Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Bệnh án điện tử trong hoạt động của bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.26 KB, 57 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô trong
bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ môn Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học. Các thầy, các
cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong nước và
quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trong vấn đề Quản lý bệnh
viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại chỉ về chuyên môn, các thầy, các cô
còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với chúng em, để chúng em sống và học
tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên nền tảng ấy. Đặc biệt em xin được cảm
ơn thầy Đặng Thanh Hùng, với bài giảng vô cùng sinh động và trực quan đã giúp em có
được cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin trong bệnh viện nói chung và về bệnh án


điện tử nói riêng, nhờ đó em đã gặt hái được một lượng kiến thức nhất định để viết được
bài thu hoạch này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng,
người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời gian, công
sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ những vấn
đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học và của cuộc đời hành nghề y.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều
kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết, gần gũi
hơn với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ
những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết suông mà
chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình, với mục đích
cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Trân trọng.
Long An, ngày 01 tháng 08 năm 2017

Thái Ngọc Thành Đạt
2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trong Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế vừa qua, em được học rất nhiều bài
giảng hay và thú vị của các thầy, các cô đến từ các bệnh viện cũng như các cơ quan lớn trong
thành phố. Tuy nhiên vì giới hạn nội dung của bài thu hoạch, em xin phép chọn viết báo cáo
về Bệnh án điện tử trong hoạt động của bệnh viện. Đây là phần em rất tâm đắc, vì nó chính là
biểu tượng cho sự đổi mới, sự hiện đại hoá trong ngành y, là minh chứng cho việc đất nước ta

đang từng bước bắt kịp với sự phát triển của y khoa thế giới.
Trong nội dung bài báo cáo, em xin được làm rõ sự phát triển của bệnh án điện tử tại Việt
Nam bằng cách nêu lên các lý thuyết về bệnh án điện tử, thực trạng ứng dụng của các bệnh án
điện tử tại Việt Nam và trên thế giới, kết luận và các ý kiến đề xuất của em để phát triển rộng
quy mô này trên các bệnh viện khắp đất nước.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03


Sơ đồ hệ thống thông tin trong bệnh viện
Điều 59 trong luật khám chữa bệnh về Hồ sơ bệnh án
Quyết định 2035 về việc công bố danh mục kỹ thuật về
ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế

5

Trang
3
5
6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu
Tên bảng
Bảng 01

Ưu và nhược điểm của bệnh án điện tử so với
bệnh án giấy

6

Trang
4



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BV:

Bệnh viện

BS:

Bác sĩ

BN:

Bệnh nhân

CNTT:

Công nghệ thông tin

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Hiện nay, máy tính và ngành công nghệ thông tin đã có những bước phát triển đáng kể,
đóng vai trò quan trong trong hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày cũng như các

hoạt động sản xuất. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của minh
trong lĩnh vực công nghệ thông tin của khu vực. Theo như các chuyên gia đánh giá, Việt Nam
là một đất nước có tiềm lực CNTT rất mạnh mẽ. Vì thế, việc ứng dụng CNTT vào các ngành
nghề trong xã hội ngày càng được chú trọng và trong đó, ngành y cũng không là ngoại lệ.
Đối với ngành y, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được quan tâm từ rất lâu. Trên các
nước phát triển, CNTT được ứng dụng khá mạnh mẽ vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho
người dân. Thậm chí như Mỹ, người dân có hẳn một hệ thống theo dõi sức khoẻ ngay từ khi
sinh ra nhằm ghi lại các tình trạng bệnh, tình trạng dị ứng, sử dụng thuốc, và thậm chí là cả bộ
gen của người bệnh.
CNTT là một cuộc cách mạng khoa học công nghệ thay đổi toàn diện các lĩnh vực trong
đó có y tế. CNTT cũng là phương tiện giúp tiếp cận với khoa học kĩ thuật và phương pháp
hiện đại. CNTT cũng giúp cải tiến chất lượng quản lý, khám chữa bệnh và giúp nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế.
Trong việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện thì bệnh án điện tử đang là vấn đề nóng bỏng
hiện nay. Phần hành chính rườm rà là một vấn đề trong việc làm giảm hiệu suất hoạt động của
bệnh viện. Bệnh án điện tử chính là chìa khoá để giải quyết cho vấn đề này. Với kết quả thí
điểm rất khả quan của BV Quận Thủ Đức TP. HCM, mô hình ứng dụng bệnh án điện tử trong
bênh viện ngày càng được Bộ Y Tế mở rộng ứng dụng thêm và dự định sẽ xây dựng hệ thống
Bệnh án điện tử triển khai trên toàn quốc trước ngày 01/01/2018.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1/ Định nghĩa bệnh án điện tử
- Bệnh án điện tử là sự thu thập một cách có hệ thống các thông tin về sức khoẻ của bệnh

