Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM KHẮC DIẾN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
CỦA HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành :
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI THANH CÚC
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam ñoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2008
Tác gi
ả luận văn
Phạm Khắc Diến
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả ñã nhận ñược sự quan
tâm giúp ñỡ tận tình về nhiều mặt của của tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, Khoa sau ñại học, Khoa Kinh tế Nông nghiệp & PTNT,
Bộ môn phát triển nông thôn ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc ñến TS. Mai Thanh Cúc,
người thầy ñã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, UBND
huyện Gia Lâm, phòng Kế hoạch kinh tế & PTNT, phòng Thống kê, phòng
ðất ñai & tài nguyên môi trường huyện Gia Lâm; UBND các xã; các hộ, các
mô hình trang trại tại khu vực nghiên cứu ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ, cung
cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp, người thân ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Khắc Diến
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các biểu vi
Danh mục biểu ñồ, sơ ñồ, hộp số và hình viii
1. MỞ ðẦU 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 24
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn huyện Gia Lâm 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu 56
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Gia Lâm 60
4.1.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo cơ cấu ngành 60
4.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo vùng 69
4.2. Mức ñộ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Gia Lâm 76
4.2.1. Mức ñộ bền vững về qui mô sản xuất 76
4.2.2. Mức ñộ bền vững về chất lượng sản phẩm 88
4.2.3. Mức ñộ bền vững về qui trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 95
4.2.4. Mức ñộ bền vững về môi trường trong sản xuất nông nghiệp 100
4.2.5. Mức ñộ bền vững về ñời sống và việc làm của lao ñộng nông nghiệp 104
iv
4.3. ðịnh hướng và giải pháp 108
4.3.1. ðịnh hướng 108
4.3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững huyện Gia Lâm 112
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
5.1. Kết luận 116
5.2. Kiến nghị 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 123
v
DANH MC CC CH VIT TT
KT-XH
Kinh tế - x hội
KTTT Kinh t trang tri
KHKT
Khoa học kỹ thuật
RAT Rau an ton
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
BVTV Bo v thc vt
VAC
Vờn ao chuồng
SXNN Sn xut nụng nghip
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SLLTBQ Sn lng lng thc bỡnh quõn
TBKH
Tiến bộ khoa học
TM-DV Thng mi - Dch v
LMLM
Lở mồm long móng
NN Nụng nghip
UBND
Uỷ ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU
STT Tên biểu Trang
2.1. Tổng hợp cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế 28
3.1. Tình hình sử dụng ñất ñai huyện Gia lâm năm 2005 - 2007 40
3.2. Tình hình dân số và lao ñộng huyện Gia lâm năm 2005 - 2007 45
3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Gia Lâm năm 2005 - 2007 46
4.1. Kết quả phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản huyện Gia
Lâm năm 2005 - 2007 61
4.2. Cơ cấu giá trị SXNN và nuôi trồng thuỷ sản huyện Gia Lâm
năm 2005 - 2007 61
4.3. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của Gia Lâm năm 2005 -2007 62
4.4. Kết quả chăn nuôi huyện Gia Lâm năm 2005 - 2007 64
4.5. Kết quả nuôi trồng thuỷ sản huyện Gia Lâm năm 2005 - 2007 67
4.6. Tổng hợp diện tích cây trồng chủ yếu của 4 tiểu vùng huyện Gia
Lâm năm 2005 - 2007 70
4.7. Kết quả sản xuất lúa chất lượng cao huyện Gia Lâm 2005 - 2007 71
4.8. Kết quả sản xuất rau huyện Gia Lâm năm 2005 - 2007 72
4.9. Tổng hợp tình hình chăn nuôi theo vùng huyện Gia Lâm 73
4.10. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại vùng Bắc và Nam ðuống 75
4.11. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Gia Lâm năm 2005-2007 76
4.12. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính huyện Gia Lâm năm
2005 - 2007 78
4.13. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Gia Lâm năm 2005 - 2007 81
4.14. Phát triển chăn nuôi lợn nạc theo qui mô trang trại 82
4.15. Tình hình phát triển trang trại của Gia Lâm ñến năm 2007 84
4.16. Kết quả sản xuất ở một số mô hình trang trại huyện Gia Lâm 85
vii
4.17. Tình hình sản xuất RAT huyện Gia Lâm năm 2005 - 2007 89
4.18. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV có trong một số nông
sản trên ñịa bàn Hà Nội. 91
4.19. Mức ñộ nhiễm vi sinh vật trong thịt gia cầm 94
4.20. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trước và sau khi học IPM 95
4.21. Hiệu quả áp dụng phương pháp IPM vào sản xuất so với việc sử
dụng tập quán cũ của nông dân 96
4.22. Kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất RAT năm 2006 97
4.23. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất RAT 99
4.24. Mức ñộ ô nhiễm môi trường ở cơ sở chăn nuôi 102
4.25. Tổng hợp tình hình biến ñộng nguồn lao ñộng và thu nhập trong
nông nghiệp huyện Gia Lâm năm 2005 - 2007 104
4.26. Dự báo tăng trưởng ngành Nông - Lâm - Thủy sản huyện Gia
Lâm năm 2010 - 2020 109
viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ, HỘP SỐ VÀ HÌNH
STT Tên hộp số, hình Trang
Biểu ñồ 2.1 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế 29
Hộp 1 Kết quả ñầu tư nuôi trồng thuỷ sản 68
Hộp 2 Vấn ñề tăng, giảm diện tích sản xuất lúa và RAT của hộ 79
Hộp 3 ðánh giá mức ñộ phát triển nông nghiệp bền vững ở Gia Lâm 83
Hình 1 Sản xuất rau an toàn tại xã Văn ðức 90
Hình 2 Phân bón sinh hoá hữu cơ dùng trong SXNN bền vững 90
Hình 3 Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng 92
Hình 4 Môi trường nước bị ô nhiễm tại vùng sản xuất RAT 93
Hộp 4 ðộ an toàn của sản phẩm 100
Sơ ñồ Xử lý chất thải trong chăn nuôi 103
Hộp 5 ðộ ô nhiễm môi trường 103
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn ñóng vai trò vô cùng
quan trọng trong ñời sống nhân dân và trong sự phát triển kinh tế nông thôn.
