Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Giải pháp tăng cường cho vai trò quan trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.22 KB, 48 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN
ODA
FDI
CNH-HĐH
HCM
ĐTNN
DN

Ngân sách nhà nước
Hỗ trợ phát triển chính thức
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Hồ Chí Minh
Đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.1. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: tỷ đồng)
2


Bảng 2.1.2 tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: tỷ đồng)
Bảng 2.1.3. Một số ngành kinh tế có vốn đầu tư cao ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2014
Biểu đồ 2.1.1. Thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2014
Bảng 2.2.1 : 10 nước có lũy kế đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam(tính
đến 15/12/2014)
Bảng 2.2.1: Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ


Biểu đồ 2.1.2. Vốn đầu tư nhà nước và ngoài nhà nước Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Biểu đồ 2.1.3. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010- 2014
Biểu đồ 2.2.1. Nguồn vốn FDI từ năm 2007- 2014
Biểu đồ 2.2.2. Tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam năm 2014 theo lĩnh vực đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, bên cạnh đó cũng phải đương đầu với
nhiều thử thách để vươn lên hòa nhập với các nước bạn trên thế giới. Để xây dựng
3


một đất nước vững mạnh không chỉ về chính trị mà còn về kinh tế, xã hội. Chính sách
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều phải dựa trên những quy luật về kinh tế. Điều
cần thiết nhất là đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp, những mối quan hệ kinh tế
hiệu quả đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình
phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn vốn đầu tư rất quan trọng.Vấn đề
được đặt ra hiện nay là làm sao thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển đất nước,
đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Cốt lõi của việc đầu tư là với một số
vốn nhất định có thể đem lại lợi ích cao nhất.
Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngoài những mục tiêu chính, thì
việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong những mục tiêu quan
trọng. Việt Nam có lợi thế là sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh ngày
càng được cải thiện, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào với
giá nhân công rẻ, có mức tiêu dùng còn thấp nhưng nhu cầu tăng nhanh (do có dân số
đông, mức tiêu dùng tăng, cơ cấu tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng
nhanh), nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu, mở rộng cửa cho nhà đầu tư vào nhóm ngành
dịch vụ,... Mục tiêu cùng vị thế mới của Việt Nam và nhu cầu của các nhà đầu tư quốc
tế đã gặp nhau, tạo thành làn sóng đầu tư nước ngoài! Việt Nam được xem là một
trong những nơi hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng bên cạnh những con số
ấn tượng về đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm
4


Vốn đầu tư: Là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xất kinh doanh
dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền
tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác.
Nguồn vốn đầu tư: Là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu tư phát
triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
1.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư
1.2.1. Nguồn vốn trong nước
1.2.1.1. Nguồn vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước,
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách
Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các
dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và
thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở
cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà
nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên

tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử
dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức
quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các
dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
5


Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ
đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn
khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu
vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước
vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp
tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày
càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và
đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
1.2.1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ
của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động
triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân
cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuền thống.
Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới
dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của
các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp
thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
- Tập quán tiêu dùng của dân cư.
- Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và
các khoản đóng góp với xã hội.

Thị trường vốn: Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn
trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh
6


nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu
gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi
của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa
phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi
thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được.
1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng
lưu chuyển vốn quốc tế. Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá
trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng
lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển
thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với
nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng,
không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các
nguồn vốn nước ngòai chính như sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát
triển chính thức (ODA) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong nguồn ODF.
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.2.2.1. Nguồn vốn ODA
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài
cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ
khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các


7


điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng
có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các
điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển
giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi
ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp
nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có
hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật
thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên
tắc.
1.2.2.2 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn
ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về
chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối
khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ
đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong
kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng
lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử
dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của
nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng
nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu
của nước đi vay là sáng sủa.
1.2.2.3 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước
ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận.

