Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tieu luan triet hoc thuyet triet hoc nho giao một số giá trị cơ bản và hạn chế của học thuyết chính trị đạo đức xã hội nho giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.88 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.
Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội xuất hiện ở Trung Quốc
và đã du nhập vào Việt Nam từ thời Tây Hán do người phương Bắc truyền vào, học
thuyết này đã có mặt ở Việt Nam hàng nghìn năm. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Nho
giáo ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Việt Nam, góp phần tạo dựng diện mạo của
dân tộc Việt Nam. Phải nói rằng, ngay từ đầu các triều đại phong kiến đã giành cho
Nho giáo địa vị ngày một quan trọng trong hệ tư tưởng chính thống trong q trình
hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến thống
trị Việt Nam đã nhìn Nho học với hai tính chất: học thuyết chính trị - đạo đức và tôn
giáo. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận và chủ yếu sử dụng Nho giáo
làm hệ tư tưởng và công cụ để trị nước, đào tạo ra những con người phù hợp với
yêu cầu và mục đích của giai cấp phong kiến thống trị. Là một bộ phận của kiến
trúc thượng tầng xã hội, là ý thức hệ và công cụ thống trị của các triều đại phong
kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của
đời sống xã hội và con người Việt Nam, đến quá trình hình thành, phát triển của xã
hội và chế độ phong kiến Việt Nam.
Những năm gần đây, trước những biến động hết sức phức tạp của đời sống xã
hội, việc nhìn nhận, đánh giá về sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử
và hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện tại, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam
ngày nay.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, việc lựa chọn đề tài “Một số giá trị cơ bản
và hạn chế của học thuyết chính trị - đạo đức xã hội Nho giáo” làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu với hy vọng góp phần tiếng nói của mình làm sáng tỏ thêm sự
thể hiện của Nho giáo trong lịch sử với những mặt, những yếu tố tích cực và tiêu
cực căn bản của nó.



CHƯƠNG I
MỘT SỐ GIÁ TRỊ CƠ BẢN VÀ HẠN CHẾ
CỦA HỌC THUYẾT NHO GIÁO
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng của việc hình thành Nho giáo.
1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành Nho giáo.
Học thuyết của nhà Nho xưa nay có nhiều tên gọi khác nhau: Nho học, Nho
giáo, Đạo khổng- Mạnh v.v. Mỗi ggtên gọi đó, ngồi tính chất chung là học thuyết
có nguồn gốc từ Khổng Tử cịn có hàm ý riêng. Nho học là học thuyết triết học và
chính trị- xã hội, Nho giáo là học thuyết ngồi tính chất trên, cịn bao hàm khía cạnh
tơn giáo. Đạo khổng tử xuất hiện ở trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Đó là thời
Đơng Châu, vào thế kỷ VI trước công nguyên (TCN). Lúc này sự thống trị của nhà
Châu đã suy yếu, các nước chư hầu đua nhau tranh bá đồ vương, chiến tranh xảy ra
liên miên, người dân bị lâm vào cảnh chết chóc, khốn cùng. Tình hình đó khiến các
nhà tư tưởng đương thời đề ra đương lối trị quốc khác nhau, mong lập lại trật tự xã
hội. Mỗi nhà tư tưởng đó tiếp cận vấn đề xã hội khác nhau, do lập trường chính trị
khác nhau mà đề ra các hệ thống quan điểm khác nhau, hình thành lên học thuyết
khác nhau như Nho gia, Mặc gia… Các học thuyết đấu tranh với nhau nhằm phủ
định đối phương và khẳng định mình
Đạo nho là do Khổng Tử (551 - 479 TCN) sáng lập. Tiền đề tư tưởng của ông
là tư tưởng của Châu Công Đán ( ?-1095 TCN). Từ khi ra đời Nho giáo có ảnh
hưởng hết sức sâu sắc và lâu dài tại trung quốc và Việt Nam, một số nước Châu Á
khác. Đối với Nho giáo, người việt trải qua một quá trình “từ phản ứng đến tiếp thụ,
từ xa lạ đến gần gũi, từ cơng cụ của kẻ bên ngồi trở thành cơng cụ của bản thân
mình”
1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành Nho giáo.
Sự ra đời của Nho giáo còn bắt nguồn (tiếp thu, kế thừa) từ đời sống tư tưởng
(tơn giáo, chính trị, đạo đức) của Trung Quốc từ trước đến bấy giờ, đặc biệt tiền đề
tư tưởng của Châu Cơng Đán. Ơng là nhà tư tưởng, nhà chính trị đầu đời Châu, đã
xây dựng nên một hệ thống tư tưởng gồm ba bộ phận kết hợp chặt chẽ với nhau đó


2


là: tơn giáo, chính trị, đạo đức. Châu Cơng Đán tin có một ơng trời chi phối việc
người, việc xã hội, có thể thưởng thiện phạt ác, tuỳ theo con người đó… Chính tư
tuởng có tính chất tơn giáo này đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng của khổng
tử sau này. Nho trong giai đoạn đầu, giai đoạn của Khổng Tử, Mạnh Tử chưa mang
tính chất tơn giáo. Nó chỉ mang tính chất tơn giáo khi chế độ phong kiến trung ương
tập quyền Trung Quốc xác lập, khi nhà Hán phải dựa vào thần quyền để củng cố địa
vị thống trị của mình.
Về tơn giáo, nhà Chu đề cao tư tưởng “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ
thượng đế”, “trời và người hợp nhất”. Nhà Chu cho rằng, Trời (cịn gọi là thượng
đế) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và có uy quyền tuyệt đối. Chính vì vậy mà
nhà Chu cho rằng, vì nhà Ân khơng biết mệnh trời, hành động không hợp với mệnh
trời, do vậy Thượng đế đã trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân.
Về chính trị, những tư tưởng của tầng lớp quý tộc nhà Chu khẳng định rằng, vì
nhà Chu biết và làm theo “mệnh trời” mà được “nhân dân” từ tay nhà Ân để “hưởng
dân” và “trị dân” suốt đời; nếu kẻ nào chống lại “mệnh trời” đó, thì nhà Chu vâng
mệnh trời và thay trời trừng phạt, chém giết. Vua nhà Chu là chủ sở hữu tối cao về
ruộng đất và mọi người trong xã hội đều là thần dân của nhà vua; vua là thiên tử
(con trời) được thay trời thống trị thiên hạ, cai trị dân. Rõ ràng, tư tưởng chính trị
dưới thời nhà Chu là hết sức phản động nhưng lại được phủ lên một lớp son tôn
giáo về “ý trời”, “mệnh trời”.
Về đạo đức, tư tưởng đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ Đức và Hiếu làm nòng
cốt. Từ quan niệm chính trị - tơn giáo “trời và người hợp nhất”, nhà Chu khẳng định
rằng, vì các bậc tiên vương nhà Chu có đức mà được sánh cùng thượng đế, được
thượng đế cho hưởng nước, hưởng dân…, cho nên các vua đời sau phải biết kính
cái đức đó, phải biết bồi dưỡng nó để cho con cháu được hưởng nước, hưởng dân
lâu dài. Hiếu là thờ phụng tổ tiên, phải nhớ công lao của tổ tiên mà giữ gìn phép tắc
tổ tiên để lại. Có cái đức Hiếu như vậy, mới nhận được mệnh trời mà được hưởng

nước, hưởng dân mãi mãi. Đây là một quan niệm đạo đức nhằm củng cố và tuyên
truyền sự tồn tại vĩnh viễn địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc nhà Chu và Nhà

