
Bởi lẽ những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết
suông mà chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình,
với mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc
nhất định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch
này. Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các
thầy, các cô.
Trân trọng.

TP. HCM, ngày 14 tháng 8 năm 2017

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT

Trong 2 module vừa qua, em đã được các thầy cô dẫn dắt qua rất nhiều vấn đề
mang tính thời sự trong Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế. Trong đó, công nghệ thông
tin thực sự tạo cho em nhiều ấn tượng như một giải pháp cho việc quản lý hệ thống y
tế một cách hiệu quả và có tổ chức với tiền năng tạo nên một cuộc các mạng, giúp giải
quyết nhiều vấn đề tồn đọng trong hệ thống y tế. Do đó, trong của phạm vi bài thu
hoạch này, em xin phép thực hiện bài báo cáo về việc áp dụng bệnh án/ hồ sơ điện tử
trong công tác chăm sóc y tế.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục

iii


Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

v

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Thuật ngữ và định nghĩa
2.2/ Chức năng và yêu cầu của bệnh án điện tử

2
2

2.3/ Yêu cầu về mặt kỹ thuật

3

2.4/ Những lời dạy của Bác Hồ

3


2.5/ Lợi ích và hạn chế của EHR

3

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

7

3.1/ Triễn khai EHR ở Mỹ
3.2/ Triễn khai EHR tai Việt Nam

7
7

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo

10
12

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Hình 1
Hình 2


Tên hình
Việc ứng dụng EHR cơ bản và toàn diện tại Mỹ từ
năm 2008-2013
TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ
thông tin Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo đẩy
mạnh triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện trực
thuộc Bộ Y tế

5

Trang
7
8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

EMR: Electronic Medical Record – Bệnh án điện tử
EHR: Electronic Health Record – Hồ sơ sức khỏe điện tử

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Chương 1

GIỚI THIỆU
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào y tế được nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam, thừa nhận là con đường giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, cũng như
công tác quản lý trong y tế. Trong đó, bệnh án và hồ sơ điện tử được xem là mục tiêu
trung tâm trong việc xây dựng hệ thống y tế tiên tiến này.
Bệnh án điện tử (Electronic Medical Record – EMR) là phiên bản số hóa của bệnh
án trên giấy truyền thống, chứa tất cả các các thông tin về bệnh sử và điều trị mà bệnh
nhân được nhận trong lúc khám ngoại trú hay nội trú. Bệnh án điện tử cho phép những
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bao gồm bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ
viện…) dễ dàng có được thông tin đầy đủ về hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, qua đó,
không những giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất mà còn tiết
kiệm thời gian hơn. Bên cạnh đó, EMR cũng cung cấp khả năng chia sẽ thông tin giữa
các trung tâm y tế với nhau, giúp tiết kiệm thời gian và tiền của khi cần hội chẩn hay
hỗ trợ điều trị từ xa.
Hơn thế nữa, EMR có thể được mở rộng để lưu trữ toàn bộ những thông tin sức
khỏe của bệnh nhân, trở thành hồ sơ sức khỏe (Electronic Health Record – EHR), cho
phép quản lý thông tin một cách đầy đủ và hệ thống, hỗ trợ các báo cáo dịch tễ và
nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh những lợi điểm, vấn đề chi phí và tính thực hành của EHR vẫn làm nhiều
nhà quản lý e ngại khi triễn khai. Trong phạm vi bài viết, em xin được khai thác về
những yêu cầu về mặt chức năng cũng như ưu, nhược điểm của EHR thông qua các
thông kê và nghiên cứu khoa học. Bài viết xin không đi sâu vào những yêu cầu về mặt
kỹ thuật. Đồng thời, việc áp dụng EHR tại Mỹ và Việt Nam cũng được trình bày để
làm sáng tỏ những khó khăn, nhằm tìm ra giải pháp cho việc tối ưu hóa EHR.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Thuật ngữ và định nghĩa
• Bệnh án điện tử (Electronic medical record – EMR) là những thông tin sức
khỏe được ghi nhận dưới dạng số hóa khi một người sử dụng dịch vụ y tế
(tại phòng khám, phòng cấp cứu, khoa phòng…) như bệnh án giấy.
• Hồ sơ sức khỏe điện tử (Electronic health record - EHR) là một khái niệm
mới được định nghĩa là một tập hợp các thông tin sức khỏe dưới dạng số hóa
của từng cá nhân trong dân số.
o Thông thường, những thông tin trong EHR được thu thập từ các
bệnh án giấy và bệnh án điện tử.
o Phạm vi triển khai EHR có thể là một trung tâm y tế, phòng
khám, bệnh viện hay toàn quốc.
o Các hệ thống EHR có thể hoạt động độc lập hay liên kết với nhau.
• Hồ sơ sức khỏe cá nhân (Personal health record – PHR) là những thông tin
sức khỏe được cá nhân tự ghi nhận (ví dụ tiền căn dị ứng, huyết áp, đường
huyết hằng ngày…), có thể là thông tin tham khảo cho những nhà cung cấp
dịch vụ sức khỏe.
2.2.
Chức năng và yêu cầu của hồ sơ sức khỏe điện tử
HIMSS (Healthcare Information and Management Systems Society), một
công ty Mỹ chuyên cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
vào y tế, đã đưa ra các yêu cầu cần đảm bảo về mặt ứng dụng và chức năng
của EHR bao gồm:
• Cung cấp khả năng truy cập an toàn, tin cậy và cập nhật theo thời gian
thực đến các thông tin trong EHR bất cứ khi nào cần đến cho việc chăm
sóc y tế: điều này có nghĩa là hệ thống thông tin phải hoạt động 24/7 và
công tác bảo trì cũng phải luôn sẵn sàng để khắc phục nhanh chóng khi
sự cố xãy ra.

