Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN NAM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN NAM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ TÂM

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng hoặc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân còn có
sự hƣớng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã
tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học
Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô trong và ngoài trƣờng,

những ngƣời đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của PGS.TS, Nhà giáo Ƣu tú Nguyễn Thị Tâm - Khoa Kế toán và
Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn tới các HTX Nông nghiệp , Đảng Ủy,
UBND các xã Phƣơng Đì nh, Liên Hà, Tân Lập, Trung tâm khuyến Nông, Hội
Nông dân tập thể , Phòng Thống kê huyện Đan Phƣợng - Thành phố Hà Nội
đã nhiệt tì nh giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nam


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN

XUẤT RAT ....................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất RAT ................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm. .................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của SX rau an toàn .................................................................. 8
1.1.3. Vai trò của việc phát triển sản xuất RAT................................................ 9
1.1.4. Nội dung của vấn đề phát triển sản xuất RAT ...................................... 10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển sản xuất RAT............................. 11
1.1.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cƣ́u về phát triển sản xuất RAT. ............ 18
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ rau xanh trên thế giới và
trong nƣớc ....................................................................................................... 19
1.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ...................................................... 19
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thu rau ở Việt Nam..................... 22
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......29
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội. ................ 29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Đan Phƣợng: ......................................... 29
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Đan Phƣợng: .......................... 30


iv

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................ 34
2.2.1. Thu thập thông tin ................................................................................. 34
2.2.2. Phƣơng pháp phân tí ch. ......................................................................... 37
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cƣ́u ............................................................. 40
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 43
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Đan
Phƣợng thành phố Hà Nội. .............................................................................. 43
3.1.1. Thƣ̣c trạng phát triển sản xuất RAT ở huyện Đan Phƣợng ................. 43
3.1.2. Tình hình cơ giới hóa làm đất và tƣới tiêu phục vụ sản xuất RAT....... 49
3.1.3. Tình hình sử dụng các tiến bộ kỹ thuật và đầu tƣ thâm canh sản xuất

RAT trong các hộ điều tra tại huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội ........... 52
3.1.4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm RAT ở 3 xã nghiên cứu ......................... 60
3.1.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển SX RAT tại huyện Đan
Phƣợng ............................................................................................................ 69
3.1.6. Đánh giá chung về tình hình phát triển SX và tiêu thụ RAT tại Đan Phƣơ
..... ̣ 78
ng
3.1.7. Phân tích ma trận SWOT ...................................................................... 80
3.2. Định hƣớng và giải pháp phát triển SX RAT của huyện Đan Phƣợng .... 82
3.2.1. Định hƣớng phát triển SX RAT của huyện Đan Phƣợng ..................... 82
3.2.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất RAT ở huyện Đan Phƣợng. ........ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung

Stt

Ký hiệu

1

Rau an toàn

RAT


2

Good Agricultural Practice

GAP

3

Bảo vệ thực vật

4

Hợp tác xã

5

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN

6

Tố chức ADDA của Đan Mạch

ADDA

7

Hợp tác xã


8

Học viên

HV

9

Sản xuất

SX

BVTV
HTX

HTX


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1.1

Trang

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất
gây hại trong sản phẩm rau tƣơi


6

1.2

Diện tích năng suất sản lƣợng rau của thế giới giai đoạn 1980 - 2010

18

1.3

Diện tích năng suất sản lƣợng rau của các châu lục năm 2010

19

1.4

Diện tích và sản lƣợng rau cả nƣớc trong giai đoạn 1996 - 2010

21

1.5

Diện tích năng suất và sản lƣợng rau ở các vùng trong 2 năm:
2003 và 2010

22

2.1


Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Đan Phƣợng

30

2.2

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện

32

2.3

Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành sản xuất trong huyện

33

3.1

Quy mô diện tí ch sản xuất RAT của huyện qua 3 năm

43

3.2

Năng suất RAT của huyện trong các năm 2011 đến 2013

44

3.3


Tình hình cơ giới hóa làm đất và CSVC phục vụ sản xuất RAT

49

3.4

Các điều kiện sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2012

51

3.5

sản lƣợng một số loại rau bì nh quân hộ điều tra.

