Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH cá NHÂN THEO QUAN điểm của HÀNH VI tổ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.11 KB, 7 trang )

MÔN HỌC : Quản trị hành vi tổ chức
CHỦ ĐỀ :

Nghiên cứu tính cách cá nhân và những định hướng
cho các hành vi ứng xử trong tương lai

NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I
TÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC

1. Tính cách cá nhân:
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân riêng biệt nó nói lên hành vi cá nhân trong
môi trường tổ chức và xã hội. Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà chúng ta sử
dụng để phân biệt người này với những người khác trong xã hội.
Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến một mô hình ổn định trong các
hành vi cử xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cử xử
của một con người. Cá tính bao gồm cả yêu tố chủ quan và khách quan. Các tính cách
biểu hiện ra bên ngoài có thể quan sát được, dựa vào đó mà người ta có thể nhận biết
được tính cách của một con người.
2. Tính cách cá nhân và hành vi tổ chức.
Theo các công trình nghiên cứu, tính cách cá nhân liên quan đến những hành vi
ứng xử của con người đối với công việc, liên quan đến thái độ của mỗi con người
trong tổ chức, tính cách cá nhân giúp con người tìm được những công việc phù hợp
hơn và thích ứng nhất với nhu cầu của cuộc sống.
3. Năm loại tính cách cá nhân.
Theo các nhà học giả có năm loại tính cách cá nhân chính gồm:
• Tính hướng ngoại (Etroversion)
• Tính hoà đồng (Sãn sàng học hỏi - Openness to experience)
• Tính chu toàn (Tận tâm – Conscientiousness)
• Tính không ổn định tình cảm ( Lo âu – Neuroticism)
• Tính cởi mở (Dễ chấp nhận – Agreeableness)


Nghiên cứu các loại tính cách là c sở để xác định tính cách bản thân và định
hướng cho các hành vi cử xử trong tương lại.
4. Tính cách cá nhân và sự định hướng nghề nghiệp.
1


Sự nghiệp của mỗi con người không chỉ đơn thuần là sự phát triển các kỹ năng
chuyên môn, mà nó còn là sự điều chỉnh không ngừng của các cá tính, các giá trị,
hoàn thiện nhân cách và năng lực để phù hợp với các yêu cầu của công việc và môi
trường làm việc.
Theo các nhà nghiên cứu thành công trong công việc phụ thuộc vào mức độ hoà
đồng của mỗi cá nhân với môi trường làm việc của người đó. Sự đồng nhất cao đem
lại hiệu quả công việc cao, sự hài lòng và thời gian gắn bó với công việc của cá nhân
cũng sẽ dài hơn...
Từ việc nghiên cứu tính cách cá nhân và định hướng nghề nghiệp giúp ta có
thể điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách để phù hợp với môi trường làm việc của
mình.

PHẦN II
PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân, tự bản thân tôi rút ra được những
đánh giá như sau:
1. Tính hướng ngoại (E)
Với những đặc điểm: luôn hướng suy nghĩ và hướng hành động của mình ra
bên ngoài, hành động trước suy xét sau, cảm thấy thất vọng, chán nản khi bị cắt các
mối giao tiếp với bên ngoài, sống cởi mở, không toan tính và luôn phấn khích, nhiệt
huyết với con người và thế giới bên ngoài, luôn tận hưởng và mở rộng các mối quan
hệ trong cuộc sống. Người có tính hướng ngoại thường sông chan hoà, thích giao lưu,
ưa hoạt động và quyết đoán, họ luôn hướng các suy nghĩ, ý tưởng và hành động của
mình ra bên ngoài. Đây là một tính cách tốt của cá nhân trong môi trường tổ chức và

xã hội bởi vì .
Trong thực tiễn cuộc sống và kinh doanh đôi khi trong các tình huống cụ thể
nếu phải giành thời gian cho sự suy xét, cân nhắc thì cơ hội sẽ qua đi và khó có thể
lường hết những thiệt hại hoặc mất đi những nguồn lợi về kinh tế, chính vì vậy
nhiều khi ta cần phải hành động kịp thời mà đôi khi không cần (hoặc không kịp) suy
xét để chớp lấy cơ hội, nhằm đạt được những kết quả tốt nhất cho bản thân và doanh
nghiệp.
“Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” mở rộng các mối quan hệ
giao tiếp với bên ngoài, là nhu cầu tất yếu của mỗi cá nhân sống trong môi trường tổ
chức. Mở rộng các mối quan hệ giao tiếp với bên ngoài giúp chúng ta có thêm nhiều
thông tin, cơ hội cũng như tranh thủ được các lợi thế từ các mối quan hệ trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh.

