Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.38 KB, 104 trang )

z



Đặc trưng của tiểu
thuyết Julie hay nàng
Héloise mới của J.J.
Rousseau
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát
triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Thế kỷ
Ánh sáng.
Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ
XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của
thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các
nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ
vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy
những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác
phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công
dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên quần chúng tiến lên làm cách
mạng.
Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các thế kỷ trước, thế kỷ XVIII,
tiểu thuyết phát triển rực rỡ, đầy khí thế, đầy triển vọng. Các nhà văn đồng thời là
các nhà triết học nổi tiếng thời đó như: Montesquieu, Voltaire, Diderot, J.J.
Rousseau, không phải chỉ đại diện cho tiếng nói của giai cấp tư sản đương lên
đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, mà còn nói lên những tâm tư và nguyện
vọng của toàn thể nhân dân bị áp bức. Vì thế, Engels rất ca ngợi “các nhà triết học
vĩ đại” ở Pháp thế kỷ XVIII, coi họ là “những vĩ nhân đã soi sáng đầu óc mọi
người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ” là “những nhà cách mạng phi
thường” [36, 14]. Cũng trong bối cảnh đó, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới gắn


liền với tên tuổi rực rỡ J.J. Rousseau - nhà văn mở đường cho trào lưu tư tưởng có
khuynh hướng dân chủ và là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Pháp và ở
châu Âu. Rousseau chống lại sự tôn sùng lý trí và đề xướng ra triết học tình cảm,
nhưng không phải vì thế mà ông không công kích kịch liệt chế độ phong kiến và
trở thành một nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng dân chủ tiến bộ nhất trong các
nhà văn Pháp thế kỷ XVIII.
Năm 1761, Rousseau cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise
mới (Julie ou la Nouvelle Héloise), cuốn sách đó đã trở thành tác phẩm mẫu mực
của chủ nghĩa tình cảm. Rousseau đã trở thành người đặt nền móng cho chủ nghĩa
tình cảm trong văn học Pháp, đóng góp một sắc thái riêng vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng và nền văn học giàu tính chiến đấu của thế kỷ này. Quyển sách vừa xuất
hiện, dư luận đã xôn xao. Từ năm 1761 đến 1800, sách được xuất bản xấp xỉ bảy
mươi lần, trong số đó có bốn mươi lần in riêng. Có thể nói, trừ Voltaire thì “Nàng
Héloise mới” của Rousseau chiếm kỷ lục xuất bản của thế kỷ. Độc giả, nhất là giới
nữ say sưa đọc quên ăn quên ngủ, nước mắt ròng ròng. Cuốn tiểu thuyết đã gây
chấn động sâu sắc trong đời sống văn học nước Pháp.
Đối với chúng tôi, Julie hay nàng Héloise mới mang đến cho chúng tôi niềm cảm
thông vô hạn trước số phận của những chàng trai, cô gái yêu nhau nhưng không
đến được với nhau bởi những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến đương
thời. Sức lôi cuốn của chủ đề tình yêu và giá trị xã hội mà tác phẩm mang lại cùng
với sức hấp dẫn về giá trị thể loại đã tạo niềm hứng khởi cho chúng tôi tiếp cận tác
phẩm. Qua nghiên cứu đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise
mới, chúng tôi muốn góp phần lý giải thêm những đóng góp về mặt nghệ thuật của
tác phẩm, đồng thời trang bị cho chúng tôi cách tiếp cận một tiểu thuyết được viết
dưới dạng những bức thư, từ đó giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn đối với
một tác phẩm gây chấn động trên văn đàn thế kỷ XVIII.
II. Lịch sử nghiên cứu
J.J. Rousseau là nhà văn, nhà triết học tiến bộ Pháp thế kỷ XVIII, người tiên khu
của cách mạng 1789, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát
triển của tư tưởng và văn học Pháp thế kỷ XVIII.