52

3.6

3.7

3.8

Kết quả và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt ở các nhóm hộ
điều tra năm 2013 (Tính bình quân cho1 sào/vụ của các hộ)

54

Tình hình đầu tƣ chi phí sản xuất ở các nhóm hộ trồng rau Cải
bắp năm 2013 (Tính bình quân cho 1 sào/vụ)


55

Tình hình đầu tƣ chi phí sản xuất ở các nhóm hộ trồng rau Cà
chua năm 2013 (Tính bình quân cho 1 sào/vụ)

56

3.9

Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất RAT

57

3.10

Tỷ lệ lựa chọn mua rau của các nhóm hộ gia đình

64

3.11

So sánh giá RAT tại chợ bán buôn Nhổn và siêu thị Lan Chi mart

65


vii

3.12


Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm theo vùng địa lý GĐ 2011 - 2013

65

3.13

Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm theo vùng địa lý GĐ 2011 - 2013

67

3.14

Tình hình nông dân tham gia đào tạo nghề trồng RAT ở huyện
Đan Phƣợng

71

3.15a Giá bán RAT theo mùa vụ tại xã Phƣơng Đì nh

72

3.15b Giá bán RAT theo mùa vụ tại xã Liên Hà

74

3.15c Giá bán RAT theo mùa vụ tại xã Tân Lập

74

3.16


3.17

3.18

3.19

3.20
3.21

Tóm tắt ma trận SWOT trong phân tích sản xuất và tiêu thụ
RAT ở Đan Phƣợng

80

Dự kiến quy hoạch phát triển diện tích RAT ở huyện Đan
Phƣợng đến năm 2016

85

Quy hoạch về chủng loại rau theo vùng sản xuất rau tập trung
đến năm 2016

87

Dự kiến phát triển số lƣợng hộ trồng RAT ở huyện Đan
Phƣợng đến năm 2016

89


Dự kiến số hộ trồng theo loại RAT bình quân/hộ ở huyện Đan
Phƣợng đến năm 2016

90

Dự kiến DT- NS- SL các loại rau theo mùa vụ cho đến 2016

94


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1 Diện tí ch rau thƣờng và RAT ở huyện Đan Phƣợng qua 3 năm

46

3.2 Sản lƣợng rau thƣờng và RAT ở huyện Đan Phƣợng qua 3 năm

46

3.3 Diễn biến diện tí ch RAT của các đị a điểm nghiên cƣ́u qua 3 năm

47


3.4 Diễn biến sản lƣợng RAT của các đị a điểm nghiên cƣ́u qua
3 năm

47

3.3 Tỷ lệ tiêu thụ RAT của huyện Đan Phƣợng tại các địa phƣơng

66

3.1 Sơ đồ kênh phân phối RAT

60

3.2 Mô hì nh sản xuất tiêu thụ rau khép kí n

97

3.3 Kênh tiệu thụ RAT ở Đan Phƣợng và lân cận

102

3.4 Kênh tiệu thụ RAT có nguồn gốc ở xa Đan Phƣợng

103


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay ở Việt Nam, một trong những vấn đề cần đƣợc giải quyết là ô
nhiễm môi trƣờng và an toàn thực phẩm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên, trong đó việc lạm dụng hoá chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật,
chất kích thích sinh trƣởng, sử dụng nguồn đất và nƣớc ô nhiễm để trồng rau
đang ngoài tầm kiểm soát,... Đa phần ngƣời tiêu dùng chủ yếu tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp nhƣ rau xanh, hoa quả không rõ nguồn gốc. Thống kê của
ngành y tế cho thấy trong 2 năm 2010 và 2011, số ngƣời ngộ độc thực phẩm
phải nhập viện cấp cứu do nguồn rau, củ, quả thiếu an toàn ở Việt Nam lên
đến hơn 700 ngƣời. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ
Chí Minh, vào cuối năm 2005, tỷ lệ RAT không thật sự an toàn là một con số
gây "sốc" cho ngƣời tiêu dùng: 34/37 mẫu là rau đăng ký an toàn không có dƣ
lƣợng thuốc trừ sâu vƣợt quá mức qui định. Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ
thực vật (Bộ NN&PTNT) công bố ngày 03/02/2010 trong số 24 mẫu rau xanh
lấy tại Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ chế biến sản phẩm nông sản an toàn xã
Vân Nội có dƣ lƣợng hoạt chất thuốc Fipronil vƣợt 12,5 lần mức dƣ lƣợng tối
đa cho phép.
Trên thế giới và trong nƣớc đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về ngành hàng rau, các đề tài công bố chúng thuộc các đề tài cụ thể khác
nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Mốt số đề tài, dự án về ngành hàng
rau trên địa bàn thành phố Hà Nội thƣờng tập trung vào các khâu kỹ thuật, tổ
chức và chuyển giao công nghệ trong sản xuất rau nói chung. Tuy nhiên việc
nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
Hà Nội nói chung và huyện Đan Phƣợng nói riêng thì chƣa đƣợc nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu.