2


Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, hướng ngoại là tính cách phù hợp nhất đối
với các Nhà quản lý, nó là tiền đề cho những thắng lợi mang tính đột phá, mang lại
những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên tính cách hướng ngoại cũng chứa đựng sự phiêu lưu, mạo hiểm (Hành
động trước, suy nghĩ, suy xét sau) nên khả năng thành công lớn nhưng rủi ro cũng
cao, người có tính hướng ngoại phải biết chấp nhận những thất bại để tiếp tục phấn
đấu cho những thắng lợi trong tương lai.
Nghiên cứu tính cách hướng ngoại giúp chúng ta cần có những xem xét
điều chỉnh lại hành vi để phù hợp với yêu cầu công việc và môi trường xã hội.
2. Về cách lĩnh hội kiến thức.
Hai cách lĩnh hội kiến thức khác nhau, ngược lại với nhau, phản ánh hai tính
cách của những con người theo hai nhóm cá tính đối lập. Nếu nhóm tri giác sử dụng
một cấu trúc có tổ chức để thu nhận những thông tin, chứng cứ có tính định lượng, có
khả năng tổng hợp một lượng lớn các dự liệu rời rạc để đưa ra những kết luận kịp thời

và chính xác, họ thu thập các thông tin, các sự kiện trong quá khứ, chú ý đến các cơ
hội hiện tại, ứng biến giỏi thông qua các kinh nghiệm trong thực tiễn và ưa các thông
tin rành mạch, rõ ràng thì nhóm Trực giác Lĩnh hội kiến thức bằng Trực giác dựa
nhiều vào những bằng chứng Chủ quan, trực giác và linh cảm, họ thu thập các thông
tin không theo hệ thống.
Với bản tính lạc quan, có trí tưởng tượng và óc sáng tạo, thông minh, linh hoạt
trong ứng biến với các tình huống, hoàn cảnh thực tế, thoái mái với sự không cụ thể,
dữ liệu không thống nhất và với các đoán biết ý nghĩa của nó nhóm trực giác thể hiện
được những ưu thế vượt trội luôn hướng tới tương lai, ưa sự khám phá và thử thách.
Trong học tập và cũng như điều hành sản xuất kinh doanh, lĩnh hội các
kiến thức khoa học và quản lý cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tri giác và trực
giác. Tri giác giúp ta tiếp nhận những thông tin sự kiện trong quá khứ một cách có
hệ thống và xem xét tìm kiếm các giải pháp từ trong thực tiễn còn Trực giác giúp ta
luôn hướng tới tương lai bằng trí tượng tượng phong phú, khả năng khám phá,
ứng biến với những biến đổi không ngừng của môi trường xã hội .
3. Về cách phán xét một vấn đề.
Sự phán xét một vấn đề được thực hiện thông qua lý trí và cảm tính.
Nếu bẳng cảm tính con người sẽ tự động lựa chọn những cảm xúc cá nhân
và ảnh hưởng tới người khác trong tình huống cần quyết định, nhạy cảm một cách tự
nhiên với nhu cầu và phản ứng của con người, tìm sự động thuận và ý kiến tập thể
một cách tư nhiên và Không thoải mái với mâu thuẫn, có phản ứng tiêu cực với sự
không hoà hợp.
Ngược lại nếu bằng lý trí con người sẽ tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp
lý trong tình huống cần quyết định, luôn biết phát hiện ra các công việc và nhiệm vụ
phải hoàn thành, dẽ dàng đửâ các phân tích có giá trị và quan trong, chấp nhận mâu
thuẫn như một phần tư nhiên và bình thường trong cuộc sống.
3