8


Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích
đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo
toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển
ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ
hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình
công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước
nhận đầu tư .
1.2.2.4 Thị trường vốn quốc tế
Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn
quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho
mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại
nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia
tăng mạnh mẽ.
1.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế:
Vai trò của nguồn vốn trong nước: nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi
phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước. Sự chi viện bổ sung bên ngoài chỉ là
tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng
cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có nguồn thu từ thuế. Nó có vị trí quan trọng là
tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mỗi thành phần kinh tế
theo định hướng chung, chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực
sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định
hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Vốn đầu tư của nhân dân là lượng vốn lớn, nếu huy động được lượng vốn này sẽ
góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn trong các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết
9



được một phần lớn công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong khu vực nông thôn
từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Vậy nguồn vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn cơ bản đảm bảo cho sự tăng
trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách bền vững.
Tuy nhiên trong nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích lũy thấp thì việc tăng
cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ xung là có ý nghĩa rất quan trọng.
Vai trò vốn nước ngoài: nếu vốn trong nước có tính chất quyết định thì nguồn vốn
nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đầu tạo lực đẩy cho sự
phát triển. Vai trò cơ bản là bổ sung nguồn vốn khi nguồn vốn trong nước không đủ,
đảm bảo trình độ công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế
giới, còn là con đường ngắn nhất đưa nề kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, có vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
chuyển giao công nghệ.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC VÀ
VỐN NGOÀI NƯỚC
2.1. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước
2.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Thực trạng huy động vốn từ ngân sách nhà nước
Bảng 2.1.1. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: tỷ đồng)
TỔNG THU

2010
2011
588.428 721.804
10

2012

734.883

2013
2014
828.348 877.697


377.03
Thu trong nước

567.40

593.56

0
112.14

443.731

477.106

3
189.07

0
188.06

Thu từ doanh nghiệp Nhà nước
3
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu 64.915


126.418

142.838

6

2

tư nước ngoài
Thu từ khu vực công, thương 70.023

77.076

82.546

111.241 123.802

nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế với người có thu nhập cao
Lệ phí trước bạ
Thu phí, lệ phí
Các khoản thu về nhà đất
Các khoản thu khác

84.503
72
38.458
15.7

10.341
60.633
19.329

92.086
69
44.959
11.816
11.281
54.236
24.599

105.456
69
46.548
13.595
14.283
54.313
20.973
120.43

112.196
61
47.844
16.090
16.038
55.563
21.817
100.08


110.205

140.106

6
129.38

2
173.00

155.765

107.404

5

5

56
26.276
12.611
10.021
55.849
14.615
69.179

Thu từ dầu thô
130.35
Thu từ hải quan


1
74.068

Thuế xuất, nhập khẩu
81.405
71.276
78.253 95.603
Thuế giá trị gia tăng hàng NK
56.283 74.360
36.128
51.132 77.402
Thu viện trợ không hoàn lại
11.868 12.103
10.267
11.124 11.050
Đây là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư, là một nguồn vốn đầu tư
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nguồn vốn này
thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an
ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự than gia của nhà
nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
Trong những năm qua, ngân sách nhà nước ngày càng tăng nhờ mở rộng nhiều
nguồn thu khác nhau, trong đó nguồn thu chính là thu trong nước, thu từ doanh
nghiệp nhà nước, thu từ dầu thô và hải quan. Thu trong nước chiếm hơn 60% tổng
thu, trong năm 2014 chiếm 67,63%. Từ năm 2010- 2014, tổng thu tăng 289.269 tỷ
đồng, trung bình mỗi năm tăng hơn 40 nghìn tỷ đồng => ngân sách nhà nước huy
11


động vốn có phần tích cực và hiệu quả hơn, góp phần tăng vốn đầu tư vào sự phát

triển của đất nước. Nguồn thu từ thuế cũng cao, ngày càng có nhiều loại thuế giúp cho
nguồn thu ngân sách nhà nước được tăng lên, nhờ đó giúp cho nguồn vốn nhà nước
tăng qua các năm. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được xác định là
thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ một khối
lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng khu vực kinh tế nhà nước
với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế thành phần, hiệu quả của khu vực này ngày càng được khẳng định, tích lũy của khu
vực ngày càng tăng. Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và
thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước, thông thường chiếm 14-15% tổng vốn
đầu tư xã hội.
Thực trạng sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước
Bảng 2.1.2 tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: tỷ đồng)
2010
2011
648.833
TỔNG CHI

