Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tính biểu trưng của tiểu thuyết lâu đài (franz kafka)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.26 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

BÀI TIỂU LUẬN
VĂN HỌC TÂY ÂU 2
Đề tài: Tính biểu trưng của tiểu thuyết “Lâu đài” (Franz
Kafka)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hiếu
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lớp:

Năm học 2015 - 2016

1


MỤC LỤC
TRANG
PHẦN I – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẦM
1. Tác giả Franz Kafka ………………………………………………5
1.1 Cuộc đời …………………………………………………….........5
1.2 Sự nghiệp ………………………………………………………...6
2. Tiểu thuyết “Lâu đài”……………………………………………...10
2.1. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết “Lâu đài”………………………10
2.2. Tóm tắt tác phẩm………………………………………………..10
2.3. Một số đánh giá về tác phẩm……………………………………12
3. Vấn đề biểu trưng trong văn học…………………………………..13
PHẦN II – TƯ DUY BIỂU TRƯNG CỦA TIỂU THUYẾT LÂU ĐÀI
1. Thời gian biểu trưng trong tác phẩm………………………………15


2. Không gian biểu trưng trong tác phẩm…………………………….15
2.1. Không gian của “Lâu đài” biểu trưng cho thế giới thực tại……...19
2.2. Không gian của “Lâu đài” biểu trưng cho thế giới ước mơ………22
3. Nhân vật biểu trưng trong tác phẩm………………………………..26
3.1. Tính biểu trưng qua nhân vật K…………………………………..26
3.2. Tính biểu trưng qua những nhân vật khác………………………..34
3.2.1 Những người của lâu đài biểu trưng cho quyền lực vô hình…….34
3.2.2. Những người của làng biểu trưng cho những định kiến, ràng
buộc và ý thức tập thể…………………………………………………..35
PHẦN III. Ý nghĩa biểu trưng của “Lâu đài”
1. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng không gian………………………38
2


1.1. Không gian biểu trưng cho những mê lộ cuộc đời………………….40
1.2. Không gian biểu trưng cho những mê lộ tâm thức …………………44
2. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thời gian………………………….48
2.1 Thời gian biểu trưng cho giấc mộng cuộc đời ……………………….48
2.2 Thời gian biểu trưng cho giấc mộng tâm thức ……………………….51
3. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng nhân vật:………………………….53
3.1 Hình tượng Lâu đài…………………………………………………...53
3.1.1 Lâu đài biểu trưng cho bộ máy cai trị quyền lực trong xã hội……..54
3.1.2 Lâu đài biểu trưng cho Đức tin tôn giáo mà con người khao khát
vươn tới…………………………………………………………………....59
3.2. Hình tượng nhân vật K……………………………………………….65
3.2.1. Nhân vật K. biểu trưng cho thân phận bi kịch của con người…….65
3.2.2 Nhân vật K. biểu trưng cho hành trình kiếm tìm vô tận của
con người…………………………………………………………………..69
KẾT LUẬN


3


PHẦN I – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẦM
1. Tác giả Franz Kafka
1.1 Cuộc đời
Franz Kafka sinh ngày 3 -7-1883, mất ngày 3- 6- 1924. Ông là nhà văn Tiệp-khắc,
sinh ra trong một gia đình Do-thái vùng Bô-hêm. Cha là một tư sản thương nghiệp
gốc Tiệp nhưng đã gia nhập cộng đồng người Đức ở Praha. Ông lớn lên trong một
gia đình bất hòa với sự mâu thuẫn gay gắt với người cha độc tài, gia trưởng của
mình. Điều đó khiến ông càng cô đơn, xa cách với gia đình và lạc lõng giữa xã hội
mà người Do-thái chiếm thiểu số, không được coi trọng.
Sau khi học xong trung học, Kafka học luật. Năm 1906, ông trình bày luận văn tiến
sĩ. Năm 1908, ông vào làm việc ở cơ quan Bảo hiểm tai nạn công nhân ở Praha
nhưng ông vẫn không từ bỏ công việc sáng tác mà ông yêu thích.
Trong đời sống tình cảm, Kafka có nhiều cuộc tình, ba lần đính hôn rồi lại hủy bỏ.
Năm 1912, Kafka làm bạn với một người phụ nữ là Felice Bauer, cuộc tình kéo dài
năm năm và thời gian này cũng là lúc Kafka viết “Metamorphosis”. Tuy nhiên,
chuyện tình của họ cuối cùng không thành. Đến năm 1917, Kafka phát hiện mình
bị bệnh lao phổi, một chứng bệnh nan y vào thời đó. Trong thời gian chữa bệnh,
Kafka làm bạn với Milena Jesensk, một nữ văn sĩ trẻ nhưng không lâu sau đó,
Milena cũng rời Kafka. Một số tài liệu cho rằng họ đã chia tay nhau vì Kafka có
vấn đề trong chuyện tình dục. Về sau, Brod, bạn thân và là người được Kafka giao
toàn bộ tác phẩm trước khi qua đời, khẳng định rằng sinh thời, Kafka bị hành hạ
bởi ham muốn tình dục; tuy nhiên nhà văn lại luôn cho rằng quan hệ tình dục là
bẩn thỉu và cảm thấy thiếu tự tin, đặc biệt với chính bản thân mình.
Kafka về hưu năm 1918 do không còn đủ sức khỏe, ông sống đạm bạc với tiền hưu
trí và đôi khi là trợ cấp của bố mẹ. Năm 1923 Kafka gặp Dora Dymant, một phụ nữ
4



thuộc Do-thái Cơ đốc làm việc trong bếp một trại tế lễ. Năm 1924, sức khỏe và tài
chính suy sụp, Kafka dọn đến nhà dưỡng Kierling ở ngoài thành Vienna và sống
với Dora, tưởng như đã gặp được hạnh phúc nhưng sau đó bệnh đột ngột tăng lên
và ông mất ngày 3 tháng 6 năm 1924 tại một bệnh viện ở gần Vienna.
1.2 Sự nghiệp
Sáng tác của ông chịu nhiều ảnh hưởng trái ngược và phức tạp. Tất cả các tác
phẩm được xuất bản của Kafka đều được viết bằng tiếng Đức, trừ vài bức thư tiếng
Séc viết cho Milena Jesensk. Số ít ỏi những tác phẩm được xuất bản khi ông sinh
thời thu hút rất ít sự chú ý của công chúng.
Kafka chưa hoàn thành một tiểu thuyết nào trọn vẹn và đốt bỏ khoảng 90 phần
trăm tác phẩm của chính mình, hầu hết trong thời kỳ ông sống ở Berlin với sự trợ
giúp của người tình Diamant. Trong những năm đầu văn nghiệp, ông chịu ảnh
hưởng của Heinrich von Kleist người mà các tác phẩm được Kafka miêu tả là đáng
sợ trong một bức thư gửi Bauer và là người ông xem là gần gũi hơn cả gia đình
mình.
Năm 1904 Kafka viết “Mô tả trận chiến”, tác phẩm được phân chia xuất bản ở tạp
chí văn học Hyperion vào các năm 1908 và 1909. Năm 1908, khi ông bỏ việc tại
công ty bảo hiểm Ý và vào làm tại một cơ quan bảo hiểm tai nạn công nhân, đã có
tám truyện ngắn của ông được xuất bản ở tạp chí văn học Hyperion với tựa đề là
“Trầm tư”.
Từ những năm 1911- 1912 là thời gian đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của
Kafka với nhiều tác phẩm ra đời như “Hoá thân”, “Lời tuyên án” và “Người mất
tích” - cuốn tiểu thuyết được cho là lấy cảm hứng từ những lần tham dự tại nhà hát
Yiddish. Cuốn tiểu thuyết không được hoàn thành này được xuất bản với cái tên
“Nước Mỹ” sau khi ông mất.
Năm 1914, Kafka tiếp tục bắt đầu một dự án tiểu thuyết khác mang tên “Vụ án”
nhưng ông không bao giờ hoàn thành tác phẩm. Theo nhật kí của ông, lúc này
Kafka đã bắt đầu chuẩn bị ý tưởng cho tiểu thuyết “Lâu đài”. Tuy nhiên, mãi cho
đến khoảng năm 1922 ông mới bắt đầu viết “Lâu đài” và đây cũng là một tiểu