3


nước quý tộc Chu.
Sự xuất hiện Nho giáo cũng nhằm giải đáp nhu cầu mà thực tiễn của xã hội
Trung quốc đặt ra lúc bấy giờ. Tuy nhiên khác với các “gia”, “giáo” khác, Nho giáo
đặc biệt đề cao đạo đức, coi đạo đức và con người có đạo đức là công cụ, là phương
thức cai trị, quản lý xã hội có hiệu quả nhất trong việc đưa xã hội từ “loạn” tới “trị”.
Vì vậy có thể nói, Nho giáo chủ yếu là học thuyết chính trị - đạo đức, học thuyết
triết học về con ngưòi, về xã hội.
Trung Quốc là quê hương của nho học, nhưng các nước láng giềng của Trung
Quốc cũng tiếp nhận Nho học . Học thuyết naỳ chi phối đời sống chính trị, tư
tưởng, văn hố và tơn giáo của một số nước viễn đơng. Nho học cũng được gọi là
Nho giáo.
Nho học truyền vào Việt Nam trong một hoàn cảnh đặc biệt . Người Hán xâm
lược Việt Nam và đưa nho học vào. Ở Việt Nam ngày nay, nhiều cơng trình kiến
trúc có liên quan đến Nho giáo, như Văn Chỉ, Văn Thánh. Dấu vết Nho giáo vấn
cịn dễ nhận thấy. Trong tâm trí người dân cịn tồn tại một ơng trời linh thiêng, đầy
quyền lực vốn do nho học, Nho giáo tạo lên.
1.2. Một số tư tưởng cơ bản của Nho giáo về chính trị - xã hội.
1.2.1. Học thuyết về bản tính của con người.
Vấn đề tính người là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo về con
người, là một trong những cơ sở để từ đó, các nhà Nho đề xuất ra học thuyết chính
trị, đạo đức; là căn cứ để khẳng định tính tuyệt đối của những nguyên lý cai trị và
phục vụ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị.
Theo Khổng Tử, tính của con người khi mới sinh ra hoàn toàn ngây thơ, trong
trắng, tự nhiên, chưa bị thay đổi bởi ngoại cảnh và các yếu tố xã hội. Với cái bản

tính này. Đặc biệt ơng khẳng định rằng, cái bản tính ban đầu ấy của con người có
thể bị biến đổi bởi các điều kiện, yếu tố ngoại cảnh, bởi sự tu dưỡng đạo đức của
con người.
Dù coi tính người là cái vốn ban đầu do trời phú cho hay có nguồn gốc tự
nhiên, các nhà Nho đều đi tới khẳng định rằng, cái tính ấy khơng phải là nhất thành

4


bất biến mà có thể thay đổi được. Bằng học thuyết tính người, các nhà Nho đều đề
cao đến mức tuyệt đối hóa vai trị của tu dưỡng đạo đức theo các chuẩn mực của
Tam cương, Ngũ thường và phù hợp với những yêu cầu của giai cấp thống trị.
Quan niệm và sự luận giải về tính người là một trong những cơ sở, tiền đề để
từ đó, các nhà Nho đề xuất tư tưởng về vị trí, vai trị của con người, của mỗi giai
cấp trong xã hội và xây dựng những học thuyết, tư tưởng khác nhằm hoàn thiện con
người và ổn định trật tự, kỷ cương xã hội, phù hợp với yêu cầu của chế độ phong
kiến và phục vụ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị.
Dù có những yếu tố, nhân tố hợp lý (coi trọng việc giáo dục, tu dưỡng đạo
đức, thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò nỗ lực chủ quan của con người trong việc
hình thành và hồn thiện nhân cách của con người v.v..), nhưng cơ bản, học thuyết
“Tính người” của Nho giáo là duy tâm siêu hình. Nó đề cao đến mức tuyệt đối hóa
vai trị của đạo đức, giáo dục đạo đức cũng như vai trò của trời, mệnh trời, của cá
nhân nhà vua trong việc hoàn thiện con người và ổn định, phát triển xã hội.
1.2.2. Quan niệm của Nho giáo về vai trò của con người
Những quan niệm về nguồn gốc, bản tính của con người là cơ sở, căn cứ và là
nguyên lý xuất phát của quan niệm về vai trò của con người - nội dung chủ yếu, cơ
bản nhất trong quan điểm của Nho giáo về con người. Nho giáo sở dĩ quan tâm và ở
mức độ nhất định, đề cao vai trị của con người cũng là vì trước tình trạng hết sức
rối loạn của xã hội và nhằm khắc phục có hiệu quả tình trạng đó, khơng thể khơng
quan tâm đến con người, vai trò của con người trong xã hội, trong những biến động

của xã hội.
Nho giáo là một trong những hình thái triết học, từ đầu đã nhìn nhận thế giới
vạn vật như một chỉnh thể thống nhất, trong đó vũ trụ, trời đất, vạn vật, con người
luôn tồn tại trong mối liên hệ, quan hệ tương hỗ với nhau. Tuy nhiên trong những
mối quan hệ đó, Nho giáo chủ yếu đề cập đến hai mối quan hệ cơ bản: mối quan hệ
giữa trời và người và mối quan hệ giữa con người với xã hội. Vai trò cả con người
trong hai quan hệ này biểu hiện tập trung trong học thuyết “Đạo làm người” của
Nho giáo.

5


Bàn về trời và vai trò của trời đối với con người, xã hội, nhìn chung các nhà
Nho đều cho rằng, trời có đức, có đạo, có mệnh. Chính vì vậy mà trời là chúa tể tối
cao sinh ra tất cả, thống trị tất cả, quyết định tất cả trong càn khôn, vũ trụ, con
người. Đạo đức của trời (Thiên đức), theo các nhà Nho, là sinh ra và nuôi dưỡng
mn vật, con người. Đức của trời cịn được biểu hiện ở sự bao dung tất cả mọi đức
nhỏ, đức lớn khác của mn vật, mn lồi, mn người.
Tóm lại, cái đức của trời, như Khổng Cấp đã viết trong sách Trung dung:
"Đức nhỏ thì sơng suối chảy tn; đức lớn thì đơn hậu hóa dục mn vật. Đó chính
là duyên cớ khiến Trời Đất là lớn vậy" [10, tr.166].
Như vậy, quan niệm của Nho giáo về vai trò của con người trong quan hệ với
trời, về cơ bản là duy tâm. Trước trời, con người chỉ là một lực lượng thụ động, nơ
lệ. Vai trị của con người, theo các nhà Nho chỉ giới hạn thu hẹp ở việc đem cái
“đạo”, cái “mệnh” của trời lưu hành trong khắp vũ trụ, thiên hạ. Thậm chí, Nho
giáo cịn khẳng định rằng, để thực hiện cái “vai trò” ấy, con người cũng phải dựa
vào trời, vào cái đấng chí tơn, tối thượng. Tính chất duy tâm, siêu hình trong quan
niệm của Nho giáo về vai trò của con người đối với vũ trụ, vạn vật còn biểu hiện ở
chỗ, con người chỉ cần “tri thiên đạo”, “tri thiên mệnh” và hành động theo cái “tri”
ấy thì có thể biết được cái bản chất của con người, mn vật, mn lồi.

Theo quan niệm của các nhà Nho, vai trò của con người được biểu hiện trong
các mối quan hệ xã hội cơ bản. Việc phân chia các mối quan hệ xã hội của con
người xuất phát từ việc các nhà Nho nhìn nhận con người từ nhiều phương diện. Từ
phương diện đạo đức, Nho giáo đề cập tới quan hệ Quân tử - tiểu nhân; từ phương
diện lao động xã hội, Nho giáo bàn đến quan hệ Lao lực - lao tâm; từ phương diện
chính trị, Nho giáo đề cập tới các mối quan hệ Thống trị - bị trị, Vua (thiên tử) dân, Vua - tôi, Quan - dân; từ phương diện thiết chế xã hội, Nho giáo đưa ra các
quan hệ: trong gia đình, đó là các quan hệ: cha - con, chồng - vợ, anh - em, trong xã
hội, đó là các quan hệ: bằng hữu (bạn bè), trên - dưới, thiên tử - thiên hạ... Ứng với
mối quan hệ ấy, Nho giáo lại đưa ra những quy phạm, những chuẩn mực đạo đức để
ràng buộc, cột chặt con người vào trong những mối quan hệ này, định rõ trách

