Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và tưới nước đến năng suất và chất lượng chè trong vụ đông xuân tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.01 KB, 155 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NGUYỄN VIỆT DUY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
BÓN ĐẠM VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG CHÈ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NGUYỄN VIỆT DUY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
BÓN ĐẠM VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG CHÈ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Điền

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NGUYỄN VIỆT DUY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
BÓN ĐẠM VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG CHÈ TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Điền

Thái Nguyên - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Trần
Văn Điền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công
nhân viên chức trong Ban giám hiệu, Khoa Nông học; Khoa Sau đại học Trường Đại học Đại học nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo - Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên - Ban quản lý dự án và phát triển chè Thái
Nguyên - Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Trạm
khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên - Phòng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Đồng Hỷ - Đảng ủy, UBND xã Hòa Bình đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên và khuyến khích tôi trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Duy


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu....................................................................................................... 3
1.2.2 Các yêu cầu cụ thể........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ............................................................................. 4
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè ...... 8
1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................... 8
1.2.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng ............................................................... 9
1.3. Nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước................................................. 12
1.3.1. Những nghiên cứu về cây chè trên thế giới. ............................................. 12
1.3.2. Những nghiên cứu về cây chè ở Việt Nam. .............................................. 17
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 25
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 25


iv
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 25
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 27
2.5. Phương pháp diều tra và sử lý số liệu. ......................................................... 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 33
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và tưới nước đến khả năng sinh trưởng

và phát triển của chè trong vụ đông - xuân. ....................................................... 33
3.2. Ảnh hưởng của đạm và nước tưới đến yếu tố cấu thành năng suất ............. 42
3.3. Ảnh hưởng của đạm và nước tưới đến thành phần cơ giới búp chè ............ 51
3.4. Ảnh hưởng của đạm và nước tưới đến một số chỉ tiêu chất lượng nguyên
liệu chè. ............................................................................................................... 55
3.5. Ảnh hưởng của đạm và nước tới đến sâu bệnh hại chè. .............................. 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 58
1. Kết luận ........................................................................................................... 58
2. Đề nghị ............................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60
Tài liệu tiếng việt................................................................................................. 60
Tài liệu tiến nước ngoài....................................................................................... 62


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới

PTNT


: Phát triển nông thôn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến thời gian bật mầm sau đốn
của chè LDP1.................................................................................. 34

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến đợt sinh trưởng trung bình
của chè LDP1.................................................................................. 36

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến chiều cao cây chè LDP1 ... 37

Bảng 3.4.


Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến độ rộng tán chè LDP1 ....... 39

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến chiều dài búp trung bình
chè LDP1 ........................................................................................ 40

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến mật độ búp chè LDP1 ....... 42

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến khối lượng búp chè LDP1 ..... 44

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến khối lượng tươi của chè LDP1. 46

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến năng suất thực thu của chè
LDP1 ............................................................................................... 47

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến độ dày tán chè LDP1 ........ 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến độ dày tầng lá chè LDP1 .. 50
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến tỷ lệ búp có tôm LDP1...... 51
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nước tưới và đạm đến tỷ lệ búp mù xòe LDP1..... 52
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của đạm và nước tưới đến thành phần cơ giới búp ..... 54

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của đạm và nước tưới đến một số chỉ tiêu chất lượng
nguyên liệu chè. .............................................................................. 55
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của đạm và nước tưới đến diễn biến sâu bệnh hại chè ..... 56
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của mô hình thí nghiệm ...................................... 57


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Duy


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis O.Kuntze. Cây chè và các sản
phẩm của chè đã được các dân tộc trên thế giới biết đến và sử dụng từ lâu đời.
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu. Uống chè đã trở
thành tập tục và là nhu cầu văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc. Trong
dân gian người dân sử dụng chè làm vị thuốc chữa tả lị, sỏi thận, đau dạ dày và
trở thành thức uống giải khát phổ thông cho mọi tầng lớp nhân dân. Ngày nay
con người đã sản xuất nhiều loại chè có tác dụng giải nhiệt, an thần, chè lợi mật,
chè chữa thận… Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu bản chất cây chè và đã
phát hiện ra hàng trăm hoạt chất quý trong chè. Thành phần hoá học chủ yếu của
lá chè là Tanin chiếm 20 - 35%, cafein chiếm 2,5%. Trong lá chè còn chứa nhiều