Bất kỳ một quốc gia nào xuất phát ñiểm của nền kinh tế ban ñầu cũng là nông
nghiệp, sau quá trình công nghiệp hoá mới trở thành các nước công nghiệp
phát triển. Nền kinh tế nông thôn coi nông nghiệp là nền tảng. Nói ñến nông
thôn phải ñề cập ñến nông nghiệp, coi phát triển nông nghiệp là ñiều kiện tiên
quyết cho phát triển nông thôn. Trong giai ñoạn ñầu phát triển nông thôn, giá
trị nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm trong nước
(GDP) của khu vực nông thôn. Khi tiến hành công nghiệp hoá hiện ñại hoá, tỷ
trọng nông nghiệp giảm dần ñể nhường vị trí cho công nghiệp và dịch vụ. Có
thể nói, nền kinh tế nông thôn ñi lên từ nông nghiệp, phát triển nông thôn phải
coi trọng phát triển nông nghiệp; nông nghiệp góp phần vào việc ổn ñịnh KT-
XH ñất nước, tạo ñà cho phát triển kinh tế nông thôn.
Năm 2006, giá trị SXNN ở nước ta chiếm 20,9% GDP, góp phần bảo
ñảm an ninh lương thực. Nông nghiệp cũng là nơi cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp và xuất khẩu hoặc sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu,
ñồng thời còn là phương tiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh
thái và các hình thức văn hoá truyền thống cộng ñồng. Hiện nay có tới 56,8%
lực lượng lao ñộng xã hội tham gia SXNN.
Nông nghiệp vẫn là cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam vài thập kỷ tới.
Trong xã hội hiện ñại, vai trò của nông nghiệp không bị coi nhẹ mà còn có
nhiều nét mới, ñặc sắc hơn dưới dạng các mô hình SXNN với công nghệ tiên
tiến, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn
phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao ñời sống mọi mặt của
người dân nông thôn.
2
ðối với Hà Nội, nông nghiệp có vị trí ñặc biệt quan trọng trong phát
triển KT-XH của Thủ ñô, ñảm bảo an ninh xã hội, ổn ñịnh ñời sống tinh thần
và vật chất cho nhân dân; tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch; góp phần gìn
giữ và bảo tồn ña dạng sinh học, Mặc dù diện tích ñất nông nghiệp giảm
nhưng giá trị SXNN của Hà Nội trong những năm qua ñã có sự tăng trưởng
khá. Giá trị thu nhập/1ha ñất nông nghiệp ngày càng cao (từ 41,3 triệu
ñồng/ha năm 2000 lên 58,1 triệu ñồng/ha năm 2006). Nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới ñược áp dụng có hiệu quả; cơ cấu nông nghiệp
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
và chất lượng cao ñảm bảo VSATTP, góp phần làm tăng khối lượng cũng như
chất lượng sản phẩm. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, giao thông ñô thị
thuận tiện, sản xuất nông nghiệp Hà Nội có lợi thế rất lớn ñó là thị trường tiêu
thụ nông sản thực phẩm tại chỗ với nhu cầu ñòi hỏi ngày càng cao cả về số
lượng và chất lượng làm cho ñời sống nhân dân, ñặc biệt là nông dân ngoại
thành ñược cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Tuy vậy, SXNN của Thủ ñô vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún,
nhỏ lẻ. Trình ñộ SXNN ñã ñược chú ý ñầu tư cải thiện nhưng vẫn chưa ñáp
ứng kịp ñòi hỏi thực tế; vốn ñầu tư cho sản xuất còn thấp và chưa tập trung.