2012

2013
1.088.15

787.554 978.463 3
183.166 208.30 268.81

2014
1.114.767

Chi đầu tư phát triển
6

Chi phát triển sự nghiệp kinh 376.620 467.01

2
603.37

271.680

259.236

tế - xã hội
Chi sự nghiệp giáo dục, đào 78.206

7

2

704.165

723.292

tạo
Chi sự nghiệp y tế
25.130
Chi sự nghiệp khoa học, công 4.144

99.369
30.930

127.136 155.603
39.454 45.872


174.777
50.261

nghệ và môi trường
Chi sự nghiệp phát thanh, 8.828

5.75

5.918

6.593

7.028

truyền hình

8.645

11.372

13.166

13.574

12


Chi lương hưu, đảm bảo xã 64.218
hội

Chi sự nghiệp kinh tế
37.632
Chi quản lý hành chính
56.129
Chi bổ sung quĩ dự trữ tài 275

78.090
45.543
72.423
288

chính

85.671
56.854
89.172

100.247
66.231
109.093

106.958
69.442
123.120

441

253

299


(nguồn: tổng cục thống kê)
-

Trong những năm qua tổng chi tăng dần, trong đó nhà nước dành phần lớn hơn

-

vốn cho chi đầu tư phát triển và chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội.
Từ năm 2010- 2014, tổng chi tăng 465.934 tỷ đồng, từ 2010-2013 tăng nhiều
nhất, mỗi năm tăng khoảng hơn 100 nghìn tỷ đồng, đến năm 2103- 2014 tăng
khá ít, chỉ hơn 20 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã

-

hội khá lớn, lên đến hơn 60% so với tổng chi.
Ta thấy, nhà nước luôn chú trọng vào chi phát triển sự nghiệp kinh tế, xã hội.
Từ năm 2010-2013, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước khá quan trọng và cần
phải chi rất nhiều để đầu tư cho đất nước, nhưng từ năm 2013- 2014, nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã giảm hẳn, do có nhiều sự đầu tư từ các
nguồn vốn khác. Điều này giúp cho nhà nước giảm bớt gánh nặng về đầu tư
phát triển đất nước, tuy nhiên ngân sách nhà nước vẫn giưc vai trog quan trọng
trong nền kinh tế.

Từ đó ta có đồ thị so sánh thu chi giai đoạn 2010-2014 :
Biểu đồ 2.1.1. Thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2014

(nguồn: tổng cục thống kê)
- Trong giai đoạn 2010-2014, thu và chi ngân sách nhà nước đều tăng, trong đó tổng
thu tăng 26,22%; tổng chi tăng 45,65%. Tổng chi tăng khá nhanh so với tổng thu, tính

trong giai đoạn 2014- 2015, tổng chi tăng gấp đôi tổng thu, mặc dù công tác huy động
13


vốn đã có hiệu quả hơn, nhưng không thể bù đắp đầy đủ cho nguồn đầu tư của nhà
nước, cao nhất là năm 2013 chi nhiều hơn thu 259.805 tỷ đồng.. Điều này dẫn đến
thâm hụt ngân sách nhà nước, do nền kinh tế còn đang phát triển, cơ sở hạ tầng và
phương thức kinh doanh, công nghệ còn nhiều thiếu sót. Chính vì thế nhà nước Việt
Nam đã có những chứng sách huy động vốn từ các nguồn khác, tính đến nay cũng khá
hiệu quả nhưng vẫn có nhiều bất cập.
2.1.2. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ
phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có
khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng vốn này phải
đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu
quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, vốn tín dụng phát triển của nhà
nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh té vĩ mô. Thông qua nguồn vốn
tín dụng, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực
theo hướng chiến lược của mình
2.1.2.1 Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2.1.2. Vốn đầu tư nhà nước và ngoài nhà nước Việt Nam giai đoạn 20102014
(đơn vị: tỷ đồng)

(nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam)
- Vốn đầu tư vào phát triển nhà nước và ngoài nhà nước khá đều và tăng dần qua các
năm, từ năm 2010- 2014, vốn đầu tư theo kinh tế nhà nước tăng 170 nghìn tỷ đồng,
vốn đầu tư theo kinh tế ngoài nhà nước tăng 169 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên các năm
tăng không đều, năm nào nguồn vốn từ kinh tế nhà nước tăng ít thì nguồn vốn từ kinh
tế ngoài nhà nước sẽ tăng nhiều hơn và ngược lại. Ví dụ như năm 2010-2011, nguồn
vốn kinh tế nhà nước tăng 25 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn kinh tế ngoài nhà nước tăng

14


56 nghìn tỷ đồng; năm 2011-2012, nguồn vốn kinh tế nhà nước tăng 64 nghìn tỷ đồng,
nguồn vốn kinh tế ngoài nhà nước tăng 29 nghìn tỷ đồng. Hai nguồn vốn này có quan
hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, cùng hỗ trợ để góp phần phát triển đất nước.
- Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh, nguyên nhân
chủ yếu là do việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; nhiều cơ sở mở rộng sản
xuất kinh doanh và thành lập mới.
- Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn ở mức cao (bình quân giai đoạn
2010 – 2014 đạt khoảng 39,1%). Trong đó, vốn từ NSNN tuy có xu hướng giảm
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế.

2.1.2..2 Vốn đầu tư phát triển xã hội theo ngành kinh t ế
Nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều ngành kinh tế, mỗi ngành lại góp một phần không
ít tạo nên một nền kinh tế. Việt Nam chiếm ưu thế về một số ngành nhất định, để đất
nước được phát triển hơn, Việt Nam cần nắm rõ những thế mạnh và ưu điểm của mình
để tập trung vào đầu tư và phát triển, tuy nhiên cũng cần đầu tư vào các ngành khác
để nền kinh tế được đa dạng và toàn diện hơn.

Bảng 2.1.3. Một số ngành kinh tế có vốn đầu tư cao ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2014
(đơn vị: tỷ đồng)
2010

2011

2012

2013


2014

chế tạo
186,008
Vận tải, kho bãi
104,653
Sản xuất và phân phối

222,528
106,365

262,846
117,116

322,251 356,840
164,789 194,143

điện, khí đốt
Khai khoáng

79,294
70,450

66,175
68,299

76,906
64,698

Công nghiệp chế biến,


75,347
67,950

15

97,072
75,743


Nông lâm thủy sản
Xây dựng

-

55,284
43,914

52,930
63,658
61,542 71,095
7,273
59,975
95,216 113,478
( nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam)

Qua bảng số liệu ta thấy
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm vốn đầu tư lớn qua các năm, năm
2015 lên đến 356,840 tỷ đồng, trong giai đoạn 2010- 2014 tăng 170.832 tỷ


đồng
- Ngành vận tải, kho bãi tăng 89.490 tỷ đồng
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 21.725 tỷ đồng
- Ngành khai khoáng tăng 7793 tỷ đồng
- Ngành nông lâm thủy sản tăng 15.811 tỷ đồng
- Ngành xây dựng tăng 69.564 tỷ đồng
 Các ngành đều được đầu tư tăng dần qua các năm, trong đó ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng nhiều nhất, sau đấy là ngành vận tải, kho bãi và ngành
xây dựng. Đặc biệt ngành xây dựng được quan tâm trong thời gian gần đây
hơn do nhà nước chú trọng vào giao thông vận tải nên vốn được tăng nhiều
hơn so với các ngành khác. Năm 2011 nguồn vốn đầu tư cho ngành xây dựng
khá ít chỉ với 7,273 đến năm 2014 đã vọt lên đến 113,478. Lý do là vì gần đây
có khá nhiều nguồn vốn ngoài nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu
đường được nâng cấp do các nhà đầu tư tư nhân và một phần vốn đầu tư nước
ngoài. Điển hình là dự án đường sắt trên cao được thực hiện trong thời gian
gần đây cũng ngốn một nguồn vốn khá lớn.
2.1.3. Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân
- Trong giai đoạn gần đây, tiền tiết kiệm của dân cư ngày càng tăng. Tổng vốn huy
động của toàn ngành ngân hàng tăng 16,5% trong năm 2015 . Tiền tiết kiệm của
dân cư tăng 38,8%, tính đến cùng kỳ năm 2015 là 34 nghìn tỷ đồng.
- Số lượng doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều , tính đến tháng 2 năm 2017 có
5461 doanh nghiệp mới thành lập, tổng số vốn là 62.275 tỷ đồng và 2.413 doanh
nghiệp quay trở lại hoạt động.
(nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư)