5


thuyết còn dang dở vì tác phẩm chưa hoàn thành mà Kafka lâm bệnh nặng rồi qua
đời.
Có thể thấy, khi còn sống ông chỉ cho in một vài tác phẩm, chủ yếu là những
truyện ngắn Lời phán xét, Hóa thân, Trại cải hối…Sau khi chết, trái với di chúc của
ông là muốn cho đốt hết tác phẩm của mình, Brod, bạn thân của ông đã cho in một
số tác phẩm : Vụ án, Lâu đài, Châu Mỹ và từ đây, Kafka trở thành một trong những
bậc thầy của văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây.
Franz Kafka là một trong những nhà văn phức tạp nhất của thế kỉ XX - phức tạp
ngay trong chính tư tưởng sáng tác của ông, phức tạp cả ở sự tiếp nhận, đánh giá
ông của công chúng và các nhà nghiên cứu, phê bình khắp thế giới. Vì vậy, để
nghiên cứu một vài lớp nghĩa nhất định trong sáng tác Kafka, ta phải xét trên
phương diện cá nhân Kafka về bối cảnh xã hội, tính cách, con người và quan điểm
sáng tạo của nhà văn.
Những tác nhân ảnh hưởng quan điểm và phong cách sáng tác của F. Kafka:
Tác nhân bên ngoài:
Như ta được biết, bối cảnh xã hội trong thời đại nhà văn sống ảnh hưởng rất lớn
đến những sáng tác của nhà văn và xã hội mà Kafka sống là thời đại có nhiều
chuyển biến về chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh đầy sôi động của cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, Đế chế Áo – Hung tan rã, nhiều biến động tiêu cực phủ lên
đời sống con người. Vì thế, con người sống trong thời đại ấy, cảm thấy mình đã
đánh mất chiếc chìa khóa để mở cánh cổng cuộc đời và Kafka cũng không nằm
ngoài thân phận con người yếu đuối đó. Không những chịu đựng nhiều nỗi đau lúc
trưởng thành từ bối cảnh xã hội đương thời đó mà thuở nhỏ, Kafka đã phải trải qua
một tuổi thơ bất hạnh do người cha hà khắc. Tuy nhiên, chính sự cô đơn về tinh
thần cùng với nguồn gốc Do-thái được tinh luyện trong nền giáo dục Đức đã tạo
cho Kafka một vốn văn hóa đa bản sắc của tôn giáo, hiểu biết và ảnh hưởng sâu
sắc đến các sáng tác của ông sau này.

Bản thân nhà văn:

6


Sự nhạy cảm tột độ của Kafka chính là sự pha trộn của hai dòng cảm xúc đối lập
mà thống nhất trong con người ông. Đó là cảm giác bất lực, lo sợ và những khát
khao, niềm tin thoát ra khỏi sự lạc lõng, cô đơn rợn ngợp trong tâm hồn bất an,
hoảng loạn của ông cũng như cái thế giới đầy rẫy bất công, đen tối thời bấy giờ.
Ông cảm thấy viết văn là nguồn vui, là niềm đam mê bất tận để xa rời cái xấu, giải
tỏa nỗi cô đơn, muộn phiền để sống hạnh phúc. Đối với ông, văn chương là một sự
an ủi kì lạ, bí ẩn, có thể nguy hiểm, có thể cứu nguy, viết lách giúp “thoát ra khỏi
hàng ngũ kẻ giết người.” Trong những lúc cảm thấy bất lực, trống trải, ông lại tự
ban tặng cho trái tim mình một món quà là niềm tin. Ông thường có những triết lí
cá nhân và tự động viên, cổ vũ với bản thân rằng: “Ðôi khi một cảm giác tuyệt
vọng xé nát tâm hồn, và cùng với nó là niềm tin rằng nó là cần thiết, rằng bất kì
một bất hạnh đang đến nào cũng giúp ta tạo nên mục đích. Giá như tôi có thể đi
vào đi ra tất cả các cánh cửa như một con người tương đối lương thiện!”. Ước mơ
cùng với những mục đích sống khác xa với xã hội luôn thôi thúc ông đi tìm lẽ sống
thực thụ mà mình mong muốn, và chính vì khao khát sống một cuộc sống chân
chính, đúng nghĩa luôn khiến ông phải đấu tranh, giằng xé trong tâm tưởng .
Quan điểm và phong cách sáng tác:
Trong nhật kí của mình, Kafka đã chia sẻ rằng mục tiêu cuối cùng của ông không
hướng đến việc trở thành người tốt và có thể chịu trách nhiệm trước một toà án tối
cao nào mà ông chỉ quan tâm tới toà án của con người.
Chính vì một quan điểm mới mẻ và tiến bộ như vậy mà trong các tác phẩm của
Kafka luôn mang một phong cách rất riêng, khác người và rất Kafka. Nếu như các
tác giả khác vẫn dùng ngòi bút của mình để uốn nắn những giấc mơ của họ theo sát
hiện thực thì ông lại làm điều ngược lại, ông dùng hiện thực như một nguyên liệu
để diễn tả giấc mơ của mình. Cái hiện thực trong văn chương Kafka là sự trộn lẫn

kì dị giữa mơ và thực làm cho người đọc như đi trong màn sương kì ảo, nó như
một điểm đứng giữa một khoảng không gian bất định - nơi mà ở đó người đọc có
thể phóng suy nghĩ của mình theo bất kì một chiều hướng nào, dù thậm chí là hai
hướng đó có đối lập với nhau đi nữa. Lối viết của ông có sự rời rạc theo kiểu mảnh
vỡ vốn là đặc trưng của thời Hậu hiện đại; có những câu dài với nhiều mệnh đề là
7


mầm mống của diễn ngôn dòng ý thức; có sự đan xen đời thường và huyền thoại
một cách kỳ ảo hoang đường; có sự mơ hồ, bí hiểm khó nắm bắt...Những triết lí rất
đời thường của Kafka cũng được thể hiện bằng những con người xuất hiện ở hiện
thực lồng trong những khát khao trong tâm hồn chứa chan mơ ước trong thế giới
huyền thoại. “Người nào khi sống không thể xoay xở được với cuộc đời, thì một
tay cần cản phần nào nỗi thất vọng về số phận của mình còn tay khác anh ta có thể
ghi lại những gì anh ta thấy dưới đống đổ nát” hay “Mỗi người đều bị đánh mất
không tìm lại được ở ngay trong chính bản thân mình, và chỉ sự suy ngẫm về
những người khác và về những qui luật thống trị trong họ và khắp cả mọi nơi mới
có thể mang lại niềm an ủi...”
Thế giới của Kafka biểu hiện trong các tác phẩm của mình mang đặc trưng của
hiện thực Đế quốc Áo-Hung mang trong nó “toàn bộ những mâu thuẫn rải rác ở
các quốc gia châu Âu thời kỳ này và những hiện tượng phi lí trong xã hội đó báo
hiệu một sự tha hóa cao hơn của chính quyền đế quốc chủ nghĩa sẽ xuất hiện với
chủ nghĩa phát-xít. Đó là những yếu tố hiện thực trong tác phẩm của ông. Nhưng
tất cả các biến thái kinh khủng đó của chế độ tư bản được bao quanh bởi một vòng
hào quang mờ ảo khiến cho nó như tồn tại ngoài thời gian, không gian, khiến nó
như trở thành tiền định của loài người”. Chính những hiện thực khắc nghiệt từ đời
sống tinh thần của cá nhân và xã hội mà trong suốt những tác phẩm của ông ta thấy
nhức nhối với bao nỗi cô đơn vây kín, lạc lối, sợ hãi, u mê và trống trải, một thế
giới u tối, phức tạp và phi lí với nhiều tầng thế lực đan xen, vừa mơ hồ vừa rất
thực, và nhân vật chính ở mọi tác phẩm của ông đều là những con người tự giao

cho mình nhiệm vụ phải làm rõ ràng cái phi lí đó. Và xét về nhân vật trong tác
phẩm của ông, đó là kiểu nhân vật “khác biệt” - cũng như ông, đó thường là kiểu
người nhỏ bé đến thảm hại bị bỏ quên bên rìa của xã hội, đang điên cuồng tìm hiểu
về chỗ đứng trong chính thế giới của mình. Đó là sự khao khát được lý giải, được
tìm ra sự thật, nhưng cứ mãi đi trong cô đơn mà không có phương hướng để rồi rơi
vào bế tắc.
Các câu hỏi mà ông đặt ra trong tác phẩm không có câu trả lời mà chỉ gây một “nỗi
lo âu” bi kịch, khiến cho sáng tác của ông gắn bó với chủ nghĩa biểu hiện về
8


