Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu phát triển nuôi thủy sản nước lợ của hộ nông dân ở huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA
HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA
HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚC THỌ

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Phúc Thọ đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Hải Hậu đã hỗ trợ tôi trong quá

trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành luận văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế , khoa
sau Đại học và Bộ môn Kinh tế trường đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè
đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hải


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các biểuđồ .............................................................................................. viii
Danh mục các đồ thị .................................................................................................. ix
Danh mục các hình .....................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN NƯỚC LỢ ..............................................................................................1
1.1. Các vấn đề lý luận chung .....................................................................................4

1.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển .................................................................4
1.1.2. Một số lý luận về nuôi thuỷ sản nước lợ ...........................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................13
1.2.1. Tình hình NTS nước lợ trên thế giới ..............................................................18
1.2.2. Tình hình NTS nước lợ trong nước .................................................................23
1.3. Những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về NTS .............................23
1.4. Bài học rút ra từ nghiên cứu tổng quan ..............................................................25
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............30
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................41
2.2.1. Chọn điểm điều tra ..........................................................................................41


iv

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .........................................................................41
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu .........................................................44
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................44
2.2.5. Hệ thống chi tiêu sử dụng ...............................................................................45
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN .............................................47
3.1. Một số vấn đề chung ..........................................................................................47
3.1.1. Khái quát tình hình NTS nước lợ của hộ gia đình ở huyện Hải Hậu ..............47
3.1.2. Tình hình cơ bản của hộ điều tra .....................................................................50
3.2. Tình hình phát triển NTS nước lợ của hộ gia đình huyện Hải Hậu trong một số
năm gần đây ..............................................................................................................52
3.2.1. Phát triển theo chiều rộng ...............................................................................52
3.2.2. Phát triển theo chiều sâu của các hộ điều tra ..................................................52
3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế nghề nuôi thủy sản nước lợ .....................................93

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản nước lợ ...................94
3.4.1. Lao động và trình độ lao động ........................................................................94
3.4.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................96
3.4.3. Vốn bằng tiền ..................................................................................................96
3.4.4. Thị trường........................................................................................................98
3.5. Những kết luận rút ra sau phân tích NTS nước lợ của các huyện ......................99
3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................99
3.5.2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển NTSnước lợ
của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định .........................................................................100
3.6. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NTS nước lợ ở huyện Hải
Hậu tỉnh Nam Định .................................................................................................101
3.6.1. Định hướng phát triển nuôi thuỷ sản ở địa phương ......................................102
3.6.2. Giải pháp phát triển NTS nước lợ địa bàn huyện Hải Hậu ...........................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

ĐVT

: Đơn vị tính

KT-XH


: Kinh tế - xã hội

NTTS

: Nuôi trồng thuỷ sản

NTS

: Nuôi thuỷ sản

PTBV

: Phát triển bền vững

Tr.đ

: Triệu đồng

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

TT

: Thứ tự

SL

: Số lượng


CC

: Cơ cấu

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

YK

: Ý kiến

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1.1

Thống kê về tình hình thủy hải sản thế giới


19

2.1

Độ mặn TB trong năm của vùng ven biển Hải Hậu tại trạm Hải Lý

31

2.2

Độ đục của nguồn nước ở một số nơi tại Hải Hậu.(Đơn vị: mg/l)

32

2.3

Hàm lượng các chất tại nguồn nước ở Hải Hậu

32

2.4

Tình hình đất đai của huyện Hải Hậu qua 3 năm (2011-2013)

35

2.5

Cơ cấu việc làm của lao động huyện Hải Hậu


37

2.6

Nội dung thu thập tài liệu thứ cấp

42

2.7

Dung lượng mẫu được chọn để điều tra hộ NTS năm 2013

43

2.8

Nội dung thu thập tài liệu sơ cấp

43

2.9

Nhóm chỉ tiêu phân tích theo nội dung nghiên cứu

46

3.1

Mật độ nuôi tôm theo các hình thức


50

3.2

Thông tin chung của hộ NTS được điều tra năm 2013

51

3.3

Vốn đầu tư ban đầu giữa các nhóm hộ theo quy mô diện tích nuôi

55

3.4

Chi phí sản xuất bình quân trên 1 ha của nhóm hộ theo quy mô diện
tích nuôi (2011-2013)