loại vitamin A, B, K, PP, đặc biệt có rất nhiềuvitamin C. Chính vì vậy chè có tác
dụng tốt trong phòng và chữa bệnh đường ruột, chống nhiễm khuẩn (nhờ Tanin),
có tác dụng lợi tiểu (do Teofilin, Teobromin), kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo
phì, chống sâu răng, hôi miệng. Chất Catechin trong chè còn có chức năng
phòng ngừa phóng xạ, ung thư, phòng bệnh huyết áp cao, chống lão hoá.
Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có diện tích đồi lớn,
điều kiện đất đai khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Với diện
tích trồng chè khoảng 18.500 ha, đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng), Thái
Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hương
vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã
được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước. Cây chè được coi là cây kinh
tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, tuy chưa thể giúp người dân làm giàu theo
hướng đột phá nhưng là loại cây “xóa đói, giảm nghèo”, bởi nó có nhiều lợi thế
như dễ chăm sóc, chi phí ban đầu không quá cao, thu hoạch lâu dài, giúp người
dân ổn định đời sống.


2
Trong những năm vừa qua, tình hình sản xuất chè gặp không ít khó khăn
cả khâu sản xuất và tiêu thụ do thị trường tại những nước truyền thống có phần
giảm sút, đã làm cho sản xuất chè có những thời điểm xuống thấp. Mấy năm
gần đây, thị trường xuất khẩu có những chuyển biến tích cực, bà con nông dân
có những cách nhìn đầy đủ hơn về cây chè, yên tâm hơn và có những thay đổi
về các biện pháp kỹ thuật thâm canh để sản xuất chè đông nhằm tăng hiệu quả
kinh tế cho gia đình.
Dựa vào quy luật sinh trưởng, phát triển của cây chè, cùng với các kết quả
nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học về cây chè cho thấy:
nhiệt độ và lượng mưa trong năm có là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng ra búp của cây chè. Vụ đông trong năm nếu được cung cấp đủ lượng đạm,

tưới đủ nước, giữ ẩm cho chè thì cây chè vẫn cho búp bình thường. Dựa vào đặc
điểm này nhiều nơi trên cả nước đã tiến hành thực hiện xây dựng nhiều mô hình
sản xuất chè qua đông khuyến cáo cho bà con nông dân phát triển trên diện rộng
và đã đạt được những kết quả tốt ngoài mong đợi. Vụ đốn chè sẽ được chuyển
sang tháng 4 năm sau (vào chu kỳ nghỉ sinh lý ngắn của cây chè).
Nhu cầu sử dụng chè của người dân ngày càng cao, đặc biệt là trong vụ
Đông - Xuân, xung quanh dịp tết nguyên đán, ngày lễ cổ truyền của dân tộc thì
nhu cầu sử dụng chè cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, ở các tháng vụ Đông Xuân là thời điểm giá rét, mưa ít, sương muối nhiều làm cho cây chè sinh
trưởng chậm, năng suất thấp gây ra hiện tượng giá chè xanh tăng đột ngột làm
mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để sản xuất chè qua đông tại huyện Đồng Hỷ là có
cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và tưới nước đến năng suất và chất
lượng chè trong vụ Đông - Xuân tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên ”


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
Xác định liều lượng đạm và tưới nước hợp lý để nâng cao năng suất và chất
lượng chè vụ đông xuân tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên .
1.2.2 Các yêu cầu cụ thể
Theo dõi đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và tưới nước cho cây
chè vụ đông xuân đến các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng cây chè vụ
đông - xuân.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu khoa học cho công tác nghiên cứu khoa
học, giảng dạy tập huấn ở địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở xây