• Đảm bảo ghi nhận và quản lý các thông tin một cách đầy đủ và toàn vẹn.
o Cung cấp đầy đủ về thời điểm và nguồn của các thông tin được
nhập vào EHR.
o Cho phép nhập thông tin từ các nguồn ngoài bao gồm các phòng
xét nghiệm, những thông số do bệnh nhân tự theo dõi, hiệu thuốc.
o Chuẩn hóa các thuật ngữ được sử dụng.
o Hỗ trợ chữ ký điện tử là căn cứ cho trách nhiệm pháp lý của thông
tin được nhập.
• Đóng vai trò là nguồn thông tin chính hướng dẫn việc chăm sóc sức khỏe
cho bệnh nhân.
• Hỗ trợ bác sĩ trong việc lên kế hoạch và cung cấp các chăm sóc y tế dựa
theo y học chứng cứ. Bao gồm:
2.1.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Cung cấp các hướng dẫn dựa trên những nghiên cứu cập
nhật cho thấy lợi ích cũng như tác dụng phụ của từng
phương pháp điều trị.
o Hỗ trợ trong việc theo dõi thông qua các thông báo nhắc
nhở (ví dụ theo dõi nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, loét tì đè
dựa vào số ngày nằm viện của bệnh nhân).
o Qua đó, góp phần giảm tỉ lệ sai sót y khoa và cải thiện kết
cục điều trị.
• Cung cấp các thông tin cho công tác quản lý bao gồm đánh giá chất
lượng điều trị, sự hài lòng của bệnh nhân, quản lý các nguồn lực và
các yếu tố nguy cơ.

• Cung cấp các thông tin tin cậy cho các nghiên cứu lâm sàng, báo cáo
dịch tễ và sức khỏe dân số.
2.3.
Yêu cầu về mặt kỹ thuật
Theo Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước và Quyết định 2035/QĐ-BYT ngày 12/6/2013
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng công
nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, một số yêu cầu cụ thể với các phần mềm như
sau:
• Phần mềm Quản lý thông tin bệnh viện (HIS) phải chuẩn hóa toàn bộ
danh mục dùng chung hiện đang sử dụng trong phần mềm theo danh
mục dùng chung do Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền ban hành;
• Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động trang bị hoặc nâng cấp
phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS), chú trọng áp dụng tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo kết nối liên thông, trao
đổi dữ liệu giữa LIS với phần mềm HIS và với các trang thiết bị, máy
xét nghiệm;
• Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động trang bị hoặc nâng cấp
phần mềm chẩn đoán hình ảnh (RIS/PACS), áp dụng tiêu chuẩn HL7
và DICOM nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, trao đổi dữ
liệu chẩn đoán hình ảnh giữa RIS/PACS với phần mềm HIS và với
các thiết bị sinh ảnh.
• Về phần mềm Bệnh án điện tử: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải
trang bị hoặc thuê phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS nhằm đáp ứng đầy
đủ dữ liệu/thông tin cho phần mềm EMR. Phần mềm EMR phải áp
dụng tiêu chuẩn HL7 bản tin, Kiến trúc tài liệu lâm sàng (HL7 CDA)
nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu lâm sàng
với các phần mềm y tế khác.
2.4.

