Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 124 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học do tôi
thực hiện trong quá trình học tập và thời gian thực tập tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hoá, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS Lê Trọng Hùng, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa từng được sử dụng ở luận
văn nào trong và ngoài nước.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày .....tháng .... năm 2014
TÁC GIẢ

Đỗ Viết Dực


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Trọng Hùng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới thầy, cô giáo Trường Đại học lâm nghiệp Việt
Nam, Khoa đào tạo sau đại học, đặc biệt là các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy,
hướng dẫn tôi hoàn thành khoá học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Văn phòng HĐND-UBND và các Phòng,
Ban chuyên môn huyện Tĩnh Gia, Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia, UBND xã Tân
Trường, xã Nguyên Bình, xã Hải Bình và các hộ gia đình là những cơ quan, cá nhân
đã tạo điều kiện cung cấp những thông tin làm tư liệu, tài liệu tham khảo liên quan,
giúp tôi hoàn thành đề tài này.


Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêp cứu và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thành
viên với sự giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này!.
Hà Nội, ngày .....tháng .... năm 2014
TÁC GIẢ

Đô Viết Dực


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG ...................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ................................. 3
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp ............................................................... 3
1.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững ..................................................... 3
1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong nông nghiệp ............................ 9
1.1.4. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ............................................... 10
1.1.5. Những thách thức cho sự phát triển nông nghiệp bền vững .......... 12

1.1.6. Xu hướng và chính sách trong phát triển nông nghiệp bền vững .. 14
1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới và ở việt
nam............................................................................................................... 15
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................... 15
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 19
1.3. Bài học kinh nghiệp cho phát triển nông nghiệp bền vững .................. 22
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 25
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện tĩnh gia ................................. 25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 25


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tĩnh Gia .............................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .................................................. 35
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................... 39
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................ 39
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 40
2.2.5. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội sử dụng trong nghiên cứu của đề tài . 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 44
3.1. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện tĩnh gia ................ 44
3.1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về KT-XH ...................................... 44
3.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................... 46
3.1.3. Vai trò của nông, lâm, thuỷ sản đối với kinh tế của huyện Tĩnh Gia
.................................................................................................................. 49
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện tĩnh gia ......................... 49
3.2.1. Đánh giá chung về tình hình phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
.................................................................................................................. 49

3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững tại Tĩnh Gia
.................................................................................................................. 59
3.2.3. Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp ........................................ 67
3.2.4. Thực trạng phát triển ngành thủy sản ............................................. 70
3.3. Đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp của huyện tĩnh gia
...................................................................................................................... 73
3.3.1. Tính bền vững về mặt kinh tế......................................................... 73
3.3.2. Đánh giá tính bền vững về mặt xã hội ........................................... 75
3.3.3. Đánh giá tính bền vững về môi trường, sinh thái........................... 76
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững tại tĩnh gia
...................................................................................................................... 78


v

3.4.1. Tác động của thế giới ..................................................................... 78
3.4.2. Tác động của cơ chế, chính sách trong nước ................................. 80
3.4.3. Tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ................. 83
3.4.4. Tác động của yếu tố thị trường ...................................................... 85
3.4.5. Các yếu tố khác .............................................................................. 87
3.4.6. Những thuận lợi, khó khăn trong PTNN bền vững tại Tĩnh Gia ... 92
3.5. Các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
giai đoạn 2013-2020 tại huyện tĩnh gia ....................................................... 97
3.5.1. Định hướng phát triển nôngnghiệp huyện Tĩnh Gia đến năm 2020
.................................................................................................................. 97
3.5.2. Những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
tại Tĩnh Gia giai đoạn 2013-2015 hướng tới 2020................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

PTNN

Phát triển nông nghiệp

KT

Kinh tế

KT-XH

Kinh tế xã hội

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

PTNNBV

Phát triển nông nghiệp bền vững

UBND


Uỷ ban nhân dân

HĐND-UBND

Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân

KKT

Khu kinh tế

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

CNH

Công nghiệp hoá

HĐH

Hiện đại hoá

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá


HTX

Hợp tác xã

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

DTTN

Diện tích tự nhiên

CN-XD

Công nghiệp – Xây dựng

TMDV

Thương mại dịch vụ

NLN

Nông lâm nghiêp

CCCT


Cơ cấu cây trồng

BĐKH

Biến đổi khí hậu

LHD

Lọc hoá dầu

LĐNLN

Lao động nông, lâm nghiệp

LĐHCSN

Lao động hành chính sự nghiệp

LĐ phi NN

Lao động phi nông nghiệp

GTSX

Giá tri sản xuất

HGĐ

Hộ gia đình


NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

GPMB

Giải phóng mặt bằng

TĐC

Tái định cư

SXKD

Sản xuất kinh doanh


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang


3.1

Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Tĩnh Gia năm 2012 so với tỉnh