dựng quy trình kỹ thuật thâm canh mới trong sản xuất chè vụ Đông - Xuân.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Thông qua việc nghiên cứu liều lượng bón đạm và tưới nước dến năng
suất và chất lượng chè đông, đề tài sẽ góp phần giải quyết sự mất cân đối giữa
nhu cầu tiêu dùng cao về chè và sự giảm nhanh sản lượng chè trong vụ đông –
xuân, tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người làm chè...
Đồng thời bước đầu xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho chè qua đông.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
Sản xuất chè vụ đông - xuân là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích
hợp nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt trong cả vụ đông - xuân, khi
nhiệt độ thấp, ít mưa. Sản xuất chè đông - xuân có tác dụng rải vụ thu hoạch chè,
tạo việc làm cho người làma chè trong các tháng vụ đông - xuân, tạo ra sản phẩm
chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người làm chè.
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng búp
chè, các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam đều cho rằng độ không sinh vật
học của cây chè là 100C, tức là trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 100C, thì cây
chè vẫn sinh trưởng búp. Mặt khác sản lượng búp chè hàng tháng có quan hệ rất
chặt với lượng mưa, những tháng có lượng mưa nhỏ hơn 50mm/tháng thì sản
lượng chè chỉ đạt dưới 5% tổng sản lượng cả năm, những tháng có lượng mưa
50 - 100 mm/tháng sản lượng chè hàng tháng đạt từ 5 - 10% tổng sản lượng cả
năm, những tháng có lượng mưa trên 100mm/tháng, sản lượng hàng tháng đạt
trên 10% tổng sản lượng cả năm. Như vậy trong các tháng vụ đông, vụ xuân ở
vùng trung du và miền núi phía bắc nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất đều trên
100C thì yếu tố hạn chế năng suất chính là lượng mưa, nếu tưới đủ ẩm cây sẽ
sinh trưởng búp và cho thu hoạch.

Thực tế ở vùng trung du miền núi phía bắc cho thấy sản lượng chè các
tháng vụ đông, vụ xuân giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chè tăng
nhanh làm cho giá chè tăng mạnh có khi gấp 1.5 – 2 lần những tháng giữa vụ.
Một trong những khó khăn của sản xuất chè là sản lượng chè phân bố
không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9
(chiếm 40 - 50%) tổng sản lượng cả năm. Sản xuất chè vụ đông – xuân sẽ rải vụ


5
thu hoạch chè, rải vụ chế biến chè, tạo việc làm cho người làm chè vào các
tháng vụ đông – xuân.
Khi tiến hành sản xuất chè vụ đông, cần thay đổi thời gian đốn chè, chuyển
từ đốn theo truyền thống cũ là vào tháng 11, 12 trong năm sang đốn vào thời gian
tháng 4 năm sau (vào chu kỳ nghỉ sinh lý ngắn của cây chè) để tăng thu nhập, rải
vụ chè, giải quyết việc làm cho người dân trong những tháng nông nhàn. Tuy
nhiên, vấn đề sản xuất chè qua đông chỉ áp dụng ở những nương chè có độ dốc
vừa phải, gần nguồn nước tưới hoặc phải xây bể để dự trữ nước tưới cho chè.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, trong đó cây chè vẫn là cây trồng mũi
nhọn của tỉnh. Hiện nay, vấn đề tăng thu nhập cho người nông dân được Tỉnh
uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chè còn gặp nhiều khó
khăn do trình độ của người dân chưa đồng đều, ngại thay đổi phương thức canh
tác theo truyền thống cũ.
* Điều kiện sinh thái của cây chè.
- Điều kiện khí hậu:
+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm thích hợp cho sinh trưởng
của cây chè trên thế giới là 1500- 2000 mm. Ở nước ta lượng mưa trung bình các
vùng trồng chè là 1750- 2500 mm/năm, phù hợp với sinh trưởng cây chè.
Số ngày mưa ảnh hưởng rất lớn đến lao động hái chè, cũng như chế biến

chè. Mưa còn ảnh hưởng đến chất lượng chè, vụ đông- xuân chè có chất lượng
cao, vụ hè thu chè có chất lượng thấp. Mưa phùn, mưa xuân có lợi cho sinh
trưởng của cây chè vì tăng độ ẩm không khí. Mưa ít phân phối đều, xen kẽ vài
ngày nắng thúc đẩy sinh trưởng của cây chè. Độ ẩm không khí tương đối cần
thiết cho cây chè là 80- 85%.


