Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xem TV quá nhiều gây ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.18 KB, 4 trang )

Xem TV quá nhiều gây ảnh hưởng đến
hành vi ứng xử của trẻ

Một nghiên cứu mới về trẻ
em và thói quen xem TV
của trẻ đã cho thấy khi trẻ
còn quá nhỏ nhưng xem TV
mỗi ngày quá nhiều sẽ dễ
gặp phải những rối loạn về
hành vi ứng xử – nhưng
nếu các bậc phu huynh kịp thời ngăn chặn tình trạng trên
trước khi bé được 5 tuổi thì sẽ tránh được việc để lại những
hậu quả lâu dài về sau đối với trẻ.
Kamila B.Mistry và những đồng sự của bà ở Trung tâm sức
khỏe cộng đồng thuộc trường Hopkins ở Baltimore đã tiến
hành nghiên cứu và kết luận rằng những trẻ trải qua hơn 2
giờ mỗi ngày ngồi trước màn hình TV, ở độ tuổi từ 2.5 đến
5.5 tuổi, thường gặp nhiều vấn đề về ứng xử và có kỹ năng
giao tiếp xã hội kém hơn các bạn khác cùng trang lứa ít


xem TV hơn.
Nếu lúc 2 tuổi, các em xem TV nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày,
nhưng thời lượng xem này được cắt giảm xuống ít hơn 2
giờ khi trẻ được 5 tuổi thì những hậu quả tiêu cực về ứng
xử và giao tiếp xã hội sẽ không xuất hiện.
“Tôi cho rằng đây là một thông điệp mang ý nghĩa tích
cực”, nhà nghiên cứu Mistry nói. Những phát hiện này
khẳng định rằng những khuyến cáo về việc chăm sóc sức
khỏe trẻ em có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích đối với
các bậc phụ huynh trong việc hạn chế thời lượng xem


truyền hình của trẻ ít hơn 2 giờ mỗi ngày, bà tiếp lời. “Tôi
nghĩ rằng việc tiếp tục đưa ra những khuyến cáo như thế
này là rất cần thiết. Công việc này chẳng khi nào là vô ích.
Không có gì là quá muộn cả”.
Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bậc phụ huynh
không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem TV và những trẻ ở độ
tuổi lớn hơn cũng chỉ nên cho xem truyền hình từ 1 đến 2
giờ mỗi ngày đối với những chương trình có tính chất giải
trí. Hiệp hội cũng khuyến cáo không nên để TV trong
phòng riêng của trẻ.
Việc xem truyền hình quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh
hưởng khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ, Mistry
cùng các đồng sự của bà đã tuyên bố nhận định này trên tạp
chí Nhi khoa Hoa Kỳ. Để chứng minh cho nhận định của
mình, nhóm nghiên cứu của Mistry đã tiến hành phỏng vấn
2.707 bà mẹ cho con xem TV khi trẻ được 30-33 tháng tuổi
và lặp lại việc phỏng vấn này khi trẻ được 5.5 tuổi.
Cuộc nghiên cứu đã cho thấy một phần năm số số trẻ được
điều tra xem truyền hình nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày ở cả hai
thời điểm, trong khi đó 41 % số trẻ được bố mẹ lắp đặt
truyền hình ngay trong phòng riêng.
Trong khi việc xem TV không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu
cực về hành xử đối với những trẻ không xem TV quá
nhiều, thì những trẻ “nghiền” xem TV ở vào độ tuổi từ 2 –
5 tuổi lại thường gặp những vấn đề về sức chú ý, việc ăn
ngủ và thường có cách hành xử hung hăng với mọi người.
Và những trẻ 5 tuổi rưỡi có TV riêng trong phòng cũng gặp
nhiều vấn đề về việc ăn ngủ và thường tỏ ra thiếu nhanh
nhạy trong việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình hơn
những trẻ đồng lứa không có TV riêng trong phòng.

“Việc lắp dặt truyền hình cho trẻ trong phòng riêng có thể
khiến trẻ xem TV nhiều hơn vào giờ ngủ, do đó làm rối
loạn giấc ngủ bình thường của trẻ và làm giảm khả năng
phản ứng nhanh nhạy của trẻ trong giao tiếp với bên
ngoài”, Mistry và các đồng sự của bà viết.
Nghiên cứu trên không đi vào phân tích về mặt nội dung
của những tiết mục truyền hình bé xem một mình hay xem
cùng với người lớn, bà Mistry nói. Nhưng việc kiểm soát
nội dung các chương trình Tv mà trẻ xem “cũng rất quan
trọng đối với những bước phát triển trong tương lai của
trẻ”.

×