phương diện hệ ý thức và nghệ thuật. Đó cũng là giá trị lớn trong tác phẩm của
ông, “sức giải thể sâu xa” của sự nghiệp sáng tác của ông. Vì vậy mà B.Brest đã có
ý kiến rất đúng rằng “phải có chìa khóa tốt” mới đi vào tác phẩm của Kafka được.
2. Tiểu thuyết “Lâu đài”
2.1. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết “Lâu đài”
Theo một số sách, ban đầu, Kafka dự định viết tiểu thuyết tự thuật, nhưng rồi lại
chuyển nhân vật Tôi sang là nhân vật K..
Kafka viết phác thảo tiểu thuyết vào mùa thu năm 1920 và viết một mạch từ tháng
một tới tháng chín năm 1922 thì nghỉ, phần kết vẫn còn bỏ ngỏ. Địa danh được sử
dụng trong tiểu thuyết là lâu đài và làng Wessek, nơi gia đình Kafka đã từng sống.
Mô típ lâu đài là nơi đầy bí hiểm thường xuất hiện trong văn học lãng mạn. Tác
phẩm Lâu đài của Kafka đã được Max Brod chuyển thể thành kịch bản và cho
công diễn tại Schlossparktheater ngày 12.5.1953 ở Berlin.
2.2. Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết kể về một anh chàng tên K. làm nghề đạc điền đến Lâu đài của bá tước
West West để tìm việc và thông báo đã được nhận. Khi đến đó, người dân không
hề hiếu khách và K. chỉ nhận được sự tiếp đón thờ ơ, thậm chí còn suýt bị đuổi đi
vì vùng đất ấy chỉ có nhân viên trong bộ máy làm việc quản trị và dân làng dưới
quyền của bá tước mới được phép có quyền sinh sống, nhưng vì sự thương hại của

dân làng nên K. được ở tạm trong một quán trọ nhỏ tại làng trong thời gian chờ
đợi.
Sau đó, K. bất ngờ nhận được một lá thư từ Klamm – một chức sắc trong vùng
thăm hỏi và động viên anh phải làm việc thật tốt qua người đưa thư tên Barnabás,
em trai của Olga và từ đó anh quen biết với gia đình Olga.
K. quyết định đi tìm gặp Klamm tại quán Ông Chủ là quán chỉ phục vụ riêng cho
các quý ông của Lâu đài, nhưng tại đây anh cũng chỉ nhận được những sự từ chối
và K. đã không gặp được Klamm mà chỉ có thể nhìn thấy ông ta qua cái lỗ chìa
khóa cửa, đồng thời ở đó, K. gặp Frida , hai người quấn lấy nhau và nảy sinh tình
9


yêu một cách nhanh chóng, cho dù có sự giúp đỡ từ Frida, Barnabás, Olga, K. cũng
chưa gặp được Klamm để hỏi về công việc của mình.
Tiếp đến, K. xin gặp trưởng thôn của làng, ông trưởng thôn nói rằng người ta nhận
K. làm đạc điền nhưng ở đây không cần đến đạc điền, có một tờ giấy thông báo về
việc nhận người làm đạc điền nhưng giấy tờ đã bị lạc mất, K. đưa thư của Klamm
ra cho ông ta xem nhưng trưởng thôn nói đó không phải là một công văn chính
thức mà chỉ là một lá thư riêng chẳng có gì rõ ràng, chỉ có giá trị động viên thôi,
ông nói thẳng với K. rằng những cuộc tiếp xúc với các chức sắc và K. chỉ là giả tạo
nhưng vì thiếu hiểu biết mà anh lại tin đó là thật, rồi trưởng thôn đề nghị cho K.
làm tạm công việc dọn dẹp tại một trường học, ban đầu anh không đồng ý nhưng
về sau thì chấp nhận vì muốn có thêm cơ hội ở lại vùng lâu đài, sau nhiều cuộc gặp
gỡ mà không mang lại kết quả gì K. lại tiếp tục tìm kiếm và mỏi mòn chờ đợi.
K. có hai người giúp việc và anh cho rằng đó là một “sự phân công thiếu suy nghĩ”
từ lâu đài vì họ suốt ngày chỉ kè kè bám theo anh làm anh rất khổ sở, về sau đó vợ
chưa cưới của K. là Frida đã có tính yêu chớp nhoáng và bỏ anh để đến với một
trong hai người giúp việc này.
Một hôm anh lại nhận được thư của Klamm với nội dung khen ngợi anh đang tiến
triển công việc rất tốt trong khi anh không có việc gì suốt thời gian qua ngoài cái

việc chờ đợi, không ai nói gì và cũng không ai gọi đến, anh rất ngạc nhiên và
hoảng hốt vì sự mơ hồ đang diễn ra.
Olga đã nói với K. rằng gặp được Klamm là một việc hết sức khó khăn, hầu hết
mọi người chỉ nhìn thấy chung chung, nghe nói hoặc trông thoáng qua vì hình dáng
và chi tiết về ông ta không khi nào là ổn định, mỗi lúc lại thay đổi khác nhau. Olga
cũng kể câu chuyện về gia đình mình, một quan chức của lâu đài vì không nhận
được tình yêu của em gái cô mà đã quyết định trả thù, gia đình cô bị cả làng bỏ
quên, cô lập, bố Olga đi kêu hết nơi này đến nơi khác, ông định cầu cứu với Lâu
đài nhưng chỉ đến được trước cổng rồi phải quay về, chính vì thế mà đó là một thế
giới mơ hồ huyền bí giống như “ không phải là thật”.

10


Sau cùng, K. được thư ký trưởng của Klamm hứa sẽ có cuộc gặp gỡ với anh tại
quán Ông Chủ, anh vội vã đến ngay nhưng rốt cuộc ở đó ông ta lại đang nằm ngủ.
K. đã phải chờ đợi với kiếp sống mòn mỏi, K. cố gắng tìm sự thật về Lâu đài,
nhưng càng theo đuổi mục đích đó thì anh càng rời xa nó hơn, kiệt sức trong cái
thế giới huyễn hoặc có phần thực nhưng lại rất mơ hồ không rõ ràng, anh nhìn thấy
Lâu đài, nhưng vòng tìm kiếm cứ đi quanh quẩn, bất lực, không sao gặp được
Klamm cũng như những chức sắc cao khác trong vùng.
2.3. Một số đánh giá về tác phẩm
Tiểu thuyết “Lâu đài” là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Franz
Kafka với phần kết vẫn còn để ngỏ, chủ đề viết về thân phận và nỗi cô đơn của con
người, “Lâu đài” đã truyền cho giới phê bình cũng như độc giả nhiều cảm hứng,
suy nghĩ và tư tưởng khác biệt nhau nên đã có những đánh giá khác nhau về tác
phẩm này.
Người ta vẫn nhắc đến tiểu thuyết của Kafka như là một hiện tượng, vì “Kafka
không tiên tri. Ông chỉ thấy cái “ở đằng sau kia”. Ông không biết rằng cảm nhận
của ông cũng là một tiên cảm. Ông không có ý định lột mặt nạ một chế độ xã hội.

