Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá bản thân qua hành vi ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.23 KB, 6 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC

GIỚI THIỆU
Hành vi tổ chức nghiên cứu về những ảnh hưởng của cá nhân, nhóm và cấu
trúc đến hành vi trong các tổ chức với mục đích là áp dụng những kiến thức này vào
việc nâng cao hiệu quả của tổ chức. Môn quản trị hành vi tổ chức cung cấp những
kiến thức cơ sở cần thiết cho các nhà quản lý dựa trên nền tảng của nghiên cứu tâm
lý học, xã hội học, giúp các nhà quản trị hiểu biết về những nguyên nhân, yếu tố tác
động, cả bên trong và ngoại cảnh, dẫn đến những hành vi của các cá nhân, các
nhóm trong tổ chức.
Ngày nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về
nguồn nhân lực luôn là vấn đề nóng bỏng tại các công ty tầm cỡ trên thế giới cũng
như các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bởi lý do đó , để thu hút nhân tài, các doanh
nghiệp không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó,
mức lương thưởng cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác luôn được lãnh đạo các doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm.
Qua môn học Quản trị hành vi tổ chức, tôi hiểu rằng mỗi chúng ta cho dù ở vị
trí nào trong hoặc liên quan đến tổ chức cũng cần có kỹ năng quan hệ con người tốt
để có thể quản lý được cấp dưới, giao tiếp với cấp trên, quản trị thành công sự thay
đổi của tổ chức, con người tạo ra mối hiểu biết, quan tâm đến nhu cầu và cuộc sống
của con người. Những kiến thức kỹ năng này càng có ý nghĩa thực tiễn hơn trong
bối cảnh Việt Nam hiện nay khi các doanh nghiệp, các tổ chức đều đang buộc phải
đổi mới và hội nhập khu vực và toàn cầu.

NỘI DUNG
Với ý thức ham học hỏi và rèn luyện bản thân, hàng năm ngoài việc tự nhận
xét về sự phát triển của bản thân, tôi còn tham khảo ý kiến nhận xét của đồng
nghiệp thông qua công việc đánh giá xếp loại hàng năm. Qua việc đánh giá, nhận
xét, tôi đã nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó đưa ra
các biện pháp khắc phục và cải tiến để dần tự hoàn thiện chính mình trong công
việc cũng như trong cuộc sống. Với các câu hỏi trắc nghiệm trong bài tập này lại


1/6


cho tôi những đánh giá về mình rõ nét hơn, phong phú hơn.
Bài tập Big 5 và MBTI
Bài tập 1: Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê
trong bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể
hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó . Bạn nên đánh dấu thể hiện sao
cho các mức độ của mỗi tính các phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính
cách khác phù hợp hơn nó.
1=Cực kỳ phản đối;
2= Rất phản đối;
3=Phản đối;
4=Trung lập;
5=Đồng ý;
6=Rất đồng ý;
7=Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình
1.Hướng ngoại, nhiệt huyết
2.Chỉ trích, tranh luận
3.Đáng tin cậy, tự chủ
4.Lo lắng, dễ phiền muộn
5.Sẵn sàng trải nghiệm, một con
người phóng khoáng
6.Kín đáo, trầm lặng
7.Cảm thông, nồng ấm
8.Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9.Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10.Nguyên tắc, ít sáng tạo


1

2

3

4

5

6
x

7

x
x
x
x
x
x
x
x
x

MBTI
Bài tập 2:
1. Đánh giá bản thân về tính cách cá nhân:
Qua kết quả trắc nghiệm của bản thân với việc áp dụng phương pháp đánh

2/6


giá “MBTI”, tôi đã có được một số nhận xét cơ bản về bản thân như sau:
- Tôi luôn suy nghĩ kỹ các vấn đề trước khi đưa ra quyết định hành động;
không thích tụ tập, dễ chịu khi ở một mình; thích các môi quan hệ với người khác,
khuyến khích tính sáng tạo của mọi người.
- Tôi luôn chú ý đến các cơ hội hiện tại; sử dụng các giác quan thông thường
và tìm các giải pháp thực tiến để đưa ra quyết định; nhớ và ứng biến tốt các sự kiện
xảy ra trong quá khứ; thích các thông tin rành mạch, rõ rang tiếp thu, lĩnh hội để xử
lý nó.
- Khi cần đưa ra quyết định, tôi luôn tự tìm kiếm các thông tin và tính logic;
tự vạch ra cho mình công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành; dễ dàng đưa ra các
phân tích giá trị và quan trọng; chấp nhận mẫu thuẫn.
- Trước khi hành động, tôi thường lập ra kế hoạch chi tiết và cụ thể; luôn tập
trung vào hành động hướng công việc; hoàn thành các phần quan trọng trước; sử
dụng các mục tiêu, thời gian và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Những đặc điểm trên cũng có nhiều điều tương đồng với kết quả trắc nghiệm
của thuyết “Big 5”, là người có điểm hướng ngoại; độ hòa nhập đạt khoảng trung
bình; có sự kiên trì theo đuổi mục tiêu tương đối cao; độ vững vàng về tâm lý đạt
khoảng trung bình; độ cởi mở tương đối thấp.
Từ những kết quả này cho thấy tôi có thiên hướng ngoại, nhiệt huyết, dễ gần,
sẵn sàng học hỏi, cảm thông, điềm tỉnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu, vững vàng về
mặt tâm lý và rất thực tế luôn hướng tới tương lai.
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi:
E ( Hướng ngoại ) N ( Trực giác )
T ( Lý trí )
P ( Lĩnh hội )
Các kết quả trên đã cho thấy con người tôi hội tụ bốn tính cách, đó là: Hướng
ngoại (E), Trực giác (N), Lý trí (T), và Lĩnh hội (P). Trên thực tế, các phát hiện trên