Hai cách phán xét khác nhau, hướng ta theo các hướng đối lập nhau nếu

chọn cảm tính ta rễ bị dẫn đến các quyết định bất hợp lý bởi sự chi phối (thẩm trí là
kiểm soát) của tình cảm. Chính vì vậy phán xét một vấn đề dựa trên lý trí sẽ giúp ta
phân tích thông tin một cách tách bạch, khách quan, các kết luận rút ra một cách có
hệ thống, đáng tin cậy.
Mâu thuẫn được coi như động lực cho sự phát triển, mỗi sự vật, hiện tượng
đều chứa đựng trong nó những mẫu thuẫn nội tại, trong cuộc sống cũng luôn tồn
tại những mãu thuẫn. Chấp nhận mẫu thuẫn coi mâu thuẫn như là một phần tư
nhiên và bình thường trong cuộc sống, sẽ hướng sự phán xét của chúng ta được
khách quan, toàn diện hơn.
Trong môi trường học tập và kinh doanh, khi nhìn nhận, phán xét một
vấn đề chúng ta cần tỉnh táo, phân tích một cách khách quan, dựa trên những
nguyên tắc đáng tin cậy. Nếu để các yếu tố tình cảm chi phối sẽ làm các thông
tin, sự kiện bị bóp méo và sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm, bất hợp lý.
4. Về cách hành xử đối với thế giới bên ngoài.
Hành xử với thế giới bên ngoài đánh giá phong cách của mỗi con người
trong xã hội. Quá trình tiếp nhận thông tin, bày tỏ chính kiến, ra quyết định, hành
động và sắp xếp cuộc sống của mỗi con người đều phải trải qua hai quá trình lĩnh
hội và đánh giá. Trong thực tế cuộc sống chỉ có một trong hai quá trình dẫn dắt
mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài. Phong cách Lĩnh hội (p) đón
nhận thế giới bên ngoài như nó vốn có và sau đó hoà hợp, mềm dẻo, kết thúc mở
giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, luôn muốn đón nhận và thử nhiệm cái mới
thì Phong cách Đánh giá (J) tiếp nhận thế giới bên ngoài thông qua việc lập kế
hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động, tập trung vào hành động hướng công
việc, hoàn thành các phần quan trọng trước khi tiến hành, làm việc tốt nhất và
tránh TREES khi cách xa thời hạn cuối, sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu
trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Từ việc nghiên cứu cách hành xử của hành vi tổ chức, bản thân tôi nhận
thấy từ việc tiếp nhận các thông tin, bày tỏ các chính kiến, ra quyết định, hành
động cũng như việc sắp xếp cuộc sống cần phải bình tĩnh xem xét sự việc một
cách kĩ lưỡng trước khi hành động, thực hiện . Trong qua trình thực hiện bất

kỳ một công việc, nhiệm vụ nào cũng phải tập trung cao độ, linh hoạt trong
cách giải quyết, không cứng nhắc, máy mooc... hướng tới hiệu quả giải quyết
công việc đạt được cao nhất, nhưng cũng cần phải biết sắp xếp trình tự thực
hiện các công việc một cách hợp lý, phải biết ưu tiên hoàn thành các phần việc
quan trọng trước . Trong cuộc sống phải luôn đặt cho mình các mục tiêu, thời
hạn để hoàn thành một công việc hoặc nhiệm vụ và phải tìm mọi biện pháp để
hoàn thành mục tiêu đó.

4


PHẦN III
KẾT LUÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Từ thực tiễn nghiên cứu về môn học Quản trị hành vi tổ chức, liên hệ với bản
thân, để có thể hiểu biết và hành động đúng, tự bản thân tôi rút ra được các kết luận như
sau:
1. Phải tự hiểu về bản thân mình và nỗ lực tự hoàn thiện mình. Phải tự hiểu bản thân
mình có những đặc tính gì ? tính cách như thế nào? khả năng hiểu biết đến đâu?
Ngoài ra phải nỗ lực tự hoàn thiện mình, không ngừng phát huy các tính cách tốt, loại
bỏ các cá tính xấu, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đạo đức, không ngừng học hỏi thông qua việc tự học, qua các khoá đà tạo, qua
suy ngẫm cũng như qua giao tiếp với người khác.
2. Phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn: Với vai trò là
người quản lý doanh nghiệp, tự bản thân tôi phải biết rõ về công việc của mình, đồng
thời cũng phải hiểu biết được công việc của nhân viên dưới quyền.
3. Phải biết tìm kiếm các cơ hội, tận dụng các các cơ hội để lãnh đạo đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ được giao và luôn có sự tăng trưởng về mọi mặt ; sẵn sàng gánh vác
trách nhiệm khi gặp những rủi ro, thất bại. Từ những thất bại phải biết phân tích các
tình huống, nguyên nhân thất bại, thực hiện những biện pháp khắc phục, chấn chỉnh,
tiếp tục bước tới để đương đầu với những thách thức tiếp theo.