2

Đan phƣợng là huyện cửa ngõ phía tây bắc của Thủ đô Hà Nội có hệ

thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua. Xƣa kia là ngã ba sông (sông Hồng,
sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tƣơng đối bằng phẳng, chủ yếu
là đất phù sa, chiều cao trung bình từ 6-8m. Mặt khác, đây là địa phƣơng có
khá nhiều các trung tâm văn hoá, cơ quan Trung Ƣơng, ngành và địa phƣơng
và khu công nghiệp với mật độ dân số khá cao. Phát huy tiềm năng lợi thế sẵn
có của địa phƣơng để phát triển ngành hàng rau phục vụ tiêu thụ tại chỗ, tiêu
thụ nội địa và hƣớng tới xuất khẩu góp phần nâng cao thu nhập, giúp bảo vệ
môi trƣờng, nâng cao sức khoẻ cho ngƣời lao động, đảm bảo an toàn thực
phẩm và hạ giá thành sản phẩm RAT. Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất RAT
trên địa bàn huyện Đan Phƣợng chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm
năng lợi thế, việc sản xuất chƣa đúng quy trình kỹ thuật, hàm lƣợng tồn dƣ
chất độc hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trên rau còn khá nhiều,... sản phẩm
khó tiêu thụ,... Hơn nữa, đây là ngành hàng khá đặc thù và có độ rủi ro tƣơng
đối lớn, còn chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài,
yếu tố tƣ̣ nhiên v à xã hội. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất
RAT không những tạo lợi ích cho ngƣời sản xuất mà còn vì sức khoẻ và lợi
ích của ngƣời tiêu dùng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng nói trên và xuất phát từ thực tiễn tại địa phƣơng tác giả đã
chọn “Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Các câu hỏi nghiên cƣ́u đƣợc đặt ra :
Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT ở

huyện Đan Phƣợn g nhƣng năm

qua nhƣ thế nào?
Nhân tố nào ảnh hƣởng đến phát triển SX rau an toàn ở Đan Phƣợng và
trong giai đoạn 2011-2013 sản xuất và tiêu thụ RAT ở Đan Phƣợng, Hà Nội
gặp những vƣớng mắc gì cần tập trung giải quyết?



3

Các giải pháp nào cầ n đƣợc triển khai để phát triển sản xuất và tiêu thụ
RAT ở huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội?
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
tình hình sản xuất RAT trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, từ đó đƣa ra các giải
pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành
phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể

1. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đẩy mạnh
sản xuất RAT.
2. Đánh giá thực trạng sản xuất và các kênh tiêu thụ RAT trên địa bàn
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội thời gian qua.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất RAT tại
huyện Đan Phƣợng Hà Nội.
4. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ
RAT trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tƣợng nghiên cứu:
Là giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Đan Phƣợng ,
thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất RAT;

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất RAT trong thời gian qua trên địa
bàn Đan Phƣợng;
Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới trên địa
bàn huyện Đan Phƣợng.


4

+ Về không gian:
Tập trung nghiên cứu các vùng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn
huyện Đan Phƣợng thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian:
Đánh gí a thƣ̣c trạng phát triển sản xuất RAT từ năm 2011 đến năm 2013.
Đề xuất giải pháp pháp phát triển sản xuất RAT đến năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, nội dung của đề
tài kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất RAT
Chƣơng II: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAT
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất RAT
1.1.1. Một số khái niệm.
a. Khái niệm về rau an toàn


RAT có nhiều khái niệm khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản.
Cụ thể:
Trong quá trình gieo trồng, để có sản phẩm rau nhất thiết phải áp dụng
các biện pháp kỹ thuật và sử dụng một số nguyên liệu nhƣ nƣớc, phân bón,
thuốc phòng trừ sâu bệnh. Trong các nguyên liệu này, kể cả đất trồng, đều có
chứa những nguyên tố gây ô nhiễm rau và ít nhiều đều để lại một số dƣ lƣợng
trên rau sau khi thu hoạch. Trong thực tế hiện nay hầu nhƣ không thể có sản
phẩm rau sạch với ý nghĩa hoàn toàn không có yếu tố độc hại. Tuy vậy,
những yếu tố này thực sự chỉ gây độc khi chúng để lại một dƣ lƣợng nhất định
nào đó trên rau, dƣới mức dƣ lƣợng này thì không độc hại. Mức dƣ lƣợng tối
đa không gây hại cho ngƣời có thể chấp nhận gọi là mức dƣ lƣợng cho phép
(hoặc ngƣỡng dƣ lƣợng giới hạn). Nhƣ vậy, những sản phẩm rau không chứa
hoặc có chứa dƣ lƣợng các yếu tố độc hại nhƣng dƣới mức dƣ lƣợng cho phép
đƣợc coi là rau an toàn với sức khỏe ngƣời, nếu trên mức dƣ lƣợng cho phép
là rau không an toàn <Diễn đàn rau sạch>
RAT bao gồm rau xanh, các loại củ và quả. RAT là sản phẩm thiết yếu
không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, mang lại sức khỏe và an toàn cho
cộng đồng ngƣời tiêu dùng.
Theo Quyết định số: 04/2007/QĐ-BNN [1] ngày 19 tháng 01 năm 2007 của
Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT thì : “RAT là sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu


6

hoạch, sơ chế, đóng gói và bảo quản theo quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo vi
sinh vật hoặc các dư lượng hóa chất độc hại dưới mức tối đa cho phép”
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng [2]: “RAT là rau có bảo đảm, tức là có
nơi có thể đảm bảo được rau đó là rau không có chất độc, không có vi sinh
vật gây hại”

Theo Bộ môn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ [3]: “Những sản phẩm
rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng
đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ
nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn
cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, gọi tắt là "RAT".
Theo tác giả thì: “RAT là khái niệm dùng để chỉ các loại rau được canh
tác trên các diện tích đất có thành phần hóa thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất
là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ
phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật, các chất thải sinh hoạt và công nghiệp
tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định, đặc biệt
là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới”
Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau an toàn phải nằm trong
mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số
nƣớc tiên tiến nhƣ Nga, Mỹ,... trong khi Việt Nam chính thức công bố các chỉ
tiêu đánh giá chất lƣợng rau an toàn theo Quyết định số 106/2007/QĐBNN&PTNT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT.
Bảng 1.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật
và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau tƣơi.
STT

Chỉ tiêu

Mức giới hạn
tối đa cho phép

Loại tiêu chuẩn


7


I

II

Hàm lƣợng nitrat (NO3)

mg/ kg

1 Xà lách

1.500

TCVN 5247:1990

2 Rau gia vị

600

TCVN 5247:1990

3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải , tỏi

500

TCVN 5247:1990

4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím

400


TCVN 5247:1990

5 Ngô rau

300

TCVN 5247:1990

6 Khoai tây, Cà rốt

250

TCVN 5247:1990

7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt

200

TCVN 5247:1990

8 Cà chua, Dƣa chuột

150

TCVN 5247:1990

9 Dƣa bở

90


TCVN 5247:1990

10 Hành tây

80

TCVN 5247:1990

11 Dƣa hấu

60

TCVN 5247:1990

Hàm lượng kim loại năng và độc tố

mg/ kg
1,0

2 Chì (Pb)

1,0

TCVN 7602:2007

3 Thủy Ngân (Hg)

0,3


TCVN 7604:2007

4 Đồng (Cu)

30

5 Cadimi (Cd)

III

TCVN 7601:2007;

1 Asen (As)

TCVN 5367:1991

TCVN 5368:1991;
TCVN 6541:1999
TCVN 7603:2007

- Rau ăn củ

0,05

TCVN 7603:2007

- Xà lách

0,1


TCVN 7603:2007

- Rau ăn lá

0,2

TCVN 7603:2007

- Rau khác

0,02

TCVN 7603:2007

6 Kẽm (Zn)

40

TCVN 5487:1991

7 Thiếc (Sn)

200

TCVN 5496:2007

Vi sinh vật hại

CFU/ g


1 Samonella

0

2 Coliforms

100

3 Escherichia coli

10

TCVN 4829:2005
TCVN 4883:1993;
TCVN 6848:2007
TCVN 6846:2007


8

Dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật

IV

1 Những hóa chất có trong CODEX
2

Theo CODEX

Theo CODEX


Những hóa chất không có trong Theo ASEAN

Theo ASEAN

hoặc Đài Loan

hoặc Đài Loan

CODEX

Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn>

Ngoài ra cần quan tâm tới các chỉ tiêu về hình thái nhƣ: Sản phẩm đƣợc
thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay
thƣơng phẩm); không dập nát, hƣ thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh, có nhãn
mác, mã vạch và bao gói thích hợp.
b. Khái niệm về phát triển
Phát triển là khuynh hƣớng vận động đã đƣợc xác định về hƣớng của sự
vật: hƣớng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,...[5].
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hƣớng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế
cái lạc hậu [6].
c. Khái niệm về phát triển sản xuất RAT.
Khái niệm phát triển sản x uất RAT nghĩ a là sƣ̣ tăng lên về diện tí ch ,
năng xuất, sản lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả sản xuất trên một đơn vị
diện tí ch của RAT so với rau thƣờng tại đị a phƣơng cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất đị nh.