Julie hay nàng Héloise mới vừa ra đời được độc giả dành cho nó một tình cảm hết
sức trìu mến và được đón nhận nồng nhiệt. Ở Việt Nam , các nhà nghiên cứu, phê
bình cũng đi sâu nghiên cứu chủ đề tình yêu và giá trị phê phán xã hội của tác
phẩm. Hầu hết trong tất cả các giáo trình văn học Pháp, văn học phương Tây đều
dành cho tác giả Rousseau và tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới những trang
viết thật cảm động giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của một tác gia
và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm được ông sáng tạo ra.
- Phùng Văn Tửu trong Lịch sử văn học Pháp (Tập 3), bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc
của mình về tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bằng nhận định: “Tiểu thuyết ra
đời năm 1761, mang nhiều chất thơ, chất nhạc về tình yêu và cuộc sống. Nó là thế
giới của tình cảm, tiếng nói của yêu thương, là thiên nhiên trữ tình tràn ngập âm
thanh hiền hòa, du dương, là cái tôi trữ tình. Nó là tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng
trong cảnh điền viên giữa thiên nhiên bao la” [36, 184].
- Cũng Phùng Văn Tửu trong Văn học phương Tây thế kỷ XVIII lại dành cho
Rousseau tình cảm trân trọng bằng nhận định: “Julie hay nàng Héloise mới đem lại
cho văn học Pháp yếu tố tình cảm chứa chan xưa nay chưa tùng biết đến” [38,
376].
- Trong Từ điển Văn học, mục Julie hay nàng Héloise mới do Phùng Văn Tửu viết
đề cập đến giá trị nội dung của tác phẩm. Ông nói rằng: “Cuốn tiểu thuyết mở đầu
cho trào lưu chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp và ghi một cái mốc quan trọng
trong lịch sử văn học châu Âu” [16, 701].
- Đỗ Đức Hiểu trong Lịch sử văn học phương Tây (Tập 1), cho rằng: “Julie hay
nàng Héloise mới có tiếng vang rộng rãi ở Pháp và ở Tây Âu thời bấy giờ. Nó có
ảnh hưởng không những đối với trào lưu văn học tình cảm chủ nghĩa mà còn ảnh
hưởng đến cả dòng văn học lãng mạn xuất hiện đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết
đẫm nước mắt, nhân vật khóc nhiều, nhưng tiếng khóc trong tác phẩm của
Rousseau nói lên được tâm trạng khao khát giải phóng tình cảm của những con
người bình thường sống dưới chế độ phong kiến, nhất là phụ nữ” [17, 440].
- Tạp chí Văn học số 4 - 1994 có bài “Quan điểm thẩm mỹ của J.J. Rousseau về
tình yêu - hạnh phúc gia đình trong Julie hay nàng Héloise mới” của Phong Tuyết

nói rằng: “Tình yêu, theo Rousseau là cái gì đó rất tự nhiên, rất bản năng, là nhu
cầu tự nhiên của mỗi con người. Cấm yêu tức là chà đạp lên tự nhiên Hạnh phúc
gia đình phụ thuộc cả vợ lẫn chồng. Họ phải tự tìm thấy cho mình hạnh phúc ở cái
mình đang có. Vợ chồng phải cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, nhất là ông chồng
phải là người cao thượng, đức hạnh. Tất cả những điều đó, theo Rousseau, làm cho
gia đình bền vững” [42, 44 - 45].
- Tạp chí Văn học số 6 - 1994 có bài “Vấn đề văn bản nghệ thuật và tiểu thuyết
tình Julie của Rousseau” do Phong Tuyết viết đề cập đến tất cả những vấn đề liên
quan đến văn bản nghệ thuật của tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bao gồm:
Tên sách, đề từ, nội dung tác phẩm, lời nói đầu và lời tựa, kể cả phần chú thích.
Văn bản cũng là ngôn từ, những kỹ xảo văn chương, phép tu từ, là bố cục
Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài
nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp
cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
III.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số đặc trưng thi pháp tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise
mới của J.J. Rousseau (bản dịch Hướng Minh).
III. 2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này tập trung khảo sát những điểm đặc sắc trên các phương diện: Kết
cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu để từ
đó rút ra những đặc sắc về mặt thi pháp tiểu thuyết bằng thư Julie hay nàng
Héloise mới của Rousseau.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ dưới
góc độ thi pháp học. Khai thác các thủ pháp nghệ thuật của từng yếu tố trong hệ
thống văn bản: Kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không - thời gian nghệ thuật, nghệ
thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm phân tích và khái quát được đặc điểm
nổi bật về mặt thi pháp của tác phẩm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tác phẩm được khảo sát với các tác
phẩm khác cùng thời, cùng thể loại, cùng đề tài để từ đó khẳng định những đóng
góp riêng của Rousseau từ bình diện thi pháp tiểu thuyết.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được các loại hình
nhân vật khác nhau trong tác phẩm. Chúng tôi còn thống kê số lượng thư từ các
nhân vật gửi cho nhau từ đầu đến cuối tác phẩm.
- Phương pháp liên ngành: Đó là phương pháp thi pháp học, phong cách học, lý
thuyết tiếp cận hiện đại để tìm ra những nét riêng trong phong cách nghệ thuật
của Rousseau.
V. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận của chúng tôi được
kết cấu trong ba chương:
Chương I: J.J. Rousseau với tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
Chương II: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Julie
hay nàng Héloise mới
Chương III: Thế giới nhân vật, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ - giọng điệu
trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới.