Lợi ích điểm và hạn chế của EHR
a) Công tác quản lý và điều trị
• Dựa trên các yêu cầu và chức năng của EHR đã nêu ở phần trên, các
ưu điểm có thể thấy được bao gồm:
o

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Quản lý tốt hơn các thông tin y tế, qua đó không những cho
bác sĩ một cái nhìn đầy đủ và đáng tin cậy về tình trạng sức
khỏe của bệnh nhân (bao gồm tiền sử dị ứng, tiêm chủng, tiền
căn bệnh lý, thuốc đang sử dụng...) mà còn giúp tối ưu hóa
thời gian khai thác bệnh sử và chi phí vì trùng lặp trong việc
chỉ định cận lâm sàng.
o Giảm thiểu sai sót trong y khoa thông qua việc thống nhất
trong hệ thống danh pháp, ký hiệu đồng thời nhắc nhở, hỗ trợ
việc điều trị và theo dõi bệnh nhân.
o Cung cấp thông tin một cách có hệ thống trên phạm vi rộng
phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học.
• Một nghiên cứu gộp tổng hợp các bài báo cáo về việc sử dụng EHR
và các ứng dụng công nghệ thông tin các trong bệnh viện từ năm
1995-2006 cho thấy [1]
o EHR giúp cải thiện chất lượng điều trị chủ yếu thông qua việc
tăng cường tuân thủ hướng dẫn điều trị, hỗ trợ theo dõi bệnh
nhân và giảm sai sót trong việc kê đơn.
o Những cải thiện này được thấy nhiều nhất ở phòng ngừa cấp
một và cấp hai:

 Giảm từ 3.3-5% các biến chứng liên quan đến nằm viện
bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi,
viêm phổi và loét tỳ đè.
 Tăng 2.36% trong tỉ lệ phát hiện tác dụng phụ của
thuốc và giảm 5.6% các tác dụng phụ trong sử dụng
thuốc. Qua đó, giúp tiết kiệm chi phí điều trị và giảm
thời gian nằm viện.
 Phát hiện và quản lý tốt hơn các vụ dịch.
o Giúp giảm tổng chi phí điều trị 12.7%, cùng với giảm 0.9 ngày
nằm viện.
• Một thống kê của Ủy ban chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh Mỹ
(Veterans Health Administration) cho thấy EMR tăng hiệu quả điều
trị 6% một năm và chi phí gia tăng cho EMR có thể được bù trừ lại
bằng sự tiết kiệm do hạn chế các xét nghiệm trùng lặp và không cần
thiết [2].
b) Tính tiện dụng
• Mặc dù có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên, xét cho cùng, EHR chỉ giúp
quản lý thông tin và hỗ trợ quá trình điều trị, người trực tiếp sử dụng
EHR và cho y lệnh vẫn là các bác sĩ. Do đó, sự thuận tiện khi sử
dụng là yếu tố quyết định trong việc ứng dụng EHR.
• Một nghiên cứu khảo sát 411 thành viên của Hiệp hội bác sĩ Mỹ
(American College of Physicians) về việc sử dụng EMR cho thấy: các bác
sĩ gia đình tốn thêm trung bình 48 phút mỗi ngày khi sử dụng EMR. 64%
bác sĩ báo cáo rằng tốn nhiều thời gian hơn cho việc viết bệnh án. Một
o