1.1.2. Đặc điểm của SX rau an toàn
Sản xuất RAT là một bộ phận của sản xuất rau nói chung , nó mang đầy
đủ đặc điểm chung của ngành sản xuất rau và có nhƣ̃ng nét riêng biệt.
Một là RAT có khả năng chống chịu bệnh tật , sƣ̣ phát triển cũ ng nhƣ
chất lƣợng của sản phẩm phần nào phụ thuộc vào giai đo ạn ở vƣờn ƣơm. Do
vậy khi sản xuất phải xƣ̉ lý kỹ càng giống ngay tƣ̀ ban đầu;


9

Hai là RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao

, đầu tƣ vật

chất cũng nhƣ sƣ́c lao động lớn hơn nhiều so với nhƣ̃ng cây trồng khác;
Ba là RAT là loại sản phẩm tƣơi, xanh, nhiều chất dinh dƣỡng, khả năng
mắc nhiều loại sâu bệnh . Do đó trong quá trì nh canh tác phải sƣ̉ dụng nhiều
loại thuốc bảo vệ t hƣ̣c vật . Đây là tí nh hai mặt của một vấn đề , sƣ̉ dụng để
bảo vệ, duy trì sản lƣợng cây trồng nhƣng sƣ̉ dụng không đúng quy cách lại là
nguyên nhân gây nhiễm độc sản phẩm;
Bốn là RAT đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn cho trƣớc nên phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy trì nh kỹ thuật , đòi hỏi mƣ́c độ đầu tƣ vật chất cao hơn việc
sản xuất rau bình thƣờng, mẫu mã lại kém hấp dẫn trong khi năng xuất và sản
lƣợng lại thấp hơn là nguyên nhân chính dẫn đến giá bán RAT thƣờng cao hơn
nhiều lần so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bì nh thƣờ.ng
1.1.3. Vai trò của việc phát triển sản xuất RAT
RAT có vai trò hết sƣ́c quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với
mục đích giƣ̃ gì n và nâng cao sƣ́c khỏe của con ngƣời.
Thƣ́ nhất, xét về khí a cạnh kinh tế , phát triển sản xuất RAT sẽ tạo ra sự
chuyển dị ch tí ch cƣ̣c trong cơ cấu nền kinh tế , đặc biệt là cơ cấu kinh tế trong

ngành trồng trọt.
Thƣ́ hai là về k hía cạnh xã hội, khi ngành sản xuất RAT đƣợc phát triển ,
sƣ̣ chuyên môn hóa trong phân công lao động trong xã hội ngày một sâu sắc
hơn, đặc biệt là ngành trồng trọt, nó chính là tiền đề tạo ra năng suất lao động
cao hơn cho bản thân ngành , cho xã hội và cũng là cơ sở để phát triển quá
trình hợp tác hóa giữa ngành sản xuất RAT với các ngành khác . Tƣ̀ đó vấn đề
lao động, việc làm, thu nhập ở khu vƣ̣c ven đô sẽ đƣợc cải thiện và dần ổn
đị nh hơn, hạn chế làn sóng di cƣ từ nông thôn ra thành thị. Ý nghĩa xã hội của
vấn đề nghiên cƣ́u cũng đƣợc khẳng định sâu sắc hơn vì nó góp phần phát


10

triển ngành hàng RAT chính là góp phần tăng sức khỏe cho cộng đồng , một
vấn đề mà xã hội luôn quan tâm hàng đầu.
Thƣ́ ba là , xét về khía cạnh môi trƣờng , phát triển sản xuất RAT giúp
ngƣời dân canh tác gắn bó với đồng ruộn g, sống đƣợc với nghề nông và màu
xanh sẽ trở lại giúp phủ xanh các cánh đồng tạo môi trƣờng xanh sạch đẹp.
1.1.4. Nội dung của vấn đề phát triển sản xuất RAT
1.1.4.1. Phát triển sản xuất RAT theo chiều rộng:
Mở rộng quy hoạch vùng sản xuất RAT nhƣ quy hoạch tổng thể và quy
hoạch cụ thể cho diện tích tƣ̀ng loại rau , trên cơ sở đó xây dƣ̣ng vùng rau
chuyên canh tận dụng đƣợc các lợi thế so sánh trong phát triển sản xuất RAT .
Có nhƣ vậy việc phát triển sản xuất RAT mới phát triển bền vững , hiệu quả
sản xuất cao, ổn đị nh.
Phát triển các hình thức hợp tác sản xuất và hợp tác sản xuất - cung ƣ́ngtiêu thụ rau một cách có hiệu quả.
1.1.4.2. Phát triển sản xuất RAT theo chiều sâu:
Là việc phát triển về chất lƣợng sản phẩm và từng bƣớc hạ giathành
́
sản phẩm