44

3.2

Một số chỉ tiêu về xã hội huyện Tĩnh Gia năm 2012 so với tỉnh

45

3.3

Tăng trưởng kinh tế huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010 - 2012

47

3.4

Cơ cấu ngành kinh tế huyện Tĩnh Gia gia đoạn 2010 - 2012

48

3.5

Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành nông – lâm nghiệp - thủy sản
huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010-2012

50


3.6

Sự tăng/giảm thu nhập NN của các HGĐ trong giai đoạn 2010-2012

51

3.7

Cơ cấu đất đai các tiểu ngành NLN và Thủy sản giai đoạn 2010-2012

52

3.8

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông - lâm - thủy sản của
các HGĐ được phỏng vấn

54

3.9

Cơ cấu lao động huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2010- 2012

55

3.10

Giá trị và cơ cấu phát triển tiểu ngành SXNN Tĩnh Gia 2010-2012


59

3.11

Diện tích các loại cây trồng hàng năm trong SXNN huyện Tĩnh Gia

61

3.12

Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm trong ngành SXNN
huyện Tĩnh Gia

62

3.13

Năng suất, sản lượng một số loài cây trồng chính trong SXNN

63

3.14

Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi huyện Tĩnh Gia

65

3.15

Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp huyện Tĩnh Gia


67

3.16

Kết quả trồng và khai thác rừng giai đoạn 2010-2012 huyện Tĩnh Gia

69

3.17

Cơ cấu GTSX ngành thủy sản huyện Tĩnh Gia

71

3.18

Diện tích, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản huyện Tĩnh Gia

71

3.19

Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu giai đoạn 2010-2012 của huyện Tĩnh Gia

75

3.20

Một số chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2010-2012 của huyện Tĩnh Gia


76

3.21

Tổng hợp ý kiến các hộ gia đình về chất lượng đất, rừng, không khí,
nguồn nước liên quan đến hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản

77


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Cơ cấu kinh tế của huyện Tĩnh Gia 2005-2010

32

2.2

Cơ cấu lực lượng lao động của huyện Tĩnh Gia


34

3.1

Cơ cấu giá trị ngành nông, lâm, thủy sản 2010-2012

50

3.2

Cơ cấu đất đai các tiểu ngành NLN và thủy sản giai đoạn 2010-2012

53

3.3

Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp huyện Tĩnh Gia

68


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực thực phẩm phục vụ nhu
cầu thiết yếu cho con người, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế
khác, góp phần rất quan trọng vào sự phát triển KT-XH, ổn định chính trị, an ninh
lương thực của các Quốc gia, đặcTbiệt là đối với các nước đang phát triển.
Tĩnh gia là huyện lâu đời, cũng là huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, huyện có

truyền thống nông nghiệp thuần túy và mang tính truyền thống, tự cung tự cấp là chính.
Trong xu thế phát triển chung của cả nước, Tĩnh Gia được Chính phủ thành lập
phát triển KKT Nghi Sơn nằm trên 12 xã của huyện, là khu vực kinh tế mở vùng
Nam Thanh Bắc Nghệ, đây là cơ hội, điều kiện để Tĩnh Gia phát triển nhanh KTXH, nhưng cũng là những nguy cơ, thách thức lớn đối với phát triển kinh tế ngành
nông nghiệp của huyện, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần, mật độ dân số, nhu
cầu cuộc sống sinh hoạt tăng, giá cả hàng hóa, chất thải gia tăng, nguy cơ ô nhiễm
môi trường .. Là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện.
Tuy nhiên trong thời gian qua địa bàn huyện Tĩnh Gia chưa có nghiên cứu
đánh giá một cách khoa học về thực trạng và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất
cho phát triển ngành nông nghiệp mang tính bền vững, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay và những năm tiếp theo.
Trước yêu cầu của xu thế phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Tôi đã chọn đề
tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa” cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình, nhằm góp phần tìm ra
những giải pháp phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng quá trình PTNN và đề xuất các giải pháp thúc đẩy
PTNN theo hướng bền vững tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.