nhân dưới dạng số hoá [1]
- Bệnh án điện tử là bột phiên bản số hoá của mẫu giấy có chứa tất cả lịch sử bênh học
của bệnh nhân trong một lần khám. Một bản bệnh án điện tử được sử dụng bởi người
cung cấp cho việc chẩn đoán và điều trị. [2]
- Bệnh án điện tử là một phương thức số hoá dùng để lưu trữ thông tin của bệnh nhân như
là bệnh sử, các kết quả xét nghiệm, và các phương thức điều trị của bệnh nhân. Thay cho
bệnh án giấy, bệnh án điện tử giúp cho các thông tin về sức khoẻ của bệnh nhân dễ đọc
hơn, dễ phân tích hơn và cho phép chuyển tải các thông tin của bệnh nhân dễ dàng hơn tới
các tổ chức hay các khoa phòng khác. [3]
- Bệnh án điện tử là phiên bản số của bệnh án giấy được tạo bởi các bác sỹ, điều dưỡng và
nhân viên y tế trong một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hệ thống bệnh án điện tử là một hệ
thống độc lập cho phép lưu trữ, thu thập, sửa đổi và bổ sung các thông tin chăm sóc sức
khỏe. [4]

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.2/ Các đặc điểm về kĩ thuật đóng vai trò trong việc thành lập hệ thống bệnh án
điện tử
- Hệ thống thông tin trong bệnh viện

Hình 1: Sơ đồ hệ thống thông tin trong bệnh viện [5]
- Phần mềm quản lý (HIS): là hệ thống liên kết các thông tin trong quản lý và điều hành

bệnh viện, đây là phần rất khó cho các bệnh viện trong triển khai thực hiện. Cần có hạ
tầng đủ mạnh, hệ thống phần mềm khép kín, nguồn lực về nhân sự và có quy trình, chính
sách hợp lý.
- Hệ thống PACS/RIS: là hệ thống lưu trữ và truyền dữ liệu hình ảnh. Hệ thống này có tính


năng kỹ thuật cao, chi phí lớn, việc triển khai đơn giản, vấn đề chính là kết nối hệ thống
này với hệ thống HIS, tăng hiệu quả hệ thống PACs cần tích hợp hệ thống hội chẩn, điều
trị từ xa (Telemedicine)
- Hệ thống LIS: LIS kết nối với HIS để trao đổi thông tin người bệnh và LIS trả kết quả về

cho HIS.

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.3/ Ưu và nhược điểm của bệnh án điện tử so với bệnh án giấy
Ưu điểm

Nhược điểm

- Chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân tốt
hơn
- Tiết kiệm hơn về lâu dài
- Tăng khả năng lưu trữ thông tin của bệnh
nhân
- Có thể truy nhập – truy xuất thông tin của
bệnh nhân từ bất kì nơi đâu
- Bệnh án có thể được cung cấp các cảnh
báo và các nhắc nhở một cách tự động
- Thông tin viện phí chính xác hơn

- Phí tổn cho việc mua các thành phần điện

tử vào lúc đầu
- Vấn đề về bảo mật thông tin của bệnh
nhân
- Cần sự đồng bộ về chuẩn của các thuật
ngữ
- Cần các chuẩn giao tiếp như ICD10, HL7,
DICOM

Bảng 01: Ưu và nhược điểm của bệnh án điện tử so với bệnh án giấy

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.4/ Căn cứ pháp lý của bệnh án điện tử

Hình 02: Điều 59 trong luật khám chữa bệnh về Hồ sơ bệnh án

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 03: QĐ 2035 Vv Công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực y tế.