6
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí có lợi cho sinh trưởng chè là: 22- 280 c, búp
chè sinh trưởng chậm ở 15 - 180c, dưới 100c mọc rất chậm. Nhiệt độ cao từ 300c
chè sinh trưởng chậm, nhiệt độ 400c chè bị khô xém ở bộ phận non. Ngược lại
nhiệt độ ở - 40c vài ngày làm cho cây chè bị xém khô. Ở Trung Quốc mùa đông
phải che tán chè bằng các túp lều rơm để chống rét cho chè. Biên độ, nhiệt độ
ngày và đêm lớn có lợi cho chất lượng chè (Tây Nguyên, Sơn La), ở vùng thấp,
biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ chất lượng chè kém hơn.
+ Ánh sáng: Cây chè là một cây trung tính, trong giai đoạn cây con cây chè
ưa dóng râm, khi lớn lên ưa ánh sáng. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác
dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt và
nhiệt độ thấp ở núi cao là nơi sản xuất chè chất lượng cao trên thế giới.
- Điều kiện đất đai:
Tiêu chuẩn chọn đất là tầng đất dày từ 60 - 100 cm, mực nước ngầm dưới
100 cm. Đất phải chua, Độ chua pH là chỉ tiêu quyết định tới đời sống cây chè,
với cây chè độ chua thích hợp nhất 4,5 - 5,5. Đất giàu mùn và chất dinh dưỡng,
nhất là đối với đạm.
Kết cấu đất: Đất kết cấu viên, hạt tơi xốp giữ nước nhiều, thấm nước nhanh
có lợi cho sự phát triển của bộ rễ và vi sinh vật trong đất.
Thành phần cơ giới: Đất thị pha cát đến thịt nặng, có chế độ nước và không
khí điều hòa thuận lợi cho hoạt động của các quá trình hóa học và vi sinh vật
trong đất.
- Độ cao và địa hình:

+ Độ cao so với mặt nước biển có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng
chè, chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp
+ Địa hình: Có ảnh hưởng đến tiểu khí hậu vùng chè, xói mòn đất và việc sử
dụng cơ giới canh tác và thu hoạch chè. Độ dốc 8 - 20o thích hợp cho trồng chè.


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Trần
Văn Điền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công
nhân viên chức trong Ban giám hiệu, Khoa Nông học; Khoa Sau đại học Trường Đại học Đại học nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo - Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên - Ban quản lý dự án và phát triển chè Thái
Nguyên - Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Trạm
khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên - Phòng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Đồng Hỷ - Đảng ủy, UBND xã Hòa Bình đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên và khuyến khích tôi trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Duy



8
- Phòng trừ sâu bệnh: Sản xuất chè vụ đông- xuân có lợi thế là nhiệt độ
thấp, sâu hại, bệnh phát sinh phát triển chậm. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi xuất
hiện sâu bệnh hại nặng.
Lưu ý, phòng bệnh phồng lá: Tháng 2, tháng 3, ẩm độ không khí cao cần
giảm số lần tưới, tăng lượng nước tưới trong một lần tưới, dọn cắt cành lá, cây
che bóng giúp cho vườn chè thông thoáng.
- Thu hoạch: Thu búp một tôm hai lá, các tháng sản xuất chè vụ đông xuân (tháng 10 đến tháng 3 năm sau, không chừa lá thật, chỉ chừa lá cá và lá vảy
ốc). Các biện pháp kỹ thuật khác cần tiến hành như đối với những nương chè
bình thường.
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè
1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng
Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất
càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây chè
càng kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những
nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy nhiên muốn
cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kỳ kinh tế dài thì cần phải
bón phân đầy đủ sao cho đất trồng chè cần phải đạt những yêu cầu sau:
- pHKCL từ 4,0 – 6,0
- Đất có độ phì tốt
- Đất sâu, tầng đất từ 60 – 100 cm
Độ ẩm cao, lượng mưa hàng năm trên 1.500 mm và phân bố tương đối đều
từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11.
Mối quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp, phẩm
chất do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến
năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn
có ở trong đất thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.