Quá trình ñô thị hoá nhanh khiến nhiều diện tích ñất nông nghiệp phải
nhường chỗ cho xây dựng các khu ñô thị, khu công nghiệp, dịch vụ tạo nên sự
không ổn ñịnh cho khá nhiều vùng SXNN, nhiều diện tích ñất nông nghiệp
trở thành ñất kẹt, khó canh tác và quản lý dịch bệnh; vệ sinh thực phẩm chưa
ñược ñảm bảo; lao ñộng dư thừa, môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm,
phế thải sinh hoạt và sản xuất chưa ñược xử lý tốt, Trước tình hình ñó ñòi
hỏi nền nông nghiệp hiện nay ở ngoại thành phải chuyển nhanh theo hướng
phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở kết hợp nhiều ngành, ñóng góp
tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của Thủ ñô. Nông nghiệp cần
tạo ra những hệ sinh thái có năng suất cao, phát triển bền vững trên cơ sở sử
3
dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên (ñất, nước, khí hậu, ánh
sáng ), duy trì mức ñộ ña dạng sinh học, bảo vệ sự trong lành của môi
trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân như yêu cầu của chương
trình 05 CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “ Từng bước hiện ñại hoá nông
thôn theo hướng ñô thị hoá nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn hiện
ñại - văn hoá - sinh thái”.
Sự phát triển KT-XH của Thủ ñô trong những năm qua ñã tạo ra các
ñiều kiện thuận lợi và là cơ hội cho nhiều hoạt ñộng kinh tế phát triển mạnh,
nâng cao thu nhập, cải thiện ñời sống cho mọi tầng lớp nhân dân thành phố.
Với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước, Hà Nội phải
có sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực tương xứng với vị trí của
Thủ ñô, ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực. Trong bối cảnh
chung ñó các hoạt ñộng SXNN trên ñịa bàn huyện Gia Lâm cũng cần phải
ñược ñầu tư phát triển theo những yêu cầu và nội dung mới. Nó không chỉ là
vành ñai cung cấp nông sản, thực phẩm mà cần hướng tới những yêu cầu phát
triển của nền nông nghiệp bền vững. Vậy phát triển nông nghiệp bền vững là
gì? Căn cứ và các tiêu chí ñể phát triển nông nghiệp Gia Lâm theo hướng
nông nghiệp bền vững? Thực trạng và mức ñộ phát triển nông nghiệp bền
vững của Gia Lâm? Làm thế nào ñể thúc ñẩy nông nghiệp Gia Lâm phát triển
theo hướng nông nghiệp bền vững? Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên tôi
chọn ñề tài: “Phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội” làm ñề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp và mức ñộ phát triển
nông nghiệp bền vững của huyện Gia Lâm những năm 2005-2007, từ ñó ñề
xuất một số ñịnh hướng và giải pháp chủ yếu thúc ñẩy nông nghiệp huyện Gia
Lâm phát triển mạnh theo hướng nông nghiệp bền vững.
4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông
nghiệp bền vững.
- ðánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và mức ñộ phát triển nông
nghiệp bền vững của huyện Gia Lâm.
- ðề xuất một số giải pháp KT-XH chủ yếu thúc ñẩy phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững của huyện Gia Lâm.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và mức ñộ phát triển nông nghiệp bền vững của
huyện Gia Lâm
Nghiên cứu ñánh giá tình hình sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và
nuôi trồng thuỷ sản của 4 vùng sinh thái trên ñịa bàn huyện Gia Lâm; nghiên
cứu một số hộ và mô hình KTTT sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng
thuỷ sản.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn ñi sâu nghiên cứu tình hình phát triển
nông nghiệp bền vững về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Về trồng
trọt, nghiên cứu ñánh giá thực trạng và mức ñộ phát triển bền vững của cây
lương thực và cây thực phẩm thông qua các cây trồng chủ yếu như: cây lúa,
cây ngô và rau màu. ðối với ngành chăn nuôi, chủ yếu tập trung ñánh giá
thực trạng và mức ñộ phát triển bền vững trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn
nạc và gia cầm.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Gia Lâm.
- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu về thực trạng phát triển nông
nghiệp bền vững của huyện Gia Lâm từ năm 2005 - 2007.
5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về nông nghiệp bền vững và phát triển nông nghiệp
bền vững
2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững thường ñược nhiều người hiểu là nền nông
nghiệp mà ở ñó ngoài việc sản xuất ra nhiều nông sản thực phẩm có chất
lượng còn phải ñi ñôi với bảo vệ và duy trì môi trường ñể ñảm bảo cho nông
nghiệp có cơ sở phát triển bền vững. Vì vậy, có thể coi nông nghiệp bền vững
là mô hình nông nghiệp hữu cơ cổ truyền với các yêu cầu cao về bảo toàn môi
trường sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ theo quan ñiểm hiện ñại không chỉ gắn
liền với việc sử dụng các chất hữu cơ, mà bao gồm cả mối quan hệ qua lại gắn
bó giữa cây và con, giữa sinh vật với môi trường vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên,
nếu chỉ chú ý ñến môi trường sinh thái thì năng suất nông nghiệp sẽ thấp. Ở
ñây cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố sinh thái và yếu tố bền vững.