6


nhiệm của con người với con người trong gia đình, ngoài xã hội.
1.2.3. Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng.
Theo quan niệm của các nhà Nho, xã hội lý tưởng là một xã hội thái bình, ổn
định, có trật tự, có kỷ cương, mọi cái trong xã hội đều là của chung, mọi người
trong xã hội đều có quyền lợi, được chăm sóc, đều bình đẳng, sống hịa mục, thân
ái. Để tạo lập, duy trì một xã hội như vậy, từ chỗ coi gia đình là tế bào của xã hội,
mọi sự rối loạn của xã hội đều bắt đầu từ sự rối loạn trong gia đình, các nhà Nho
đều cho rằng, xã hội muốn có trật tự, kỷ cương, ổn định thì trước hết gia đình phải
có trật tự, kỉ cương và ổn định sao cho "cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra
chồng". Nhằm đạt được mục đích trên, các nhà Nho đều khẳng định, mọi người
phải được giáo dục, giáo hóa theo những chuẩn mực, nguyên lý đạo đức của đạo
Tam cương, Ngũ thường. Cho nên, các nhà Nho đều chú trọng, đề cao giáo dục,
giáo hóa tinh thần “Hữu giáo vơ loại”, “Phú nhi hậu giáo”; đồng thời cịn coi đó là
một trong những biện pháp chính trị căn bản nhất để duy trì trật tự, kỉ cương, ổn
định xã hội. Quan niệm của Nho giáo về xã hội bình đẳng, đại đồng lý tưởng, về
thực chất cũng để nhằm tuyên truyền và bảo vệ cái thuyết “chính trị thần quyền” và

sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến, quyền lợi và địa vị thống trị của giai cấp
địa chủ phong kiến, là nhằm duy trì vĩnh viễn sự bất cơng, bất bình đẳng trong xã
hội có lợi cho giai cấp phong kiến thống trị.
Xã hội lý tưởng trong quan niệm của các nhà Nho là một xã hội có đạo đức và
có đời sống vật chất tương đối đầy đủ biểu hiện ở những dấu hiệu cơ bản: vua thánh
- tôi hiền; mọi người đều được chăm sóc, ni dưỡng, đều có đạo đức và sống có
đạo đức. Nho giáo không chủ trương xã hội lý tưởng là xã hội nghèo, khơng hồn
tồn đối lập lợi ích vật chất với đạo đức, khơng hồn tồn coi thường việc làm giàu,
khơng phủ nhận vai trị tích cực nhất định của sự phát triển kinh tế đối với việc hoàn
thiện đạo đức của con người và sự ổn định của xã hội. Nho giáo coi Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí, Tín là những phẩm chất đạo đức cơ bản mà mọi người cần phải học tập, tu
dưỡng để tự hoàn thiện mình; đạo đức là phẩm chất cơ bản của mẫu người lý tưởng,
cần có của xã hội lý tưởng; coi đạo đức, con người có đạo đức là điều kiện cơ bản

7


nhất, chủ yếu nhất để tạo lập, duy trì xã hội lý tưởng.
Tất nhiên ở Nho giáo, nội dung của giáo dục, giáo hoá, trước sau cũng chỉ là
những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản trong Tam cương, Ngũ thường mà
thơi. Điều đó có nghĩa là, mục đích của giáo dục, giáo hoá chỉ là tạo ra con người
đạo đức. Vì vậy mà, mẫu người lý tưởng của Nho giáo là mẫu người đạo đức, chỉ bó
hẹp ở khía cạnh đạo đức. Đây là một hạn chế lớn nhất trong tư tưởng giáo dục và
trong quan niệm về con người của Nho giáo.
1.2.4. Quan điểm của Nho giáo về đường lối trị nước
Tư tưởng đức trị là những quan niệm về đường lối trị nước, quản lý xã học
dựa trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức. Đó là hệ thống chuẩn mực những nguyên
tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ
xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Đức
trị phản ánh nhu cầu và lợi ích xã hội của giai cấp thống trị, được biểu hiện dưới

hình thức những quy định và những đánh giá trên cơ sở xác lập những giá trị luân
lý, được mọi người thừa nhận và chấp hành một cách tự giác. Nó được củng cố
bằng những tấm gương đạo đức.
Các nhà Nho từ Khổng Tử trở đi đều đặc biệt đề cao vai trị của đạo đức, coi
đạo đức là cơng cụ, phương tiện chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất để đạt được những
mục đích chính trị. Nho giáo coi đạo đức, lễ giáo có vai trị quyết định trong việc
duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị, trong việc củng cố, duy
trì chế độ phong kiến, trong việc trị nước, quản lý xã hội. Trong sách Luận ngữ,
Khổng Tử nói: ''Nếu dẫn dắt bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân khơng
những có lịng hổ thẹn mà cịn cảm hố quy phục'' [10, tr.245]. Khổng Tử còn khẳng
định rằng, đạo đức là biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu phục nhân tâm, nhân
lực, trong việc “bình thiên hạ”. Như ơng nói: ''Làm chính trị bằng đức, thì tự mình
sẽ giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi vì sao khác chầu quanh
mình'' [10, tr.244]. Trong sách Mạnh Tử, Mạnh Tử cũng khẳng định rằng, nhà vua,
kẻ cầm quyền nếu thực hành đạo nhân, thi hành đường lối ''Nhân chính'' sẽ giữ gìn
được bốn biển, bảo tồn nền xã tắc, ngơi vị của con cháu mình được duy trì. Ngược

8


lại nếu thi hành đường lối ''bất nhân'', tàn bạo với dân thì nhà vua sẽ nguy hiểm đến
tính mạng, nước nhà sẽ bị diệt vong [10, tr.716]. Mạnh Tử cịn tuyệt đối hố vai trị
của đường lối Đức trị (còn gọi là Nhân trị, Vương đạo), coi việc trị nước bằng đạo
đức là vơ địch: ''Người có đức nhân thì khơng ai địch nổi'' [6, tr.17].
Bên cạnh đó, Nho giáo còn cho rằng, đạo đức và việc thi hành đạo đức còn là
biện pháp tốt nhất để loại trừ tình trạng phi nhân, phi đạo đức trong xã hội, là
phương tiện để duy trì trật tự, kỷ cương và sự ổn định của xã hội. Ở Nho giáo thì cái
điều đáng sợ nhất của một quốc gia, của một nền chính trị khơng phải là nước
nghèo, của cải ít, mà là khơng có phép tắc khơng có đạo đức.
Ở Nho giáo, muốn có xã hội lý tưởng, xã hội có đạo đức, tất nhiên phải có con

người lý tưởng, con người có đạo đức. Con người lý tưởng, theo quan niệm của các
nhà Nho, không chỉ là một trong những động lực để loại trừ tình trạng rối loạn trong
xã hội, khơi phục và duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội mà cịn đóng vai trị quan
trọng trong việc thiết lập xã hội lý tưởng.
Con người lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo là người Quân tử. Nho giáo
đưa ra quan niệm về người quân tử xuất phát từ sự đối lập giữa ''tính thiện'' và “tính
ác”, giữa ''Nghĩa'' và ''Lợi'', giữa ''Quân tử'' và “Tiểu nhân''. Theo đó, người Quân tử
là người có đạo đức, học và thực hành nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, là người rành về việc
nghĩa, coi thường lợi, v.v...
Nhưng để trở thành người quân tử theo các nhà Nho, họ phải trải qua quá trình
học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lâu dài, với một nỗ lực bền bỉ. Có như vậy, trí
và đức của họ mới giàu có thêm và ngày càng bền vững.
Như vậy, từ chỗ coi trọng, quan tâm đến vấn đề con người, nhìn nhận con
người chủ yếu từ phương diện đạo đức - chính trị, Nho giáo đặc biệt đề cao đến
mức tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức, của đường lối đức trị trong việc khơi phục,
duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội, trong việc tạo lập, hoàn thiện nhân cách
con người và xã hội lý tưởng. Nhưng chính vì vậy mà Nho giáo cũng chỉ có thể tạo
ra những con người phiến diện chứ không thể tạo ra con người (dù đó là con người
lý tưởng) tồn diện, đủ năng lực để thực hiện vai trị của mình trong công cuộc phát

9


triển mọi mặt của xã hội, trong việc loại trừ vĩnh viễn tình trạng rối loạn và đưa xã
hội đến thái bình, thịnh trị được như mong muốn của các nhà Nho. Con người có
đạo đức, con người lý tưởng trong quan niệm của các nhà Nho thực chất cũng chỉ là
con người cần có của chế độ phong kiến, nhằm phục vụ những lợi ích của giai cấp
phong kiến thống trị.
1.2.5. Một số biện pháp chủ yếu của đường lối Đức trị.
Ở Nho giáo, quan niệm về vai trò của đường lối đức trị là cơ sở, căn cứ để