62

3.5

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi tôm sú của các hộ điều tra (20112013)

68

3.6


Hiệu quả kinh tế trên 1ha nuôi cua biển của các hộ điều tra (20112013)

72

3.7

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi tôm tự nhiên của các hộ điều tra
(2011-2013)

76

3.8

3.9

3.10

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi thuỷ sản nước lợ của nhóm hộ theo
quy mô nuôi nhỏ (2011-2013)
Hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi thuỷ sản nước lợ của nhóm hộ theo
quy mô nuôi trung bình (2011-2013)
Hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi thuỷ sản nước lợ của nhóm hộ theo
quy mô nuôi lớn (2011-2013)

79

83

86



vii

3.11
3.12

3.13

Sự hưởng lợi từ NTS nước lợ.
Dự tính sản lượng thuỷ sản nước lợ cần tiêu thụ của các hộ NTS
nước lợ huyện Hải Hậu
Dự tính số lao động và kinh phí đào tạo lao động thuỷ sản nước lợ
huyện Hải Hậu

94
110

112


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

STT

Trang

1.1


Sản lượng NTS trên thế giới 2010 – 2013

18

1.2

sản lượng đánh bắt và nuôi trồng của các châu năm 2010 – 2011

20

1.3
2.1
2.2

3.1

Dự báo tốc độ NTTS thế giới tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012
– 2021
Cơ cấu ngành kinh tế Huyện Hải Hậu qua các năm 2012-2013
Tỷ trọng ngành NTS nước lợ trong ngành nông nghiệp qua các năm
20011-2013
Diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang NTTS của Huyện qua các
năm 2011-2013

22
41
41

48


3.2

Giá trị sản xuất NTS nước lợ của huyện qua các năm nghiên cứu

50

3.3

Cơ cấu vốn đầu tư ban đầu của các hộ điều tra

56

3.4

Vốn vay hiện nay của các hộ điều tra theo quy mô nuôi

58

3.5

Cơ cấu các khoản mục trong Chi phí trung gian của các hộ điều tra

60

3.6

3.7

3.8

3.9

Sự biến động tỷ trọng thu nhập hỗn hợp của các loại thuỷ sản của
nhóm hộ quy mô nhỏ (2011-2013)
Sự biến động tỷ trọng thu nhập hỗn hợp của các loại thuỷ sản của
nhóm hộ quy mô trung bình.
Sự biến động tỷ trọng thu nhập hỗn hợp của các loại thuỷ sản của
nhóm hộ quy mô lớn (2011-2013).
Nguồn cung cấp kiến thức nuôi thuỷ sản nước lợ.

81

84

87
96

3.10 Nguồn huy động vốn năm 2013 của các hộ vay

97

3.11 Nơi bán sản phẩm thuỷ sản nước lợ của các hộ điều tra

99


ix

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Tên đồ thị


STT
3.1

So sánh biến động diện tích NTS và NTS nước lợ qua 3 năm
(2011-2013)

Trang
47

3.2

Sản lượng NTS và NTS nước lợ của Huyện qua các năm 2011-2013

48

3.3

So sánh chi phí giống giữa các nhóm hộ theo quy mô nuôi (2011-2013)

64

3.4

So sánh chi phí lao động giữa các nhóm hộ theo quy mô nuôi
(2011-2013)

66

3.5


Tốc độ tăng năng suất tôm sú của nhóm hộ điều tra theo quy mô.