9
Phân bón có vai trò quan trọng đối sinh trưởng và năng suất chè. Nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy:
Hiệu quả của phân bón cho chè chiếm từ 50 – 60% tổng hiệu quả của các biện
pháp nông học đối với năng suất chè.
1.2.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng
*Dinh dưỡng đạm đối với chè:
Cây chè là cây trồng thu hoạch lá nên đạm là chất dinh dưỡng quan trọng
nhất. Năng suất búp phụ thuộc chặt chẽ vào lượng bón N (Grice, 1982;
Marwaha và Sharma, 1977; Sandanam và Rajasingham, 1987) [25, 26, 27].
Các thí nghiệm tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Bón đạm làm
tăng năng suất từ 2 – 2,5 lần so với đối chứng không bón [8].
Về phẩm chất: Các tài liệu Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đều cho rằng
bón N không hợp lý (bón quá nhiều hoặc bón đơn độc) làm giảm phẩm chất
chè, đặc biệt là sản xuất chè đen. Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin,
cafein giảm, protein tăng, hàm lượng ancaloit tăng, chè có vị đắng [8].
Theo dõi của Assam thấy rằng hiệu lực của đạm tăng đều đặn theo thời
gian, hiệu suất 1 kg đạm của lần 1,2, 3, 4 lần lượt là 2, 4, 6, 8 kg chè khô. Ở
Đông Phi cho thấy: Hiệu suất của 1 kg đạm là 4 – 8 kg chè khô, nếu hiệu suất
là < 4 kg chè khô/1 kg đạm thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác là lân hay kali.
Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng bón đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng,
song để đạt được năng suất 10 tấn/ha thì bón 200 kg N là hiệu quả nhất [8].
* Dinh dưỡng kali đối với cây chè
Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các
bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây
làm tăng khả năng hoạt động của các men, tăng sự tích lũy gluxit, các axitamin
và khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp chè, làm


10

tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè.
Thiếu kali rìa lá có vết nâu, búp nhỏ, lá nhỏ, rụng lá nhiều. Ở những
nương chè mới trồng, phân bón kali thường có hiệu quả thấp vì trong đất hàm
lượng kali còn cao (khoảng 20 – 25 mg K2O/100g đất) còn đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho cây[8].
Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng chè, theo
AD.Makharobitze (1948) cho thấy: Phẩm chất trong các công thức được xếp
theo thứ tự P, K, N và sau cùng là phân bón.
Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam năm
1988 quy định: Năng suất đạt 60 - 100 tạ/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha, năng
suất > 100 tạ/ha bón 100 - 120 K2O/ha [8].
* Dinh dưỡng lân đối với cây chè
Theo Enden (1958), trong búp non của chè có 1,5% P205. Lân tham gia
vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan
trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
của cây, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét và chống hạn
cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm và có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ,
năng suất thấp [8].
Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, Việt Nam và nhiều nước khác cho
thấy: Bón lân làm tăng năng suất chè rõ rệt, đặc biệt bón lân trên nền N, K. Đất
mà thiếu N, K cũng làm giảm hiệu quả của phân lân đối với chè. Điều đáng
chú ý là bón lân có hiệu quả phải tương đối dài, thậm chí đến 20 – 25 năm sau.
Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón
lân và liều lượng 120 – 960 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp 5 – 30%
so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng, sản lượng bình quân 21
năm về sau là 60 – 78% [8].


11
Kết quả sơ bộ thí nghiệm 10 năm bón N,P,K cho chè của trại thí nghiệm

chè Phú Hộ cho thấy: Trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm
không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội
thu do phân bón là rất rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg P2O5 làm
tăng được 3,5 kg chè búp tươi [8].
Kết quả nghiên cứu của Curxanop (1954) và T.C.Migaloblisvili (1966)
ở Liên Xô đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Catechin trong
búp chè có lợi cho chất lượng chè.
Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30 – 32 mg/100g đất thì cây chè
sinh trưởng bình thường, nếu là 10 – 12 mg/100g đất thì thiếu lân.
Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy
định 5 năm bón P2O5 1 lần với liều lượng 100 kg/ha bón kết hợp với phân
chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20 – 30 cm [8].
* Phân bón hữu cơ cho chè
Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung
cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho
đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm
tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật học trong đất, làm tăng các thành phần
dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.
Tuy vậy việc sử dụng phân hữu cơ cho chè ít được quan tâm, nhất là đối
với vùng miền núi do địa hình khó vận chuyển, nguồn phân hữu cơ còn hạn chế,
người dân không biết kỹ thuật chế biến phân xanh ủ phân hữu cơ tại chỗ. Bón
phân hữu cơ cho chè có hiệu quả và cần thiết nhất là khi cây chè còn nhỏ và khi
gieo trồng. Do đó khi gieo trồng chè nhất thiết phải bón đầy đủ lượng phân hữu
cơ hoặc trồng xen với các loại cây họ đậu làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện chè Phú Hộ cho thấy việc bón phân
hữu cơ kết hợp với vô cơ thì năng suất chè sẽ tăng 30 – 32% so với sử dụng
riêng rẽ phân vô cơ [2].