13



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Thực trạng ứng dụng bệnh án điện tử ở một số quốc gia trên thế giới
- Tại Úc , bệnh án điện tử đã được triển khai từ năm 2004, với tên gọi là chương trình
MediConnect (sau này được gọi là Health Connect). Vào thời điểm đó, HealthConnect
được xem như là một chiến lược tầm cỡ quốc gia trong việc chuyển đổi từ bệnh án giấy
sang một dạng bệnh án số hoá được chuẩn hoá. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, hệ thống
PCEHR (Personally Controlled Electronic Health Record) [6] được triển khai rộng khắp
trên nước Úc. Mục tiêu của hệ thống này là theo dõi tình trạng sức khoẻ của toàn bộ công
dân nước Úc (về các vấn đề như bệnh tật, tình trạng sử dụng thuốc, các phản ứng dị ứng,
các phản ứng phụ khi dùng thuốc, tiền sử tiêm ngừa…). Hiện tại, hệ thống này vẫn đang
tiếp tục được triển khai, phát triển và mở rộng. [7]
- Ở Anh, năm 2005, Vụ y tế quốc gia (National Health Service) bắt đầu triển khai bệnh án
điện tử với mục tiêu là tất cả các bệnh nhân sẽ có bệnh án điện tử vào năm 2010 [8]. Tuy
nhiên sau đó vì sự bất đồng bộ giữa hệ thống bệnh án điện tử ở các bệnh viện, chương
trình này phải huỷ bỏ. Hiện tại, nước Anh đang thực hiện dự án GP2GP, dự án này tạo
điều kiện cho các bác sĩ thực hành lâm sàng có thể chuyển tải các mẫu bệnh án điện tử
của bệnh nhân cho nhau. Từ tháng 4 năm 2014, chương trình này sẽ tập trung vào việc
phát triển và cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ như chọn lịch hẹn trực tuyến, xin toa
thuốc lặp lại cho các bệnh mạn tính trực tuyến, và cho phép sự truy cập thông tin bệnh
nhân trực tuyến.
- Tại Mỹ, hệ thống bệnh án điện tử đã tồn tại được hơn 30 năm, tuy nhiên đến năm 2006,
chỉ có khoảng 10% các bệnh viện được trang bị hệ thống tích hợp [9]. Năm 2009, trong
một cuộc khảo sát 5200 bác sĩ bởi Trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia cho thấy rằng,
51,7% các nhà lâm sàng làm việc tại các cơ sở không sử dụng hệ thống bệnh án điện tử.
Đến năm 2014, hơn 80% các bệnh viện tại Mỹ đã sử dụng hệ thống bệnh án điện tử. Bắt
đầu từ năm 2015, các bệnh viện và các bác sĩ sẽ phải chịu các mức phạt nếu như không sử