69

3.6

Tốc độ tăng năng suất cua biển của các nhóm hộ theo quy mô

73

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

Tốc độ phát triển năng suất tôm tự nhiên của các nhóm hộ theo
quy mô nuôi (2011-2013)
Doanh thu biên và chi phí biên của nhóm hộ theo quy mô nuôi
nhỏ (2011-2013)
Doanh thu biên và chi phí biên của nhóm hộ theo quy mô nuôi
trung bình (2011-2013)
Doanh thu biên và chi phí biên của nhóm hộ theo quy mô nuôi lớn
(2011-2013)
So sánh thu nhập từ tôm sú giữa các nhóm hộ theo qui mô nuôi

(2011-2013)
So sánh thu nhập hỗn hợp từ cua biển giữa các nhóm hộ nuôitheo
quy mô nuôi (2011-2013)
So sánh thu nhập hỗn hợp từ tôm tự nhiên giữa các nhóm hộ theo
quy mô nuôi (2011-2013)
Hiệu quả kinh tế NTS nước lợ của các nhóm hộ theo quy mô nuôi
(2011-2013)
So sánh thu nhập hỗn hợp tính trên 1 ha nuôi của các nhóm hộ theo
quy mô nuôi (2011-2013)

77
78
82
85
90
90
91
92
93


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang


1.1

Tôm sú

9

1.2

Tôm thẻ chân trắng

10

1.3

Cua biển

11


1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong ba thập niên cải cách và đổi tư duy của đất nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng chúng ta đã đạt được những thành quả rất lớn trên các mặt trận và các lĩnh
vực , đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt đất nước và đang dần
khảng định vai trò của Việt Nam cả về thế và lực trên trường quốc tế . Trong đó thì
lĩnh vực kinh tế biển đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân .
Ngành thủy sản là một trong các ngành thuộc kinh tế biển đã và đang mang lại lợi

ích kinh tế to lớn, sản phẩm thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Xuất
khẩu thủy sản năm 2011 đạt trị giá 4,35 tỷ USD, năm 2013 đạt giá trị 6 tỷ USD, đạt
tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm 12,6%/năm. Phát triển nuôi thuỷ sản góp
phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân, đẩy mạnh quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho
địa phương.
Nam Định là một tỉnh ven biển Bắc bộ, có chiều dài bờ biển 72 km, với 4
cửa lạch lớn, nhỏ trải dài 3 huyện ven biển. Hải hậu là một huyện đồng bằng ven
biển với chiều dài bờ biển 32 km, hai cửa sông Ninh cơ và sông Sò tạo ra các bãi
triều, vùng có tiềm năng NTS nước lợ.Với tiềm năng vùng triều ,sản lượng nuôi
ngày càng tăng, năm 2011 đạt 5,235 tấn, nuôi nước lợ đạt 900 tấn đến năm 2013 đạt
5,845 tấn, nuôi nước lợ đạt 1,200 tấn; tỷ trọng giá trị ngành NTS nước lợ trong toàn
ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng nhanh từ 9,06% năm 2011 lên 18,862% năm
2013 và đang dần khẳng định vai trò trong nền kinh tế. Ngành NTS đang đóng vai
trò quan trọng trong việc cải thiện bộ mặt của kinh tế hộ và kinh tế địa phương
trong nhiều năm tiếp theo.
Tuy nhiên hiện nay NTS nước lợ địa phương đang gặp phải một số vấn đề
khó khăn: chất lượng con giống giảm sút, môi trường nuôi ô nhiễm, tiếp cận nguồn
vốn tín dụng chính thống khó khăn, kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, thời


2

gian thuê đất mặt nước dành cho NTS nước lợ còn ngắn v.v.. làm cho năng suất
NTS giảm sút dẫn đến không có vốn để mở rộng diện tích nuôi trồng mà còn có xu
hướng giảm. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ của hộ nông dân ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển NTS nước lợ của hộ gia đình ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định . Chỉ ra những kết quả đạt được,những tồn tại hạn chế, trên cơ
sở phân tích, đánh giá từ đó đưa ra đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nuôi
thuỷ sản nước lợ trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển NTS nước lợ.
- Đánh giá thực trạng phát triển NTS nước lợ của hộ gia đình huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định trong thời gian qua .
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển NTS nước lợ của hộ gia đình ở
huyện Hải Hậu trong những năm tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tiềm năng và khả năng khai thác thế mạnh về NTS nước lợ của vùng ven
biển Hải Hậu?
- Đối tượng nuôi nào mang lại thu nhập cao cho các hộ nuôi?
- Quy mô NTS nước lợ nào đem lại hiệu quả ?
- Yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình phát triển NTS nước lợ của các
hộ nuôi?
- Những khó khăn mà các hộ hiện đang gặp phải trong việc phát triển NTS
nước lợ?
- Giải pháp nào để phát triển NTS nước lợ của hộ gia đình hiệu quả bền vững
cho địa phương?