PHẦN NỘI DUNG
Chương I
J. J. ROUSSEAU VỚI TIỂU THUYẾT
JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI
I. Giới thuyết về thư và tiểu thuyết bằng thư
I.1. Thư từ
Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, vào
khoảng thế kỷ XIX Tr. CN [41]. Người ta dùng thư từ để trao đổi thông tin. Thư từ
là thể loại gần với giao tiếp hằng ngày nhất. Nó có tính xác thực rất cao và đồng
thời thể hiện đời sống tình cảm riêng tư rõ rệt. Thư là để thông báo sự kiện hoặc để
bày tỏ cảm xúc.
Thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mà bản
thân nó còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Vì thế, người ta vận dụng nhiều thư
từ vào trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong truyện
ngắn và tiểu thuyết, thư từ được sử dụng như một mô típ nghệ thuật. Nó thường sử
dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, thuyết phục độc giả về vấn đề được
đặt ra trong truyện. Ở Việt Nam , đầu thế kỷ XX, Hoàng Ngọc Phách đã cho ra đời
cuốn tiểu thuyết Tố Tâm. Gần một nửa tác phẩm được kết cấu bằng những lá thư
của hai nhân vật Tố Tâm và Đạm Thuỷ gửi cho nhau cùng những trang nhật kí đầy
xúc động là một minh chứng cho mối tình đầy bi kịch của hai người.
Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức thư chỉ
xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như Bà
Bôvary của G. Flaubert, Đỏ và Đen của Stendhal, Hội chợ phù hoa của W.M.
Thackeray, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Nhưng nhìn chung, trừ một số bức thư
tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực sự gây “biến
cố”, sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp kể. Lượng
thông tin trong thư thường không đủ để lặp lại tính liên tục của câu chuyện. Nhưng

ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để rút ngắn khoảng
cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc những lúc nhân vật
thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ phải cách ngăn.
Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua các bức thư,
trong đó có các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về các sự kiện và về
các nhân vật khác.
Thư từ cũng phân biệt lượng thông tin giữa độc giả và nhân vật. Độc giả biết nội
dung của bức thư trước khi nhân vật được đọc và ngay cả khi nhân vật không hề
được đọc, hoặc ngược lại cũng có khi độc giả có ít thông tin hơn nhân vật bởi thư
từ chỉ được nhắc đến mà không được trích dẫn văn bản như trong Hội chợ phù hoa,
người kể chuyện nói rõ nguyên do: “Song nếu những bức thư của Ôxborn đều cộc
lốc một cách rất nhà binh thì ta phải thú thực rằng giả sử phải đem in cả những lá
thư cô Xetlê gửi cho Ôxborn ắt phải kéo dài cuốn truyện này thành nhiều tập, ngay
cả những bạn đọc đa cảm nhất cũng không thể chịu nổi” [41].
I.2. Tiểu thuyết bằng thư
Tiểu thuyết bằng thư là hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một phương tiện
chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu của tiểu thuyết,
vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai trò quan trọng trong
tổ chức cốt truyện.
Tiểu thuyết bằng thư ra đời từ các nước phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Nó có tiền
đề từ những sáng tác trữ tình bằng thơ Héroides của Ovide (43 Tr. CN), Những bức
thư của Abélard và Héloise, tác phẩm của Dante, Boccase Tiểu thuyết bằng thư
bắt đầu nảy sinh từ thế kỉ XVII. Đó có thể là thư trao đổi, tranh luận triết học, có
thể là thư bày tỏ tình yêu. Năm 1656, Pascal cho ra đời Những bức thư gửi bạn
tỉnh nhỏ gồm 18 bức thư gây chấn động nước Pháp. Người ta tranh nhau mua, đọc,
chuyền tay nhau những bức thư nhỏ của Pascal. Cùng với Những bức thư gửi bạn
tỉnh nhỏ của Pascal, Những bức thư tình yêu của B. de Fontelle là một sự kết hợp
tuyệt vời đầy đủ nhất về các dạng của tiểu thuyết bằng thư. “Thành công này được
chuẩn bị trong một thời gian dài cùng với biểu hiện trữ tình, nhất là tình yêu và sự
phát triển của hình thức nghệ thuật thư tín. Bi kịch của Racin, nghệ thuật hùng biện