Ông đưa ra sánh sáng những cơ thể mà ông biết trong hoạt động riêng tư và vì xã
hội của con người, không ngờ tằng sự tiến hóa về sau của Lịch sử lại làm chuyển
động chúng trên sân khấu lớn của nó.” – Milan Kundera (Trích từ “Nghệ thuật
tiểu thuyết”) , chính sự độc đáo đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông trong sự nghiệp
văn học của mình. Riêng về “Lâu đài”, Haruki Murakami – một nhà văn Nhật Bản
đã từng nói :“Thế giới mà Kafka mô tả trong cuốn sách này vừa quá thực tế vừa
quá hư ảo khiến trái tim và tâm hồn tôi dường như tách làm đôi”. Ông cũng thừa
nhận Kafka chính là một trong những nhà văn yêu thích nhất của mình, Murakami
đã sáng tác tiểu thuyết “Kafka on the Shore” (Kafka bên bờ biển) cũng là một cách
để tỏ lòng tôn kính với bậc thầy văn học Franz Kafka, cuốn sách này đã mang lại
cho ông nhiều thành công trên thị trường văn học trong nước và cả quốc tế.
Các đánh giá về “Lâu đài” đều có xuất phát từ quan niệm về “ thân phận của con
người tồn tại trong một thế giới “vô thường”,”phi lý”. Con người là một thực thể
vô danh giữa một thế giới vô danh” (Becna Grôthuyzan).
11


Tồn tại trong Kafka là bản chất khác biệt khi :”sự nhạy cảm và bất lực trước thế
giới người cha đầy thế lực đã làm cho ông, thiên tài của sự yếu ớt, có khả năng vô
cùng đặc biệt trong việc nhận biết những chi tiết và giải mã chúng…” như tác giả
người Áo Ernest Fischer đã nhận định, vì vậy mà Kafka đã tạo ra một thế giới
“Lâu đài” mang sức mạnh siêu nhiên ảo ảnh, phản ánh thân phận con người mang
đậm dấu ấn của riêng mình, đầy tính chất nhân bản hướng về xã hội.
Nhân vật K. rõ ràng “đã trở thành, hoặc là một biểu tượng của con người lao
mình vào một cuộc hành trình vô tận để đi tìm Phước lành và Công lý mà không
bao giờ đạt được ước nguyền; hoặc là một hiệp sĩ dũng cảm chống lại thân phận
của con người sống trên mảnh đất tù hãm của Chúa Trời và mang sẵn tội tông”
(Hoàng Trinh sách Phương Tây Văn học và con người) mang đậm nét cô đơn và
bất lực của con người đang ở trong tình cảnh sống xa lạ. Một nhà phê bình cũng đã
nói về tác phẩm này như sau: “Tiểu thuyết "Lâu đài" là hình ảnh huyền thoại về

một tổ chức quyền lực quan liêu với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời
của từng con người, nhân vật K. được tác giả chọn lọc mang tính chất biểu trưng,
nó có tầm khái quát và tạo nên hình tượng văn học ẩn chứa trong mình một tư
tưởng triết học” trong một thế giới “Lâu đài” chứa đựng “những hình ảnh có tính
chất biểu tượng của một thế giới đầy lo âu và biến động trong đó số phận con
người hoàn toàn phụ thuộc vào các lực lượng thù địch, những lực lượng vô danh,
có mặt khắp nơi nhưng không ở đâu nhìn rõ họ cả.” (Hoàng Trinh, sách Phương
Tây Văn học và con người).
Cũng có ý kiến từ một nhà báo nói rằng :"Tôi thực sự đánh giá cao giải thưởng
văn học Franz Kafka quốc tế, có lẽ vì Franz Kafka là một trong những nhà văn yêu
thích nhất mọi thời đại của tôi. Tôi đọc tiểu thuyết The Castle (Lâu đài) của Kafka
khi mới 15 tuổi. Đây là cuốn sách lớn không thể tin nổi. Nó đã làm tôi cực kỳ
choáng váng” (Thể thao văn hóa) , có thể cho chúng ta thấy được những giá trị to
tớn mà Kafka đã cống hiến cho nền văn học phương Tây nói riêng và cả thế giới
nói chung, sự nghiệp văn học của ông đã truyền cảm hứng và lý tưởng cho rất
nhiều nhà văn khác trong quá trình sáng tạo nên thế giới của riêng mình.
3. Vấn đề biểu trưng trong văn học
12


Khái niệm tính biểu trưng:
Con người thường giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ, việc giao tiếp không chỉ
dừng lại ở việc trao đổi thông tin mà còn là văn hóa ứng xử truyền thống của một
vùng dân tộc cụ thể nhất định. Từ đó cá sự vật, sự việc của tự nhiên được con
người thông qua tư duy khái quát lên trở thành biểu trưng chung cho cộng đồng
như đền đài, nhà thờ, thánh, chúa,… Các hình ảnh biểu trưng thường mang tính
lịch sử cao. Tượng trưng cho một thời đại, một giai đoạn lịch sử, ngoài ra còn có
một số hình ảnh trở thành nét tiêu biểu cho nền văn học.
Biểu trưng là thuộc tính quen thuộc của mọi cộng đồng cùng tồn tại trên trái đất,
trên thực tế tính biểu trưng là biểu hiện của một cách tưởng tượng tiêu biểu nhất.

Ví như, hình ảnh con rồng là biểu trưng cho tính ngưỡng và nghệ thuật thời
nguyên thủy của một số quốc gia phương Đông, hay ở các nước phương Tây lại
coi trọng sự hiện diện của hình ảnh con rắn.
Theo giáo trình lý luận văn học, tính biểu trưng là hiện tượng từ ngữ có tính chất
tĩnh, cố định, thường xuyên như là kí hiệu của một hiện tượng đời sống, phản ánh
hiện thực đời sống của một giai đoạn lịch sử nào đó.
Khái niệm biểu trưng trong văn học:
Trong lý thuyết mô phỏng, phản ánh đã ngự trị trong văn học phương Tây hàng
nghìn năm, theo năm tháng người ta đã khẳng định được rằng văn học không phải
là sự bê nguyên hiện thực vào trong tác phẩm, thế giới trong tác phẩm là một thế
giới hư cấu, như giống thật nhưng không phải là thật. Để tạo ra một thế giới như
thế, các nhà văn đã phải sử dụng nhiều yếu tố, trong đó có tính biểu trưng.
Hiểu một cách khái quát, biểu trưng chính là tính hình tượng cho một đối tượng,
một sự vật, là những hình ảnh cụ thể bao hàm nhiều ý nghĩa, kí hiệu thẩm mỹ đa
nghĩa. Đồng thời cũng là phương tiện để tác giả thể hiện phong cách, quan điểm
của mình trước thời đại.
Biểu trưng không được hiểu theo nghĩa phúng dụ, mà đúng hơn là hình ảnh chỉ ra
cái đúng hơn về bản chất bên trong của sự vật hiện tượng mà ta mơ hồ, nghi hoặc,
13


mang tính tượng trưng, biểu đạt về một giá trị, phi hiện thực và khó cảm nhận
được.
Tính biểu trưng là đặc điểm sự vật, hiện tượng có tính lặp đi lặp lại, trở thành thói
quen sử dụng nhằm đem lại hiệu quả về mặt ý nghĩa trong cuộc sống và trong văn
học nghệ thuật. Cơ cấu cảm xúc của biểu trưng nói lên khát vọng mong muốn
vươn tới giá trị chân lý của con người, nó được gọi là biểu trưng khi một sự vật,
hiện tượng nào đó mang một ý nghĩa sâu sắc được cộng đồng, giai cấp, xã hội công
nhận.
Tóm lại, tính biểu trưng trong các tác phẩm văn học là những hình ảnh mang ý

nghĩa tả thực, cộng thêm vào đó là các ý nghĩa mới vượt ra khỏi ý nghĩa tả thực
ban đầu, được cộng đồng, xã hội thừa nhận. Từ đó có thể nhìn những hình ảnh
trong tác phẩm văn học có tính khái quát hơn, hài hòa dễ dàng tiếp cận,… và đi sâu
tìm hiểu những giá trị đặc sắc ẩn chứa trong đời sống thông qua văn học.