định hướng và chỉ đạo việc thực hiện đường lối cai trị, quản lý xã hội bằng những
chuẩn mực, quy phạm đạo đức. Ngoài ra, cái phạm trù đạo đức căn bản của Nho
giáo không chỉ là những chuẩn mực đạo đức cần có của người, là phương tiện để
tạo ra và hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người, của xã hội mà cịn là cơng cụ
có tính chính trị để ràng buộc con người, cai trị và quản lý xã hội đáp ứng nhũng
yêu cầu và mục đích chính trị của giai cấp phong kiến thống trị. Vì vậy có thể nói, ở
Nho giáo, đạo đức và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất và mối
quan hệ chặt chẽ giữa đạo đức và chính trị được biểu hiện tập trung trong tư tưởng
đức trị, đường lối trị nước bằng đạo đức.
Những biện pháp chủ yếu để thực hiện đường lối đức trị trong học thuyết
chính trị - xã hội của Nho giáo bao gồm:
Thứ nhất: Nhân, Lễ, Chính danh
Nhân và Lễ là hai phạm trù trung tâm và cơ bản nhất trong tư tưởng đức trị nói
riêng và của học thuyết chính - xã hội của Nho giáo nói chung. Nó cịn là biện pháp
để thi hành đường lối đức trị. Về vấn đề này, sách Kinh lễ đã viết: “Đạo đức nhân
nghĩa phi lễ bất thành'' (nghĩa là: ''đạo đức nhân nghĩa không do lễ không thành'')
[11, tr.734].
Tuy nhiên, ở Nho giáo, Nhân, Lễ, Chính danh là thống nhất với nhau trong tư
tưởng đức trị, trong việc thực thi đường lối đức trị. Trong đó Nhân là nội dung, là
hạt nhân của Lễ, cịn Lễ là hình thức thể hiện của Nhân và trên bình diện chính trị,
sự thống nhất của Nhân và Lễ là Chính danh.
Chính danh là một phạm trù, một nội dung cơ bản của tư tưởng Đức trị, là một

10


trong những biện pháp chính trị để thi hành đường lối Đức trị, Lễ trị.
Xuất phát từ việc cho rằng, trong xã hội mỗi một người, mỗi một đẳng cấp đều
có vị trí và bổn phận riêng của mình, các nhà Nho đều khẳng định rằng, để loại bỏ
tình trạng rối loạn, để duy trì trật tự, kỷ cương và sự ổn định của xã hội thì điều có ý

nghĩa tiên quyết là phải thực hành biện pháp ''chính danh''. Như trong sách Luận
ngữ, Khổng Tử nói: ''Danh khơng chính thì lời khơng thuận, lời khơng thuận thì sự
khơng thành; sự khơng thành thì lễ nhạc khơng thịnh; lễ nhạc khơng thịnh thì hình
phát khơng trúng, hình phát khơng trúng thì dân khơng biết chỗ nào mà đặt tay chân
nữa'' [10, tr.443]. Bời vậy, mà ''người quân tử (nhà cầm quyền) đặt danh tất phải nói
được đạo lý, mà nói được tất làm được'' [10, tr.443].
Thứ hai: Vai trò của đạo đức, tu dưỡng đạo đức của nhà vua, kẻ cầm quyền
trong việc thi hành đường lối Đức trị.
Từ chỗ đề cao địa vị và cai trò của nhà vua, của người cầm quyền trong việc
trị nước, trị dân, trong việc tạo lập và duy trì xã hội ổn định và phát triển, cũng tất
yếu, Nho giáo càng coi trọng đến mức tuyệt đối hóa vai trị của đạo đức và tu dưỡng
đạo đức của nhà vua, của kẻ cai trị.
Trong tư tưởng “Đức trị” các nhà Nho khẳng định rằng, để làm tròn trách
nhiệm là “cha mẹ của dân”, “thay trời trị dân và giáo hóa dân”, để làm “đạo trời”,
“mệnh trời”, thì điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là nhà vua, kẻ cầm
quyền phải có và ln ln tu dưỡng đạo đức.
Tóm lại, quan niệm của Nho giáo về vai trò của đạo đức, của sự tu dưỡng đạo
đức của con người nói chung, của nhà vua và kẻ cầm quyền trong việc cai trị nói
riêng là biểu hiện tập trung nhất, rõ rệt nhất những yếu tốt hợp lý và hạn chế của
Nho giáo. Yếu tố hợp lý là Nho giáo đã nhận thức được vai trị tích cực của đạo đức
trong đời sống xã hội. Những phẩm chất rất cơ bản của cá nhân nhà vua, của người
cầm quyền phải có đạo đức, phải là những tấm gương đạo đức, phải luôn luôn tu
dưỡng đạo đức và phải có năng lực đem những phẩm chất đạo đức ấy để “đạo đức
hố'' tồn bộ xã hội. Như vậy, Nho giáo đã nhận thấy vai trị tích cực của những cá
nhân có đạo đức trong việc cai trị xã hội, trong việc duy trì, củng cố trật tự, kỷ

11


cương, ổn định của xã hội. Tuy nhiên, hạn chế là Nho giáo quá đề cao vai trò quyết

định của đạo đức, của những cá nhân có đạo đức trong việc cai trị, quản lý xã hội,
trong những diễn biến của lịch sử. Do vậy mà quan niệm của Nho giáo về đạo đức,
về vai trò của đạo đức cá nhân khơng tránh khỏi tính chất duy tâm, siêu hình.
Thứ ba: Về vai trò của dân trong tử tưởng Đức trị.
Nho giáo luôn quan tâm đến dân và đặc biệt là vai trò của dân. “Dân” trong
kinh sách Nho giáo được đặt trong mối quan hệ đối lập với tầng lớp khác - tầng lớp
trị dân. Sự phân biệt giữa hai tầng lớp này chủ yếu là do sự khác nhau về đạo đức và
tài trí. Theo đó, tầng lớp trị dân cịn được coi là người hiền, người trí, người quân
tử, còn tầng lớp bị cai trị được gọi là kẻ bất nhân, tiểu nhân. Chính sự khác nhau về
đạo đức và tài trí giữa hai tầng lớp này mà dẫn đến sự khác nhau về địa vị và vai trò
xã hội của mỗi một tầng lớp. Sở dĩ được ở địa vị cai trị, sai khiến và giáo hoá người
là bởi tầng lớp này là do mệnh trời, có chí tu thân, học tập mà có đạo đức, tài trí và
biết đem cái đức, cái tài trí ấy nêu gương cho mọi người noi theo. Còn sở dĩ dân ở
địa vị bị cai trị, bị sai khiến và đối tượng của giáo hố là do bởi họ khơng được
mệnh trời, khơng bẩm thụ được cái ''linh khí'' của trời đất, khơng có chí khí, thiếu
đạo đức, kém tài trí, khơng học tập, khơng hiểu đạo lý.
Các nhà Nho đều coi “dân là gốc của nước”. Bởi dân không chỉ do trời sinh ra,
mà điều cơ bản, họ là một bộ phận to lớn trong xã hội, họ là đối tượng của “cai trị”,
khơng có họ thì cũng khơng thể tồn tại mặt đối lập - đó là giai cấp thống trị. Theo
đó, khơng có dân thì khơng có nước, khơng có vua. Họ khơng chỉ là những người
ni dưỡng, phục dưỡng mà còn là lực lượng bảo vệ nhà vua, người cai trị. Cũng
bởi vậy mà các nhà Nho đều khuyên vua hãy coi dân, lấy dân là trời, coi dân còn
quý trọng hơn cả xã tắc và nhà vua.
Như vậy, trong quan niệm về dân, vai trò của dân, Nho giáo là một trong ít học
thuyết từ rất sớm đã nhận thấy vai trò của dân như là một lực lượng sản xuất to lớn
và có ảnh hưởng nhất định đối với sự thịnh - suy, hưng - vong của chế độ chính trị,
sự ổn định của xã hội. Mặc dù vậy, do bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, do
đứng trên lập trường của giai cấp thống trị và nhằm phục vụ địa vị, quyền lợi của