16


- Đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng trong việc
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công

nghiệp, thương mại và dịch vụ, vận tải trên các địa phương
- Nguồn vốn trong dân cư là một nguồn vốn quan trọng, nếu có những biện pháp
thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể cho sự phát
triển kinh tế. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, phần tích
lũy của các doanh nghiệp này sẽ góp phần lớn vào tổng quy mô nguồn vốn của
toàn xã hội.

Biểu đồ 2.1.3. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế Việt Nam giai đoạn
2010- 2014
(đơn vị:%)
(nguồn: tổng cục thống kê)
- Từ bảng ta thấy tiết kiệm của dân cư và tư nhân tham gia đầu tư gián tiếp chiếm
khá cao trong tổng số GDP, trong đó kinh tế ngoài nhà nước chiếm 43,22% GDP;
kinh tế cá thể chiếm 31,33% GDP tính theo năm 2014
- Trong giai đoạn 2010- 2014:
+ Kinh tế tập thể tăng nhưng rất ít, chỉ tăng 0,03%
+ Kinh tế tư nhân tăng 0,54%
+ Kinh tế cá thể tuy giảm 1,22% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong thành
phần kinh tế, tỷ trọng GDP theo ngành kinh tế cá thể chỉ đứng sau tỷ trọng trong
kinh tế ngoài nhà nước
2.1.4. Vai trò của nguồn vốn trong nước trong sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế
- Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế
17


-

Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò định hướng cho việc thay đổi cơ

cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa, giúp cho nền kinh tế quốc gia

-

tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều
Đảm bảo sự phát triển toàn diện, không lệch lạc giữa các vùng miền của nền
kinh tế, góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển một cách bền

-

vững
Góp phần kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần
hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh

-

tế.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt một trình độ nhất định, tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính hiệu quả,
nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng vững

-

chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế
Sự lớn mạnh, ổn định nguồn lực vốn trong nước giúp hạn chế những mặt
tiêu cực của nguồn lực nước ngoài tới nền kinh tế, đồng thời tạo dựng một
khung xương vững chắc cho nền kinh tế, chống lại những biến động từ thị

trường kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
 Ta thấy, nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định đến sự phát triển của nền

kinh tế. Các ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển bền vững cần có các
chính sách của nhà nước và nguồn vốn từ nhà nước. Hơn nữa, nhà nước là
người nắm rõ nhất từng bước phát triển của nền kinh tế, nắm được thế mạnh
của nước ta để cấp phát vốn đầu tư. Đây là một nguồn vốn mang tính chất chủ
động và chính xác, góp phần lớn cho sự phát triển kih tế- xã hội
2.1.5. Thành tựu và hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư trong nước giai
đoạn 2010-2015

Thành tựu

Hạn chế
18


Khởi đầu giai đoạn 2011-2015, để
khắc phục những bất cập trong quản lý và
sử dụng vốn đầu tư theo phương thức cũ,
việc tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là Luật
Đầu tư công đã được thông qua. Qua hơn
3 năm thực hiện, quá trình tái cơ cấu đầu
tư công bước đầu đã có chuyển biến tích
cực, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng
giảm dần.

Xét về cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng vốn
đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã
giảm dần từ 59,1% (năm 2000) xuống
còn 33,9% (năm 2008) và tăng nhẹ trở lại
lên mức 40,4% năm 2013 và 38% năm
2015 nhằm duy trì ổn định và phát triển