PHẦN II – TƯ DUY BIỂU TRƯNG CỦA TIỂU THUYẾT “LÂU ĐÀI”
1. Thời gian biểu trưng
Thời gian K ở lâu đài chỉ vỏn vẹn trong vòng 6 ngày nhưng có lẽ tất cả người đọc
đều có cảm giác như nó đã trải dài cả cuộc đời của K. trong mệt nhoài và mỏi mòn
chờ mong.
Lần đầu tiên K. đặt chân đến vùng đất của bá tước West West là khi trời đã tối
khuya. “Khi K. đến nơi thì đêm đã khuya... không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành
lũy và tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất”. Thời gian mở đầu
của tác phẩm dường như đã gợi tả phần nào về một cuộc hành trình đầy u ám và
đen tối. Lúc này, ở những thời khắc đầu tiên khi vừa mới đặt chân vào làng, K. đã
cảm nhận được sự quan liêu của cả một guồng máy hành chính đến nỗi con trai của
người giúp việc Quan phòng thành cũng có quyền hạch sách chàng. Thời gian cứ
mỏi mòn trôi qua và dù có mong muốn đến mức nào K. vẫn không thể đến gần
Lâu đài hơn. Phía trên là Lâu đài với một khao khát mãnh liệt được chạm tới, phía
14


dưới là ngôi làng với bao điều kì lạ và những phép tắc chẳng thể nào hiểu nổi; và
cuối cùng chỉ còn lại chàng K đứng giữa với sự cô độc ngày một lớn hơn.
Thời gian trong tác phẩm được Kafka miêu tả như một bộ phim quay chậm dài lê
thê, sáng trưa chiều tối dường như không được phân định rõ ràng và kể cả K và
những người dân trong ngôi làng ấy dường như cũng bị chìm vào khoảng thời gian
mỏi mòn, vô định ấy. Người ta chẳng nói với nhau nhiều lời, người ta lặng lẽ làm
những công việc của mình, người ta dường như chả quan tâm đến thời gian đang
nặng nề trôi qua và đối với K., đó là cả một sự trông chờ trong vô vọng. Một nét

đặc biệt nữa đó là thời gian trong tác phẩm được Kafka lựa chọn là vào mùa đông,
là mùa mà đêm dài hơn ngày và hầu hết tất cả các hoạt động của mọi người đều
diễn ra vào ban đêm. Màn đêm mang trong nó những nỗi u ám riêng và có lẽ cũng
chính vì vậy, thời gian như ngưng đọng theo màn đêm ấy và kể cả chính lòng
người cũng không thể nào tìm ra được lối thoát để tìm ra ánh sáng. Thời gian mùa
đông được Kafka sử dụng như một dụng ý nhằm phản ảnh lên thực tại xã hội lúc
bấy giờ, khi mà tất cả đều bị chìm trong bóng tối, trong cái lạnh lẽo, giá rét, trong
những hoang mang mơ hồ và chẳng thể định hướng được tương lai.
Một khoảng thời gian chỉ 6 ngày nhưng gần như thâu tóm toàn bộ cuộc đời của K.
Chuỗi thời gian đó, K. đã phải trải qua những mâu thuẫn với những cư dân trong
làng: những người giúp việc của K. dù đã lớn nhưng vẫn tranh ăn như trẻ con, K.
làm lau dọn ở trường học nhưng vẫn có người giúp việc vì lí do Lâu đài cử đến, cô
giáo lo cho mèo hơn là con người… Trong thời gian K. vất vưởng tại làng là
khoảng thời gian khiến con người chàng như bị đẩy vào sự tận cùng của cô đơn. K.
đã gặp nhiều người: bà chủ quán, ngài trưởng thôn, Frida, Olga, gia đình
Barnabas…nhưng K. cũng không tránh khỏi cảm giác cô đơn, mệt nhoài. Thời gian
K. sống tại làng. Lâu đài hiện lên như một thế lực vô hình cùng tầng tầng lớp lớp
sự quan liêu thống trị khiến những con người sống trong xã hội đó cũng kệch cỡm
đến mức khó tin. K. đã tìm đường đến Lâu đài nhưng nó thật quanh co, mơ hồ và
dường như cố tình rẽ lối khi chàng tìm đến, thậm chí K. bị hoãn làm người đạc
điền vì không tìm thấy văn bản tuyển dụng chính thức, điều này làm chàng đã tuyệt

15


vọng lại càng tuyệt vọng hơn và rồi thời gian ở nơi đây chỉ càng kéo dài ra trong sự
mỏi mệt và bế tắc.
Thời gian mà Kafka xây dựng trong Lâu đài cũng là một thời gian vô định, khó
đoán. Nó không xác định, không rõ ràng và phi lý. Nếu như trong quan niệm mỹ
học cổ điển, thời gian trong tác phẩm được quy định một cách cụ thể và mang tính

lịch sử thì ở đây, trong tác phẩm của mình, với một quan điểm mỹ học hiện đại,
Kafka đã xóa mờ nhưng dấu hiệu của thời gian. Thời gian trong tác phẩm của ông
cũng mơ hồ, bất định và phi lý như cái không gian của tác phẩm.
Sự xuất hiện của K không có một khoảng thời gian cụ thể nào, và tất cả những gì
diễn ra khi K đến lâu đài cũng không có một khoảng thời gian xác định nào.Tất cả
những gì diễn ra khi K đến lâu đài cũng chỉ gói gọn trong 6 ngày, trong 6 ngày đó,
quy luật thời gian tự nhiên vẫn diễn ra đúng như tính chất vốn có của nó : sáng –
tối. Và nó vận hành theo một nguyên lý riêng nào đầy không thuộc quan niệm về
thời gian của con người. Đó là sự dằng dặc, miên man và trải dài đến ngán ngẫm.
“Tất cả độ dài - ngắn, đều bị đóng khung, chết cứng lại: “Trong các tác phẩm của
Franz Kafka trời tối và sáng một cách tuần tự, nhưng thời gian dường như dừng
lại, không thể nhận thấy. Không có sự khác biệt nổi bật nào giữa một năm của vụ
án và sáu ngày của lâu đài...”. Do vậy, người đọc luôn bị rơi thỏm vào thời gian mơ
hồ, ngưng đọng và trì trệ nặng nề. Quãng thời gian ba chiều thông thường cũng bị
Kafka chối bỏ. Trong sáng tác của ông chỉ còn trơ lại và độc nhất một chiều thời
gian đó là hiện tại. Những sự kiện xảy ra trong thời gian ấy cũng luôn đứt đoạn,
ngẫu hợp, nó tuyệt diệt với mối dây liên hệ quá khứ hay tương lai. Vì vậy, con
người cũng phải giãy giụa, vô vọng trong kiếp lưu đày đơn độc và vô phương cứu
chữa của mình, những trạng thái bi hài của thực tại cũng bị ám ảnh khắc khoải
hơn.”
Kafka phá vỡ tính liên tục của thời gian, tạo sự đứt gãy phá cách để mang đến một
tác dụng biểu trưng sâu sắc.Bằng bút pháp huyền thoại, phi lịch sử ông phủ định
hoàn toàn dấu vết của thời gian cũng như không gian, để chối bỏ quá khứ, chối bỏ
cả thực tại. Sự phủ định đó mang lại một hiệu ứng đặc biệt, đó là sự đa nghĩa, hàm
ý.Trong Lâu đài, Kafka đã vận dụng điều này gần như trên mọi phương diện, từ
16


nhân vật, không gian đến thời gian cũng như toàn bộ tác phẩm. “Tôi hoàn toàn
đảm nhận việc phủ nhận thời đại của mình, nó rất gần gũi với tôi, tôi không có

quyền tranh đấu, nhưng trong chừng mực nào đó, tôi có quyền giới thiệu nó. Tôi
không có phần thừa kế, không khẳng định yếu ớt cũng như phủ định cực đoan
chống lại sự khẳng định. Tôi là sự kết thúc, hoặc là sự bắt đầu”.
Nói rằng thời gian trong tác phẩm Lâu đài của ông là thời gian mơ hồ, không xác
định, nó mang lại một cảm giác tù túng, quẩn quanh là một cách nói vẫn là một
quan điểm được chấp nhận, những yếu tố đó được người đọc cảm nhận trực tiếp
qua những gì mà Kafka thể hiện trong tác phẩm. Xét trên phương diện khác, trong
một chừng mực nào đó, có thể thấy rằng thời gian trong tác phẩm mang một ý
nghĩa riêng. Nó là quan điểm, là cách nhìn, cách cảm nhận và tư duy của Kafka về
thời gian cuộc đời con người.
Cuộc đời con người như 6 ngày trong cuộc hành trình chinh phục Lâu đài của K.
Điều này có vẻ như mâu thuẫn với quan điểm thời gian trong tác phẩm dằng dặc,
trải dài miên man và mơ hồ đã nêu trên. Nhưng không, đó chính là cái nghịch dị
mang tính nghệ thuật mà K mang đến trong các sáng tác của mình. Cái nghịch dị
ấy tạo ra một hình thù khác lạ cho tác phẩm của ông và tạo nên một phong cách
riêng rất “Kafka”. Cái nghịch dị mà Kafka xây dựng trong tác phẩm gợi cho người
đọc về sự nghịch dị thật sự của hiện thực, một cảm quan mới về thời gian trong
hiện thực của thời kỳ hiện đại.
Thời gian 6 ngày mà K trải qua ở làng, với cuộc hành trình tìm kiếm lối vào Lâu
đài là một thời gian ngắn ngủi, thời gian đó được Kafka gán cho một ý nghĩa sâu
sắc. Như đã nói, thời gian K ở làng được Kafka kéo dài ra như cuộn tròn cả cuộc
đời của K vào đó, điều này đồng nghĩa rằng, cuộc đời con người rất ngắn ngủi.
Truyện cực ngắn “Làng gần nhất” là một truyện ngắn mang nét tương đồng với tác
phẩm Lâu đài về phương diện này : “Ông tôi thường nói : - Cuộc đời ngắn ngủi
đến kì lạ. Đối với ông, ngoái nhìn lại, cuộc đời bị thu ngắn đến nỗi ông chẳng thể
hiểu, chẳng hạn như, việc một chàng trai trẻ quyết định cưỡi ngựa đến làng bên
cạnh mà không hề lo sợ - cho dù không có sự cố nào xảy ra, thì ngay cả tuổi thọ
trung bình của một cuộc đời hạnh phúc hẳn không đủ thời gian cho chuyến đi ấy” .
17