2

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNN bền vững.
- Đánh giá được thực trạng tình hình PTNN của huyện Tĩnh Gia; Chỉ ra được
các nhân tố ảnh hưởng đến PTNN bền vững trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
- Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy PTNN bền vững tại huyện Tĩnh Gia.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung:
+ Các hoạt động trong PTNN bền vững của huyện.
+ Tính bền vững trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp được xem xét
trên 3 khía cạnh: Phát triển ổn định về mặt kinh tế, về mặt xã hội và bền vững về
môi trường sinh thái.
- Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;
- Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu các vấn đề về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
bền vững trong giai đoạn 2010 – 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNN, PTNN bền vững.
- Nghiên cứu thực trạng PTNN bền vững của huyện Tĩnh Gia trong giai đoạn
2010 - 2012.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy PTNN theo hướng bền vững tại huyện Tĩnh
Gia, giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020.


3

Chương 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm

trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi.
- Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và
ngành dịch vụ.
- Nông nghiệp theo nghĩa rộng nó bao gồm cả ba nhóm ngành: Nông nghiệp
thuần tuý, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Khái niệm về nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản
xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự
nhiên; có thời gian sản xuất bằng với thời gian lao động cộng với thời gian phát
triển của cây trồng vật nuôi dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên. Quan niệm về
nông nghiệp theo cách hiểu này có tác dụng làm sản xuất nông nghiệp không bị
phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện, chia cắt.
1.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Phát triển nông nghiệp
PTNN là quá trình phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó ngành nông
nghiệp có sự tăng trưởng ổn định và lâu dài, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển
dịch theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của nông dân và dân cư nông thôn
được cải thiện, môi trường sinh thái được gìn giữ. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển
sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, thì PTNN còn mang tính rộng lớn hơn, liên
quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
1.1.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững
 Quan niệm về PTNN bền vững


4

Phát triển bền vững trong lĩnh vực nông - lâm - ngư là bảo tồn đất đai, nguồn
nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường không bị suy thoái, kỹ thuật
phù hợp, kinh tế-xã hội được công nhận có sự phát triển (FAO, 1991).
Một nền nông nghiệp được gọi là bền vững khi nó hội tụ đủ các yếu tố:
 Đảm bảo đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát

triển nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu đời nay mà không ảnh hưởng đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của đời sau. Thực hiện xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.
 Đó là một nền sinh thái hội đủ các yếu tố đa dạng sinh học. Phát triển
nhưng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên.
 Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh
tế, nền nông nghiệp khai thác hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con
người cho hiện tại và nhu cầu của tương lai.
Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền
vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu
cầu ngày càng tăng của con người mà không làm suy thoái đất đai, không làm ô
nhiễm môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên.
Để đạt được mục đích của mình, nông nghiệp bền vững chủ trương kết hợp
giữa: (1) khảo sát, học hỏi từ các hệ sinh thái tự nhiên để vận dụng vào các hệ sinh
thái nông nghiệp, với (2) kho tàng kiến thức cổ truyền, kiến thức bản địa phong phú
trong quản lý và sử dụng tài nguyên, và (3) kiến thức khoa học và công nghệ hiện
đại. Và như vậy, nông nghiệp bền vững sẽ tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp có
khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi
cao hơn các hệ sinh thái tự nhiên trên cơ sở sử dụng nguồn năng lượng không độc
hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng. Không những chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã
có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã suy thoái.
Sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp với sự trợ giúp của các thành tựu
khoa học kỹ thuật trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất
và làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối
đa trước mắt nên cũng đã gây ra không ít những hậu quả tiêu cực, đe doạ tương lai


5

và sự phồn vinh của nhân loại, trước hết là nạn ô nhiễm môi trường, mất rừng và
suy thoái đất, làm xói mòn tính đa dạng sinh học, thay đổi thành phần khí quyển