Trong ñiều kiện dân số thế giới ngày càng gia tăng, nếu vẫn tiếp tục
phát triển nông nghiệp bền vững theo nội dung của nông nghiệp hữu cơ trước
ñây thì khó có khả năng ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng cao về số lượng,
chất lượng và chủng loại nông sản bởi vì nông nghiệp trong ñiều kiện ñó chỉ
ñáp ứng ñược nhu cầu về mức ñộ an toàn của sản phẩm, cân bằng hệ sinh
thái, giữ gìn cảnh quan còn yếu tố năng suất sẽ không ñáp ứng ñược.
Hiện nay nhiều nước ñã và ñang hướng tới phát triển một nền nông
nghiệp bền vững với các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái mà trong ñó các
thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ ñược áp dụng nhằm tạo ra năng
suất cao, ñáp ứng nhu cầu về nông sản. Những ñặc trưng của nông nghiệp bền
vững, những yêu cầu của gìn giữ cân bằng sinh thái ñược coi như những ràng
6
buộc của quá trình ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.
ðó chính là sự ñịnh hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướng nông
nghiệp bền vững nhất là nông nghiệp ở các vùng ngoại ô như Gia Lâm.
Có khá nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững, trong ñó mỗi khái
niệm ñề cập ñến những góc ñộ khác nhau, theo những mục ñích và cách thức
tiếp cận cũng khác nhau.
Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO, nền nông nghiệp bền vững bao gồm
việc quản lý có hiệu quả nguồn lực ñể thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của
con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. [5]
Richard R.Harwood cho rằng: “Nông nghiệp bền vững là một nền nông
nghiệp trong ñó các hoạt ñộng của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch,
thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ñều
hướng ñến bảo vệ, phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì
và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí ñể sản xuất một cách hiệu quả
các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và
không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp” (Richard R.
Harwood, Lịch sử nông nghiệp bền vững - Hệ thống nông nghiệp bền vững,
St, Lucie Press, 1990). [9]
Nông nghiệp bền vững ñề cập một cách toàn diện và tổng hợp ñến cả
khía cạnh tự nhiên và khía cạnh kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp.
Trên khía cạnh tự nhiên, nó là quá trình tác ñộng hợp lý của con người ñối với
các yếu tố tự nhiên như ñất ñai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên
nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên khía
cạnh kinh tế nó là quá trình giảm chi phí ñầu vào, nâng cao thu nhập cho các
tổ chức nông nghiệp trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản
phẩm. Với khía cạnh xã hội, nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị
xã hội như sức khỏe, văn hoá tinh thần của con người. Cụ thể là: [9]
7
+ ðối tượng mà con người tác ñộng trong nền nông nghiệp bền vững
không chỉ dừng lại là ñất ñai, cây trồng, vật nuôi riêng biệt mà là một tổng
hòa hệ thống sinh vật - sinh thái .
+ Sản phẩm của nông nghiệp bền vững với các yêu cầu về sinh thái
không chỉ là những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi mà còn là môi trường
sinh thái phát triển hài hoà tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho nông nghiệp phát
triển ổn ñịnh, lâu bền, cảnh quan sinh thái sạch, ñẹp cho cuộc sống con người
và bảo vệ gen ngày càng phong phú trong quá trình ña dạng sinh học.
2.1.1.2. Một số khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là vấn ñề trung tâm của nhiều nước
trên thế giới và nhất là các nước ñang phát triển. ðể tiếp cận ñúng ñắn với sự
phát triển nông nghiệp bền vững cần thiết phải nhận thức ñầy ñủ về phát triển,
tăng trưởng và phát triển bền vững. [5]
Tăng trưởng và phát triển ñôi khi ñược coi là ñồng nghĩa, nhưng thực
ra chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa
chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những
nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù
hợp hơn về cơ cấu và phân bổ của cải.
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân
hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo ñầu người. Nếu như
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó ñược coi là
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng ñược áp dụng ñể ñánh giá cụ thể ñối
với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia.
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh sự tăng thu
nhập bình quân ñầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng
cộng thêm các thay ñổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của
sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự ñô thị hoá, sự tham gia
8
của các dân tộc của một số quốc gia trong quá trình tạo ra các thay ñổi nói
trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi
của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và
ñảm bảo sự bình ñẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn ñược ñịnh
nghĩa là sự tăng bền vững về các chỉ tiêu sống, bao gồm tiêu dùng vật chất,
giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Phát triển với nghĩa rộng hơn, bao gồm cả những thuộc tính quan trọng
và liên quan khác, ñặc biệt là sự bình ñẳng hơn về cơ hội, sự tự do, về chính
trị và các quyền tự do công dân của con người.
