Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 8 trang )

PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS HOÀN TRẠCH

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn ; Khối : 7
MÃ ĐỀ : 01
Thời gian làm bài :90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài trên giấy thi. Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi và mã đề vào tờ giấy
làm bài

Câu 1( 2 điểm )
Chép lại theo trí nhớ bài thơ : “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung của
bài thơ.
Câu 2( 1 điểm)
Phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ?
Câu 3 ( 2 điểm)
Tìm điệp ngữ , cho biết chúng thuộc dạng điệp ngữ nào và nêu tác dụng của việc sử
dụng điệp ngữ trong khổ thơ sau ?
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Viễn Phương )
Câu 4 ( 5 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ : “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh.
( Ngữ Văn 7- tập 1 )
-----------------------------------------------------------DUYỆT CM

TỔ CM


NGƯỜI RA ĐỀ


PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS HOÀN TRẠCH

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn ; Khối : 7
MÃ ĐỀ : 02
Thời gian làm bài :90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài trên giấy thi. Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi và mã đề vào tờ giấy
làm bài

Câu 1( 2 điểm)
Chép lại theo trí nhớ phần dịch thơ bài thơ : “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh và
nêu nội dung của bài thơ.
Câu 2 ( 1 điểm)
Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ ?
Câu 3 ( 2 điểm )
Tìm từ đồng âm trong bài ca dao sau và giải nghĩa các từ đồng âm đó ?
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
( Ca dao)
Câu 4 ( 5 điểm )
Cảm nghĩ của em về bài thơ : “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh.
( Ngữ Văn 7- tập 1 )


-----------------------------------------------DUYỆT CM

TỔ CM

NGƯỜI RA ĐỀ


Ma trận đề kiểm tra học kỳ I
Môn : Ngữ Văn 7
Mã đề 01:
Vận dụng
Tên chủ đề
Chủ đề 1
Đọc- hiểu
Thơ trữ tình

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%
Chủ đề 2
Tiếng Việt
- Từ láy, điệp
ngữ.

Nhận biết

Thông hiểu

cao


HS nhớ được bài
thơ “Cảnh
khuya” và nêu
nội dung bài thơ.
( Câu 1)
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %

Cộng

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %
-Phân biệt
được từ láy
toàn bộ và từ
láy bộ phận.
- Chỉ ra được
điệp ngữ và
nêu tác dụng
của nó.
( Câu 2,3)
Số câu:2
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%

Chủ đề 3
Tập làm văn
( Văn biểu
cảm)

Số câu:2
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %
Viết bài văn
biểu cảm.
( Câu 4)

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%
Tổng số câu

Thấp

Số câu:1

Số câu: 2

Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50
%
Số câu: 1

Số câu: 1

Số điểm: 5
Tỉ lệ 50 %
Số câu:4


Tổng số điểm
Tỉ lệ :%

Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %

Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %

Số điểm: 5
Tỉ lệ 50
%

Số điểm:10
100%

Ma trận đề kiểm tra học kỳ I
Môn : Ngữ Văn 7
Mã đề 02:
Vận dụng
Tên chủ đề
Chủ đề 1
Đọc- hiểu
Thơ trữ tình


Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%
Chủ đề 2
Tiếng Việt
Từ ghép, từ
đồng âm.

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%
Chủ đề 3
Tập làm văn
( Văn biểu cảm)

Nhận biết

Thông hiểu

Thấp

cao

HS nhớ được bài
thơ “Rằm tháng
giêng” và nêu nội
dung bài thơ.
( Câu 1)
Số câu: 1
Số điểm: 2

Tỉ lệ 20 %

Cộng

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %
-Phân biệt
được từ ghép
đẳng lập và từ
ghép chính
phụ.
- Chỉ ra được
từ đồng âm
và giải nghĩa
các từ đồng
âm.
( Câu 2,3)
Số câu:2
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %

Số câu:2
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %
Viết bài văn
biểu cảm.
( Câu 4)



Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ :%

Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %

Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %

Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50
%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50
%

Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50 %
Số câu:4
Số
điểm:10

100%

Đáp án và biểu điểm môn Ngữ Văn 7
Mã đề 01:
Câu 1
- Chép đúng chính tả, chép đúng và đủ 2 câu thơ đầu bài thơ : “Cảnh khuya”
( 0,5 đ)
- Chép đúng chính tả, chép đúng và đủ 2 câu thơ cuối bài thơ : “Cảnh khuya”
(0,5 đ)
- Nêu nội dung:
+ Bức tranh cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc tươi đẹp. ( 0,5 đ)
+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước sâu đậm của Hồ Chí Minh.
( 0,5 đ)
Câu 2
-Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (có một số trường hợp tiếng đứng
trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự hài hòa về âm thanh.) ( 0,5 đ)
-Từ láy bộ phân : giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần..
( 0,5 đ)
Câu 3
- HS xác định được biện pháp nghệ thuật điệp ngữ : Muốn làm ( 0,5 đ)
+ Dạng điệp ngữ cách quãng. ( 0,5 đ)
-Tác dụng:
+ Điệp ngữ : “Muốn làm” được lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh tâm trạng lưu luyến
của nhà thơ.( 0,5 đ)
+ Thể hiện cảm xúc mong muốn mang đến những niềm vui cho Bác . ( 0,5 đ)
Câu 4
Biết viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng,
văn viết có cảm xúc, biết dùng từ đặt câu, bố cục rõ ràng. Cụ thể:
a. Mở bài:



+ Giới thiệu chung về bài thơ ( Tác giả, tác phẩm). ( 0,5 đ)
+ Cảm nghĩ chung về tình bà cháu. ( 0,5 đ)
b. Thân bài:Những kỷ niệm và cảm xúc được gợi lại trong bài thơ.
+ Kỷ niệm về hình ảnh những con gà mái mơ , mái vàng và ổ trứng đẹp như trong
tranh. ( 0,5 đ)
+ Kỷ niệm về tuổi thơ thơ dại : Nhìn gà đẻ bị bà mắng. Đó là hình ảnh người bà đầy
lòng yêu thương cháu. ( 0,5 đ)
+ Đặc biệt cách bà chăm chút từng quả trứng , nỗi lo của bà để có tiền mua áo mới
cho cháu. ( 0,5 đ)
+ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ : được bộ quần áo mới từ tiền bán gà.
( 0,5 đ)
+ Cảm nghĩ về thể thơ 5 tiếng, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị. ( 0,5 đ)
+ Nghệ thuật điệp ngữ : “ nghe”, “ vì” , “ tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại như là
những tiếng vang thôi thúc cháu trên bước đường chiến đấu. ( 0,5 đ)
c. Kết bài:
- Tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà. ( 0,5 đ)
- Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. ( 0,5 đ)

-------------------------------------


Đáp án và biểu điểm môn Ngữ Văn 7
Mã đề 02:
Câu 1
- Chép đúng chính tả, chép đúng và đủ 2 câu thơ đầu phần dịch thơ bài thơ : “Rằm
tháng giêng” ( 0,5 đ)
- Chép đúng chính tả, chép đúng và đủ 2 câu thơ cuối phần dịch thơ bài thơ : “Rằm
tháng giêng” ( 0,5 đ)
- Nêu nội dung:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh. ( 0,5 đ)
+ Phong thái ung dung, lạc quan và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của
Bác Hồ . ( 0,5 đ)
Câu 2
- HS phân biệt được từ ghép đẳng lập là ghép các tiếng có quan hệ bình đẳng với
nhau về mặt ngữ pháp. ( 0,5 đ)
-Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng
chính. ( 0,5 đ)
Câu 3
-Từ đồng âm trong bài ca dao là từ “ Lợi”. ( 0,5 đ)
-Từ “ Lợi”trong câu 2 có nghĩa là lợi lộc, lợi ích. ( TT) ( 0,5 đ)
- Từ “Lợi” thứ nhất trong câu 4 có nghĩa là nơi để răng mọc,còn gọi là nướu.(DT).
( 0,5 đ)
-Từ “ Lợi” thứ hai trong câu 4 có nghĩa là nơi để răng mọc, còn gọi là nướu.( DT) .
(0,5 đ)
Câu 4
Biết viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng,
văn viết có cảm xúc, biết dùng từ đặt câu, bố cục rõ ràng. Cụ thể:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu chung về bài thơ ( Tác giả, tác phẩm). ( 0,5 đ)
+ Cảm nghĩ chung về tình bà cháu. ( 0,5 đ)
b. Thân bài:Những kỷ niệm và cảm xúc được gợi lại trong bài thơ.
+ Kỷ niệm về hình ảnh những con gà mái mơ , mái vàng và ổ trứng đẹp như trong
tranh. ( 0,5 đ)
+ Kỷ niệm về tuổi thơ thơ dại : Nhìn gà đẻ bị bà mắng. Đó là hình ảnh người bà đầy
lòng yêu thương cháu. ( 0,5 đ)


+ Đặc biệt cách bà chăm chút từng quả trứng , nỗi lo của bà để có tiền mua áo mới
cho cháu. ( 0,5 đ)

+ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ : được bộ quần áo mới từ tiền bán gà. (
0,5 đ)
+ Cảm nghĩ về thể thơ 5 tiếng, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị. ( 0,5 đ)
+ Nghệ thuật điệp ngữ : “ nghe”, “ vì” , “ tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại như là
những tiếng vang thôi thúc cháu trên bước đường chiến đấu. ( 0,5 đ)
c. Kết bài:
- Tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà. ( 0,5 đ)
- Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. ( 0,5 đ)

------------------------------------------------



×