làm mất cân bằng nhiệt lượng...
Việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đã làm hỏng cấu tạo đất,
làm phương hại đến tập đoàn vi sinh vật - phần sống của đất, làm ô nhiễm nguồn
nước. Việc công nghiệp hoá nông nghiệp với mục đích săn tìm lợi nhuận tối đa đã
làm phá sản hàng triệu nông dân nghèo, đẩy họ ra thành phố bổ sung vào đội quân
thất nghiệp vốn đã đông đảo ở đây, làm trầm trọng hơn các tệ nạn xã hội và nạn ô
nhiễm môi trường đô thị.
Hiện nay, việc tiêu thụ nhất là tiêu thụ năng lượng và thực phẩm ngày càng
tăng và lãng phí. B.Mollison 1994 cho biết, cứ 10 cal công nghiệp đưa vào nông
nghiệp thì mới lấy được 1 cal sản phẩm. Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/đầu người đã
tăng gấp 8 lần kể từ sau thế chiến thứ 2. Năng lượng hoá thạch sử dụng lãng phí và
không đúng cách là nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời,
nếu cứ giữ tỷ lệ tăng như hiện nay thì dân số thế giới sẽ tăng lên gần 1 tỷ sau mỗi
thập kỷ, trong khi đất trồng trọt giảm tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số và mở mang
đô thị. Vì vậy, nông nghiệp bền vững với chủ trương tiêu dùng tiết kiệm năng
lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên sạch, tái sinh năng lượng...
Trong nông nghiệp bền vững người ta phải thiết kế và xây dựng những hệ sinh
thái và áp dụng những kỹ thuật khác nhau tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất đai, kinh
tế xã hội từng địa phương. Những công việc trên đều phải tuân theo một số nguyên
lý chung đó là:
 Các yếu tố (như công trình kiến trúc, nhà ở, ao vườn, đường đi...) cần được
đặt trong mối quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Đối với mỗi
yếu tố có thể xây dựng chiến lược sử dụng qua phân tích các mặt sau:
 Sản phẩm của yếu tố (hay hệ phụ) này có thể được sử dụng cho nhu cầu
của yếu tố (hay hệ phụ) khác như thế nào?
 Các yếu tố khác có thể cung cấp cho yếu tố này những gì?


6


 Yếu tố đó có lợi cho yếu tố khác như thế nào và không phù hợp với
những yếu tố khác ở những mặt nào?
 Phải sắp đặt các yếu tố sao cho hệ thống vận hành có hiệu quả nhất và tốt nhất.
 Mỗi yếu tố phải đảm bảo nhiều chức năng: Mỗi yếu tố trong hệ thống phải
được chọn lọc và đặt vào vị trí có thể đảm bảo được nhiều chức năng nhất: hồ ao có
thể dùng nuôi cá, nuôi vịt, trữ nược tưới, nước cứu hoả....Bờ mương trồng cây chắn
gió, trồng cây ăn quả, là đường đi và là nơi chăn thả gia súc...
 Tìm giải pháp chứ không phải nêu vấn đề.
 Hợp tác chứ không cạnh tranh.
 Làm cho mọi thứ đều sinh lợi (chất thải thành phân bón, dùng nuôi cá...).
 Chỉ làm những việc đó khi chắc chắn đem lại hiệu quả.
 Tận dụng mọi thứ đến khả năng cao nhất của chúng (bố trí hệ thống cây
trồng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng này có
thể dùng để sưởi ấm, nấu ăn, quạt mát, bơm nước...).
 Đưa việc sản xuất thực phẩm vào các khu đô thị (tận dụng khả năng để sản
xuất rau quả, nuôi gia cầm... ngay tại các đô thị).
 Giúp cho mọi người tự tin ở mình, mọi người ai cũng có khả năng tự tìm ra
các giải pháp thích hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống.
 Chi phí hay đầu tư thấp để đạt được năng suất cao nhất (chọn chỗ đắp đập ít
tốn công nhất nhưng lại giữ được nhiều nước nhất…)
 Đặc trưng của hệ thống nông nghiệp bền vững.
 Bền vững theo không gian:
Khi xác định tính bền vững của hệ thống nông nghiệp, chúng ta phải cân nhắc
giới hạn tính bền vững trong phạm vi không gian: cánh đồng, nông trại, vùng hay ở
các mức hệ thống lớn hơn. Điều đó có nghĩa là ở mức phạm vi không gian này, hệ
thống nông nghiệp được coi là bền vững, nhưng ở mức phạm vi không gian lớn hơn
của hệ thống thì chưa chắc nó đã bền vững.
 Bền vững theo thời gian:



7

Cùng với không gian, tính bền vững của một hệ thống nông nghiệp cũng luôn
gắn liền với một thời gian nhất định nào đó. Sự xem xét tính bền vững của hệ thống
theo thời gian luôn là vấn đề rất phức tạp, bởi vì mọi sự tồn tại đều biến đổi theo
thời gian. Do vậy, cần đánh giá tính bền vững của hệ thống trong một khoảng thời
gian nhất định nào đó.
 Tính bền vững nhiều chiều của hệ thống nông nghiệp.
 Bền vững về mặt sinh học và môi trường: Hệ sinh thái nông nghiệp là bộ
phận, là đơn vị sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Tính bền
vững sinh học được quyết định bởi sự ổn định về sinh trưởng, phát triển và năng
suất của sinh vật theo thời gian.
 Bền vững về kinh tế: Bền vững về kinh tế được xem xét bởi sự biến động
về lợi nhuận kinh tế theo thời gian. Do đó, có thể nói bền vững về kinh tế gắn liền
với sự biến động về giá cả và thị trường nông sản cũng như giá vật chất đầu tư.
 Bền vững về xã hội: Có thể được phản ánh bằng khả năng hỗ trợ thích
hợp của hệ thống đối với cả cộng đồng xã hội. Khi đánh giá tính bền vững xã hội
cho một hệ thống nông nghiệp, cần phải đánh giá nhiều mặt như: ổn định công ăn,
việc làm, hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập của người dân, vấn đề giới, vai trò
chức năng của các cơ quan, doàn thể cũng như các giá trị văn hóa và đời sống tinh
thần của cả cộng đồng.
1.1.2.3. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
 Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế
Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sự phát triển đảm bảo tăng
trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của nông nghiệp, góp phần tích cực
vào phát triển kinh tế của cộng đồng, quốc gia. Phát triển nông nghiệp bền vững về
kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý, năng suất lao động,
năng suất cây con, năng suất ruộng đất ngày càng được tăng lên, đáp ứng yêu cầu,
nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái và gánh nặng nợ nần cho
thế hệ tương lai.

Nội dung phát triển bền vững về mặt kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp.


8

+ Kết quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ngày càng cao.
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Để phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế cần phải đáp ứng các tiêu chí
cụ thể sau:
+ Gia tăng phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước,
+ Gia tăng lợi nhuận,
+ Gia tăng sản lượng, gia tăng giá trị sản lượng,
+ Gia tăng sản phẩm hàng hoá, gia tăng giá trị sản phẩm hàng hoá,
+ Tăng năng suất lao động, năng suất cây, con.
Như vậy, phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sử dụng hiệu quả các
nguồn lực để tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản lượng để đáp ứng nhu cầu
xã hội về sản phẩm nông nghiệp.
 Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội
Phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội đó chính là sự đóng góp cụ thể của
nông nghiệp cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Phát triển
bền vững nông nghiệp về xã hội phải đảm bảo để cuộc sống của người nông dân đạt
kết quả ngày càng cao, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện
chất lượng cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo
giữa các tầng lớp và nhóm xã hội. Giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ văn
minh về đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân.
Nội dung phát triển bền vững về mặt xã hội:
+ Nâng cao thu nhập của người nông dân và giảm khoảng cách giàu nghèo ở
các nhóm dân cư.
+ Tăng cường khả năng tạo việc làm và khả năng giải quyết việc làm.

+ Thực hiện tốt và sử dụng hiệu quả các chính sách nông nghiệp.
Để phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội cần chú ý đến những vấn đề liên
quan đến những yếu tố của phát triển xã hội như:
+ Sử dụng hợp lý lao động: phát triển kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với giải
quyết việc làm cho người lao động. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu
tạo việc làm cho người dân, tăng năng suất lao động.
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo.


9

+ Tăng trưởng kinh tế làm giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo ổn định xã
hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngoài ra chất lượng cuộc
sống được biểu hiện ở các chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, chỉ số hưởng thụ
về giáo dục, chỉ số về chăm sóc y tế… Như vậy, phát triển bền vững về xã hội là tạo
việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình
độ dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân.
 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường
Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường là phải khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và
kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường.
Để đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường trong nông nghiệp không thể
chỉ thỏa mãn nhu cầu của hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu của thế hệ sau.
Để phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường thì quá trình phát triển
nông nghiệp phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Duy trì màu mỡ của đất,
+ Độ ô nhiễm của không khí,
+ Độ ô nhiễm của nguồn nước.
Hay nói cách khác, phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường là giảm
thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất nông nghiệp gây ra. Có kế

hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, đảm bảo duy trì độ
màu mỡ của đất, giảm thiểu sự ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Như vậy, phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hòa của các giá trị kinh tế
- xã hội – môi trường… trong quá trình phát triển. Tính bền vững của hệ thống sản
xuất nông nghiệp là kết quả của sự kết hợp ba nội dung nói trên. Nếu một yếu tố
nào đó gây tác động tiêu cực hoặc giữa chúng phát sinh những tác động ngược
chiều nhau thì toàn bộ hệ thống bị ảnh hưởng. Nỗ lực phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững phải được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ tổng thể này.
1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong nông nghiệp
Quan điểm phổ biến hiện nay đánh giá PTNN là xác định rõ cả về vấn đề định
tính và định lượng của hoạt động phát triển kinh tế NN trong một thời kỳ nhất định.