Tăng trưởng là một phương tiện cơ bản ñể có thể có ñược sự phát triển
nhưng bản thân nó chỉ là một ñại diện, chưa phản ánh ñầy ñủ sự tiến bộ xã
hội. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả ñộng thái của nền kinh tế, còn phát
triển phản ánh sự thay ñổi về chất lượng của nền kinh tế và xã hội ñể phân
biệt các trình ñộ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội. Có một số người khi xem
xét sự phát triển xã hội ñã lẫn lộn phát triển với tăng trưởng, quy lý luận phát
triển vào việc giải quyết các vấn ñề tăng trưởng, giải thích một cách ñơn giản
rằng mục tiêu của sự phát triển là sự tăng thu nhập như vậy là không ñầy ñủ
và chính xác. Tăng trưởng chưa phải là phát triển mà chỉ là ñiều kiện cần cho
sự phát triển. Cần thấy sự nguy hại của tăng trưởng mà không có phát triển,
sự nguy hại ñó tồn tại ở các nước ñang phát triển khi hoạt ñộng kinh tế ñược
tập trung vào những ngành của những hãng nước ngoài hoặc những công
trình công cộng lớn mà không có tác dụng toàn quốc. Ngay cả ở các nước
phát triển, có nhiều trường hợp khi tăng trưởng, diễn biến các lợi ích của phát
triển ñược phân bố không ñều giữa các vùng.
Tăng trưởng ñược ñánh giá bằng tỉ lệ tăng thu nhập quốc dân (GNP) và
sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm.
9
Sự phát triển ñược ñánh giá không chỉ bằng GNP hoặc GDP tính bình
quân trên ñầu người mà còn bằng một số chỉ tiêu khác phản ánh sự tiến bộ xã
hội như: Cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khoẻ cộng ñồng, tình trạng dinh
dưỡng, nâng cao giá trị cuộc sống, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Vào cuối thập kỷ 80 và ñầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, loài người ñã
phải ñương ñầu với những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm
cấp môi trường. Trong tình hình ñó, quan niệm mới về sự phát triển ñã ñược
ñặt ra, ñó là phát triển bền vững. Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự
phát triển, nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm
tốt hơn môi trường: ñảm bảo thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà vẫn không
phương hại ñến khả năng ñáp ứng những nhu cầu của tương lai. Các thế hệ
hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên sản xuất ra của cải vật chất không
thể ñể cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài
nguyên và nghèo ñói. Cần phải ñể cho các thế hệ tương lai ñược thừa hưởng
các thành quả lao ñộng của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến
thức và các nguồn lực khác ngày càng ñược tăng cường. Tăng thu nhập kết
hợp với các chính sách môi trường và thể chế vững chắc có thể tạo cơ sở cho
việc giải quyết cả hai vấn ñề môi trường và phát triển. ðiều then chốt ñối với
phát triển bền vững không phải là sản xuất ít ñi mà sản xuất khác ñi, sản xuất
phải ñi ñôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các
chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử dụng tài nguyên
và ñưa ra những ñòn bẩy ñể tăng cường những công nghệ, phương pháp ít gây
nguy hại, không làm giảm cấp môi trường và nguồn lực. Các ñầu tư tạo ra
nhờ các chính sách môi trường sẽ làm thay ñổi cách thức sản xuất các sản
phẩm và dịch vụ, có thể có trường hợp ñầu ra thấp hơn nhưng lại tạo ra những
lợi ích làm tăng phúc lợi lâu dài của con người. Trong thực tế thu nhập tăng
lên, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường cũng sẽ tăng lên và các nguồn
lực có thể sử dụng cho ñầu tư tăng lên. Chương trình môi trường của Liên
10
hợp quốc (UNEP) ñã ñề xuất 5 nội dung của phát triển bền vững bao gồm: [5]
* Tập trung phát triển ở các vùng nghèo ñói, nhất là những vùng rất
nghèo mà ở ñó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp
nguồn lực và môi trường
* Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập cộng ñồng trong ñiều kiện có
hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công
nghệ thích hợp, kết hợp khai thác tối ña kỹ thuật truyền thống.
* Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm ñảm bảo tự lực về lương
thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng
trong cộng ñồng thông qua các công nghệ thích hợp.
* Xây dựng và thực hiện các chiến lược có người dân tham gia
ðể có sự phát triển bền vững cần phải có các yếu tố sau ñây: [5]
* Một hệ thống chính trị ñảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người
dân vào việc ra quyết ñịnh.
* Một hệ thống kinh tế góp phần tạo ra sản phẩm thặng dư và kỹ thuật
công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững.
* Một hệ thống sản xuất ñảm bảo phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển.