12

Theo quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt
Nam quy định: Đối với chè kinh doanh 3 năm bón một lần với lượng 20 – 30
tấn/ha kết hợp với phân lân [8].
Bón phân trả lại cho đất các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi là rất quan
trọng và cần thiết. Muốn bón phân hiệu quả thì phải bón phân đúng nguyên tắc
như: Bón theo tuổi và năng suất cây; Bón cân đối các yếu tố N, P, K, bón bổ
sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết; Bón đúng lúc và đúng cách,
đúng đối tượng, bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời; tùy theo điều kiện đất đai, khí
hậu mà quy định lượng phân, tỷ lệ bón cho thích hợp.
1.3. Nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước.
1.3.1. Những nghiên cứu về cây chè trên thế giới.
1.4.1.1. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây chè.
Chè là cây lâu năm, có hai chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu
kỳ phát triển nhỏ.
Chu kỳ phát triển nhỏ là chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè. Hàng năm
vào mùa đông, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp, khô
hạn… cây chè sinh trưởng và phát triển chậm dần và ngừng sinh trưởng khi nhiệt
độ thấp hơn 100C. Cây chè sinh trưởng trở lại khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần.
Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây, bao
gồm cả đời sống cây chè, được tính từ khi ra hoa chè được thụ phấn, hình thành
hạt, mọc thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và
chết. Chu kỳ này thường kéo dài 30- 50 năm, có khi tới hàng trăm năm.
Các tác giả đã chia chu kỳ phát triển của cây chè ra làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt) được tính từ khi hoa được
thụ phấn, hình thành hạt và quả chín.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây con tính từ khi hạt nảy mầm mọc thành cây
cho đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên.


13

- Giai đoạn 3: Giai đoạn cây non được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho
tới khi cây có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2 – 3 đến năm thứ 4 sau trồng).
- Giai đoạn 4: Giai đoạn chè lớn (giai đoạn kinh doanh sản xuất) thời kỳ
này kéo dài 20- 30 năm có khi tới 50- 60 năm phụ thuộc vào điều kiện giống,
đất đai và điều kiện canh tác.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn chè già, giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ
kinh doanh sản xuất, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng xuất giảm nhanh chóng.
Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn người ta xây dựng các biện pháp
kỹ thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có
khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, phát huy hết tiềm năng của giống.
Do đó việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống chè trong
vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè
M.A.Alidatde (1964) cho rằng: Khi trên búp chè có 5 lá thì ở nách các lá thứ
nhất, thứ hai đã có những mầm nách; khi lá thứ 6 xuất hiện thì trên búp chè có
mầm nách thứ ba, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ tư…,
ông cho rằng khi mầm chè qua đông hai lá đầu tiên bao bọc mầm chè là lá vảy
ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách của lá thứ tư và lá thứ năm của đợt sinh
trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ hai (theo
Djemukhatde- 1976) [2].
- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè của các tác giả K.E.Bakhơtatde
(1971), KMDjemukhatde (1976) cho rằng: Sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu. Ở những nước có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh
trưởng vào mùa đông và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên. Ngược lại ở những
nước nhiệt đới (quần đảo Giava, Srilanca hay nam Ấn Độ) búp chè sinh trưởng
liên tục, thời vụ thu hoạch búp chè kéo dài quanh năm [2].


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu....................................................................................................... 3
1.2.2 Các yêu cầu cụ thể........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ............................................................................. 4
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè ...... 8
1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................... 8
1.2.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng ............................................................... 9
1.3. Nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước................................................. 12
1.3.1. Những nghiên cứu về cây chè trên thế giới. ............................................. 12
1.3.2. Những nghiên cứu về cây chè ở Việt Nam. .............................................. 17
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 25
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 25