10

- Về định lượng bao gồm: Giá trị SXNN; Mức và tốc độ tăng giá trị SXNN;
Năng suất nông nghiệp; Việc làm và thu nhập lao động.
- Về định tính gồm: Thay đổi đóng góp của các ngành, tiểu ngành trong nội bộ
nông nghiệp; Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong SXNN.
1.1.4. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.1.4.1. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật
Nếu đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô giác thì
nông nghiệp có đối tượng sản xuất là sinh vật, mà sinh vật lại là những cơ thể sống.
Sinh vật sinh trưởng và phát triển theo các qui luật riêng có của chúng và đồng
thời lại chịu tác động từ điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Các
qui luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh này tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan
của con người.
Do đối tượng của sản xuất là sinh vật nên quá trình sản xuất nông nghiệp cần
lưu ý những vấn đề cơ bản sau:
- Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiết với quá

trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật,
- Thời gian lao động không ăn khớp mà xen kẽ với thời gian sản xuất và nó
sinh ra tính thời vụ trong nông nghiệp.
- Trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng cả về số lượng và
chất lượng so với đầu vào.
1.1.4.2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế
Nếu trong công nghiệp, đất đai chỉ là nơi làm nhà xưởng thì với nông nghiệp
đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai vừa là đối
tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
 Đất đai là tư liệu sản xuất thể hiện ở chỗ
- Đất đai là đối tượng lao động: Khi con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào đất làm đất thay đổi hình dạng thông qua như cày, xới…quá trình đó làm
thay đổi chất lượng đất, lúc đó đất đai đóng vai trò là đối tượng lao động.


11

- Đất đai là tư liệu lao động: Trong quá trình lao động, con người đã sử dụng
công cụ lao động tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật
học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Lúc này đất như là tư
liệu lao động.
 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế
- Một mặt không thể tạo ra đất đai mới theo ý muốn của con người, đất đai nếu
sử dụng hợp lý thì chất lượng ngày tốt hơn, sức sản xuất cao hơn.
Máy móc hay công cụ sản xuất cũng là tư liệu lao động nhưng sau một thời
gian sử dụng đều bị hao mòn, bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng
máy móc, công cụ lao động mới.
- Mặt khác, đất đai còn là một trong những nguồn chủ yếu cung cấp thức ăn
cho cây trồng thông qua độ phì của đất.
Cần có biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý để vừa làm tăng năng suất đất đai,

vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai. Quĩ đất phải được bảo tồn cả cho lợi ích trước mắt
cũng như mục tiêu lâu dài.
1.1.4.3. Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn
Ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp của nước ta phân bố trên khắp các vùng trên cả nước.
- Do tư liệu lao động của nông nghiệp là đất đai.
- Mỗi vùng đất lại có điều kiện đất đai và điều kiện thời tiết – khí hậu khác
nhau nên mỗi vùng thường có lợi thế so sánh riêng của mình.
Vì vậy, việc bố trí cây giống, con giống phù hợp với mỗi vùng, mỗi địa phương,
nhằm tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao.
1.1.4.4. Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ lại vừa trao đổi trên thị
trường
Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra được người sản xuất giữ lại một phần để
tiêu dùng, một phần bán ra thị trường.
Sản phẩm tiêu dùng nội bộ gồm các sản phẩm được giữ lại nhằm đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm của gia đình, làm giống cho các vụ sản xuất tiếp.


12

Phần còn lại được đem bán ra thị trường (cho người tiêu dùng trực tiếp, cho
các doanh nghiệp thu mua….).
Vì thế nông sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị trường. Tỷ trọng sản
phẩm bán ra phụ thuộc vào mục tiêu của người sản xuất, trình độ phát triển của cả
hệ thống thị trường và thông tin mà người sản xuất có được.
1.1.4.5. Cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào cho nông nghiệp mang tính
thời vụ
Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật mà thời gian sản xuất và
thời gian lao động không trùng khít với thời gian lao động và sinh ra tính thời vụ.
Đặc điểm này dẫn đến sự biến động lớn về giá cả nông sản cũng như vật tư, nguyên