.
Phát triển sản xuấtheo
t mô hình trồng rau mầm, mô hình trồng nấm bào ngƣ.
Áp dụng các biện pháp canh tác giúp giảm giá thành sản xuất RAT:
thông qua mô hình hƣớng dẫn nông dân tận dụng phân hữu cơ ủ hoai hoặc
tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ vi sinh và hạn chế sử dụng phân hóa học.
Sử dụng các máy móc tiến tiến máy xới mini phục vụ khâu làm đất trong
sản xuất
Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho sản xuất rau , đó là
nâng cao trì nh độ cho ngƣời sản xuất ra u thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật
sản xuất rau. Nâng cao trì nh độ quản lý , trình độ chuyên môn của các cán bộ
chủ chốt trong các tổ chức sản xuấ

t nhƣ HTX , Tổ hợp sản xuất ,... Tạo ra


11

nhƣ̃ng sản phẩm RAT cả chí nh vụ và trái vụ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng với
giá thành hợp lý.
Phát triển trình độ, năng lƣ̣c của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh ,
có tác dụng quyết định trực tiếp đến việc tổ chức và hiệu quả kinh tế từ cây
rau. Năng lực của các chủ thể sản xuất đƣợc thể hiện qua
: trình độ tổ chức quản lý
và khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới
; khả năng ứng xử trƣớc
các biến động của thị trƣờng, môi trƣờng sản xuất kinh doanh; khả năng vốn và
trình độ trang bịcơ sở vật chất kỹ thuâ,...
̣ t Nếu trì nh đô,̣ năng lƣ̣c của các chủ thể tốt
sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến sản xuất RAT và ngƣợc. lại

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất RAT
1.1.5.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hƣởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên
(đất, nƣớc, khí hậu, thời tiết,...). Điều kiện tƣ̣ nhiên ảnh hƣởng đến việc sản
xuất loại sản phẩm gì , chất lƣợng ra sao và từ đó hình thành các vùng sản xuất
chuyên canh và chuyên môn hóa . Vị trí địa lý cũng là nhân tố quan trọng cho
việc phát triển sản xuất RAT . Vị trí từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ và hạ tầng
phát triển, giao thông thuận lợi,... là những yếu tố lợi thế cho tiêu thụ và giảm
giá thành sản phẩm, kích thích sản xuất phát triển.
Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của
mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Những nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhƣ diện tích đất nông
nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp, đất kém màu mỡ, thiếu nƣớc sản xuất, bão
lụt,… đƣơng nhiên việc phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
* Yếu tố đất đai:
Là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đƣợc với sản xuất nông
nghiệp nói chung và với sản xuất RAT nói riêng . Đất đai, các yếu tố về vị trí
đị a lý có ảnh hƣởng tới năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ phẩm chất của rau.


12

Rau thƣờng là rễ chùm , thân cỏ (thảo) ăn nông ở tầng mặt đất

(25-30

cm) nên khả năng chị u hạn và úng rất kém và dễ bị sâu bệnh . Vì thế rau thích
hợp với loại đất thị t nhẹ , đất trung bì nh sau đó đ ến đất pha cát . Để cho năng
suất và sản lƣợng cao đòi hỏi phải có tầng đất canh tác tơi xốp