kinh tế khi khu vực đầu tư ngoài Nhà
nước và đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó
khăn, cầu tăng thấp do chịu tác động của
Một trong những văn bản quan trọng cuộc khủng hoảng kinh tế.
nhất của việc thể chế hóa đầu tư công thời
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà
gian qua là Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII nước vẫn ở mức cao (bình quân giai đoạn
thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực 2011 – 2015 đạt khoảng 39,1%). Trong
đó, vốn từ NSNN tuy có xu hướng giảm
thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Đây là văn bản pháp lý quan trọng
Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có
được coi là tạo điều kiện cho việc thực
hiện quá trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư giải pháp khắc phục triệt để: năm 2010,
các Bộ, cơ quan trung ương và địa
công và tái cơ cấu nền kinh tế.
phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước
Bên cạnh đó, nhiều thể chế quan trọng cho tổng số 16.658 dự án với số vốn bình
khác được ban hành liên quan tới việc quân phân bổ cho dự án là gần 7 tỷ đồng;
định hướng đầu tư, quyết định chủ trương vốn bình quân phân bổ cho dự án nhóm A
đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt đầu tư ở trung ương năm 2010 xấp xỉ 115 nghìn
và thực hiện, giám sát đầu tư .
tỷ đồng.
Cùng với việc quản lý chặt chẽ đầu tư
công, khu vực kinh tế tư nhân cũng được
khuyến khích mở rộng phát triển . Về cơ
bản, các chính sách đã góp phần bước đầu
khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán,

dàn trải, thất thoát lãng phí; nâng cao hiệu
quả đầu tư.

Đến năm 2011, quy mô trung bình một
dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/dự án; năm
2012 tăng lên là 17 tỷ đồng dự án .

Tình trạng đầu tư phong trào, rập
khuôn của nhiều ngành, địa phương vẫn
diễn ra phổ biến và không thực sự chú
trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh của địa
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh phương. Hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp,
tế ngoài Nhà nước tăng nhanh (khoảng 16 thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục
điểm % từ năm 2001 đến 2015), nguyên tăng và ở mức cao.
nhân chủ yếu là do việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước; nhiều cơ sở mở Nguyên nhân làm cho ICOR của Việt
Nam cao một phần là do Việt Nam đang
19


rộng sản xuất kinh doanh và thành lập trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ
mới.
tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở
vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xoá đói
Tiết kiệm của người dân tăng do giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
người dân chọn gửi tiết kiệm bảo đảm Nhưng mặt chủ quan vẫn là cơ chế quản
tính an toàn thay vào đầu tư vàng, chứng lý đầu tư xây dựng lỏng lẻo, lãng phí
khoán hay kinh doanh thương mại. nghiêm trọng, quy hoạch đầu chưa hợp
Nguồn vốn huy động dồi dào tạo điều lý… chính vì vậy, so với các quốc gia
kiện cho các Ngân hàng tiếp tục đẩy khác đã trải qua giai đoạn phát triển

mạnh cho khách hàng vay phục vụ sản tương đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR
xuất, kinh doanh.
của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao.

2.2. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn nước
ngoài giai đoạn 2010- 2014
2.2.1. Tình hình huy động và tiếp nhận ODA từ 2010-2014
Năm 2011: Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã công bố tổng số vốn các nhà tài trợ cam kết
dành cho Việt Nam là 7,9 tỷ USD, chủ yếu dành cho cơ sở hạ tầng, công trình giao
thông và biến đổi khí hậu.Trong con số này, 3,3 tỷ USD đến từ các nhà tài trợ song
phương, riêng Nhật Bản cam kết 1,76 tỷ USD. Đối tác đa phương cam kết 4,6 tỷ
USD.
So với những năm trước thì số vốn ODA cam kết đầu tư vào nước ta sụt giảm. Trước
đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức liên tục trong xu hướng tăng, từ 3,7 tỷ
USD hồi 2005 lên 8 tỷ USD năm 2009.
Năm 2012: Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tổng số viện trợ
phát triển chính thức (ODA) mà các nước và tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam trong
năm tài khoá 2012 là 7,386 tỷ USD, thấp hơn so với mức xấp xỉ 7,9 tỷ USD của năm
2011.