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NTS nước lợ
theo hướng bền vững.
- Nghiên cứu phát triển NTS hộ gia đình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển NTS nước lợ của các
hộ gia đình theo chiều rộng và chiều sâu của huyện Hải Hậu , tỉnh Nam Định trong
một số năm gần đây.
- Về không gian : Tại 3 xã Hải Phúc , Hải Lộc và Hải Đông của huyện Hải
Hậu , tỉnh Nam Định .
- Về thời gian : Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển NTS từ 2011-2013.
Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời điểm khác nhằm minh hoạ rõ hơn cho kết
quả nghiên cứu.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ
1.1. Các vấn đề lý luận chung
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm được dùng trong kinh tế phát triển, đôi
khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên hệ
chặt chẽ với nhau.
* Khái niệm tăng trưởng
Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô của
một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là sự tăng
thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt động sản xuất
và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế.
* Khái niệm phát triển
- Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh

tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Song trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, phát triển không chỉ giải quyết
vấn đề hiện tại, trước mắt, mà còn đề cập đến tương lai lâu dài, không chỉ trong khu
vực của một nước mà là toàn cầu, đó chính là phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững (PTBV): Theo Uỷ ban thể giới về môi sinh và phát triển
(1987): “sự phát triển mà thoả mãn được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ”.
PTBV ngành thuỷ sản phải trên cơ sở phát triển đồng bộ cả 3 vấn đề: Ngư
dân, ngư nghiệp và ngư trường; phải dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc:
Thứ nhất, bảo đảm cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng
đối với phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Coi trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi
thuỷ sản.


5

Thứ hai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trong tất cả
các khâu của quá trình sản xuất, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khuyến
khích và mở rộng hình thức nuôi sinh thái, thân thiện với môi trường.
Thứ ba, bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá trình hoạt
động sản xuất thuỷ sản, đảm bảo các mặt hàng thuỷ sản sạch, an toàn thực phẩm
theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Thứ tư, nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia
sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Áp dụng mô hình đồng quản lý
trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản theo
hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Thứ năm, tăng cường năng lực thể chế và chính sách quản lý hiệu quả, bền
vững và liên ngành.
Thứ sáu, lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế
văn hoá xã hội của ngành và các địa phương trong các bước quy hoạch, trong các

dự án đầu tư. Mục tiêu PTBV của ngành là: Nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng
lâu dài để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản
nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản
trong tương lai và cho thế hệ mai sau.
Với đặc thù của ngành NTS, vấn đề PTBV là rất cần thiết. Không thể đẩy
mạnh phát triển NTS, khi mà nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, vùng nuôi
không được quy hoạch, quản lý và khai thác bừa bãi diện tích mặt nước, diện tích
chuyển đổi sang NTS.
1.1.2. Một số lý luận về nuôi thuỷ sản nước lợ
1.1.2.1. Một số khái niệm
- Nuôi trồng thuỷ sản: là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi
trồng động thực vật thuỷ sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ mặn (Pillay, 1990).
- Thủy vực là loại hình mặt nước hình thành một cách tự nhiên hoặc nhân
tạo. Nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành NTTS (vừa là đối tượng lao động, vừa
là tư liệu lao động).