15

đốn chè trong mỗi hoạt động sinh lý hút nước, tổng hợp và vận chuyển nhựa
trong cây. Tác giả còn cho rằng không thể cùng áp dụng một dạng đốn hay cùng
một thời vụ đốn cho cây chè ở những vùng sinh thái khác nhau [10].
- Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn đến cân bằng giữa các bộ phận trên mặt
đất và dưới mặt đất của cây chè các tác giả J.J.B.Deus (1931), Eden (1958) đều
cho rằng: Đốn chè là phá vỡ cân bằng giữa thân, lá và rễ, thúc đẩy hình thành
một cân bằng mới sau đốn. Nếu ta không tạo cho cây chè một cần bằng mới sau
đốn thì cây chè sẽ cho búp kém.
- Các kết quả nghiên cứu về loại hình đốn cho thấy: Ở Liên Xô cũ, Trung
Quốc trong điều kiện lạnh thường đốn dạng mâm xôi; ở các nước sứ nóng như
Ấn Độ, Srilanca, Châu Phi thường sử dụng dạng đốn xiên. Ở Zaia khi đốn
người ta thường để lại một cành vượt giữ cho cây chè không bị chết [15].
1.3.1.3. Những kết quả nghiên cứu về giống chè.
Chè là cây lâu năm, giống chè tốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sản
xuất. Do đó việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng
vùng sản xuất đã được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm.
Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập trên
đảo Java. Đến năm 1913 Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa theo hình
thái và chọn theo 7 bước gồm: Nghiên cứu vật liệu cơ bản; chọn hạt; lựa chọn
trong vườn ươm; nhân giống hữu tính và vô tính; chọn dòng; lựa chọn tiếp tục
khi thu hái búp ở các dòng chọn lọc; thử nghiệm thế hệ sau như thân, cành, lá,
búp, hoa và quả.
Các nước phát triển chè mạnh đầu tư rất lớn cho việc chọn tạo giống mới:
Ấn Độ từ những năm 50 của thế kỷ trước đã thành công trong việc chọn tạo
ra 110 giống chè tốt trong đó có 102 giống nhân vô tính.
Trung Quốc, từ những năm 50- 60 của thế kỷ trước các tác giả đã đi sâu
nghiên cứu và đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố hình thái của cây đối
với sản lượng, chất lượng và tương quan giữa các chỉ tiêu đó đối với nhau, ngày



16
nay đã xác định được 52 giống chè tốt, diện tích giống chè tốt chiếm 25% diện
tích chè của cả nước.
Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc đã lần lượt vận dụng kỹ thuật
công nghệ sinh học cho chọn giống chè tốt, đồng thời triển khai dùng phôi non,
là cành non, phấn hoa của cây chè bồi dưỡng thành một cây chè hoàn chỉnh.
Hiện nay cả thế giới có trên 1000 giống chè mới, trong đó các nước sản
xuất chè chủ yếu đã chọn lọc và phổ biến rộng được hơn 400 giống [24].
1.3.1.4. Những kết quả nghiên cứu về tưới nước cho chè.
- Các tác giả C.F.Kozopkin (1950), G.V Lê bê dep (1954, 1957), N.X
Petinop; F.A kuliep (1965, 1969, 1976 và 1978) bằng nghiên cứu của mình
đều cho rằng: Vùng cận nhiệt đới chỉ có thể trồng chè khi tưới nước đều đặn,
các tác giả trên đều cho rằng: Tưới nước cho chè đã làm tăng thời gian thu
hoạch búp, làm tăng chất lượng chè nguyên liệu (tăng tỷ lệ búp có tôm, giảm
tỷ lệ búp mù xòe) [7].
- Theo A.A Imanova (1959), K.B Talakvatze (1959), V.P Gvaxalia, RV
Voronxova (1975) và nhiều tác giả khác thì tưới nước làm cho búp chè non,
mềm và từ đó làm tăng chất lượng chè nguyên liệu [7].
- Theo M.K.Daraselia (1989) thì tưới nước đã làm thay đổi điều kiện
quang hợp, thay đổi hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả men polifenol
oxydaza là men có mặt trong việc tạo ra tanin trong chè. Cũng theo tác giả, hiện
nay ở tây Grudia có khoảng 10% diện tích chè được tưới nước, trên 50% diện
tích chè ở Adebaidan và 1/3 diện tích chè ở Krasnoda được tưới nước [7].
- M.Tamang (1978) cho biết ở Iran trong điều kiện lượng mưa từ khoảng 350
- 650mm thì hiệu quả của tưới nước cao hơn cả phân bón. Tưới nước làm tăng sản
lượng 35% trong khi đó bón phân chỉ làm tăng sản lượng 15% [7].
- Các tác giả Narendex Kjain, Ks Krihan Magr (Ấn Độ) trong tham luận



×