Ở đây không xét đến sự tương đồng về nội dung, trong truyện ngắn này, Kafka thể
hiện một cách nhìn mới về thời gian trong tác phẩm, cũng như trong hiện thực.
Cuộc đời con người ngắn ngủi là thế, nhưng cũng dài miên man và dằng dặc.
Kafka để người đọc tự đi tìm một quy luật thời gian cho riêng bản thân mình. Và
như vậy, tác phẩm của Kafka đã để nghệ thuật làm đúng nhiệm vụ của nó theo
quan niêm mỹ học của riêng ông chăng ? Một kiểu nghệ thuật thiên về việc gợi ra
trong đầu người đọc những chiêm nghiệm mang tính chất cá nhân hơn là viện tác
giả phản ánh nó bằng nhận thức chủ quan.
2. Không gian biểu trưng của Lâu đài
2.1. Không gian của “Lâu đài” biểu trưng cho thế giới thực tại
Hình tượng Lâu đài là sự phản ánh của thiết chế quyền lực phi lý trong xã hội.
Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, không gian của Lâu đài hiện ra trong sự
mờ mịt: “Ngôi làng yên nghỉ dưới lớp tuyết dày. Sương mù và bóng tối bao phủ,
không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh
sáng mờ nhạt nhất”. Lần đầu tiên nhìn thấy, hình ảnh Lâu đài đã kiến nhân vật K.
hoàn toàn thất vọng. Bởi vì Lâu đài ở đây “không có vẻ cổ kính, không có cung
điện nguy nga tráng lệ. Lâu đài chỉ là quần thể những ngôi nhà hợp thành. Có vài
ngôi nhà hai tầng, cò lại là nhiều nhà thấp nằm ngổn ngang, ai không biết đấy là
Lâu đài thì cứ tưởng là một thị trấn nào đó” và “càng đến gần, chàng lại càng
thấy thất vọng: Lâu đài này trong thực tế trông có vẻ thật thảm hại: những ngôi
nhà này chỉ khác mấy ngôi nhà ở quê là nó đươc xây bằng đá, tuy vậy, đá cũng đã
lở vụn dần ra…”. Nhưng không tương xứng với bề ngoài có vẻ giản dị thậm chí
xuống cấp trầm trọng đó, bên trong Lâu đài - như được nhà văn mô tả - là cả một
guồng máy hành chính hoạt động “chặt chẽ, không ngừng nghỉ” và cũng không
kém phần rắc rối, phức tạp.
Lâu đài lẩn khuất giữa ranh giới hư và thực, K. biết nó ở đó, biết sự tồn tại của nó,
nhưng không chạm đến nó được. “Chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường
con rất dài, hóa ra con đường chính của làng không dẫn lên quả đồi có Lâu đài,
mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý, nó rẽ ngang không bỏ xa lâu đài mà cũng

không dẫn đến gần”. K. như vướng vào mê cung của Lâu đài, cả con đường đi đến
18


Lâu đài cũng mơ hồ. Con đường rất dài nhưng nó không dẫn đến Lâu đài, cứ đến
gần nó như cố ý rẽ sang một hướng khác. K. như bị mắc kẹt giữa không gian hư
vô ấy.
Lâu đài biểu trưng cho quyền lực áp chế của xã hội. Cái thiết chế quyền lực đó vô
hình chế ngự đời sống của con người. Họ khoa trương, thần thánh hóa quyền lực,
tách biệt với mọi cư dân để rồi người trong làng đều ám ảnh nỗi sợ của thứ quyền
lực đó.
Lâu đài là mắt xích vô tận của tầng lớp chế độ quan liêu: từ trưởng thôn, đến người
thư kí, người đưa thư. Lâu đài trong mắt dân làng là những hình dung rời rạc khác
nhau. Không ai có thể cho chàng câu trả lời chính xác về Lâu đài, để nó trở thành
nỗi hoài nghi và ám ảnh cứ đeo đuổi trong suốt hành trình của K. Chàng sống giữa
thời đại đó, chàng bị Lâu đài từ chối, làng cũng không chấp nhận. Thậm chí có
những lúc K. nghĩ: “Chưa thấy bộ máy hành chính ở đâu lại lẫn lộn như ở đây.
Đến mức dường như bộ máy hành chính và cuộc sống cứ như đổi chỗ cho nhau
vậy”. Cái mê cung của thiết chế mờ ám và phi lý được đặt khiến con người bị xem
như mất khả năng tìm hiểu và nhận định.
Bộ máy chính quyền là một chính thể thống nhất tồn tại với những điều quá phi lý.
Công văn nhận hay không nhận người đạc điền cũng mập mờ, không rõ ràng hay
gọi điện thoại đến văn phòng của thư ký Sortini thì có thể được một nhân viên bình
thường tiếp chuyện. Thậm chí, ngài Klamm gửi cho K. bức thư khen ngợi mặc dù
K. chưa bao giờ làm việc gì; ngài trưởng thôn lại cho K. là một người phục vụ
không cần thiết. Từng sự việc nối đuôi nhau để rồi dẫn đến cái kết cục là sự mòn
mỏi chờ đợi của K. từ ngày này qua ngày khác.
Phương thức cai trị của bộ máy nhà nước này làm khuất lấp mọi thứ một cách hoàn
hảo. Không một ai có thể thấy được dung nhan của ngài Klamm, “từ chỗ trực tiếp
nhìn thấy, và từ những lời bàn tán, cộng thêm ý định méo mó nhất định phía sau,

chứng cớ gián tiếp không được kiểm nghiệm khác đã hình thành một hình ảnh về
Klamm mà trong những nét cơ bản là xác thực, nhưng chỉ là trong những nét cơ
bản. Tuy thế hình ảnh đó cũng thường xuyên thay đổi, thậm chí thay đổi hơn cả vẻ
ngoài của Klamm trong thực tế. Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn
19


toàn khác khi ra đi, ông ta khác trước lúc uống bia và sau khi uống, khác lúc thức
và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và khác trong khi nói chuyện…”. Thậm chí,
người đã trông thấy Klamm rồi cũng không chắc đó có phải là ông ta không. Mỗi
người có một cách cảm nhận về Klamm khác nhau,“một nam nhi được người ta
khao khát như Klamm thì dễ tạo ra các hình ảnh khác nhau trong trí tưởng tượng
của mỗi người”. Thậm chí, bà chủ quán Bên Cầu đã dành cả tuổi xuân của mình để
nhung nhớ Klamm.
Khi K. càng cố tiếp cận Lâu đài, nó lại xa tầm với của chàng hơn. Không những
thế, sự quyền lực của Lâu đài như bao trùm khắp làng. Quán rượu nơi những người
hầu trong Lâu đài cũng trở thành quán rượu hạng sang. Những người trong Lâu đài
nghỉ ngơi thì người dân không được bén mảng đến vì “họ rất rụt rè, dễ tổn
thương”. Các nhân vật trong Lâu đài tự thần thánh hóa quyền lực của mình, cách
ngăn với cư dân trong làng bằng thứ quyền lực tối cao ấy. Đó là những điều đáng
sợ trong hệ thống chính quyền đầy tính quan liêu. Lâu đài là một guồng máy chặt
chẽ, không ngừng nghỉ và cũng không kém phần phức tạp, rắc rối.
Những hiểu biết của những người dân trong làng cũng cực kì ít ỏi: Lâu đài vận
hành như thế nào? Hình dáng của người lãnh đạo – ngài Klamm ra sao? Không
một ai có thể biết chính xác cả. Họ có hiểu biết nông cạn, họ nhìn chính quyền
bằng con mắt sợ hãi. Họ cho Lâu đài là thứ vĩ đại, cao siêu và mang giá trị vĩnh
hằng bởi “họ mắt nửa nhắm nửa mở, chỉ bằng cách động đậy một ngón tay, không
cần nói một lời là đủ xử lý bọn phục vụ cáu bẳn, còn chúng vào những phút ấy, thì
thở phì phì mà vẫn cười hạnh phúc”. Thậm chí, Barnabas nhận thấy rõ quyền lực
và sự “thông tuệ” lớn lao ngay cả ở những viên chức không quan trọng lắm. Họ