của Bosuet, tiểu thuyết tâm lý của bà De La Fayette mách bảo cho tiểu thuyết bằng
thư nói về tình yêu một cách thành thực nhưng vẫn theo khuôn mẫu đạo đức thời
đại” [41].
Những bức thư của một nữ tu sĩ người Bồ Đào Nha của G. De Lavergne De
Guilleragues ra đời vào năm 1669 là cuốn tiểu thuyết đơn thanh đầu tiên đánh dấu
sự ra đời của tiểu thuyết bằng thư.
Thế kỉ XVIII, tiểu thuyết bằng thư đặc biệt phát triển nở rộ, bởi với thể loại này
các nhà văn có thể đưa vào tiểu thuyết của mình nhiều nghị luận ngoại đề về chính
trị, triết học, luân lý mà một cuốn tiểu thuyết thông thường không dung nạp được.
Những bức thư Ba Tư (1721) của Montesquieu, Những bức thư triết học (1734)
của Voltaire ra đời thể hiện sự thông dụng của tiểu thuyết bằng thư trong thế kỷ
Ánh sáng.
Năm 1761, J.J. Rousseau viết Julie hay nàng Héloise mới với một dàn hợp xướng
nhiều giọng xoay quanh hai giọng chủ đạo của nhân vật chính, diễn tả sự giằng xé
giữa tình yêu và đạo đức. Cùng với Nỗi đau khổ của chàng Werthers (1774) của
Goethe, Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau là tác phẩm đỉnh cao của văn
học thư từ nói chung và tiểu thuyết bằng thư nói riêng.
Sang thế kỷ sau, khoảng cách không gian và thời gian của việc trao đổi liên lạc
được rút ngắn. Thư từ không còn là những bí mật cá nhân mà được công bố rộng
rãi, đặc biệt là thư từ của các nhà tiểu thuyết lớn như Victor Hugo, Balzac, G.
Flaubert. Hồi ký của hai người vợ trẻ (1841) của Balzac khá độc đáo với dạng hồi
ký sử dụng năm mươi bảy bức thư trong suốt mười hai năm của hai giọng nữ, hai
người bạn Renée Maucombe và Louise De Chaulieu bàn luận, tranh cãi về cuộc
sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Pháp,
trường phái tự nhiên không hứng thú với loại tiểu thuyết bằng thư và nhìn chung
tiểu thuyết bằng thư đã có những bước phát triển chậm.
Sang thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng thư dần dần lấy lại vị trí của nó trên văn đàn.
Nhiều tác phẩm được viết dưới dạng thư nhưng có nhiều cách tân hơn. Ví dụ ở Việt
Nam có Vi hành (1923) của Nguyễn Ái Quốc, Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc
Phách, gần đây có Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Yban Có một tác phẩm được xếp

vào một trong những tác phẩm hay nhất của thế giới thế kỉ XXI đó là Bức thư của
một người đàn bà không quen của nhà văn Áo Stefan Zweig.
Con người hiện đại mong muốn gìn giữ chút gì còn sót lại của tính nhân văn và
tính cá nhân (tiêu biểu cho tiểu thuyết bằng thư thời kỳ đỉnh cao) - nét hiếm thấy
trong một thời đại mà con người đánh mất cả chính mình.
II. J. J. Rousseau và những bước đường tư tưởng
II.1. Hành trình cuộc đời và con đường sự nghiệp
J. J. Rousseau - người gieo tư tưởng tự do dân chủ của thế kỷ Ánh sáng Pháp,
người thầy rất mực tôn sùng của những nhà lãnh đạo trẻ tuổi Mara và Robespierre
trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, đã qua một cuộc đời thiếu niên gian khổ,
thân tự lập thân, tự trang bị cho mình cả cái vốn học thức sâu rộng đã giúp ông làm
nên sự nghiệp.
J. J. Rousseau sinh ngày 28-5-1712 tại Genève (Thuỵ Sĩ). Ông thuộc dòng dõi
người Pháp nhưng vì gia đình theo đạo Tin lành, bị nhà thờ thiên Chúa giáo truy nã
nên phải lánh sang Thuỵ Sĩ từ thế kỷ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình lao
động, ông nội và cha đều là thợ đồng hồ. Từ bé, Rousseau đã gặp nhiều gian khổ:
khi Rousseau mới ra đời thì mẹ mất; khi Rousseau lên 10, bố ông phải từ giã gia
đình rời khỏi Genève để tránh khỏi sự truy nã của các nhà cầm quyền vì đã lăng
mạ bọn quý tộc. Cậu bé Rousseau được đưa về nhà quê gửi cô, cậu nuôi và cho
theo học mục sư Lăngbecxiê để học tiếng La-tinh trong 2 năm. Hai năm đó hầu
như là khoảng thời gian duy nhất ông được theo học dưới sự hướng dẫn của một
người khác. Từ năm 13 tuổi, Rousseau phải sống tự lập, gian khổ. Ông trải qua rất
nhiều nghề để kiếm ăn, khi học nghề thợ khắc, lúc làm gia sư, lúc dạy âm nhạc,
thậm chí có lúc phải đi ở Cuộc sống khổ cực của bản thân và những người xung
quanh ông trong xã hội Pháp thối nát, tù túng lúc bấy giờ khiến Rousseau sớm có
tư tưởng chán ghét, căm thù chế độ quân chủ chuyên chế và tiếp thu những tư
tưởng tiên tiến của thời đại.
Rousseau đến với văn học và thành công trong văn học khá đột ngột. Trong 37
năm đầu của đời mình, Rousseau không sáng tác gì. Nhưng một hôm vào mùa hè
năm 1749, Rousseau đến thăm người bạn là Diderot lúc bấy giờ đang bị giam ở