đã làm tôi bất ngờ, nhưng tôi nghĩ rằng tính cách của mỗi người hoàn toàn có thể
thay đổi phụ thuộc vào nhận thức, mục tiêu, môi trường, thời gian, việc lựa chọn lối
sống và định hướng nghề nghiệp. Với các mặt mạnh và điểm yếu thông qua kết quả
trắc nghiệm trên, tôi cần định hướng lại và điều chỉnh các hành vi cư xử của mình
trong tương lai để đảm bảo mục tiêu và định hướng của bản thân để bảm thân ngày
càng hoàn thiện và đạt kết quả cao trong quá trình rèn luyện và phấn đấu cho tương
lai.
2.Định hướng các hành vi cư xử trong tương lai .
Là một con người có cách hướng ngoại nên tôi sẵn sàng tiếp xúc với bạn bè,
đồng nghiệp, khách hàng nhưng do bản thân suy nghĩ và hành động theo tinh trực
3/6


giác nên bản thân tôi thấy mình thiếu một cái quan trọng của một người lãnh đạo đó
là sự nhìn nhận chu đáo, động viên, khích lệ nhân viên trong công việc dẫn đến đôi
lúc làm cho tinh thần làm việc của nhân viên căng thẳng, giảm tính sáng tạo. Là một
người lãnh đạo Ngân hàng, tôi cần thiết phải thay đổi và định hướng hành vi cư xử
đối với nhân viên bằng việc cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhânh viên, giữa
con người với con người trong một tập thể, công động, cố gắng gần gũi và thường
xuyên trao đổi với nhân viên, tạo môi trường làm việc cởi mở, thúc đẩy động cơ
làm việc của nhân viên thông qua giao lưu, động viên, khích lệ chứ không tập trung
vào tương lai mà quên đi quá khứ và hiện tại đang diễn ra xum quanh chúng ta.
Đối với tính cách trực giác phần nhiều tôi mang tính cách chú trọng đến
tương lai , luôn chú ý tới các hội hiện tại và tương lại có thể xẩy ra. Điều quan trọng
trong công việc và cuộc sống là phải có tầm nhìn cho tương Lai và tạo ra các triển
vọng mới từ đó vạch ra các mục tiêu hành động. Vì vậy, bản thân tôi cần cố gắng
phát huy hơn nửa những tính cách mà bản thân đã có.
Tính cách lý trí theo tôi là một điểm mạnh cần phát huy của bản thân. Tính
cách này hội tụ nhiều đặc điểm rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức, nó cho
phép chúng ta ra những quyết định đúng đắn.

Lĩnh hội, theo tôi, là tính cách đáng có đối với mỗi cá nhân chúng ta, trong
công việc cần phải có sự lĩnh hội từ thực tiễn hoặc qúa khứ nhưng trong thực tế tôi
quyết định rất ít có các kế hoạch cụ thể , tôi thấy vừa làm vừa khám phá vừa tính
toán là hay hơn việc đưa ra các kế hoạch tỉ mỉ. Tôi luôn thấy thời gian là áp lực
trong công việc .
Trên đây là những định hướng về các hành vi cư xử trong tương lai mà bản
thân cần hướng tới để tự hoàn thiện mình.
3.Các ví dụ kết quả về hành vi cư xử .
- Về tính cách hướng ngoại: Trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp tôi rất rất cở
mở và chủ động; tôi thường xuyên tham gia các bữa tiệc, các buổi giao lưu và dã
ngoại; tôi thích chỗ đông người vì thế bạn bè và đồng nghiệp, khách hàng của tôi rất
đông và dễ thông cảm.
- Ví dụ về tính cách trực giác: Khi đưa ra một quyết định trong việc điều
hành cũng như quyết định trong kinh doanh tôi thường xem xét những thông tin
mang tính vượt trội, vì vậy những quyết định đưa ra luôn được mọi người đánh giá
là có cái nhìn tổng quát, chuẩn xác trong mọi vấn đề. Từ đó, với khách hàng, đồng
nghiệp, tôi luôn tạo được niềm tin và sự tôn trọng trong công việc cũng như qua hệ
lâu dài.
- Ví dụ về tính cách lý trí: Trong công việc, khi đưa quyết định tôi thường cố
4/6