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
phần ba báo cáo rằng việc tra cứu thông tin chậm hơn khi sử dụng EMR.
[3] Nghiên cứu gợi ý rằng thời gian sử dụng có thể được tối ưu khi các
nhân viên y tế quen với việc sử dụng máy tính. Tuy nhiên, vẫn chưa có
nghiên cứu nào khác xác định điều này.
• Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ngay cả ở Mỹ, một nước phát triển, việc
áp dụng EHR vẫn còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến thói quen làm
việc của bác sĩ.
• Cũng như Jane Sarasohn-Kahn, một chuyên gia kinh tế y tế chủ tịch công
ty tư vấn áp dụng công nghệ thông tin trong y tế THINK-Health nhấn
mạnh “Bạn có thể chi bao nhiêu tiền tùy thích vào EHR, nhưng nếu chỉ áp
dụng nửa vời và các nhân viên không thực sự sử dụng đầy đủ chức năng
của nó, mọi việc sẽ chẳng đi về đâu. EHR cần sự đầu tư đúng mức về thời
gian và tiền bạc. Nó sẽ không tự hoạt động một mình. Do đó, bạn phải
huấn luyện nhân viên và thay đổi quy trình làm việc để vận dụng tối đa
chức năng của nó.” [6]
• Điều đó cũng cho thấy rằng hệ thống EHR vẫn chưa được tối ưu về mặt
giao diện và tính tiện dụng, vì vậy, làm giới hạn tiềm năng của nó. Hi vọng
rằng, với sự cộng tác của những chuyên gia y tế và công nghệ thông tin, hệ
thống EHR sẽ ngày càng được hoàn thiện, tiến tới thay thế hoàn toàn các
bệnh án giấy.
c) Vấn đề bảo mật

Với tính di động và truy cập dễ dàng vào lượng thông tin khổng lồ có quy
mô lên đến toàn bộ dân số, nếu công tác bảo mật không chu đáo, EHR có
thể trở thành công cụ để tin tặc chiếm đoạt những thông tin cá nhân.
• Năm 2008, một vụ bê bối ở bệnh viện UCLA đã cảnh tỉnh cộng đồng về
vấn đề bảo mật hồ sơ y tế điện tử. 127 nhân viên y tế đã được xác định là
có liên quan đến việc phát tán các thông tin cá nhân của những người nỗi
tiếng bao gồm Maria Shriver, đệ nhất phu nhân thống đốc ban California,

diễn viên Farrah Fawcett và ca sĩ Britney Spears. Điều đáng nói là những
truy cập bất hợp pháp này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm (từ tháng 4
năm 2003 đến tháng 5 năm 2007) mà không bị phát hiện [4].
• Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở bệnh viện Griffin, Mỹ, khi một bác sĩ
chẩn đoán hình ảnh đã rời khỏi bệnh viện sử dụng mật khẩu của các nhân
viên khác để truy cập thông tin cá nhân của gần 1000 bệnh nhân. Điều
đáng chú ý là các nhân viên này hoàn toàn không nhận biết được tài khoản
của mình đã bị sử dụng trái phép và sự việc chỉ được phát giác khi những
bệnh nhân gọi đến để báo cáo về những cuộc gọi làm phiền mà họ nhận
được [5].
• Những vụ việc trên đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhân viên và
nhà quản lý y tế về tầm quan trọng của thông tin y tế và vấn đề bảo mật
nó. Hãy thử tưởng tượng nếu những hành vi như vậy xãy ra khi hệ thống
EHR đã được triễn khai trên phạm vi toàn quốc, lúc đó, hàng triệu người


11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế










có thể bị ảnh hưởng. Do đó, bảo mật thông tin phải được nhìn nhận như
một điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng và quản lý hệ thống EHR.
d) Chi phí
Chi phí luôn là một thách thức lớn cần được xem xét khi áp dụng EHR vào
trong thực hành. Những khoảng chi phí bao gồm:
o Chi phí đầu tư xây dựng và trang bị phần cứng bao gồm
máy chủ và các máy tính cá nhân, cũng như hệ thống
mạng.
o Chi phí đầu tư xây dựng hay mua phần mềm bao gồm phần
mềm quản lý, phần mềm bảo mật.
o Chi phí cho nhân viên công nghệ thông tin đảm nhiệm
công tác bảo trì và bảo mật hệ thống.
o Chi phí cho việc huấn luyện nhân viên y tế sử dụng EHR.
Như đã nói ở trên, tuy EHR giúp cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, vấn
đề sử dụng trong công việc hằng ngày vẫn còn rất khó khăn đối với nhân
viên y tế. Do đó, thực tế tuy cải thiện được hiệu quả, nhưng năng suất làm
việc tại các bệnh viện áp dụng EHR lại giảm đi. Điều này cộng với khoản
chi phí lớn cho việc trang bị và duy trì hệ thống thực sự là một rào cản lớn
trong việc áp dụng EHR:
Một nghiên cứu tại Mỹ ước tính cho một hệ thống trung bình khoảng 5 bác
sĩ, chi phí đầu tư ban đầu cho EHR là khoảng $162,000 và chi phí bảo trì
lên đến $85,500 mỗi năm. Nghiên cứu này cũng cũng chỉ ra rằng để đầu tư
một hệ thống EHR, được thi công bởi HealthTexas (một công ty chuyên
cung cấp hệ thống mạng trong y tế) mất đến 611 giờ. Ngoài ra, còn phải
tốn thêm trung bình 134 giờ để mỗi nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ lâm
sàng, nhân viên phòng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh và y tá, có thể áp
dụng được nó trong thực hành [7].
Nghiên cứu do trường Harvard thực hiện, tổng hợp các báo cáo tài chính
từ 4000 bệnh viện từ năm 2003-2007 cho thấy việc áp dụng EHR không
liên quan hoặc làm tăng nhẹ chi phí. Tuy nhiên, về lâu dài, có thể hi vọng