12



giai cấp ấy, các nhà Nho chưa đi đến quan niệm rằng, dân không chỉ là sản phẩm
của lịch sử mà còn là lực lượng sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của
lịch sử.
Nội dung cơ bản, bao trùm của Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội. Cái
cốt lõi trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo là từ việc nhìn nhận con
người và vai trị của con người trong các mối quan hệ cơ bản, chủ yếu từ phương
diện đạo đức - chính trị, Nho giáo đã đề xuất những quan điểm cơ bản nhất về
đường lối trị nước, quản lý xã hội. Trong đường lối trị nước ấy, những chuẩn mực,
những quy phạm đạo đức không chỉ là những chuẩn mực đạo đức nhất của con
người và chi phối mọi hành động của con người trong các mối quan hệ cơ bản của
con người mà còn là những cơng cụ, biện pháp chính trị cơ bản nhất để trị nước. Do
vậy, đường lối trị nước đó cịn là Đức trị, Lễ trị. Tất nhiên trong việc thực thi đường
lối này, Nho giáo đòi hỏi con người phải thực hành theo ý trời, mệnh trời và kết hợp
với pháp trị. Chính vì vậy mà, học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo khơng
tránh khỏi tính chất duy tâm và siêu hình. Tất cả chỉ là để đi đến mục đích cuối
cùng là nhằm củng cố, bảo vệ chế độ phong kiến vĩnh viễn hoá địa vị, quyền lợi của
giai cấp phong kiến thống trị. Vì vậy mà Nho giáo không thể không chứa đựng
những hạn chế, càng khơng thể là cái cần có cho mọi người, mọi xã hội, cho mọi
giai đoạn phát triển của xã hội loài người.

13


CHƯƠNG II
ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM
2.1. Nho giáo là cơ sở để định ra và thực hiện đường lối đức trị.
Trong lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam, đến thế kỷ XI trở đi, nhằm xây
dựng, củng cố chế độ phong kiến và Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền,

duy trì trật tự, kỷ cương xã hội và thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn của công
cuộc giữ nước và phát triển đất nước về mọi mặt, giai cấp phong kiến Việt Nam đã
tiếp thu, khai thác tư tưởng đức trị và thực hiện tư tưởng đó trong việc cai trị, quản
lý xã hội.
Cũng như Nho giáo Trung Quốc trong quan niệm của các nhà Nho, nhà tư
tưởng, nhà vua Việt Nam đều đặc biệt đề cao vai trò của đường lối đức trị. Họ coi
đó là cái gốc, cái căn bản để tiến hành xây dựng và duy trì xã hội phong kiến ổn
định và thịnh vượng.
2.1.1. Ảnh hưởng tới sự định hướng và mục đích của đường lối Đức trị.
Trong các tác phẩm như Khuyên Lý Công Uẩn lên ngôi của nhà sư Vạn Hạnh,
Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt,
v..v.. đã phác hoạ bước đầu những nét đặc trưng cơ bản của XHLT theo tinh thần
Nho giáo.
Trong lời của nhà sư Vạn Hạnh và của Đào Cam Mộc khuyên Lý Công Uẩn
lên ngơi, thì xã hội lý tưởng là một xã hội mà nhà vua là người đứng đầu muôn dân,
là người khoan thứ, nhân từ được lòng dân [3, tr.352,353]. Trong Chiếu dời đô của
Lý Công Uẩn, một xã hội lý tưởng là một xã hội mà trong đó, nghiệp đế thịnh
vượng lớn lao; vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh; dân chúng được đơng đúc,
giàu có, trăm họ không hao tổn; muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh [3, tr.358].
Trong Văn bia tháp Sùng Thiện Diêu Linh, xã hội lý tưởng là một xã hội ''Dân
chúng giàu nhiều, hồn vũ thanh bình, văn hố thống nhất, trong ngồi cùng gơm,
ngũ hành thuận thứ tự, trăm giống thóc dồi dào, ngồi cửa ải khơng khói bụi, trong
cõi nước hết tai ương'' [5, tr.64].
Những lời trong Văn bia chùa Linh Xứng nhằm ca ngợi Lý Thường Kiệt,

14


những đặc trưng cơ bản của xã hội đó được cụ thể thêm. Đó là một xã hội mà sự no
ấm của người dân là điều cơ bản nhất, người già cả được ni dưỡng, chăm sóc, n

vui; nước lấy nghề nơng làm gốc, nhà vua phải là người có đạo đức: sáng suốt
khoan hòa, nhân từ giản dị, làm việc siêng năng, giúp đỡ trăm họ, yêu mến mọi
người, sai bảo dân thì đơn hậu, bảo vệ dân và được dân yêu, kính trọng.
Đặc biệt là, từ sự tổng kết thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước và những
cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, các nhà Nho, nhà tư tưởng đã đề xuất thêm những
đặc trưng mới của xã hội đó. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn cho rằng,
một xã hội lý tưởng là xã hội mà trong đó, trên dưới đồng lịng, lịng dân khơng
chia, vua tơi cùng lịng, anh em hồ mục, nước nhà giúp sức, tướng sĩ đối xử với
quân lính như cha con. Ở bài hịch này, những phạm trù như vua tơi, cha con, trên
dưới, lịng dân, là những phạm trù vốn của Nho giáo để chỉ những mối quan hệ cơ
bản và xác định những nghĩa vụ, trách nhiệm giữa người và người trong xã hội
phong kiến. Nếu Nho giáo nhấn mạnh sự phân định rạch ròi, chặt chẽ và khắc
nghiệt trong những mối quan hệ ấy thì Trần Quốc Tuấn lại nhấn mạnh yếu tố đồng
lịng, nhất trí, hồ thuận, yếu tố đồn kết dân tộc. Đó là quan điểm tiến bộ trong lúc
bấy giờ.
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi, đất
nước được thống nhất và đi vào thế ổn định, phát triển, đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho các triều đại phong kiến hiện thực hóa mơ hình xã hội lý tưởng, để
“non nuớc này vững bền muôn thủa”. Trong quan niệm của các nhà Nho, nhà vua,
thì xã hội đó cũng chỉ là xã hội được kiến tạo, duy trì về cơ bản theo mơ hình Nho
giáo. Theo Nguyễn Trãi đó là một xã hội có vua sáng, tôi lành; nhân dân được an cư
lạc nghiệp; trong thôn cùng xóm vắng, khơng có một tiếng giận hờn.
Tóm lại: Quan niệm về một xã hội lý tưởng ở các nhà Nho, nhà tư tưởng Việt
Nam được hình thành, hồn thiện là chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Và từ truyền
thống văn hóa của dân tộc, từ những điều kiện kinh tế - xã hội, những nhiệm vụ
thực tiễn đặt ra cho chế độ phong kiến Việt Nam ở từng thời kỳ phát triển, quan
niệm về xã hội đó cùng những đặc trưng cơ bản của nó được bổ sung thêm và vượt