dụng hệ thống bệnh án điện tử

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3.1/ Thực trạng ứng dụng bệnh án điện tử tại Việt Nam
- Ngày 14/05/2015, Bộ Y tế đã có công văn cho phép triển khai thí điểm ứng dụng bệnh
án điện tử tại BV Quận Thủ Đức [10]. Qua 2 năm thực hiện rất thành công, hiện bệnh viện
đang hoàn tât hồ sơ báo cáo Sở và trình lên Bộ để xin thẩm định chính thức. Trong quá
trình thực hiện, các ưu điểm của hệ thống bệnh án điện tử đã hiện lên một cách nổi bật:
bác sĩ có thể phê duyệt hồ sơ dù đang đi công tác xa thông qua hệ thống phần mềm của
bệnh viện bằng điện thoại, máy tính bảng, các quy trình đăng kí khám chữa bệnh được
tinh giản, đơn thuốc điện tử cũng giúp hạn chế các bác sĩ cho các cận lâm sàng không phù
hợp hay tình trạng cho thuốc tràn lan, vượt ngưỡng. Việc thống kê các số lượng thuốc, vật
tư y tế tiêu hao và các xét nghiệm cũng không còn quá khó khăn và dễ nhầm lẫn như
trước. Người dân cũng thuận tiện hơn trong việc khám chữa bệnh khi đi khám bệnh chỉ
cần mang theo một token USB có lưu trữ thông tin bệnh của mình [11]
- Ngày 30/06/2017, cục CNTT và Bộ Y Tế đã tổ chức hội thảo đẩy mạnh triển khai bệnh
án điện tử tại các BV trực thuộc Bộ Y Tế [12]. Bộ Y Tế xem đây là một bước đi phù hợp và
tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như giúp giải toả sự quá tải cho nền Y tế nước
nhà. Hiện tại, ở VN đã có 6 bệnh viện trong dự án triển khai bệnh án điện tử của Bộ Y Tế,
đó là Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Phụ
sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện
Quận Thủ Đức TPHCM [13]

15



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1/ Kết luận:
Hiện nay, nền y học trên thế giới đang phát triển nhanh chóng, để bắt kịp được với các
nước, sự đầu tư và phát triển hệ thống bệnh án điện tử cho các BV tại Việt Nam là một
bước đi tất yếu.
Với quá trình thí điểm tại BV Quận Thủ Đức TP.HCM cho thấy được nhiều lợi ích khi
ứng dụng bệnh án điện tử vào quá trình khám bệnh và điều trị bệnh. Bên cạnh những
thách thức và khó khăn như phí tổn ban đầu cho việc đầu tư vào hệ thống phần cứng và
phần mềm, sự bảo mật thông tin bệnh nhân, nguồn nhân lực sử dụng hệ thống thì các ưu
điểm của bệnh án điện tử đã cho thấy được lý do mà nó được ngành y tế của các nước trên
thế giới chọn lựa: giảm bớt được sự quá tải cho nhân viên y tế, giảm bớt sai sót, quản lý
được sự tuân thủ các quy định, quy trình, phác đồ điều trị. Các lợi ích của bệnh án điện tử
cũng đã được các nhân viên y tế nhìn nhận một cách rõ ràng và được người dân ủng hộ
tích cực.
Trước tình hình đó, Bộ Y Tế đã có bước đi phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển của bệnh
án điện tử tại các bệnh viện bằng cách tổ chức hội thảo để chỉ đạo triển khai bệnh án điện
tử, đồng thời cũng đề nghị các sở y tế chỉ đạo các bệnh viện khẩn trương xây dựng dự án,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí nguồn lực cho việc triển khai bệnh án điện tử
tại các bệnh viện.
Nhìn nhận một cách tổng thể thì việc ứng dụng bệnh án điện tử vào hoạt động của bệnh
viện ngày càng phát triển và được coi trọng tại Việt Nam không chỉ bởi các nhân viên y tế
mà còn bởi người dân bởi sự tiện lợi, ưu việt của nó. Trong tương lai không xa thì nhiều
bệnh viện lớn tại Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống bệnh án điện tử để giảm thiểu quá
tải cho nhân viên y tế, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện, nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế, nâng cao sự tín nhiệm và sự hài lòng cho nhân dân. Đồng thời, bên
cạnh đó cũng cần phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong bệnh viện để tạo được nền

móng vững chắc cho việc sử dụng hệ thống bệnh án điện tử trong các cơ sở y tế.