* Một hệ thống công nghệ làm nền tảng cho xây dựng các giải pháp
bền vững, lâu dài.
* Một hệ thống quốc tế ñẩy mạnh mối quan hệ bền vững về thương mại
và tài chính.
Có nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững:
- Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm ñáp ứng
nhu cầu lương thực, thực phẩm càng cao và ñảm bảo cho giá giảm dần.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì trình ñộ sản xuất cần thiết
11
ñáp ứng nhu cầu tăng dân số mà không suy thoái môi trường.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng
trưởng và cân bằng sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp bền vững ñược hiểu là tối ña hoá lợi ích kinh
tế trên cơ sở ràng buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời
gian và tuân thủ các quy luật sau:
+ ðối với tài nguyên tái sinh: sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng
+ ðối với tài nguyên không tái sinh: tối ưu hoá hiệu quả sử dụng chúng
bằng giải pháp hợp lý từ các yếu tố ñầu vào (phân bón, kỹ thuật canh tác…)
- Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển ñáp ứng nhu cầu tăng
trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên
- con người và ñảm bảo trên mức nghèo ñói của người dân nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là ñảm bảo an ninh lương thực,
tăng cải tổ kinh tế, khắc phục nghèo ñói và tạo ñiều kiện tăng tốc ñộ công
nghiệp hoá.
- Phát triển nông nghiệp bền vững ñược hiểu là giữ vững tốc ñộ tăng
trưởng về sản xuất lẫn y tế và giáo dục qua nhiều năm hay thập kỷ.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là cực ñại hoá phúc lợi hiện tại,
không làm giảm thiểu các phúc lợi ấy trong tương lai.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong ñó giá
trị của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian.
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới của Liên hợp quốc
(FAO) năm 1992 quan niệm rằng “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự
quản lý và bảo tồn sự thay ñổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm ñảm bảo thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát
triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ ñảm bảo không tổn hại ñến môi trường,
không giảm cấp tài nguyên, phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về
12
kinh tế và ñược chấp nhận về phương diện xã hội”. [5]
Như vậy, trên quan ñiểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp bền vững
vừa ñảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông
nghiệp vừa không giảm khả năng ñáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong
tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng ñạt
năng suất cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên ñảm bảo sự
cân bằng có lợi về môi trường.
2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững
Trong quá trình công nghiệp hoá và thị trường hoá, nông nghiệp các
nước chuyển dần từ chế ñộ thâm canh truyền thống sang thâm canh hiện ñại.
Với áp lực dân số tăng quá nhanh (2-3%/năm), với ñộng lực thuận lợi trong
cơ chế thị trường, nhất là ñộng lực lợi nhuận tối ña của chủ nghĩa tư bản,
nông nghiệp ñã phát triển theo kiểu khai thác tuỳ tiện, thiếu ñịnh hướng các
nguồn thiên nhiên dẫn tới những hiện tượng phổ biến ñang trở thành nỗi lo
cho xã hội như: Lấy vùng ñất mầu mỡ thuận tiện cho SXNN, là nguồn thu
nhập thường xuyên ổn ñịnh của hàng triệu người nông dân ñã có nhiều thế hệ
gắn bó với ñất ñai và cây trồng ñể phát triển công nghiệp theo hướng mạnh ai
lấy làm; tốc ñộ phá rừng lấy ñất trồng trọt vượt quá tốc ñộ tái sinh của nó.
Việc áp dụng cơ giới hoá, hóa học hoá và thuỷ lợi hoá chưa lấy công nghệ
sinh học và cải thiện tầng thổ nhưỡng làm trung tâm. Những hành ñộng khai
thác mang tính huỷ hoại thiên nhiên trong nông nghiệp cùng với quy mô và
tốc ñộ khai thác tài nguyên quá lớn, quá nhanh, lượng chất thải quá nhiều
trong công nghiệp hoá ñang làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi
trường rất nghiêm trọng. Cụ thể là: [9]
Theo báo cáo của FAO: Hàng năm, diện tích rừng trên thế giới bị giảm
16,1 triệu ha, trong ñó rừng nhiệt ñới giảm 15,2 triệu ha và trồng mới 3,1 triệu
ha, trong ñó vùng nhiệt ñới trồng 1,9 triệu ha Diện tích rừng giảm nhanh và
13
mạnh ñã gây lũ lớn, làm lở ñất, xói mòn nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng
chắn gió, bão và năng lực thanh lọc không khí.
ðất ñai nông nghiệp bị sa mạc hoá, bán sa mạc và ô nhiễm nghiêm
trọng, 10% diện tích ñất trên thế giới có khả năng trồng trọt ñã bị sa mạc hoá
và còn khoảng 25% ñang bị ñe doạ. Hàng năm có 8,5 triệu ha và 20 tỷ tấn ñất
trồng trọt bị mất do xói mòn. Việc sử dụng quá nhiều các vật tư hoá học như
các loại phân N,P,K, các chất diệt cỏ, trừ sâu làm cho dư lượng chất hoá học
ñọng lại trong ñất ngày càng nhiều. Chất thải công nghiệp thải bừa bãi ra
sông, ra ñầm cũng góp phần làm ô nhiễm ñất và nước nghiêm trọng. Ô nhiễm
ñất làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, ñe doạ sự sống của
các sinh vật và cây trồng trong khu vực bị ô nhiễm.