15



ra khỏi giới hạn chặt hẹp và tính chất gị bó, khắc nghiệp của Nho giáo. Tất nhiên xã
hội lý tưởng ấy cũng chỉ là xã hội phong kiến, không vượt qua khuôn khổ phong
kiến với những hạn chế của nó. Do vậy mà quan niệm đó cũng nhằm mục đích duy
trì sự tồn tại của chế độ phong kiến và góp phần bảo vệ, duy trì địa vị và quyền lợi
của giai cấp phong kiến thống trị.
2.1.2. Việc thực hiện đường lối Đức trị.
Nhà Nho thời Lý - Trần, trong tư tưởng đức trị đều luôn coi đạo đức của nhà
vua là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đức trị và là biện pháp
hiệu quả nhất để làm cho đất nước thái bình thịnh trị, nhân dân n ổn. Vì vậy mà,
nhà Nho ln yêu cầu, luôn khuyên nhà vua thường xuyên tu đức, chuyên tâm vào
việc nước, giáo hoá dân, xa lánh vật dục, sử dụng hiền tài.
Đến thời Lê sơ, chế độ phong kiến Việt Nam đã được phát triển lên một bước
so với thời Lý - Trần. Gắn liền và là bệ đỡ của chế độ phong kiến, là công cụ chủ
yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền quan liêu, Nho giáo và tầng lớp Nho sĩ
cũng phát triển và ngày càng có vai trị nhiều hơn trong các mặt chủ yếu của đời
sống xã hội. Do vậy mà, các ông vua cũng như các nhà Nho thời kỳ này càng đề cao
vai trò của đạo đức, vai trò của đức trị theo tư tưởng của Nho giáo. Từ đó, các triều
đại phong kiến Lê sơ đều hết sức quan tâm việc triển khai, thực thi đường lối đức
trị, nhằm mục đích Nho giáo hố tồn bộ đời sống xã hội, chi phối mọi mối quan hệ
xã hội chủ yếu của con người. Trong đó họ đặc biệt coi trọng, đề cao đường lối Tu,
Tề, Trị, Bình của Nho giáo, luôn lấy đạo đức của vua Nghiêu, vua Thuấn và xã hội
Trung Hoa thời Nghiêu, Thuấn làm chuẩn mực đạo đức lý tưởng cho nhà vua tu
dưỡng để trị nước an dân và làm mơ hình xã hội lý tưởng cho đất nước.
Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, trước khi chấm dứt vai trò lịch sử khi thực
dân Pháp thống trị nước ta, là triều đại phong kiến đã lâm vào suy thối, nhưng về
hình thức, trong tất cả những chủ trương, đường lối cai trị, thì đây là triều đại đề cao
đường lối đức trị hơn so với các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó. Nhằm
phục hồi chế độ phong kiến vốn đã suy yếu và nhanh chóng ổn định trật tự, kỷ
cương xã hội, ngay sau khi giành được chính quyền, vua Gia Long đã có nhiều chủ


16


trương để thi hành đường lối “thân dân”, coi trọng nghề nông, quan tâm đến đời
sống vật chất của dân,… Thi hành triệt để đường lối đức trị, nhà Nguyễn đã vận
dụng các yếu tố của Hán Nho, Tống Nho như nguyên tắc Tam cương, Ngũ thường,
nguyên tắc chính danh, tơn qn quyền, lý tưởng xã hội hịa mục,…để duy trì sự tồn
tại vĩnh viễn của nền quân chủ chuyên chế độc quyền.
Để triển khai đường lối đức trị và nhằm những mục đích chính trị trên đây, các
ơng vua triều Nguyễn đã vận dụng, cụ thể hoá nhiều chuẩn mực, quy phạm đạo đức
của Nho giáo thành nhiều ''châm'' trị đạo. Vua Thiệu Trị đưa ra bốn châm lớn của
đường lối trị nước, đó là: kính thiên, pháp tổ, cần chính, ái dân. Cịn vua Tự Đức thì
lại thêm bốn châm nữa: thân hiền, đồ trị, chí thiện, đơn thân. Khơng những thế,
nhằm Nho giáo hóa tồn bộ đời sống xã hội và làm cho các chuẩn mực đạo đức trở
thành khuôn phép cho mọi người, vua quan triều Nguyễn cịn phổ thơng hố các
''châm'' này thành thơ ca cho dễ nhớ, dễ hiểu để tuyên truyền trong nhân dân, cho
mọi người học tập. Những tư tưởng ''trọng vương khinh bá'', ''trọng nghĩa khinh
lợi”,... là những nội dung, phương châm cơ bản của đường lối đức trị của triều
Nguyễn đã hoàn toàn bị phá sản. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự phá
sản đường lối đức trị là, triều Nguyễn mang hệ tư tưởng Nho giáo và triển khai
đường lối đức trị đó, ngay từ đầu đã đánh mất đi tính chất tiến bộ của nó và đã trở
nên lỗi thời và phản động. Chính điều này mà triều Nguyễn, chế dộ phong kiến Việt
Nam dưới triều Nguyễn đã tự chấm dứt vai trò lịch sử của mình.
2.2. Nho giáo Việt Nam nhìn từ góc độ lý luận
Nho giáo Việt Nam nhiều người cho rằng chỉ là Nho ứng dụng, đơn giản, nói
như vậy chưa thật thoả đáng. Học thuyết Lý- Khí của Lê Q Đơn sẽ chứng minh
điều này. Theo GS Cao Xuân Huy, Lê Quý Đơn có một vũ trụ quan rất đắc sắc; ơng
khơng nói vơ cực như Chư Đơn Di mà chỉ nói tới thái cực. Ơng đứng hẳn về phía
“hưu” mà bác bỏ luận điểm “hữu sinh ư vô” của Lão Tử , Lê Quý Đôn không những

không đối lập lý và khí như bọn trình, chu mà lại cịn xác lập lý vào trong khí, đem
lý làm một thuộc tính của khí. Cái thuộc tính ấy là gì? Lý là thuộc tính của khí , của
vật chất.

17


Rất tiếc, khuynh hướng lý luận của Lê Quý Đôn mặc dù ảnh hươngr lớn đến
một số nhà nho đương thời, nhưng cung cách khoa cử đã làm cho nó nhạt dần. Bởi
vậy Nho giáo Việt Nam về đại thể và chủ yếu đi vào những vấn đề thiết thực, cấp
bách do đời sống xã hội đặt ra.
2.2.1 Ứng dụng của Nho giáo ở Việt Nam
Phạm trù Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi. Nhân ở khổng Tử là phạm trù trung tâm
và mamg nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong “Luận ngữ” có tới 105 chỗ nói tới Nhân,
nhưng mỗi nơI một khác. Nhân là người, tính người, lịng thương người, đạo làm
người, các đức tính của con người,v.v… Khổng Tử Nhân gắn liền với nghĩa. Mạnh
Tử bổ sung phạm trù nghĩa vào phạm trù nhân và trở thành phạm trù nhân nghĩa. Tư
tưởng Nhân Nghĩa là cơ sở, nền tảng để xây dựng nên những quan hệ đạo đức,
nhằm ổn định trật tự xã hội.
Do đất nước phải chống lại giặc ngoại xâm hung bạo, nên Nhân ở Nguyễn Trãi
là “khử bạo cho dân” ở ông, Nhân không phải là thứ đạo đức chung chung trừu tượng
mà chính là yêu nước, nhân đạo. Đó là “chí nhân”. Nghĩa là điều lên làm. Trong hồn
cảnh nước mất nhà tan thì điều lên làm là gì? Điều lên làm là đứng lên đánh giặc cứu
nước, gánh vác nhiệm vụ giải phóng giang sơn đất nước đang bị quân thù dày xéo.
Đó mới là “Đại nghĩa”. Như vậy Nhân Nghĩa ở đây không phải ở trong phạm vi quan
hệ cá nhân mà là quan hệ của công dân đối với đất nước, dân tộc. ở đây, đối tượng
của Nhân là dân, đối tượng của Nghĩa là nước. Ngay ở chữ Trung ở Nguyễn Trãi
cũng khác, ở ông Trung quân phải gắn liền với ái quốc. Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa
vua với nước thì nước được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy mà ông quyết định đi theo
Lê Lợi chư không đi theo con cháu nhà Trần. ở Nguyễn trãi , “Đại Nghĩa”sẽ dẫn đến”

chí nhân”. Như vậy tư tưởng Nhân Nghĩa ở Nguyễn trãi tuy bắt nguồn từ Nho giáo,
nhưng đã được ông vận dụng trên quan điểm dân tộc, vì lợi ích của dân tộc, nên nội
dung của nó có điểm sáng tạo, mang màu sắc Việt Nam hoá.
2.2.2 Kế thừa tinh hoa Nho giáo
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Hồ Chí Minh người kế thừa tinh hoa văn
hố dân tộc, trong đó có tinh hoa Nho giáo. Người thường dùng nhiều mệnh đề của