gắng tìm ra những lý do thực tế và cố gắng tách rời bởi các tác động về tình cảm.
Khi phát sinh mâu thẫu trong mối quan hệ, tôi cho rằng mọi sự việc đều có nguyên
nhân và tìm cách để khắc phục thay cho việc xác định bằng cảm tính.
- Ví dụ về lĩnh hội: Trong quản lý công việc, tôi thường lập kế hoạch cụ thể
cho từng việc và giao việc rõ ràng. Lĩnh hội các ý kiến góp ý cũng như chỉ của cấp
trên Từ đó, luôn nhận được kết quả đạt yêu cầu trong công việc.
4. Những hành vi cử xử của bản thân, sự giao tiếp với người khác, các hoạt động
yêu thích và thái độ đối với công việc qua những kết quả điều tra thái độ, giá trị

và tính cách:
Đối với tôi Gia đình là phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng
ta, gia đình là chỗ dựa tinh thần hết sức to lớn, “một gia đình hạnh phúc” là tiêu chí
rất quan trọng đối với tôi và đây là giá trị đầu tiên cần hướng tới. Đối với công việc
tôi không làm quá nhiều mà luôn cố gắng đào tạo và giao bớt việc cho nhân viên
cấp dưới mình để cùng học hỏi, chia sẻ và tôi cũng có điều kiện dành thời gian hơn
cho mái ấm gia đình của mình . Tóm lại, Sự nghiệp đối với tôi là mục tiêu lâu dài
và không ngừng, còn gia đình mới chính là cuộc sống.
Ngoài niềm vui, hạnh phúc gia đình thì tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được
giúp đỡ hoặc mang lại niềm vui cho người khác, đặc biệt với những người có hoàn
cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ của tôi. Tôi luôn nhiệt tình giúp bất cứ ai cần đến
tôi trong khả năng của mình. Với tính cách này tôi cũng hay bị người khác lợi dụng
để làm lợi cho riêng bản thân họ, nhưng tôi những vấn đề đó tôi không cần quan
tâm mà tôi chỉ quan tâm mình đã làm được gì và cần phải làm gì mà bản thân cho là
hợp lý và có ý nghĩa, do đó tôi tin rằng họ sẽ được cảm hoá vì những gì tôi đã và sẽ
làm.
Đối với bạn bè tôi là người thẳng thắn, hay nói ra sự thật điều này đôi khi làm
cho người khác cảm thấy khó chịu , nhưng tôi biết cách làm cho người đối diện tin
vào những lời tôi nói hoàn toàn là sự thật . Vì sao ư ? Vì tôi cần thể hiện sự ngay
thẳng, chính trực, và vô tư trong tất cả các hành động của mình. “Hành vi gian dối
sẽ không thể truyền tải niềm tin tới các nhân viên trong tổ chức được “
Trong cuộc sống tôi thấy mình luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người.
“Thành kiến là kẻ thù của sự công bằng”cho nên có đôi lúc tôi chấp nhận phần
thiệt về mình nhằm khuyến khích mọi người cùng nhau phát triển để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN
5/6



Hành vi cư xử là một môn học rất bổ ích và khoa học,qua môn học này bản
thân tôi đúc rút ra được những đánh giá nhân xét và định hướng cho các hành vi cư
xử và mục tiêu trong tương lai . Tính cách có thể hình thành ở bất cứ thời điểm nào
nhiều người nghĩ rằng tính cách do con người hình thành khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, không ai biết chính xác bao nhiêu hay từ bao giờ các tính cách
được hình thành. Chỉ có một điều mà hầu như bất kể ai cũng đồng ý, đó là tính cách
không thể thay đổi một cách nhanh chóng. Hành vi thể hiện ra bên ngoài chính là
dấu hiệu nhận dạng tính cách của một cá nhân. Hành vi này có thể mạnh hay yếu,
tốt hay xấu. Những người có những tính cách mạnh luôn thể hiện sự quả quyết, nghị
lực, tính kỷ luật cao, lòng hăng say, sự nhiệt huyết, và lòng can đảm. Họ thấy được
những gì mình muốn và quyết tâm thực hiện chúng. Họ thu hút được sự chú ý của
mọi người xung quanh. Ngược lại, những người có tính cách yếu sẽ không thể hiện
bất cứ đặc điểm nào như trên. Họ không biết mình muốn những gì. Đặc điểm của
những người này là thiếu tổ chức, luôn do dự và đầy mâu thuẫn. Từ đó bản thân tôi
đã phần nào đánh giá được thực trạng của bản thân về các tính cách từ đó đưa ra các
định hướng về hành vi cư xử của bản thân trong tương lai, nhằm mục đích hoàn
thiện những hành vi cư xử trong công việc và cuộc sống. Những định hướng đó là
những kim chỉ nang cho các quyết định để hướng tới những kết quả tốt đẹp nhất./.

6/6



×