ða dạng sinh học ñang bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loài ñang ở
mức báo ñộng. Do kết quả tiến hoá hàng tỷ năm trong thiên nhiên có 5 ñến 10
triệu loài sinh vật ñược phân bố theo quần thể loài ñặc trưng trong từng hệ
sinh thái. Sự dịch chuyển sinh loài thường là do biến ñổi của môi trường mà
môi trường thay ñổi lại chịu tác ñộng của các hiện tượng bất thường trong
thiên nhiên như ñộng ñất, bão, lụt, biến ñổi khí hậu và sự khai thác tàn bạo
của con người. Nếu không có biến ñộng lớn của các yếu tố tự nhiên thì tốc ñộ
diệt chủng các loài do con người gây ra cao gấp 1.000 lần so với thiên nhiên.
Chỉ trong thế kỷ 20 ñã có 75% giống cây trồng bị tuyệt chủng và khoảng 30%
trong số 4.500 loài gia súc và gia cầm ñã biết trên trái ñất có nguy cơ bị biến
mất. Sự mất ñi các loài, sự suy giảm ña dạng sinh học ñã làm mất ñi sự cân
bằng sinh thái của nhiều vùng, mất ñi nguồn gen quý giá và tính ña dạng của
gen - vốn quý nhất của sự sống. [9]
Nguồn nước ngọt sạch ngày càng khan hiếm. Nước là nguồn tài nguyên
có hạn lại phân bố không ñều. Khoảng 96% nước trên trái ñất là nước mặn
chứa trong các ñại dương, chỉ có 2,5% nguồn nước ngọt dùng cho trồng trọt,
chăn nuôi, công nghiệp và sinh hoạt của con người. Thế nhưng dân số ñang
14
tăng nhanh, nông nghiệp và công nghiệp phát triển với quy mô ngày càng lớn
ñòi hỏi cần có nhiều nước sạch trong khi ñó diện tích nước bị ô nhiễm ngày
càng tăng. Hiện nay có khoảng 40% lưu lượng các sông trên thế giới bị ô
nhiễm. Theo ước tính của Liên hiệp quốc, mức ñộ ô nhiễm nguồn nước trên
thế giới có thể tăng lên 10 lần trong vòng 25 năm tới. Nạn thiếu nước hiện
nay xảy ra trên diện tích lớn, hơn 100 nước trong số 213 nước bị thiếu nước
nghiêm trọng. Hiện tượng mua nước ở vùng khô cằn, hạn hán là chuyện
thường, giá nước có nơi còn cao hơn giá dầu hoả, thậm chí phải tranh nhau
nguồn nước là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh ở một số nước. [9]
Với tốc ñộ khai thác chóng mặt như hiện nay dẫn ñến nguy cơ cạn kiệt
và không phục hồi ñược các loại tài nguyên, khoáng sản do ñó vấn ñề sử dụng
các năng lượng sạch, tìm kiếm các vật liệu mới ñể thay thế các loại năng
lượng và vật liệu truyền thống ñang ñược ñặt ra cấp thiết trước nhân loại và
với từng quốc gia.
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước ñã tăng
lên ñến mức báo ñộng trên nhiều vùng, nhiều nước nhất là trong các thành phố,
ñô thị. Hiện có ñến 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường
không khí có mức khí CO
2
vượt quá tiêu chuẩn, hơn 1 tỷ người sống trong môi
trường có bụi than, bụi phấn vượt quá mức ñộ cho phép. Nhiều vùng trên thế
giới thường xảy ra các trận mưa axit (80% hồ ở Nam Nauy bị axit hoá). [9]
Ô nhiễm tiếng ồn tồn tại thường xuyên trong hầu hết các thành phố
nhất là ở các nước ñang phát triển - nơi mà máy móc thiết bị phần nhiều thuộc
thế hệ cũ, chưa có hệ thống xử lý tiếng ñộng, tiếng ồn. Tiếng ồn trực tiếp làm
tổn hại hệ thần kinh, sức khoẻ, trí tuệ, tình hình và năng lực làm việc của con
người. Tác hại của nó ñối với con người mang tính day dứt thường ngày
nhiều hơn so với bụi và các ô nhiễm không khí khác. [9]
Sự suy giảm tầng ôzôn làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt ñộ khí
15
quyển dẫn ñến sự mất ổn ñịnh về khí hậu và gia tăng các tai hoạ thiên nhiên.