chi phí sẽ được cải thiện [8].

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Chương 3
THỰC TRẠNG
3.1. Áp dụng EHR ở Mỹ:

Khó khăn về mặt sử dụng, kinh tế và bảo mật thực sự là những rào cản lớn
trong việc áp dụng EHR.
Từ năm 2004, Tổng thống George W. Bush đã đặt mục tiêu đến năm 2014, tất
cả các công dân Mỹ phải có hồ sơ sức khỏe cá nhân. Thế nhưng, đến năm 2006, chỉ
dưới 10% các bệnh viện ở Mỹ ứng dụng một cách đầy đủ công nghệ thông tin vào
khâu khám, chữa bệnh [9]. Năm 2009, Tổng thống Barack Obama phê chuẩn gói
đầu tư $19 triệu với nổ lực nhằm số hóa hồ sơ y tế [10]. Mãi đến sau năm 2010,
những nổ lực này mới phát huy tác dụng thể hiện qua sự tăng lên mạnh mẽ của các
bệnh viện sử dụng EHR. Tuy nhiên, mục tiêu mà Tổng thống Bush đặt ra chỉ mới
hoàn thành được một nửa.

Hình 1: Việc ứng dụng EHR cơ bản và toàn diện tại Mỹ từ năm 2008-2013 [9]
Tuy nhiên, với những kết quả thống kê tích cực về sự cải thiện trong chất
lượng và hiệu quả điều trị và những nổ lực không ngừng của các chuyên gia để cải
thiện hệ thống EHR, chúng ta có thể hi vọng vào một hệ thống y tế khoa học và
hiệu quả trong tương lai.
3.2.
Việc áp dụng bệnh án điện tử ở Việt Nam

Với những đặc thù ở Việt Nam, ngoài những khó khăn đã nêu trên, chúng ta
còn phải đối diện với nhiều thử thách để áp dụng EMR/EHR, bao gồm:

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Lượng bệnh nhân đông, dẫn đến việc thay đổi thói quen và huấn luyện
nhân viên y tế sử dụng EMR trở nên rất khó khăn và phải đối diện với
nguy cơ giảm sút về năng suất.
• Vốn đầu tư lớn đối với một nước đang phát triễn: chi phí gia tăng khi
sử dụng công nghệ nước ngoài.
• Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, bảo trì
hệ thống cũng như bảo mật thông tin cũng là một vấn đề đáng chú ý.
Tại Việt Nam, xây dựng hệ thống EMR tại các bệnh viện, hướng đến một hệ
thống EHR trên phạm vi toàn quốc là một mục tiêu lớn trong chương trình Chính
phủ giao tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử và Quyết định số
1819/QĐ-TTg. Tuy hầu hết các bệnh viện đều đã trang bị hệ thống thông tin điện tử,
EMR vẫn còn là một khái niệm mới, mới chỉ được 6 bệnh viện áp dụng và vẫn chưa
hoàn thành [12].
“Ngày 30/6/2017, tại Quảng Bình, Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Y tế
phối hợp với Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới tổ chức Hội thảo đẩy mạnh triển
khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Tại Hội thảo, Cục CNTT,
Bộ Y tế chính thức yêu cầu các BV khẩn trương triển khai EMR, trước hết các BV
trực thuộc Bộ Y tế từ nay đến ngày 01/01/2018 phải xây dựng Dự án triển khai bệnh
án điện tử, trình Bộ Y tế phê duyệt để triển khai EMR từ 1/1/2018. Cục CNTT đề
nghị các giám đốc bệnh viện phải quyết tâm và quyết liệt triển khai EMR.” [12]