, giƣ̃ ẩm, giƣ̃

nhiệt tốt, khả năng cấp thoát nƣớc thuận lợi và dễ hấp thụ.
* Thời tiết khí hậu
Cùng với đất đai thì các yếu tố về nhiệt độ , độ ẩm, lƣợng mƣa, thời gian
chiếu sáng, sƣ̣ thay đổi mùa (xuân, hạ, thu, đông) đều có ảnh hƣởng đến năng
suất, sản lƣợng và chất lƣợng RAT.
Do đặc điểm khí hậu của nƣớc ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa và

thay

đổi thất thƣờng nên ảnh hƣởng lớn đến ngành nông nghiệp nói chung và sản
xuất RAT nói riêng . Vì thế trong quá trì nh sản xuât các hộ phải có biện pháp
phòng chống và giảm thiểu các tác hại bất lợi cho cây trồng cũng nhƣ xem xét
lƣ̣a chọn nhƣ̃ng giống cây phù hợp với nhiệt độ , thời tiết tƣ̀ng vùng . Ngƣời
sản xuất muốn đƣa ra đƣợc những quyết định tối ƣu trong công tác tổ chức
sản xuất đòi hỏi phải nghiên cƣ́u kỹ lƣỡng nhƣ̃ng điều kiện

nêu trên. Bởi vì

nhƣ̃ng yếu tố này liên quan trƣ̣c tiếp đến việc bố trí cơ cấu cây trồng

, vùng

sản xuất, tổ chƣ́c cung ƣ́ng đầu vào cho quá trì nh sản xuất.
1.1.5.2. Nhóm yếu tố kinh tế
* Vốn [7]:
Là nhân tố cần thiết trong qu á trình sản xuất. Trong nông nghiệp vốn tác
động gián tiếp thông qua c ây trồng, vật nuôi, đất đai,... Nó tồn tại dƣới nhiều
hình thức khác nhau nhƣ : trâu bò , máy móc thiết bị ,... và những hộ có vốn sẽ

chủ động đầu tƣ , mở rộng quy mô sản xuất đem lại hiệu quả cao hơn nhƣ̃ng
hộ thiếu vốn. Một nghị ch lý là các hộ thiếu vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất
lại không có tài sản để thế chấp vay vốn.
* Thị trƣờng và giá cả [7]:


13

Thị trƣờng tiêu thụ
Đây là yếu tố quyết đị nh đến việc phát triển sản xuất RAT . Khi nhu cầu
của thị trƣờng tăng , thị trƣờng mở rộng sẽ kích thích sản xuất phát triển và
ngƣợc lại khi nhu cầu thị trƣờng giảm , thị trƣờng bị thu hẹp sẽ hạn chế sản
xuất. Ngƣời sản xuất phải luôn luôn nắm bắt , mở rộng và ổn đị nh thị trƣờng
cho ngƣời sản xuất của mì nh . Thị trƣờng ở đây không phải là thị trƣờng tiêu
thụ sản phẩm , mà ngƣời sản xuất còn quan tâm đến thị trƣờ ng tài chí nh , thị
trƣờng lao động, dịch vụ các yếu tố có liên quan đến quá trình sản xuất RAT .
Sản xuất RAT cần có thị trƣờng , hệ thống tổ chƣ́c tiêu thụ và quảng bá sản
phẩm của mì nh mới có thể đảm bảo cho quá trì nh sản xuất ra sản phẩm . Mỗi
nhà sản xuất phải đặt ra và trả lời đƣợc ba câu hỏi : sản xuất cái gì ? Sản xuất
nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai?
Để giải đáp câu hỏi “cần sản xuất cái gì ” thì nhà sản xuất phải tì m kiếm
và xá c đị nh cầu của th ị trƣờng , giá nhƣ thế nào ,... ( nếu sản xuất thì có phù
hợp hay không ?). Tƣ̀ đó hì nh thành mối quan hệ giƣ̃a cung và cầu một cách
toàn diện. Trong sản xuất RAT thì thị trƣờng đóng vai trò then chốt

(Rau là

sản phẩm dễ hƣ hỏng , thu hoạch lại dồ n vào cùng một thời điểm ,...). Do vậy
việc mở rộng thị trƣờng là hết sƣ́c cần thiết cho ngành hàng rau.
Xác định RAT là nhiệm vụ chiến lƣợc của ngành nông nghiệp nói chung

và của ngành nông nghiệp huyện Đan Phƣợng thành phố hà Nội nói riêng.
Về Đan Phƣợng hôm nay ta dễ dàng nhận thấy huyện đã xây dựng đƣợc
hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp khá hoàn chỉnh, đáp ứng
đƣợc cơ bản nhu cầu nƣớc tƣới cho sản xuất rau, RAT, lƣu thông hàng hóa tới
trung tâm thành phố, các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp và một số quận
huyện lân cận,... Chúng ta cũng đang tiến hành xây dựng thƣơng hiệu hàng
hóa, xuất xứ hàng hóa; tổ chức cho cán bộ và xã viên đi tham quan, học tập
mô hình sản xuất rau an toàn tại Đông Anh (Hà Nội) và Văn Giang (Hƣng