18


Nho giáo để diễn đạt cho nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ vì các mệnh đế này của Nho
giáo đã đi vào nhân dân từ trong tiến trình lịch sử. Trong tác phẩm “Luận ngữ” khái
niệm được nhắc đến nhắc đến nhiều nhất là khái niệm Nhân. Khái niệm này được
nhắc đến 109 lần. Nhân ở đây được đề cập tới trên nhiều bình diện khác nhau và Hồ
Chí Minh đã tiếp thu ý nghĩa tích cực của khái niệm này. Luận điểm giữ vị trí xun
xuốt trong tồn bộ tư tưởng của Hồ Chí Minh là luận điểm con người và vấn đề
trồng người. Ngay từ bài báo đâu tiên cho tới dòng di chúc chữ cuối cùng trong di
chúc, vấn đề con người luôn là mối quan tâm thường xuyên hàng đầu của Người.
Đạo đức khổng tử phải trung với vua, hiếu với cha mẹ, còn với Hồ Chí Minh những
khái niệm này mang một nội dung mới. Trung ở đây là trung với nước, hiếu là hiếu
với dân. Người ln địi hỏi ở người cách mạng là phải cần - kiệm - liêm - chính chí - công - vô - tư. Với “6 điều không nên và 6 điều nên làm”, người đề cao vai trò
của nhân dân “Nước lấy dân lầm gốc… gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi
trên nền nhân dân” .Tư tưởng này đã gặp trong Nho giáo( “ Dân vì bang bản, bản cố
ban minh”). Và trong lịch sử các nhà tư tưởng lớn của chúng ta như trần quốc tuấn,
Nguyễn trãI cũng ln đề cao vai trị của nhân dân: “Chở thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân”. Có thể nói Hồ Chí Minh đã đưa vào nội hàm các phạm trù va
mệnh đề truyền thống ấy những nội dung hiện đại trong khi chắt lọc, nâng lên tầm
hiện đại tinh hoa truyền thống.
2.3. Chế định pháp luật và hoạch định giáo dục, khoa cử.
2.3.1. Chế định pháp luật để củng cố ngôi vua và ổn định xã hội.

Nho giáo và pháp luật đều biểu hiện ý chí và là cơng cụ của giai cấp phong
kiến thống trị nhằm chế thúc, ràng buộc mọi người vào khuôn khổ của chế đọ
phong kiến và nhằm duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, bảo vệ và duy trì sự tồn tại
của chế độ đó.
Song song với việc gia tăng vị trí, vai trị của Nho giáo trong đời sống xã hội
và vận dụng Nho giáo vào việc cai trị, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành
nhiều bộ luật và các văn bản dưới luật khác nhằm phục vụ những mục đích chính trị
của gia cấp phong kiến. Như năm 1042 dưới triều Lý, Lý Thánh tông đã cho biên

19


soạn Hình thư - bộ luận thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam; năm
1341 dưới triều Trần, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán
Siêu soạn bộ Hình luật (cịn gọi là Quốc triều hình luật). Dưới thời Lê Thánh Tơng
cho ra đời bộ Luật Hồng Đức; dưới thời triều Nguyễn, vua Gia Long sai đình thần
soạn bộ Hồng Triều luật lệ (cịn gọi là Luật Gia Long) được soạn thảo năm 1812
và cơng bố vào năm 1815.
Bộ Hình thư dưới triều Lý, như sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép, được áp
dụng thống nhất trong cả nước, phạm vi điều chỉnh rộng rãi đến nhiều lĩnh vực đời
sống xã hội và con người. Như nhiều người khẳng định, bộ luật này chịu ảnh hưởng
của tư tưởng khoan dung, độ lượng của Phật giáo. Nhưng không chỉ Phật giáo mà
cả Nho giáo cũng ảnh hưởng tới bộ luật này, kể cả ở một số văn bản dưới luật khác
trong việc triển khai, thi hành bộ Hình thư. Tư tưởng Đức trị, quan niệm về dân
đậm tính nhân văn, nhân bản của Khổng Tử, Mạnh Tử, như yêu cầu nhà vua, người
cầm quyền phải luôn yêu thương dân chúng, đặc biệt là người già, kẻ cô đơn, trẻ
con thể hiện khá rõ ở bộ luật này. Đồng thời, bộ Hình thư cũng bảo vệ địa vị, quyền
lợi của nhà vua và tầng lớp trên trong xã hội, bảo vệ Nhà nước Trung ương tập
quyền.
Pháp luật thời Trần, đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật thể hiện rất rõ tinh thần

trọng pháp. Nhưng từ nội dung của bộ luật và văn bản pháp luật khác trong thời
này, cho thấy pháp luật triều Trần, so với pháp luật triều Lý, chịu ảnh hưởng nhiều
của Hán Nho. Biểu hiện rõ nhất là, những tư tưởng chính trị, đạo đức của Nho giáo
trở thành nội dung của pháp luật, tức là những nguyên tắc, quy phạm đạo đức và
chính trị hết sức khắc nghiệt của Nho giáo đã trở thành cái bắt buộc với mọi người.
Ví dụ như tháng 5 năm 1315, vua Trần Minh Tông ''xuống chiếu cấm cha con, vợ
chồng và gia nô không được tố cáo lẫn nhau'' [3, tr.135] là nhằm bảo vệ chế độ phụ
quyền, đạo lý Tam cương theo tư tưởng của Hán Nho.
Ngoài ra, pháp luật triều Trần đặc biệt đề cao tư tưởng ''tôn quân'' của Nho
giáo. Theo đó, tội mưu phản nhà vua được coi là tội lớn nhất trong thập ác và vì vậy
mà ''mưu phản thì phải giết hết thân tộc''. Cũng như pháp luật triều Lý, pháp luật

20


triều Trần đều bảo vệ trật tự luân lý, trật tự đẳng cấp theo tinh thần Nho giáo. Như
quy định: cấm nô tỳ không được lấy con cái của dân tự do, khơng được xăm mình
như dân tự do, dân thường không được xây dựng nhà cửa, ăn mặc như tầng lớp quý
tộc quan liêu. Hoặc là cùng tội danh, nhưng nếu người phạm tội là hồng thân quốc
thích thì bị xử nhẹ hơn quan lại và dân đinh.
Bước sang thế kỷ XV, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, chế độ phong kiến
phát triển tới giai đoạn toàn thịnh, Nho giáo được đưa lên địa vị độc tôn trong hệ tư
tưởng, tầng lớp Nho sĩ có vị trí, vai trò to lớn hơn trong đời sống xã hội so với trước
đây. Các ông vua đã dựa vào Nho giáo để xây dựng thiết chế và pháp độ của triều
đại, xây dựng bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ các thiết chế và pháp độ đó. So với pháp
luật thời Lý, thời Trần, Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê sơ nói chung
đầy đủ hơn, cụ thể hơn, phạm vi điều chỉnh của nó rộng rãi hơn. Nhiều người đánh
giá đây là “một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước pháp luật
phong kiến Việt Nam” [7, tr.119], có nhiều yếu tố dân chủ, nhân bản. Chính vì vậy
mà các triều đại phong kiến Việt Nam về sau đều sử dụng bộ luật này.

Pháp luật từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn đều biểu hiện đậm nét, sâu sắc của
Nho giáo cả trong nội dung và tính chất của nó. Những quan niệm “tôn quân
quyền”, “chế độ tông pháp” và “phân biệt trật tự đẳng cấp”, “Tam cương”, “Ngũ
thường”, “Chính danh”, .. là cơ sở tư tưởng hình thành và chi phối nội dung, tính
chất của pháp luật.
Tóm lại: Nhằm củng cố ngơi vua và duy trì trật tự xã hội, pháp luật Việt Nam
thời phong kiến cho thấy sự biểu hiện của Nho giáo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nho
giáo pháp Luật Việt Nam cũng có giới hạn. Bởi vì:
Thứ nhất; Mặc dù các triều đại phong kiến Việt Nam khi xây dựng các bộ luật,
các văn bản pháp luật khác có tiếp thu pháp luật Trung Quốc, có tiếp thu Hán Nho,
Tống Nho, có chịu ảnh hưởng của Pháp gia, nhưng đã biết cách ''hoá giải'', ''làm
mềm đi'' nhiều yếu tố cứng nhắc, khắc nghiệt của ''Tam cương'', ''Ngũ thường'',
''trung'', ''hiếu'' của Nho giáo và tính chất ''hà khắc'', ''tàn khốc'' của pháp trị và pháp
luật phong kiến Trung Quốc.