Hàng năm, ngành công nghiệp và giao thông vận tải thải ra hàng trăm triệu
tấn khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển, ñặc biệt trong ñó các chất khí gây
hiệu ứng nhà kính chiếm tỷ trọng không nhỏ, chúng làm mỏng tầng ôzôn. Sự
suy giảm tầng ôzôn ñã làm cho hiện tượng bức xạ vũ trụ, nhất là tia tử ngoại
xuyên qua các lớp khí quyển xuống tận mặt ñất, trực tiếp uy hiếp sức khoẻ, sự
sống của con người và mọi loài sinh vật, ñồng thời nó là nguyên nhân chính
làm cho nhiệt ñộ trái ñất ngày càng cao. Trong khoảng 30 năm qua, nhiệt ñộ
trung bình/năm toàn cầu ñã tăng 0,6
o
C, phần lớn giá trị ñó là kết quả sự tăng
nhiệt ñộ trong vòng 20 năm gần ñây. Theo dự báo, nhiệt ñộ trái ñất sẽ tăng lên
từ 1,5 ñến 4,5
o
C vào năm 2030. [9]
Việc tăng dần nhiệt ñộ làm tan băng ở hai cực từ ñó dâng cao mực
nước và nhiệt lượng nước ở ñại dương. Trong 100 năm qua (từ 1996 về trước)
mực nước biển dâng cao 21cm. Nhưng với tốc ñộ tăng gia tốc hiện nay của
nhiệt ñộ thì mực nước biển năm 2020 - 2030 sẽ dâng cao lên trên 1m làm
ngập chìm khoảng trăm triệu ha các vùng ven biển, thu hẹp hàng chục triệu ha
ñất nông nghiệp tốt, huỷ hoại hàng trăm ñô thị lớn, uy hiếp cuộc sống của
hàng trăm triệu người. Nhiệt ñộ không khí và nước biển tăng lên làm ñảo lộn
khí quyển trái ñất, các dòng khí lưu biến ñộng thất thường, các dòng hải lưu
vận ñộng chệch hướng và ñổi hướng do ñó khí hậu thất thường và ñỏng ñảnh,
gây ra những thiên tai lớn và thường xuyên hơn trên toàn cầu. Các hiện tượng
Eninô và Lanina xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn, phạm vi hoạt ñộng
ngày càng rộng hơn và sức công phá ngày càng lớn hơn. Trong những năm
gần ñây, hiện tượng thiên tai trên thế giới ñã gây ra những tổn thất chung về
vật chất lên tới 93 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với 60 tỷ USD năm 1996. Số
người chết hàng năm do thiên tai thường trên hàng chục ngàn người. Tốc ñộ
tăng số người chết và thương vong do thiên tai trong 30 năm qua là 6%/năm,
gấp 3 lần tốc ñộ tăng dân số. [9]
16
Tóm lại sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên do con người
gây ra vượt quá sức chịu ñựng và khả năng tái sinh của trái ñất làm thiên
nhiên nổi giận, uy hiếp sự sống trên trái ñất, trong ñó có loài người.
Trước thực trạng ñáng lo ngại ñó, từ tháng 6/1972, Hội nghị Liên hiệp
quốc tế về môi trường ở Stockhom ñã ra tuyên bố kêu gọi: “Bảo vệ và cải
thiện môi trường của con người là một vấn ñề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi
của các dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. ðó là khát khao khẩn
cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mọi Chính phủ”. Hai
mươi năm sau, Hội nghị Rio 92 ở Braxin ñã ra tuyên bố mang tính ñòi hỏi và
thông qua “Chương trình hành ñộng 21” ñối với mọi quốc gia và Chính phủ.
Những quan ñiểm chủ yếu của bản tuyên bố Rio như sau: [9]
- Các quốc gia có chủ quyền khai thác tài nguyên trên ñất nước mình
song phải có trách nhiệm ñảm bảo không gây tác hại ñến môi trường ở các
nước và khu vực xung quanh. Sự phát triển bền vững không chỉ cho thế hệ
ngày nay mà cho cả thế hệ mai sau.
- Xoá bỏ ñói nghèo và giảm chênh lệch về mức sống giữa nhân dân
nước giàu và nước nghèo, coi ñó là ñiều kiện và biện pháp ñể phát triển bền
vững.
- Các nước phát triển ñã công nhận trách nhiệm của họ trong sự mưu
cầu quốc tế và sự phát triển lâu bền do áp lực mà xã hội của họ gây ra cho
môi trường.
- Cần ưu tiên ñặc biệt cho những nhu cầu của các nước ñang phát triển.
- Các quốc gia cần giảm dần và loại trừ những lỗi sản xuất và tiêu dùng
không bền vững bằng cách nâng cao hiểu biết khoa học và chuyển giao công
nghệ, kể cả những công nghệ mới.
- Các nước cần ban hành pháp luật và các tiêu chuẩn về môi trường phù
hợp với bối cảnh về sinh thái và trình ñộ phát triển của mình, nhất là ở các