liệu giữa đầu vụ, chính vụ và cuối vụ. Thông thường, giá nông sản chính vụ thường
thấp hơn giá lúc đầu vụ và cuối vụ. Trái lại, giá vật tư đầu vào lúc chính vụ thường
cao hơn so với giá lúc đầu vụ hay sau vụ sản xuất.
1.1.4.6. Sản phẩm nông nghiệp có tính cung muộn
Trong công nghiệp, chỉ cần trong thời gian ngắn, nhà sản xuất có thể đưa ra thị
trường sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Nhưng trong nông nghiệp người sản xuất
phải trải qua thời gian dài hơn (hàng vụ, hàng năm, thậm chí dài hơn, ví dụ 3 tháng
với cây lúa, 2-5 năm với cây ăn quả lâu năm hay cây cao su, cà phê ….) mới đưa ra
thị trường sản phẩm người tiêu dùng cần.
Tính thời vụ và tính cung muộn của nông sản đòi hỏi phải có sự dự báo chính
xác về giá cả và thị trường nông sản hàng hoá, đặc biệt với các cây trồng, gia súc
lâu năm. Đồng thời phải có cơ sở hạ tầng để bảo quản hàng hoá lúc thời vụ, có cơ
chế thị trường linh hoạt, mềm dẻo. Chính phủ cần có chính sách giá cả và ổn định
giá đầu vào và đầu ra phù hợp.
1.1.5. Những thách thức cho sự phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.5.1. Nghèo đói
Các nước nông nghiệp đều là các nước đang phát triển. Cản trở lớn nhất cho
sự phát triển là sự tồn tại phổ biến về nghèo đói. Nghèo đói vừa là nguyên nhân,
vừa là kết quả của sự chậm phát triển và không bền vững về nông nghiệp. Nghèo


13

đói thể hiện ở chỗ thiếu an toàn về lương thực, nông dân không có khả năng tiếp
cận đến lương thực, thực phẩm.
1.1.5.2. Môi trường suy thoái
- Do nghèo đói, dân chúng phải khai thác quá mức tài nguyên, nhất là tài
nguyên rừng và tài nguyên nước.
- Tập quán canh tác du canh, du cư là nguyên nhân của sự xói mòn, rửa trôi,
đá ong hoá đất, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi …,

- Sự phát triển của công nghiệp làm cho các khí thải, rác thải độc hại của các
nhà máy được đưa ra môi trường….. Điều này đã làm môi trường bị giảm cấp, suy
giảm cả về số và chất lượng.
1.1.5.3. Áp lực về dân số
Sự bùng nổ về dân số là nguyên nhân quan trọng làm cho nông nghiệp chậm
phát triển và không bền vững. Mật độ dân số ngày càng cao làm cho sức ép sử dụng
tài nguyên thiên nhiên càng lớn và nó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản
làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
1.1.5.4. Tài nguyên suy giảm
Tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, rừng… bị suy giảm nghiêm trọng cả về số
và chất lượng, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong
tương lai.
1.1.5.5. Sử dụng quá mức đầu vào các chất hoá học
Các đầu vào có nguồn gốc hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã
được dùng ở mức cao. Sự lạm dụng quá đáng các loại đầu vào này đã làm giảm khả
năng vốn có của hệ sinh thái nông nghiệp, diệt trừ các sinh vật có lợi và làm tăng
nguy cơ phá hoại của sâu bệnh, ô nhiễm các nguồn nước, không khí, tạo nên hàm
lượng cao về các sản phẩm hoá học tồn đọng ở sản phẩm không có lợi cho con
người. Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò và cách sử dụng các đầu vào có nguồn
gốc hoá học khi xây dựng chiến lược cho phát triển nông nghiệp bền vững.
1.1.5.6. Sự mất cân bằng sinh thái, mất đa đạng sinh học


14

Hậu quả của việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra một thách
thức mới cho nền nông nghiệp, đó là sự mất tính đa dạng sinh học, nhiều loài thực
vật biến mất…, làm cho quỹ gen ngày càng nghèo đi, do đó làm giảm khả năng phát
triển bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp.
1.1.6. Xu hướng và chính sách trong phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.6.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững
 Định hướng chung: Phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
 Định hướng cụ thể:
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế thị
trường hiện đại trong các đơn vị, ngành, vùng; xây dựng các vùng sản xuất nông sản
xuất khẩu tập trung, nhằm đáp ứng được nguồn cầu về nông sản của thị trường
trong nước và thế giới về cả số lượng, chất lượng và giá cả.
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng
đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn
vị nông sản.
- Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện trên
cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng vùng sản xuất nông
nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt Nam trên thị
trường trong và ngoài nước.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng các vùng
nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến.
- Xây dựng các loại hình thức kinh tế phù hợp trong nông nghiệp.
- Thực hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011
- 2020 như: Chính sách đầu tư, Chính sách tín dụng, Chính sách thị trường, Chính
sách về ruộng đất...
- Bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp theo hướng phát triển nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và hạn chế đến mức tối đa
sự tác động từ bên ngoài.