nghiễm nhiên trở thành những con người nhỏ bé dưới “bóng cả” quyền lực của Lâu
đài. Những con người trong làng bị khuất phục trước những điều như thế. Khi
được triệu hồi đến Lâu đài, tất cả các người dân trong làng cụ thể như gia đình của
Barnabas đều đem cả sức lực, thời gian của mình để cống hiến cho Lâu đài, phục
tùng Lâu đài một cách tuyệt đối.
“Lâu đài” biệt lập và ngăn cách với người dân trong làng – một Lâu đài mà về cả
hình dáng lẫn nội tại đều bộc lộ và chứa đựng những nghịch lý đáng sợ trong
20


phương pháp lãnh đạo và cách thức mà sự phi lý hiện diện. Hình tượng Lâu đài
chính là một hình ảnh biểu trưng về những tổ chức hành chính quan liêu với các
sợi dây vô hình trói buộc cuộc đời của mỗi con người bằng cách chi phối và đè bẹp
toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của con người thông qua quyền lực và sự phi
lý. Đây cũng chính là cuộc sống của người dân Séc dưới sự thống trị của Áo- Hung
vào đầu thế kỉ XX.
2.2. Không gian trong Lâu đài biểu trưng cho thế giới ước mơ
Xã hội là sản phẩm đồ sộ nhất mà toàn thể loài người đã góp công tạo nên từ buổi
sơ khai. Nó vô định hình, trừu tượng mà cụ thể, xa mà gần, không nhìn thấy rõ
nhưng lại luôn hiện diện ở trước mặt. Chính cái xã hội này, vừa là cái nôi nuôi
dưỡng con người bằng những thành tựu, kinh nghiệm sản xuất vật chất, tinh thần,
song cũng vùi dập con người xuống cực cùng của những địa ngục, mê cung. Con
người nhỏ bé và yếu ớt, cố gắng vùng vẫy, cố gắng nắm bắt thực tại, và rồi thất
vọng vì hiểu ra rằng, một cái kim khâu thì không thể chọc thủng bầu trời. Dòng khí
quyển độc hại đầy chết chóc đó luôn bao quanh, chi phối, trói buộc, gượng ép con
người phải làm những điều mà mình không muốn. Có người chịu chấp nhận phó
mặt cho số phận, nhưng cũng có người cố gắng vùng lên hay gửi những ước mơ
của mình vào thế giới tâm linh.
Trước thế kỉ XX, đời sống tư tưởng Châu Âu vững tin dựa trên câu nói nổi tiếng
của Decartes: “Tôi tư duy là tôi tồn tại”. Con người tin vào khả năng kiểm soát thế

giới của mình và tin vào sự hợp lý của trật tự xã hội, sự phát triển tịnh tiến của lịch
sử. Nhưng thế kỉ XX ập đến với những sự kiện làm rung chuyển thế giới lẫn đức
tin của con người. Chủ nghĩa đế quốc, chế độ toàn trị, đại chiến thế giới, sự độc
quyền của chủ nghĩa tư bản… đã làm bật lên những góc cạnh phi lý vốn mờ ảo, ít
được chú ý. Các giá trị đạo đức bị lung lay, niềm tin vào con người và trật tự hợp
lý của xã hội bị đổ vỡ. Con người chứng kiến chính bản thân mình bị tha hóa đến
cao độ và cảm thức về cái phi lý trong xã hội càng sâu xa. “Lâu đài” nằm trong
dòng chảy văn học chung thể hiện sự khủng hoảng tinh thần của thế kỉ XX, khi con
người không bám trụ được vào bất kì giá trị nào. Lâu đài ở ngay trước mặt, nhưng
K không bao giờ thấy nó được. Lâu đài có thể được hiểu theo cách chính là Thiên
21


luật mà con người hiện đại tìm kiếm với hy vọng điều chỉnh lại được thế giới đã
trở nên hỗn loạn khủng khiếp. Sự thất bại trong hành trình tìm kiếm Lâu đài của K
chính là sự bế tắc không tìm ra lối thoát của thời đại. Lâu đài vừa có thể hiểu là tòa
lâu đài, vừa có thể hiểu là thiết chế xã hội, bộ máy chính quyền hay là đức Chúa
Trời, là sự vắng mặt, không bao giờ tìm thấy được. Chính vì tin vào đức Chú Trời,
tin vào thế giới tâm linh ấy nên K càng cố gắng tìm cho ra Lâu đài, thế nhưng càng
tìm thì Lâu đài càng xa anh, có thể ngay cả đến lúc chết, K vẫn chứ tìm thấy được
nó.
Trong thế giới mà Kafka xây dựng, như đã nói ở trên, ta nhận thấy có một sự thật
dường như nghịch lý nhưng vẫn tồn tại như một lẽ hiển nhiên: đó là tình trạng dù
bị chế độ cầm quyền áp đặt, thống trị nhưng tất cả người dân trong vùng đều một
lòng tuân phục và không hề manh nha chút ý định phản kháng. Đây có thể là kết
quả của một quá trình cai trị lâu dài tạo thành một chế độ, một phong tục, một thói
quen, mà con người thường bị những thói quen, tục lệ, lề thói chi phối áp đặt.
Nhưng cũng có thể, đó là do những thiết chế quyền lực – mà trong nhận thức của
người dân - là tối cao và vô hạn đã được mặc định cho Lâu đài khiến con người
một cách tự nhiên trở nên khuất phục dưới nó. Lâu đài qua mô tả của nhà văn như

một nơi ngự trị của thánh thần là các viên chức, người dân cảm thấy họ thật xa
cách cũng như quá khác biệt với Lâu đài cả về khoảng cách địa lý lẫn vị thế giai
cấp.
Cũng như tòa Lâu đài với dân làng, Thượng Đế trong niềm tin tôn giáo vốn là một
lực lượng xa vời và cách biệt; vĩ đại và toàn năng; vô hạn và siêu nhiên với con
người, khiến con người luôn khao khát vươn tới, tha thiết chạm đến, và cầu viện
mỗi khi bế tắc đến kiệt sức; nhưng càng mong muốn và dấn thân tìm kiếm và thâm
nhập vào bản chất sự việc thì tất cả càng ngày càng xa rời và điều đó trở thành một
nỗi ám ảnh vô vọng trong tâm thức, thế nhưng, con người càng khao khát thì càng
ám ảnh, càng vô vọng thì càng tin tưởng vào thế giới tâm linh huyền bí đó.
Đối với mọi người, Lâu đài là nơi ngự trị của sự cao quý và đẹp đẽ, khác hẳn với
cuộc sống thô kệch thấp kém của dân làng; điều đó được thể hiện qua chi tiết nhân
vật K. nhìn thấy một người phụ nữ trong nhà Brunswich thì chàng đã đoán được
22