Hình 2: TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế
phát biểu khai mạc Hội thảo đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện
trực thuộc Bộ Y tế [12]
Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức là một trong những bệnh viện đầu tiên áp dụng
bệnh án điện tử trong khám chữa bệnh nội trú [11]:
o Bao gồm ghi nhận các thông tin bệnh sử, tiền căn, khám lâm sàng, chỉ
định và xem kết quả cận lâm sàng, cho và thực hiện y lệnh hằng ngày.
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Những hồ sơ cũng được sử dụng để hội chẩn chuyên khoa liên viện, giúp
tiết kiệm chi phí và thời gian.
o Chữ ký điện tử cũng được áp dụng để đảm bảo độ bảo mật và chính
thống của thông tin.
Đó là những tín hiệu tích cực khi công tác quản lý và điều trị trở nên dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, những tín hiệu trên chỉ là bước khởi đầu, những ưu điểm của hệ
thống EMR vẫn chưa được phát huy hoàn toàn, như những gợi ý cho việc điều trị
dựa trên y học chứng cứ, các thông báo về tác dụng phụ của thuốc cũng như việc
theo dõi bệnh nhân vẫn chưa được áp dụng.
Bên cạnh đó, vẫn chưa có một hệ thống cho phép bệnh nhân cung cấp những
thông tin sức khỏe của chính mình và chuẩn hóa kết quả các xét nghiệm thực hiện ở
các cơ sở y tế tư nhân.
Điều đó nói lên rằng, còn rất nhiều việc cần làm để tạo nên một hệ thống EHR
hoàn thiện, chứ không phải chỉ là một phiên bản điện tử của hồ sơ giấy.
o

15



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

EMR/EHR là một hệ thống quản lý thông tin khoa học và toàn diện. Ưu
điểm của nó đã được chứng minh trong các nghiên cứu và thống kê ở nhiều quốc
gia bao gồm:
Trong công tác khám chữa bệnh: cải thiện chất lượng điều trị, giảm sai sót y
khoa, hỗ trợ quyết định lâm sàng của nhân viên y tế và cải thiện công tác
theo dõi bệnh nhân.
• Đối với bệnh nhân: dễ dàng nắm bắt tình hình sức khỏe của bản thân và
cung cấp các thông tin sức khỏe cũng như các số liệu tự theo dõi, góp phần
cải thiệc chất lượng điều trị.
• Trong công tác quản lý: cho phép những nhà quản lý nắm thông tin trong
toàn bộ hệ thống một cách đầy đủ cũng như trích xuất các báo cáo thống kê
về hiệu quả điều trị và tài chính.
• Trên phạm vi quốc gia: cho phép trao đổi thông tin giữa các bệnh viện thông
qua việc chuẩn hóa hệ thống cận lâm sàng, cung cấp các báo cáo dịch tễ và
số liệu phục vụ nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, để triễn khai EMR/EHR, còn rất nhiều rào cản cần phải vượt
qua:
• Giảm năng suất khám chữa bệnh do bác sĩ chưa quen với việc sử dụng
EMR/EHR.
• EMR/EHR tốn một khoảng chi phí khá lớn để đầu tư ban đầu và bảo trì.
• Yêu cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng là một thách thức đối
với các nước đang phát triễn.

• Vấn đề bảo mật khiến nhiều nhà quản lý lo lắng.
Với những nguyên nhân đó, không quá ngạc nghiên khi hiệu quả đạt được
từ EMR/EHR ở các quốc gia là chưa được như kỳ vọng.
Từ năm 2004, Mỹ đã đặt ra mục tiêu sử dụng EHR trên toàn quốc. Tuy
nhiên, với số đầu tư khổng lồ, việc tiến hành vẫn rất chậm chạp.
Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định EMR/EHR chính là tương lai của
ngành y tế và những chính sách đang được đưa ra để thúc đẩy quá trình xây dựng
và triễn khai EMR. Tuy chỉ ở giai đoạn khởi đầu và còn rất nhiều khó khăn phía
trước với những nổ lực từ các nhà quản lý, nhân viên y tế và chyên gia công nghệ
thông tin, chúng ta vẫn có thể hi vọng về một hệ thống y tế tiên tiến, thân thiện và
bảo mật trong tương lai không xa.
2. Kiến nghị
a. EMR/EHR được coi là một giải pháp mũi nhọn trong việc nâng cao hệ
thống y tế quốc gia. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, nó không phải là một
giải pháp hoàn hảo và đôi khi là một con dao hai lưỡi. Sẽ cần rất nhiều thời
gian cũng như công sức để nó cho thấy kết quả và có rất nhiều khó khăn