21


Thứ hai: Khơng chỉ có Nho giáo, mà cả Phật giáo, phong tục tập quán và
những giá trị truyền thống của dân tộc cũng chi phối triều đình phong kiến trong
việc hình thành và thực thi pháp luật. Và chính những yếu tố này đã giảm bớt ''sức
ép'', tính chất ''cứng nhắc'' của Hán Nho, Tống Nho.
Thứ ba: Pháp luật nảy sinh và phản ánh cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội trong
một giai đoạn phát triển nhất định đồng thời góp phần thực hiện những nhiệm vụ
thực tiền chung của dân tộc, quốc gia. Pháp luật Việt Nam thời phong kiến cũng
vậy. Cho nên, điều kiện kinh tế - xã hội, những yêu cầu và nhiệm vụ chung đặt ra
cho giai cấp phong kiến và dân tộc ở mỗi một giai đoạn phát triển đóng vai trị là
nhân tố chi phối không chỉ phạm vi, mức độ, tính chất và nội dung của Nho giáo,
mà cịn chi phối sự hình thành, nội dung, tính chất của pháp luật cũng như sự khác
biệt của pháp luật và việc thực thi pháp luật trong các giai đoạn phát triển của chế

độ phong kiến Việt Nam.
2.3.2. Hoạch định giáo dục, thi cử để lựa chọn nhân tài.
Tư tưởng giáo dục là một trong những nội dung chủ yếu nhất của Nho giáo, là
biện pháp cơ bản nhất để tạo lập ra mơ hình xã hội và mẫu người lý tưởng cần có
của chế độ phong kiến, là một trong những phương tiện chủ yếu nhất để truyền bá
Nho giáo và ý thức hệ phong kiến, triển khai đường lối đức trị và lựa chọn nhân tài.
Giáo dục khoa cử ở nước ta thời phong kiến từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX
về căn bản là nền giáo dục khoa cử Nho học. Do vậy trong lĩnh vực này, biểu hiện
của Nho giáo là bao trùm, đặc biệt ở nội dung đào tạo, phương thức và mục đích
đào tạo, phương thức tuyển dụng nhân tài.
Với phương châm “Trị nước thì gốc ở nhân tài, hành chính thì trước lấy giáo
hóa” [8,tr.574], “cầu hiền chính là việc cần kíp” [8, tr.691] là chính sách lớn của
Nhà nước, chế độ phong kiến Việt Nam đặc biệt quan tâm và đề cao vai trò của giáo
dục và đào tạo con người, coi cơng việc đó gắn liền với sự thịnh suy, hưng vong của
triều đại, của quốc gia, quan trọng hơn cả chính hình trong trị quốc an dân, bình
thiên hạ.
Mục đích giáo dục của Nho giáo là dạy đạo lý làm người, tức là nhằm tạo ra

22


những con người luôn suy nghĩ và hành động phù hợp với những chuẩn mực đạo
đức của Nho giáo, để mỗi người, tùy theo địa vị xã hội và chức phận của mình mà
đem cái đạo đó đã học được mà hành đạo. Đồng thời, chủ yếu thông qua nền giáo
dục khoa cử Nho học mà đào tạo tầng lớp nho sĩ – trí thức của xã hội theo lý tưởng
của Nho giáo.
Ảnh hưởng của Nho giáo biểu hiện rõ rệt nhất, cụ thể nhất trong lĩnh vực giáo
dục khoa cử khơng chỉ ở mục đích mà cịn ở nội dung giáo dục khoa cử. Nho giáo chỉ
dạy đạo đức mà không dạy con người tri thức về khoa học tự nhiên, về làm ruộng,
buôn bán. Trong nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời phong kiến cũng vậy. Điều này

thể hiện trước hết ở tài liệu dạy, học và thi cử. Trong hệ thống nhà trường do Nhà
nước và nhân dân tổ chức, quản lý cũng như việc giáo dục trong gia đình, tài liệu dạy
và học chủ yếu là Ngũ kinh, Tứ thư và các lời dạy của các bậc Thánh hiền.
Nội dung dạy, học và thi cử trong hệ thống giáo dục nước ta thời phong kiến
về cơ bản khơng ngồi những tri thức trong kinh, sách Nho giáo. Người đi học, đi
thi, đỗ đạt, làm quan, làm thầy chủ yếu cốt sao thông thạo cái khối kiến thức đó. Rõ
ràng Nho giáo đã ảnh hưởng, chi phối các khâu, các mặt của nền giáo dục khoa cử
Việt Nam. Nền giáo dục khoa cử Nho học đã tạo ra một truyền thống “tôn sư trọng
đạo”, tinh thần ham học, hiếu học, trọng người có học, tạo ra những nhân tài đóng
góp vào việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cái tri thức của
người có học, đỗ đạt, làm quan chỉ bó hẹp trong các kinh, sách của Nho giáo phục
vụ vương quyền, bảo vệ ngai vàng của các ơng vua, lợi ích trực tiếp của triều đình
phong kiến thống trị. Nội dung, phương thức học, thi hết sức sáo rỗng, đồng thời
dẫn tới một tâm lý tiêu cực ở nhiều người chỉ duy nhất một con đường tiến thân là
đi học, đi thi, làm quan mới có thể “vinh thân, phì gia”.
Tất nhiên, giai cấp phong kiến Việt Nam chỉ khai thác tiếp nhận và vận dụng
những nội dung, yếu tố nào của Nho giáo có lợi và cần thiết cho những mục đích
chính trị của mình, tức là chỉ tiếp nhận và vận dụng từng mảng chứ không tiếp nhận
một cách hệ thống và toàn diện các nguyên lý, yếu tố của Nho giáo truyền thống.
Ngoài ra, việc tiếp nhận yếu tố nào, tính chất nào của Nho giáo cịn phụ thuộc vào

23


vai trị và tính chất tiến bộ hay phản động của chế độ phong kiến và triều đại trong
mỗi giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.

24



KẾT LUẬN
Là học thuyết chính trị – xã hội, Nho giáo đề cập đến con người và nhiều lĩnh
vực của đời sống chính trị và quan hệ của xã hội và con người. Tất nhiên, những
lĩnh vực đó được nhìn nhận chủ yếu từ phương diện đạo đức – chính trị. Nền tảng
và căn cứ lý luận của học thuyết chính trị – xã hội là học thuyết triết học. Và tư
tưởng cũng là điểm xuất phát của học thuyết chính trị – xã hội của Nho giáo là tư
tưởng về xã hội lý tưởng. Và nhằm mục đích này, học thuyết chính trị – xã hội của
Nho giáo chủ yếu đề cập đến những vấn đề về đạo đức, vai trò tu dưỡng đạo đức
của con người, của nhà vua, người cầm quyền trong các mối quan hệ cơ bản của con
người với trời, đất, với xã hội; cùng những biện pháp cơ bản để duy trì trật tự kỷ
cương, ổn định từ trong gia đình đến ngồi xã hội.
Nho giáo thể hiện rõ rệt và sâu sắc nhất trong đời sống tinh thần của con người
và của các triều đại phong kiến Việt Nam là trong lĩnh vực hệ tư tưởng, đưa ra và
triển khai đường lối trị nước, xây dựng và thực thi pháp luật, kiến tạo và triển khai
nền giáo dục khoa cử. Ậ những lĩnh vực này, ảnh hưởng của Nho giáo không phải là
duy nhất, cũng không phải là như nhau, giống nhau. Mà tuỳ vào những điều kiện
lịch sử cụ thể, nhu cầu cai trị, củng cố và phát triển chế độ phong kiến, mà giai câp
phong kiến khai thác và vận dụng những yếu tố, tính chất nào của Nho giáo có lợi
và cần thiết vì những mục đích trên. Bởi vậy mà ở Việt Nam, Nho giáo chỉ được
tiếp nhận từng mảng chứ không được tiếp nhận cả hệ thống và tiếp nhận một cách
có hệ thống. Mặt khác, nhiều yếu tố, nội dung của Nho giáo còn được người Việt
Nam bổ sung thêm và cũng đồng thời làm giảm đi tính chất khắc nghiệt, duy tâm
thần bí vốn có của Nho giáo./.

25


×