Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.88 KB, 3 trang )

THCS TRUNG TRẠCH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : NGỮ VĂN 7 - THỜI GIAN 90 PHÚT
KHUNG MA TRẬN
Chủ đề
kiểm tra
Tiếng Việt

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ Tự luận TNKQ Tự luận Thấp
Cao
1

Tổng điểm
1

2,0

2,0

Văn bản

2

2
2,0

T.làm văn


2,0
1

1
6,0

Cộng

1

2
2,0

1
2,0

6,0
4

6,0

10,0

ĐỀ I:
1.Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Mỗi loại cho một ví dụ?
2.Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật nội dung gì?
3.Qua truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, em có suy nghĩ gì về tình cảm anh em?
4.Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề II:
1.Thế nào là điệp ngữ? Cho ví dụ? Kể tên các dạng điệp ngữ?

2.Từ văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A mi-xi, em học được bài học gì?
3.Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”tuy
khác nhau về tác giả nhưng có điểm chung về nội dung tình cảm. Em hãy chỉ ra điểm
chung này?
4.Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ I:
Câu 1:(2đ)
-Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau(0,5) hoặc gần giống nhau.(0.25)
-Từ đồng nghĩa có ha loại (0.25) đồng nghĩa hoàn toàn (0.25) và đồng nghĩa không hoàn
toàn (0.25)
-Ví dụ:đồng nghĩa hoàn toàn (0.25) đồng nghĩa không hoàn toàn (0.25)


Câu 2: (1đ)
-Nước Nam là một nước có chủ quyền (0.5)
-Không kẻ thù nào được xâm phạm. (0.5)
Câu 3: (1đ)
-Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa (0.25) thì tình cảm anh em (0.25) vẫn thắm thiết (0.25)
không gì ngăn cách họ .(0.25)
Câu 4: (6đ)
*Mở bài: (1đ)
-Giới thiệu tác giả (0.25) tác phẩm (0.25).
-Hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm (0.25)
-Cảm nghĩ chung về tác phẩm (0.25)
*Thân bài: (4đ)
Học sinh nêu được những suy nghĩ, cảm xúc của mình trên cơ sở phân tích giá trị nội
dung,nghệ thuật của bài thơ.
-Cảm nhận (0.25) tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.(0.25)

-Cảm nghĩ về từng chi tiết,phân tích giá trị đạt được của bài thơ theo trình tự trước sau
trong tác phẩm đó là:
+Âm thanh (0.25) hình ảnh (0.25) ánh sáng (0.25) không gian (0.25) và đặc bệt là hình
ảnh tác giả.(0.25)
+Chỉ ra được những giá trị tu từ của bài thơ (0.5)
+Tấm lòng của tác giả về thiên nhiên (0.25) về đất nước (0.25)
+Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ giá trị nội dung (0.25) và nghệ thật (0.25)
-Cảm nghĩ của em về tác giả:
+Hồ Chủ tịch không chỉ là nhà thơ xuất sắc (0.25) mà còn là người chiến sỉ cách mạng
kiên cường (0.25) của phong trào giải phóng dân tộc (0.25)
*Kết bài: (1đ)
-Suy nghĩ,tình cảm của em về tác giả (0.25) tác phẩm (0.25).
-Liên hệ bản thân.(0.5)
Đề II:
Câu 1: (2đ)
-Khi nói,viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (0.25) để làm nổi bật ý (0.25)
gây cảm giác mạnh (0.25).Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ,từ ngữ được lặp lại
gọi là điệp ngữ.(0.25)
-Ví dụ (0.25)
-Kể tên các dạng điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng (0.25)
+ Điệp ngữ nối tiếp (0.25)
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (0.25)


Câu 2: (1đ)
-Tình yêu thương kính trọng cha mẹ (0.25) là tình cảm thiêng liêng hơn cả (0.25) .Thật
đáng xấu hổ (0.25)nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.(0.25)
Câu 3: (1đ)
-Đều diễn tả tình cảm quê hương thắm thiết của con người (0.5).

-Góp phần bồi đắp tình yêu quê hương trong mỗi chúng ta.(0.5)
Câu 4: (Như đề I)
GVBM:
Đinh Thị Lý



×