16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
phải vượt qua. Xét theo điều kiện nước ta, việc đầu tư áp dụng cần phải
được xem xét cẩn thận. Để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống cần sự đầu
tư đúng mức ở cả vật chất và con người. Do đó, việc triễn khai EMR/EHR
nên được bắt đầu tiến hành ở những bệnh viện lớn với nguồn nhân lực
chuyên môn cao, nhằm thử nghiệm các mô hình, qua đó rút kinh nghiệm và
hoàn thiện mô hình. Tạo mô hình mẫu để áp dụng cho những bệnh viện
khác.

b. Cần đặt sự ưu tiên vào yếu tố con người. Việc đầu tư nên bắt đầu bằng cử
nhân viên tham gia các khóa học về quản lý hồ sơ điện tử ở các bệnh viện
trong và ngoài nước. Những nhân viên này sẽ đóng vai trò hạt nhân trong
việc áp dụng và hướng dẫn thực hiện tại cơ sở.
c. Kinh nghiệm từ các nước bạn cho thấy việc xâm hại thông tin cá nhân có thể
diễn ra một cách âm thầm trong thời gian dài. Do đó, vấn đề bảo mật thông
tin phải luôn luôn được chú ý và kiểm tra thường xuyên.
d. Song song với việc triễn khai EHR, cũng cần thực hiện các nghiên cứu và
thống kê để kiểm định tính hiệu quả, tìm ra những thiếu sót, nhằm cải thiện,
xây dựng chương trình EHR phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chaudhry B, Wang J, Wu S, et al. Systematic review: impact of health information
technology on quality, efficiency, and costs of medical care. Ann Intern Med
2006;144:742-752
[2] Evans, Dwight C.; Nichol, W. Paul; Perlin, Jonathan B. (2006). Effect of the
implementation of an enterprise-wide Electronic Health Record on productivity in the
Veterans Health Administration. Health Economics, Policy and Law 1 (2): 163–9.
[3] McDonald, Clement J.; Callaghan, Fiona M.; Weissman, Arlene; Goodwin,
Rebecca M.; Mundkur, Mallika; Kuhn, Thomson (2014). Use of Internist's Free Time
by Ambulatory Care Electronic Medical Record Systems. JAMA Intern Med. 174 (11):
1860–1863
[4] Charles Ornstein. (05-08-2008). UCLA hospital scandal grows. Truy cập ngày 158-2017 từ />[5] Kate Ramunni (29-03-2010) Griffin Hospital reports breach of dozens of patient
medical records. Truy cập ngày 15-8-2017 từ
/>[6] Barbara A. Gabriel (15-7-2008) Do EMRs Make You a Better Doctor? Truy cập

ngày 15-8-2017 từ />[7] Neil S. Fleming, Steven D. Culler, Russell McCorkle, Edmund R. Becker, David J.
Ballard (2011). “The Financial And Nonfinancial Costs Of Implementing Electronic
Health Records In Primary Care Practices”. Health Aff March 2011 vol. 30 no. 3 481489
[8] Himmelstein, David U.; Wright, Adam; Woolhandler, Steffie (2010). "Hospital
Computing and the Costs and Quality of Care: A National Study". The American
Journal of Medicine. 123 (1): 40–6. PMID 19939343.
[9] Jason Millman (07-08-2014) Electronic health records were supposed to be
everywhere this year. They’re not — but it’s okay. Truy cập ngày 15-8-2017 từ
/>utm_term=.c0898751cd74
[10] Phóng viên (10-6-2010) Information Technology: Not a Cure for the High Cost of
Health Care. Truy cập ngày 15-8-2017 từ
/>
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
[11] Nguyễn Minh Quân (2016) “Báo cáo kết quả thí điểm bệnh án điện tử tại bv thủ
đức”. Truy cập ngày 15-8-2017 từ />[12] Phóng viên (30-06-2017) “Chính thức triển khai bệnh án điện tử từ 1/1/2018”.
Truy cập ngày 15-8-2017 từ />
19



×