ngay cô ta đã từng ở trong Lâu đài bởi cung cách nhã nhặn kiều diễm khác xa với
sự cục mịch ô dề của những người dân trong ngôi nhà này – tương tự như sự tin
tưởng của con người về một nơi mà bản chất của đời sống là hoàn toàn đẹp đẽ huy
hoàng, vui sướng an lạc và vĩnh hằng vô hạn gọi tên là Thiên Quốc. Chưa một lần
được nhìn thấy ngài Chánh văn phòng Klamm và mãi mãi cũng không thể nào hiểu
biết được sự thật về ngài một cách rõ ràng - bởi người dân có những giới hạn nhất
định trong khả năng cũng như nỗi sợ hãi cố hữu vì oai nghiêm của ngài lớn đến
mức họ chỉ có thể đứng trông hay nhìn trộm từ xa, rồi bàn tán và phỏng đoán về
hình dạng của ngài theo cách: “một nam nhi được người ta khao khát như Klamm
thì dễ tạo ra các hình ảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mỗi người” và cái
cách thần tượng hóa Klamm của bà chủ quán Bên Cầu với sự dằn vặt, tiếc nuối,
chấp nhận trả giá bằng cả tuổi xuân cũng như tâm hồn mình cho một ngài Chánh
văn phòng mà bà tôn thờ dù chưa bao giờ có thể chạm tới - trong cả nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng – tương tự như cái cách mà những con người tín ngưỡng thường hướng

về vị Thượng đế tối cao bên trong tâm tưởng của mình với một sự trung thành và
thờ phụng tuyệt đối, dù chưa bao giờ có thể trực tiếp nhìn thấy hay chạm được vào
ngài. Hoặc sự phục tùng tuyệt đối và vô tôi vạ của Barnabas và gia đình anh ta nói
riêng hay của cả dân làng nói chung thông qua việc chỉ cần được Lâu đài triệu đến,
dù trả bất cứ giá nào - từ thời gian, công sức, nỗ lực cho đến cả bản thân mình
trong mọi nghĩa, mà thậm chí không đòi hỏi về giới hạn, chừng mực, sự hết lòng
hy sinh để được phục vụ Lâu đài này – tương tự như những tín đồ ngoan đạo hiến
dâng đời mình vô điều kiện cho tôn giáo. Những hiểu biết của người dân đối với
Lâu đài - nơi quen thuộc và duy nhất họ thuộc về - lẽ ra phải tường tận vô cùng nhưng họ lại quá mơ hồ về “Lâu đài”, họ không biết bên trong được tổ chức như
thế nào, không biết có bao nhiêu phòng ban, không biết cung cách tiến hành công
việc ra sao, thậm chí không biết diện mạo của những người đứng đầu tiêu biểu, để
rồi phải bàn tán tranh luận hay trăn trở về việc thật ra Lâu đài vận hành như thế
nào, hay hình dáng của ngài chánh văn phòng ra sao, và người mà được gọi là
Klamm đang giao nhiệm vụ cho Barnabas đó có thật sự là Klamm không, hay thế
nào là một nhân viên bình thường và một nhân viên cao cấp và liệu chàng đưa thư
Barnabas thuộc về “tầng lớp” nào trong số đó.
23


Người dân nghiễm nhiên trở thành những con người nhỏ bé dưới bóng cả quyền
lực Lâu đài, họ không có con đường nào khác để lựa chọn ngoài một lòng một dạ
tin tưởng và tuân theo tất cả sắp xếp, thông báo và mệnh lệnh từ Lâu đài – tương tự
như cách mà con người trở nên nhỏ bé và khuất phục trước những quyền năng siêu
nhiên của vũ trụ trong tâm thức mỗi người. Và có những người tin rằng được vào
làm việc trong Lâu đài là mục đích và ý nghĩa duy nhất đối với cuộc đời họ, ngay
cả chính nhân vật K cũng khao khát và không ngừng nỗ lực để tìm hiểu, khám phá,
vươn tới Lâu đài tương tự như nỗi khát khao cháy bỏng trong linh hồn con người
để hiểu biết về bản ngã của mình và chỉ cảm thấy thỏa mãn khi tìm được Chân lý
thực sự.
Theo quan niệm của tín ngưỡng tôn giáo, Thượng Đế - hay những cách gọi khác là

Đức Tin, Chân Lý, Bản Ngã, Tự Tánh,…- được tin là vị giáo chủ toàn năng bên
trong ngôi đền thân thể vật chất của con người, và tìm kiếm để thăng hoa Bản Ngã
là mục đích sâu xa và ý nghĩa quan trọng nhất của kiếp sống vật chất này. Chính vì
vậy, nhà văn Kafka đã mượn hình tượng Lâu đài để biểu trưng cho một thế giới vô
hình đầy bí ẩn, đầy lực lượng và quyền năng thôi thúc sự khám phá của con người
trong mọi thời đại. Với tư tưởng và ý thức quan sát thế giới trong tính hai mặt,
bằng sự liên hệ giữa cái thông thường và cái bí ẩn, giữa cái hữu hình và cái vô
hình; hình tượng Lâu đài được Kafka dựng nên là một sự biểu trưng tương đối
hoàn chỉnh cho hình ảnh Đấng tối cao trong tâm linh của con người về sự xa vời
với cái bí ẩn, sự phi lý với cái siêu thực, sự chuyên quyền với cái toàn năng. Với
sứ mệnh hay mục đích và cốt lõi trong sáng tác của một nhà hiện đại chủ nghĩa
theo tư duy tượng trưng siêu thực - là khám phá và làm hé lộ bản chất cũng như
những bí ẩn của thế giới bằng cách phổ quát hóa hình ảnh từ những cái thực tế thông qua hình ảnh một thế giới được xây dựng trong Lâu đài; Kafka đã tạo nên
một sự biểu trưng về hai hình ảnh: một là thực trạng xã hội trong thời đại của
Kafka nói riêng và của cả loài người nói chung về sự thật và bản chất của đời sống
hiện tại – một thế giới bên ngoài nửa thực nửa hư nhưng bằng thiết chế quyền lực
đáng sợ đè bẹp, chi phối con người trong sự phi lý và bằng sự phi lý; hai là thế giới

24


vô hình huyền bí với những sức mạnh siêu nhiên tối cao mà con người hướng tới
trong suốt hành trình đi tìm ý nghĩa thực của đời sống.
Từ hình tượng Lâu đài của tác phẩm, người đọc có thể nhận ra được những bất
công phi lý trong cuộc đời của K. lẫn Kafka. Sự phi lý tuân theo quy luật nhân quả,
những nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa kích thích khao khát khám phá
của Kafka về nó. Kafka đã quan sát thế giới bằng con mắt hoài nghi, nhưng cũng
đầy niềm tin. Đó là hai mặt đối lập mà thống nhất trong cách viết của Kafka.
Kafka đã xây dựng không gian Lâu đài mang nhiều tầng ý nghĩa: hiện thực và ước
mơ; những nhân vật mang tính đa dạng.

Không gian Lâu đài được xây dựng như một mê cung đúng nghĩa, không xác định
được chính xác cả không gian lẫn thời gian. Ông đã khiến cho người đọc tò mò và
ham muốn khám phá khi bước vào tác phẩm. Không gian Lâu đài mang tính biểu
trưng cao. Đó là một không gian âm u, tăm tối khiến con người lạc lõng, tuyệt
vọng không lối thoát mang màu sắc hư ảo. Con người hữu danh cũng như vô danh,
sự tôn sung luôn đi song song cùng nỗi ám ảnh.
Kafka đã xóa nhòa dấu hiệu của không gian lẫn thời gian. Ông viết trên quan điểm
mỹ học của phương Tây nhưng cũng rất sáng tạo, đậm nét tư duy cá nhân. Cả thế
giới, tâm tưởng của ông là một mê cung. Hình ảnh Lâu đài cũng được xây dựng
nên từ chất liệu mê cung ấy.
3. Nhân vật biểu trưng
3.1. Tính biểu trưng qua nhân vật K.
Trong sáng tác của Franz Kafka, mặc cảm ngoại biên luôn hiện hữu, đôi khi trở
thành một thực thể. Bằng sự nhạy cảm của một thiên tài bị ruồng rẫy, Kafka luôn
nhìn thấy một cách có khi mơ hồ, khi hiện hữu cuộc xua đuổi được thực hiện từ
phía trung tâm. Và trung tâm, vì vậy, có vẻ như là một cái gì đó xa vời, xa xỉ đối
với các nhân vật của ông. Chính vì thế, người ta thấy trong các sáng tác của Kafka
thường xuất hiện những nhân vật chinh phục. Cuộc chinh phục với khát vọng
mãnh liệt nhất, vì thế, cũng dai dẳng nhất thuộc về K. của Lâu đài. Câu chuyện bị
bỏ dở khi số phận con người nhỏ bé, cô đơn ấy chưa được định đoạt.
25


×