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
4.2/ Kiến nghị:
1. Mở rộng việc ứng dụng bệnh án điện tử cũng như công nghệ thông tin cho tất cả các
bệnh viện lớn tại các tỉnh thành trực thuộc trung ương
- Việc ứng dụng bệnh án điện tử không nên chỉ giới hạn trong hai thành phố lớn như Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh mà còn nên được sử dụng tại các tỉnh thành trực thuộc trung
ương như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng. Những tỉnh thành này là trung tâm của vùng,
việc ứng dụng Bệnh án điện tử nói riêng và Công nghệ thông tin vào hoạt động bệnh viện
nói chung sẽ giúp nâng cao hoạt động bệnh viện, hạn chế sự quá tải tại các bệnh viện
tuyến cuối ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ví dụ, nếu được ứng dụng công nghệ thông tin
và bệnh án điện tử, với những ca bệnh khó, các BS ở BV Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
có thể hội chẩn từ xa với các BS tại BV Chợ Rẫy, BV Nhi Đồng 1, BV Từ Dũ để có thể
xin ý kiến chỉ đạo hợp lý, từ đó nâng cao sự tin tưởng nơi bệnh nhân, chính sự tin tưởng
đó sẽ giúp bệnh nhân an tâm với việc điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh, giảm quá tải ở BV
tuyến trên và tăng độ tín nhiệm cho BV.
2. Đào tạo huấn luyện cho nhân viên y tế làm quen với hệ thống bệnh án điện tử
- Bệnh án điện tử là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên y tế, song song đó, các
nhân viên y tế cần phải biết sử dụng công cụ này một cách hợp lý và hiệu quả nhằm đạt

được hiêu suất và độ chính xác cao nhất. Các bệnh viện cần tổ chức các buổi huấn luyện
kĩ năng sử dụng bệnh án điện tử trước khi nó được áp dụng vào hoạt động của bệnh viện
nhằm đảm bảo việc khám chữa bệnh sẽ không bị gián đoạn. Việc huấn luyện này cần
được coi trọng để đảm bảo bệnh án điện tử được khai thác tối đa và tối ưu.
3. Thông tin cho người dân về bệnh án điện tử
- Bên cạnh các nhân viên y tế, người dân cũng cần được hiểu rõ về bệnh án điện tử nhằm
tạo điều kiện để họ hợp tác tốt với nhân viên y tế để khai thác được bệnh án điện tử hiệu
quả. Hiện tại, thông tin BN được lưu trữ trong các tolken USB nên chính bản thân BN
phải ý thức được sự quan trọng đó để bảo quản chúng cẩn thận. Tương lai thông tin về
bệnh của người dân sẽ được lưu trữ ở máy chủ và người dân có thể truy cập thông qua
mạng internet nên việc thông tin cho người dân về bệnh án điện tử sẽ giúp họ ý thức hơn
về theo dõi bệnh trạng cũng như là về việc bảo mật thông tin bệnh của họ.
4. Chuẩn hoá hệ thống thông tin của bệnh án điện tử ở các bệnh viện với nhau
- Hiện tại, vấn đề chuẩn hoá hệ thống thông tin là vấn đề rất quan trọng đối với các nước
đang ứng dụng bệnh án điện tử trên thế giới. Nước ta đang trong bước đầu sử dụng bệnh
án điện tử, đây là lợi thế rất lớn trong việc đưa ra chuẩn hoá hệ thống thông tin cho bệnh
án điện tử tại các bệnh viện. Việc chuẩn hoá các thông tin sẽ giúp chuyển tải các bệnh án
giữa các bệnh viện với nhau dễ dàng hơn, tránh sai sót, nhầm lẫn, từ đó giúp hệ thống
bệnh án điện tử phát triển ngày càng vững chắc và ngày càng được mở rộng.
5. Kết hợp với các công ty bảo mật mạng

18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Trong việc ứng dụng bệnh án điện tử, điều được hầu hết các nhà lãnh đạo quan tâm đó
chính là việc bảo mật hệ thống thông tin của bệnh nhân. "Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo
các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước"(Mục 3.a điều 59 bộ Luật khám
chữa bệnh). Trong bối cảnh internet phát triển mạnh và rộng khắp với quy mô toàn cầu, ta