4. Phải biết sử dụng các kỹ năng và công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết định một
cách kịp thời và hợp lý.
5. Phải là người gương mẫu trong đơn vị, là một tấm gương điển hình cho các nhân
viên trong việc tuân thủ các nội qui, nguyên tắc, các chuẩn mực, lời nói di đôi với
việc làm.
6. Phải tìm và hiểu các nguyện vọng, đề xuất, những lo âu phiền muộn của các nhân
viên dưới quyền ; phải luôn chăm lo cho lợi ích của nhân viện, biết đấu tranh, bảo vệ
các quyền lợi chính đáng cho họ và biết động viên khuyến khích họ công hiến.
7. Phải biết phát huy ý thức, tinh thần trách nhiệm của các nhân viên, khuyến khích phát
triển các tính cách tốt, khuyến khích họ đảm nhận các trách nhiệm trong công việc và
tạo mọi cơ hội để họ thể hiện khả năng, năng lực của mình.
8. Phải biết truyền tải thông tin cho các nhân viên một cách hợp lý, dễ hiểu và nhận từ
họ thông tin đầy đủ và trung thực nhất .
9. Phải duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đơn vị, tránh các tư tưởng bè phái, cục
bộ để tạo lên sức mạnh tập thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao,
10. Phải biết khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi năng lực về con người, tài chính, thiết bị
công nghệ và các lợi thế kinh doanh của đơn vị để đem lại những kết qua tốt nhất.
5


MƯỜI ĐIỂM GHI NHẬN TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
1= Cực kỳ phản đối
2= Rất phản đối.
3= Phản đối
4= Trung lập
5= Đồng ý
6= Rất đồng ý
7= Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình


1

2

3

4

5

6

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

7
x

2. Chỉ trích, tranh luận

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ

x

4. Lo lắng , dễ phiền muội

x

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con


x

người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm

x

8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ốn định

x

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

x

6


ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tư nhiên nhất của bạn là gì?
Trả lời: Hướng ngoại (E) Đó là:

• Hành động trước, suy nghĩ, suy xét sau.
• Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với bên ngoài.
• Thường được cởi mở và được khích lệ bởi con người hay sự việc của thế giới bên
ngoài.
• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con người.
Q2. Cách lĩnh hội hay hiểu biết nào “ Tự động” hay “ Tự Nhiên”?
Trả lời: Trực giác (N) Đó là:
• Tính thần sống với tương lai, chú ý tới các cơ hội tương lại.
• Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra khám phá các triển vọng mới là bản năng tự
nhiên.
• Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ cảnh và các mối liên kết.
• Ưng biến giỏi nhất từ những hiểu biết mang tính lý thuyết.
• Thoái mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất và với các đoán biết ý
nghĩa của nó.
Q3. Việc hình thành sự phán xét và sự lựa chọn nào là tự nhiên nhất?
Trả lời: lý trí (T) Đó là:
• Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong tình huống cần quyết định.
• Luôn biết phát hiện ra các công việc và nhiệm vụ cần phải hoàn thành .
• Dễ dàng đưa ra các phân tích có giá trị và quan trong .
• Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tư nhiên và bình thường trong cuộc sống.
Q4. Xu hướng hành sử của bạn với thế giới bên ngoài là thế nào?
Trả lời: Lĩnh hội (P) Đó là:
• Thoải mái tiến hành công việc mà không cần lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.
• Thích đa nhiệm , đa dạng làm và chơi kết hợp.
• Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn ; làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.
• Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự mềm dẻo, tự do và đa dạng.
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi :
HƯỚNG NGOẠI – TRỰC GIÁC – LÝ TRÍ – LĨNH HỘI
E


N

T

7

P



×