6

- Nước lợ là nước có độ mặn từ 1 tới 10g/l hay 1 tới 10ppt.
- Thuỷ vực nước lợ có thể coi là những nơi có sự pha trộn giữa nước ngọt từ
sông ngòi đổ ra với nước biển tạo nên thuỷ vực nước lợ.
- Nuôi thuỷ sản nước lợ là hình thức nuôi động vật thuỷ sinh ở môi trường
nước có độ mặn từ 1 tới 10g/l hay 1 tới 10ppt hay ở thuỷ vực nước lợ.
- Phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ là quá trình lớn lên (sự tăng tiến) về mọi
mặt của thuỷ sản nước lợ trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng
lên về quy mô sản lượng(chiều rộng), về giá trị và sự tiến bộ về cơ cấu sản lượng
sản xuất của ngành thuỷ sản(chiều sâu). Thâm canh phát triển NTS để nâng cao
hiệu quả nuôi và tạo ra các sản phẩm sạch phục vụ tốt cho người tiêu dùng và xã hội
1.1.2.2. Đặc điểm của phát triển NTS nước lợ

NTS nước lợ là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước lợ vì vậy NTS
nước lợ có những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Tư liệu sản xuất chủ
yếu của ngành là mặt nước lợ, đối tượng lao động là những loài thuỷ sinh sống và
phát triển trong môi trường nước lợ, kết quả sản xuất của ngành là những sinh vật.
- Phát triển NTS nước lợ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và có tính
mùa vụ rõ rệt.
- Phát triển NTS nước lợ không tách rời với phát triển các bộ phận hợp thành
ngành thuỷ sản.
- Phát triển NTS nước lợ gắn với khai thác, sử dụng thuỷ vực nước lợ, diện
tích đất đai.
Thuỷ vực ở nước ta có thuỷ vực nước ngọt, thuỷ vực nước lợ, vùng nước
mặn gần bờ và vùng nước mặn xa bờ.
Thuỷ vực nước lợ là loại hình mặt nước lợ hình thành một cách tự nhiên có
thể sử dụng vào mục đích phát triển thuỷ sản nước lợ. Những vùng nước cửa sông
ven biển và rừng ngập mặn, đầm, phá nằm rải rác suốt chiều dài bờ biển. Đây là
một môi trường thuận lợi cho nhiều loại thuỷ đặc sản có giá trị sinh sống và phát
triển như tôm, cá mặn, lợ, cua biển, rong câu.
- Phát triển NTS nước lợ theo hướng thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn.


7

1.1.2.3. Vai trò của phát triển NTS nước lợ
Ngành NTS có một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nền kinh tế,
đặc biệt với nền kinh tế mà nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn như nước ta.
Phát triển NTS nước lợ một phần không thể thiếu trong phát triển NTS. Phát triển
NTS nước lợ không đơn thuần chỉ lĩnh vực kinh tế, mà còn là lĩnh vực xã hội, chính
trị, an ninh quốc phòng, bởi khu vực NTS nước lợ chủ yếu là những vùng nông thôn
ven biển khó khăn, biên giới, hải đảo.
Vai trò của NTS nước lợ có thể xem xét bởi ba góc độ trong nền kinh tế quốc dân:

Thứ nhất, ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
quốc gia, NTS nước lợ là một bộ phận của ngành thuỷ sản.
Thứ hai, góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Thứ ba, ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc
làm và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi thủy sản chủ yếu
là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên
nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo.
1.1.2.4. Một số hình thức NTS nước lợ
- Nuôi quảng canh hay còn gọi là nuôi truyền thống là hình thức nuôi bằng
nguồn thức ăn trong thuỷ vực nước lợ sẵn có.
- Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống và
thức ăn tự nhiên ở thuỷ vực nước lợ, nhưng bổ sung thêm giống nhân tạo ở mức độ
nhất định, đồng thời có đầu tư cải tạo thuỷ vực nước lợ nhằm tăng sản lượng.
- Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống nhân tạo và thức
ăn nhân tạo, nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực nước lợ.
Ngoài ra hệ thống hồ ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, thiết bị cơ
khí, thuỷ lợi … nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp. Có khả năng xử lý và
khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí.
- Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn
nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao hồ, thuỷ lợi,