20


Năm 2013: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA và vốn vay ưu
đãi ký kết của cả năm 2013 ước đạt trên 7 tỉ USD, tăng 19,3% so với mức của năm
2012. Một số dự án ODA có giá trị lớn, như nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Yên
Xá, Thanh Trì, Hà Nội trên 306 triệu USD; Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội
tuyến số 1 – giai đoạn 1 (ga Ngọc Hồi) trị giá 179,2 triệu USD; Dự án nâng cao an
toàn cầu đường sắt Hà Nội – TP HCM hơn 148 triệu USD…
Năm 2014: Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 đạt 4.362,13 triệu

USD (4.160,08 triệu USD ODA vốn vay và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ
không hoàn lại).
2.2.2. Tình hình giải ngân ODA


Giai đoạn 2010-2012

Theo báo cáo Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011 tổng vốn ODA đã ký
kết trong năm 2011 đạt 6,333 tỷ USD (trong đó, vốn vay: 6,164 tỷ USD, viện trợ
không hoàn lại: 169 triệu USD).Tuy nhiên, tổng giá trị giải ngân các chương trình, dự
án ODA năm 2011 chỉ đạt 3,650 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2010 (trong đó vốn vay:
3,400 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại: 250 triệu USD), bằng 57,6% tổng giá trị ký
kết và bằng 152% kế hoạch được giao.
Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch – Đầu tư ,tính đến cuối năm 2012, tổng vốn
ODA giải ngân đạt 37,59 tỉ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Đặc biệt,
tỉ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm
2012 đứng thứ nhất thế giới, tỉ lệ giải ngân của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tăng
từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.


Giai đoạn 2013-2014

Trong năm 2013, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 5.137 triệu USD
(ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi: 4.686 triệu USD; ODA viện trợ không hoàn lại:
451 triệu USD), trong đó các khoản giải ngân nhanh thông qua các chương trình tín
21


dụng kèm theo khung chính sách như Chương trình Tín dụng hỗ trợ Quản lý và cạnh
tranh kinh tế, Chương trình Hỗ trợ biến đổi khí hậu,…đạt trên 500 triệu USD. Các

nhà tài trợ quy mô lớn vẫn tiếp tục được duy trì mức giải ngân cao (Nhật Bản (JICA):
1.686 triệu USD, WB: 1.359 triệu USD). Riêng ADB đã có sự đột phá về mức giải
ngân năm 2013, lần đầu tiên tổng giải ngân của ADB vượt ngưỡng 1.300 triệu USD.
Số liệu thống kê năm 2013 cho thấy Việt Nam đã giải ngân được hơn 5,1 tỷ USD vốn
ODA và vốn vay ưu đãi, tăng 23% so với năm trước. Tiến độ thực hiện của các dự án
ODA so với kế hoạch đề ra trong năm 2013 ở mức khá tốt. Tỷ lệ giải ngân của các dự
án ODA của Bộ Tài chính đạt mức trung bình khá, cụ thể:
+Trong 6 tháng đầu năm 2013: Khối lượng công việc đã hoàn thành đạt 80% so với
kế hoạch đã đề ra trong 6 tháng đầu năm và đạt 50% khối lượng công việc dự kiến
thực hiện trong năm.
+ Trong 6 tháng đầu năm 2013, khối lượng giải ngân đạt 106 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân
trung bình đạt 62% so với kế hoạch giải ngân 6 tháng đầu năm và 42% kế hoạch giải
ngân của cả năm.
Năm 2014, con số tính toán theo kế hoạch buộc phải giải ngân sẽ khoảng 8 tỷ USD.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng năm 2014, vốn ODA
và vay ưu đãi giải ngân tiếp tục đạt khá so với cùng kỳ. Ước giải ngân trong 9 năm
2014 đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, vốn vay
khoảng 4,01 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 90 triệu USD.
9 tháng năm 2014, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt 3,519 tỷ USD (trong
đó, vốn vay là 3,459 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 60 triệu USD), bằng 76% so với
cùng năm ngoái. Tuy nhiên, tổng giá trị giải ngân chín tháng năm nay lại cao hơn 10%
so với mức giải ngân của cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 4,105 tỷ USD.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo, giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm
2014 đạt khoảng 5,6 tỷ USD (ODA vốn vay là 5,25 tỷ USD, ODA viện trợ không
hoàn lại là 350 triệu USD), cao hơn 9% so với năm 2013. Theo đánh giá chung, sau
22


những biện pháp đôn đốc kiên quyết, thường xuyên của Ban Chỉ đạo, giải ngân năm
2014 có những cải thiện đáng kể. Các nhà tài trợ quy mô lớn vẫn tiếp tục được duy trì