càng phải quan tâm hơn nữa về vấn đề bảo mật thông tin cho bệnh nhân. Với góc nhìn đó,
việc hợp tác với các công ty bảo mật về mạng là cần thiết nhằm đảm bảo tính riêng tư cho
bệnh nhân.
6. Kết hợp giữa công và tư trong việc kêu gọi đầu tư vốn cho cơ sở máy móc ban đầu
- Một khó khăn của việc triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện chính là kinh phí để
xây dựng cơ sở máy móc ban đầu. Hiện tại, các vấn đề về sức khoẻ và y tế hiện đang là
vấn đề quan tâm lớn của người dân. Với sự quan tâm đó, em nghĩ việc kêu gọi đầu tư vốn
cho việc đầu tư các máy móc để phát triển hệ thống thông tin trong bệnh viện là không
khó. Khi cả phần cứng và phần mềm của hệ thống thông tin trong bệnh viện được vững
chắc thì việc triển khai bệnh án điện tử sẽ được dễ dàng và ngày càng mở rộng.

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] en.wikipedia (2017). Terminology
Truy cập ngày 01/08/2017 từ
/>[2] healthit.gov (2017). What is the Electronic Medical Record ?
Truy cập ngày 01/08/2017 từ
/>[3] Medicalwebexperts.com (2017). Patient: "What is an EMR ?"
Truy cập ngày 01/08/2017 từ
/>[4] Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng trong lĩnh
vực khám bệnh, chữa bệnh ngày 11/09/2014 – BỘ Y Tế
[5] Đặng Thanh Hùng. (2017). Hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động bệnh viện.
[6] en.wikipedia (2017). Personally controlled electronic health record.
Truy cập ngày 01/08/2017 từ
/>[7] Morrison, Z. (2011). Understanding Contrasting Approaches to Nationalwide
Implementations of Electronic Health Record Systems: England, the USA and Australia

[8] NHS.uk (2017). GP2GP
Truy cập ngày 01/08/2018 từ
/>[9] en.wikipedia (2017). Electronic health record
Truy cập ngày 01/08/2017 từ
/>[10] Quân, Ng (2016). Báo cáo kết quả thí điểm bệnh án điện tử tại BV Thủ Đức
[11] benhvienthuduc.vn (2017). Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam không dùng giấy tờ khám
chữa bệnh
Truy cập ngày 02/08/2017 từ
/>[12] baomoi.com (2017). Chính thức triển khai bệnh án điện tử từ 01/01/2018
20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Truy cập ngày 02/08/2017 từ
/>[13] thesaigontimes.vn (2017). 40 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử từ đầu năm tới
Truy cập ngày 02/08/2017 từ
/>
21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

PHỤ LỤC

QUỐC HỘI
_______
Số: 40/2009/QH12


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______

LUẬT
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót
chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa
bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết
thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định
phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
2. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và
thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho
người bệnh.
22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3. Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi
chung là chứng chỉ hành nghề).
5. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của
Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).
6. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và
thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép
hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
8. Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm khám
bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng
thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y trung ương
hoặc Hội đông y cấp tỉnh.
9. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở
hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia
đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở
Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.
10. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc người hành nghề tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa thuộc lĩnh vực hành nghề theo chương
trình do Bộ Y tế phê duyệt hoặc công nhận và được cấp giấy chứng nhận theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
11. Người bệnh không có người nhận là người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị
bệnh tâm thần hoặc bị bỏ rơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh mà không có giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú.
12. Hội chuẩn là hình thức thảo luận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh của
người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
13. Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng

của người bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro
xảy ra ngoài ý muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủ
các quy định chuyên môn kỹ thuật.
Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư
được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều
11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người
khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân
dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với
cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn.
2. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá
nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa
bệnh.
5. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh,
chữa bệnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược
phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
c) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt
động;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám
bệnh, chữa bệnh;
e) Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hướng dẫn việc
luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khám
bệnh, chữa bệnh;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành nghề

giữa các nước; hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợp tác chuyên gia, chuyển
giao kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới.
3. Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện và
hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền
quản lý theo quy định của Luật này và phù hợp với điều kiện thực tế của quân đội.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh,
chữa bệnh trong phạm vi địa phương.
Điều 6. Các hành vi bị cấm
1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị
đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt
động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá
phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt
động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ
đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc
chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động
chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức
y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa
bệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở
khi khám bệnh, chữa bệnh.

25


×