14

Yên), tập huấn IPM và kỹ thuật sản xuất RAT. Trƣớc mắt tập trung vào các
loại rau truyền thống, đƣa nhanh vào sản xuất các giống mới có năng suất,
chất lƣợng cao, đƣợc thị trƣờng chấp nhận và phù hợp với điều kiện của Đan
Phƣợng và các vùng phụ cận . Bên cạnh đó từng bƣớc đƣa vào sản xuất các
loại rau cao cấp đã đƣợc thử nghiệm thành công nhƣ ngô bao tử, dƣa chuột
bao tử,... từng bƣớc thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu chủng loại và cơ cấu mùa
vụ. Hiệu quả kinh tế của phát triển rau an toàn rõ ràng cao hơn hẳn so với các
cây trồng khác.
Bình quân giá trị thu nhập trên 1 ha RAT bằng 130% so với trồng rau
thƣờng. Thực hiện quy hoạch phát triển rau an toàn chính là góp phần phá thế
độc canh cây lúa, làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,
góp phần thực hiện thắng lợi chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát
triển sản xuất RAT sẽ cung cấp cho xã hội các sản phẩm an toàn, góp phần
giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Phát triển sản xuất RAT sẽ giải quyết vấn đề việc làm trong thời gian
nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, góp phần ổn định xã
hội, hạn chế hiện tƣợng bỏ quê hƣơng đi làm ăn xa. Qua đó cũng giúp nông
dân từng bƣớc làm quen với các tiến bộ kỹ thuật, với tác phong công nghiệp

khi thực hiện quy trình sản xuất RAT. Phát triển sản xuất rau an toàn sẽ đồng
thời hình thành nên các cánh đồng, tạo ra phong cảnh đẹp, những cánh đồng
nhà lƣới, nhà kính, mang dáng dấp một nền sản xuất nông nghiệp vừa có tính
hiện đại vừa có tính sinh thái, nhờ vậy sẽ tạo nên những khu du lịch sinh thái
hấp dẫn. Du lịch phát triển kéo theo sản phẩm dễ dàng tiêu thụ hơn, khi sản
phẩm đƣợc tiêu thụ, có kinh phí để kích thích đầu tƣ phát triển sản xuất, nhƣ
vậy tạo ra một chu trình khép kín kích thích quá trình phát triển sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
1.1.5.3. Nhóm yếu tố con người


15

* Yếu tố đội ngũ lao động trƣ̣c tiếp:

Sản xuất RAT đòi hỏi nhiều lao động cả về số lƣợng và chất lƣợng . Lƣ̣c
lƣợng lao động dùng trong sản xuất RAT đối với hộ thì chủ yếu là lao động
gia đì nh , còn với trang trại , xí ngh iệp thì có lao động đi thuê

và cũng chỉ

mang tí nh mùa vụ . Vì vậy chất lƣợng lao động trong sản xuất RAT ở nƣớc ta
còn thấp, hầu hết lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Điều đó dẫn đến năng
xuất chất lƣợng trong khi RAT lại đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
* Yếu tố lao động tổ chƣ́c và quản lý gián tiếp:
Dù quy mô sản xuất nhỏ hay lớn , để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thiết
phải có mô hình tổ chức cụ thể hợp lý . Một mô hì nh đƣợc xem là hợp lý kh
nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn , các môn hình sản xuất
RAT đƣợc coi là phát triển đó là mô hì nh trang trại.
Về vấn đề quản lý là phải thƣờng xuyên quan tâm đến đổi mới quy trì nh

sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tƣ̀ đó mới có đƣợc mô hì nh kinh tế phù hợp.
Do đó tổ chƣ́c sản xuất và quản lý có ảnh hƣởng đến việc phát triển sản
xuất RAT.
1.1.5.4. Nhóm yếu tố kỹ thuật
* Yếu tố về giống:
Giống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Giống tốt cho
năng suất cao và khả năng chống chị u sâu bệnh tốt , chất lƣợng sản phẩm cao .
Trong nhƣ̃ng năm gần đây trong nƣớc đã áp dụng lai tạo giống (Do một số cơ
quan nghiên cƣ́u tạo ra ) và nhập khá nhiều giống mới để đƣa vào sản xuất

.

Việc nhập giống mới đáng đƣợc khí ch lệ , nhƣng cần lƣu ý là khi đƣa giống
mới vào đị a phƣơng cần chú ý đến kiều kiện đất đai thổ nhƣỡng , thời tiết khí
hậu, tính chất đất của tƣ̀ng vùng [7].
* Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác:


×