8

giao thông, điện nước, cơ khí), có thể chủ động khống chế các yếu tố môi trường.
Mật dộ giống thả dầy, năng suất cao.
- Nuôi công nghiệp (nuôi siêu thâm canh) là hình thức nuôi hoàn toàn bằng
con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị
nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh

trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất
đạt các mục tiêu sản xuất và Thu nhập hỗn hợp.
1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTS nước lợ
- Yếu tố tự nhiên : Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển NTS ven biển
vì đây là ngành đòi hỏi môi trường khắt khe.
- Yếu tố kỹ thuật : NTS nước lợ hiện nay đa dạng hình thức nuôi, có áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi.
- Yếu tố kinh tế - xã hội : Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sinh trưởng của loài thì sự phát triển của ngành NTS nước lợ lại phụ thuộc vào
các yếu tố kinh tế xã hội sau:
Vốn đầu tư được biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật NTS (không tính đến tài
nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số
đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu
tố quan trọng của quá trình sản xuất.
Lao động là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTS. Lao
động trong NTS đòi hỏi phải am hiều về kỹ thuật nuôi, có kinh nghiệm và kỹ năng
tổ chức quản lý nuôi theo những hình thức và quy mô nhất định. Lao động thuỷ sản
cũng mang tính thời vụ rõ nét. Lực lượng lao động trong NTS dồi dào bao gồm cả
phụ nữ, người già và thiếu niên..
Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián
tiếp tới NTS. Ngành NTS nước lợ càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa
học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng
tốt và có hiệu quả kinh tế


9

1.1.2.6. Nội dung của phát triển NTS nước lợ
Phát triển NTS nước lợ có thể diễn ra theo 2 xu hướng là phát triển theo

chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển NTS nước lợ theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi
nước lợ bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước lợ, với cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ NTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết quả
NTS nước lợ đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực nước lợ tự
nhiên sẵn có và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp.
Phát triển NTS nước lợ theo chiều sâu là tăng sản lượng thuỷ sản nước lợ
dựa theo cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở
hạ tầng NTS phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy, phát triển theo chiều sâu là
làm tăng sản lượng và hiệu quả NTS nước lợ trên một đơn vị diện tích bằng cách
đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động.
1.1.2.7.Một số thuỷ sản nuôi chủ yếu của NTS nước lợ
Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo
mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài tôm sú, tôm chân trắng; cua; và một số loài
cá như: cá vược (chẽm), cá mú (song)...
 Tôm sú
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ 30-155 kinh độ đông, từ vĩ độ 35 vĩ
độ bắc tới 35 vĩ độ nam, xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia,
Malaixia , Philippines và Việt Nam .

Ảnh 2.1 Tôm sú
Hình 1.1: Tôm sú


10

Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính
sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ
vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận
sau: Chủy, mũi khứu giác và râu, 3 cặp chân hàm, 5 cặp chân ngực, cặp chân bụng,

đuôi, bộ phận sinh dục. Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to
hơn con đực . Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh
dục phụ bên ngoài .
Chu kì sống của tôm sú gồm các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú
Nauplli, Zoea, Mysis, Postlarvae : giai đoạn gần trưởng thành, Juvenile: giai đoạn
trưởng thành.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú
trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng
càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng
buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn .
Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và
tháng 7-10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh
vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn
85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun
nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn .


Tôm thẻ chân trắng

Ảnh 2.2:
Hình 1.2: Tôm thẻ chân trắng


11

Phân bố: châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên
thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.v.v.

Cấu tạo và điều kiện sinh thái: Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm
chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở.
Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35%
protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được
tôm ưa chuộng. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những
vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần
ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn
Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi
đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ
cao hơn. Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp
diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ.
Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt
được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn
tôm đực .
Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần
phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong
nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi
bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh.