mức giải ngân cao như Nhật Bản (JICA) 1,773 tỷ USD, WB 1,386 tỷ USD, ADB
1,058 tỷ USD.
Tuy lượng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 giảm so với năm 2013,
nhưng tình hình giải ngân lại có những cải thiện đáng kể. Tổng số vốn ODA và vốn
vay ưu đãi giải ngân trong năm 2014 đạt khoảng 5.600 triệu USD, cao hơn 9% so với
năm 2013. Trong tổng số vốn ODA giải ngân năm 2014, có khoảng 2.498 triệu USD
thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản, khoảng 2.100 triệu USD thuộc nguồn vốn cho vay
lại, khoảng 270 triệu USD thuộc nguồn vốn hành chính sự nghiệp và khoảng 732 triệu
USD từ các khoản hỗ trợ ngân sách.
/>2.2.3. Thực trạng đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.
2.2.3.1. Khái quát chung về đầu tư FDI ở Việt Nam trong thời gian qua.
Tính đến tháng 6-2013, Việt Nam có 15.067 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn
đăng ký khoảng 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ USD, chiếm khoảng
48,6%. Riêng năm 2013, FDI có sự đảo chiều tăng trở lại ngoạn mục so với giai đoạn
đi xuống liên tục kể từ 2009-2012, với kết quả khả quan cả về vốn đăng ký mới, vốn
bổ sung và vốn thực hiện, cũng như cơ cấu ngành và chủ đầu tư.
Theo đó, trong năm 2013 (tính đến ngày 15-12-2013), cả nước thu hút FDI đạt 21,6 tỷ
USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 14,3 tỷ USD vốn đăng ký của
1.275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5% (số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn
đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước, tăng 30,8%.
Vốn FDI thực hiện ước đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012.
50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư FDI cấp phép mới, trong đó
Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.381,1 triệu USD, chiếm 23,7% tổng
vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Thuận 2.029,6 triệu USD, chiếm 14,2%; Hải
23


Phòng 1.843,6 triệu USD, chiếm 12,9%; Bình Định 1.019,7 triệu USD, chiếm 7,1%;
TP Hồ Chí Minh 949 triệu USD, chiếm 6,6%; Đồng Nai 745,1 triệu USD, chiếm
5,2%; Bình Dương 714 triệu USD, chiếm 5%; Hải Dương 620,6 triệu USD, chiếm

4,3%...
Xuất khẩu của khu vực FDI trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng
41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%.
Đặc biệt, khu vực FDI xuất siêu liên tục sáu năm qua, với mức 6,6 tỷ USD năm 2008;
4,3 tỷ USD năm 2009; 2,1 tỷ USD năm 2010; 6,2 tỷ USD năm 2011; 12,3 tỷ USD
năm 2012 và năm 2013 tăng vọt lên 14 tỷ USD, trong khi trong đó khu vực kinh tế
trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD.
Hoạt động nhập khẩu cũng có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng cao
trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực FDI chiếm 45,7%
và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và
tăng 24,2%. FDI đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu ngân sách
nhà nước, từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD (2001-2010).
Hiện tại, 58,4% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và tạo ra gần
45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ
lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ
thông tin, thép, xi-măng…
/>Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 12 tháng
năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD,
bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ
USD).
24


Về tiến độ thực hiện, tính đến ngày 15/12, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã giải ngân được 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng
2,9% so với kế hoạch năm 2014.
Cả nước có 1.588 dự án mới được cấp với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, tăng 9,6%
so với cùng kỳ năm 2013.
Và có 594 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58

tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
/>Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình thu
hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Theo đó, tính chung cả cấp mới và
tăng vốn trong 12 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 20,23 tỷ USD; bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế
hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).
Về vốn thực hiện, tính đến ngày 15/12/2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã giải ngân được 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng
2,9% so với kế hoạch năm 2014.
Về tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày
15/12/2014, cả nước có 1.588 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn đăng ký đạt 15,64 tỷ USD; tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013.
/>Biểu đồ 2.2.1. Nguồn vốn FDI từ năm 2007- 2014

25


×