15

1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới và ở việt nam
1.2.1. Trên thế giới

1.2.1.1. Thái Lan
Thái Lan là một nước có nền nông nghiệp gần tương đồng với Việt Nam, với
số lượng dân sống bằng nghề nông chiếm tỷ trọng lớn. Sản lượng nông nghiệp của
Thái Lan đạt 16% giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) và chiếm 48% kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã
áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ
của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn
trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho
nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết
lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà
nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm
hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị… Bên cạnh đó Thái Lan còn tính
toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó
góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi
những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư
tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản,
đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Thái Lan đã có chiến lược trong xây dựng và
phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy
lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao
năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình
điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển
khai rộng khắp cả nước…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền


16


thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân
đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Thái Lan đã tập trung phát triển các
ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy
mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm ở
Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:
+ Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng
nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu
lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất
lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa,
tôm sú, gà và cà phê.
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan
thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,
thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong
nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa
cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Về tiếp cận thị trường xuất
khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với Chính phủ các nước
để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế
biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà
máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá
và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; Xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.1.2. Hà Lan
Hà Lan là một quốc gia Tây Âu, có bờ biển dài 1075 km, diện tích tự nhiên
41.526 km2, trong đó diện tích lục địa 33.873 km2. Hà Lan có 1/4 diện tích lãnh thổ
thấp hơn mực nước biển và thêm một phần lớn diện tích có độ cao hơn mực nước
biển khoảng 1m. Tổng cộng, Hà Lan có tới 1/3 diện tích lãnh thổ chịu sự uy hiếp
thường nhật của nước mặn xâm nhập và nước sông gây ngập úng. Đất đai Hà Lan



17

hiếm hoi, diện tích đất canh tác 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, bình quân diện
tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới.
Lao động nông nghiệp chiếm 3,6% số lao động xã hội, tỷ trọng nông nghiệp
chiếm 3% GDP, có nghĩa là GDP tạo ra từ 1 lao động nông nghiệp có thấp hơn 1
chút so với GDP được tạo ra từ một lao động nói chung của toàn nền kinh tế, nghĩa
là thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thị dân và nông dân tuy có chênh lệch,
nhưng rất nhỏ. Ở Hà Lan, nông nghiệp không còn là một ngành ở “thế yếu”. Vì
thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược “đầu tư cao-sản xuất nhiều”, là một
đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan. Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ
có tiêu chuẩn an toàn cao. Diện tích nhà kính của Hà Lan lớn nhất thế giới (gần
11.000ha), chiếm 25% tổng diện tích nhà kính thế giới. Người Hà Lan luôn tự tìm
tòi khám phá lợi thế so sánh của một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên, biết
tranh thủ nguồn lực từ tài nguyên quốc tế và thị trường thế giới để không ngừng đổi
mới cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu hoá, tạo ra những thành công về nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng nhất của nền nông nghiệp Hà
Lan. Tuy quỹ đất ít, nhưng diện tích đồng cỏ lại lớn hơn diện tích đất canh tác nên
Hà Lan đã phát triển chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôi lợn phát triển, quy mô trang trại
ngày càng lớn, những trang trại nuôi trên 1.000 đầu lợn tăng 22%. Sữa bò phát triển
không những tăng thu nhập cho người dân, nâng cao thể chất của người Châu Âu
mà còn được coi là một ngành sản xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội tại Hà
Lan và cả Châu Âu. Ngành sản xuất này tạo tiền đề cho sự phát triển của hợp tác xã
và ngành chế biến cũng là ngành thúc đẩy sự truyền bá công nghệ mới, là nguồn tạo
tích luỹ vốn, cũng là ngành giúp nông dân dễ tiếp cận phương thức sống của đô thị.
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa bò chiếm tới 15% tổng mức xuất khẩu
nông sản toàn thế giới.
Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp: Hà Lan có 12 cảng cá, là một trong tám nước

sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu .Để bảo vệ tài nguyên, việc đánh bắt hải sản
ven bờ đã bị hạn chế, từ đó nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã phát triển nhanh,
hiện có 25 ngư trường nuôi cá trê, sản lượng 45 vạn tấn/năm, 10 ngư trường nuôi cá


×