Cua biển

Hình 1.3: Cua biển


12

Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập
tính sống, cư trú khác nhau. Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở

vùng ven biển ven bờ. Ấu trùng Zoea và Mysis sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa
vào ven bờ biến thái thành cua con .
Cua con theo thuỷ triều dạt vào vùng nước lợ như những bãi lầy ven bờ biển,
cửa sông, nơi có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ thuộc
vùng trũng, hạ triều chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ.
Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây,
bụi rậm .
Cua đạt giai đoạn thành thục có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển
sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh
sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản.
Điều kiện môi trường sống: Cua sống ở vùng nước lợ có độ pH trong khoảng
7,5 – 9,2, thích hợp nhất là 7,5 – 8,2. Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong
nước có độ pH thấp hơn 6,5. Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn
của nước. Cua có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn trên
33%o. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng, ấp trứng và thời kỳ ấu trùng, cua đòi hỏi
độ mặn từ 28 – 32%o.
Nhiệt độ của nước: Loài cua biển Scylla serrata phân bố rất rộng ở những
vùng vĩ tuyến cao cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển phía Nam
nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 29oC. Nhiệt độ cao thường ảnh
hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua, là một trong những nguyên nhân gây
chết .
Sinh cảnh nơi cư trú: Cua thích sống ở những nơi nhiều thực vật thuỷ sinh,
có những vùng bán ngập, có bờ để đào hàng, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác.
Vùng rừng ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều cua biển sinh sống.
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua
thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to,
giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu


13


là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ,
cá.v.v..Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức
ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày.
Khi thiếu thức ăn, cua xanh có thể ăn lẫn nhau. Cua khoẻ hơn tấn công cua
yếu. Cắn gãy càng, mai rồi ăn thịt. Trong thời kỳ giao vĩ cua đực tấn công nhau để
giành cua cái. Tính hung dữ có từ giai đoạn Megalops cho đến cua trưởng thành.
1.1.2.8. Một số bệnh thường gặp, biện pháp phòng trị trong NTS nước lợ
* Đối với Tôm
a. Bệnh do virut: Hiện nay, cũng có rất nhiều bệnh do vi rus gây ra trên tôm nuôi.
- Bệnh thân đỏ đốm trắng SEMBV: Bệnh thân đỏ đốm trắng là loại dịch bệnh
rất nguy hiểm ở tôm sú. Bệnh thân đỏ đốm trắng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn
phát triển của tôm. Tuy nhiên, bệnh thường gây chết nhiều nhất ở giai đoạn tôm
nuôi từ 1 đến 2 tháng tuổi.
+ Dấu hiệu bệnh: Khi bệnh thân đó đốm trắng xuất hiện ở tôm sú thường có
những dấu hiệu như sau:
Có từ ít đến nhiều con tôm yếu dạt vào bờ, màu sắc tôm chuyển sang màu
hồng tối hoặc nhợt nhạt.
Trên thân tôm xuất hiện các đốm trắng tròn, to, nhỏ khác nhau nằm dưới lớp
vỏ kitin ở phần đầu ngực và vỏ các đốt bụng. Cũng có một số ít trường hợp tôm bị
bệnh này nhưng không có đốm trắng.
Khả năng tiêu hoá thức ăn bị giảm sút nghiêm trọng, đa phần các con tôm dạt
bờ đều không ăn.
Tôm chết rải rác tới hàng loạt, có thể chết cả ao trong vòng 5 - 7 ngày, đặc
biệt chết nhiều sau khi lột xác.
Kết quả kiểm tra mô học cho thấy nhân ở tế bào bị cảm nhiễm phình to
chiếm chỗ cả nguyên sinh chất.
+ Biện pháp ngăn ngừa: Khi phát hiện trong ao nuôi có dấu hiệu bệnh thân
đỏ đốm trắng, biện pháp trị bệnh gần như không có, việc làm được chỉ có thể ngăn
chặn tránh lây lan sang ao tôm khác. Ðối với bệnh thân đỏ đốm trắng, biện pháp

ngăn ngừa là chính. Việc ngăn ngừa bệnh này phải ngăn chặn triệt để cả 2 con đường
lây lan.


×