Vanhxennơ vì đã viết một cuốn sách chống lại thần học và tôn giáo. Trên đường đi,
ông giở xem một số tạp chí văn học, chợt nhìn thấy đề tài thi viết do Viện Hàn Lâm
Dijon tổ chức: Sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật góp phần làm cho phong tục
thuần khiết hay đồi bại?. Bao nhiêu ý nghĩ lóe lên trong đầu óc ông; ông ngây ngất
ngồi ngã vào một góc cây bên đường, suy nghĩ miên man, vạt áo đẫm nước mắt.
Sau này, trong tác phẩm tự thuật Sám hối, ông viết: “Ngay khi đọc những dòng chữ
ấy, tôi trông thấy một thế giới khác và tôi trở thành một người khác” [17, 418].
Rousseau viết tác phẩm dự thi, chiếm được giải thưởng và danh tiếng của ông bắt
đầu lừng lẫy. Từ đó ông say sưa với sự nghiệp sáng tác và chỉ trong vòng mười ba
năm (1749 - 1762), hầu hết các kiệt tác của ông đã ra mắt độc giả: các tác phẩm
luận văn chính trị Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng giữa người
với người (1753), Luận về khế ước xã hội (1762), cuốn tiểu thuyết bằng thư Julie
hay nàng Héloise mới (1761), tập luận văn về giáo dục dưới hình thức tiểu thuyết
Emille hay về vấn đề giáo dục (1762) và một số tác phẩm khác.
Bọn phong kiến và tăng lữ phản động rất căm ghét Rousseau và các tác phẩm của
ông. Cuốn Emille ra đời chưa đầy hai mươi hôm thì tác giả bắt đầu phải sống một
chuỗi ngày vô cùng gian khổ. Tác phẩm Emille và Khế ước xã hội bị chính quyền
chuyên chế kết án và đốt đi. Đốt tác phẩm chưa đủ, bọn phản động còn tuyên bố
cần phải thiêu sống tác giả nữa. Rousseau bị truy nã, phải trốn tránh, khi ở Thuỵ Sĩ,
khi ở Phổ trong một làng nhỏ trên núi Giuy-ra. Tuy vậy, cái nơi cằn cỗi, xa xôi ấy
cũng không cưu mang Rouseau. Tháng 8-1762, tên tổng giám mục Paris gửi cho
khắp các nhà thờ một bức thông điệp tuyên bố rằng Rousseau là kẻ thù của Chúa
và của người. Rousseau phải trốn ra một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ Biên-nơ nhưng
cũng không được yên thân: Chính phủ xứ Béc-nơ ra lệnh ông phải rời khỏi đảo.
Năm 1766, Rousseau sang Anh theo lời mời của nhà triết học Anh Đavithium,
nhưng chẳng bao lâu hai người lại mâu thuẫn với nhau. Tháng 5 năm 1767,
Rousseau trở về Pháp sống lén lút nay đây, mai đó. Cuối cùng, ông được phép trở
về Paris, sống trong một căn nhà tồi tàn ở phố Platơrierơ, nay là phố Jean Jacques
Rousseau, sinh sống bằng nghề chép thuê nhạc, ăn bánh mì đen và uống nước lã.
Rousseau vẫn tiếp tục sáng tác nhưng tính cách các tác phẩm của ông có thay đổi.

Ông răn dạy người đời bằng cách trình bày thí dụ bản thân mình, tự thanh minh với
hậu thế và chống lại những lời vu oan, những lời buộc tội bất công. Các sáng tác
chính của ông trong giai đoạn này là tác phẩm tự thuật Sám hối (1766 - 1770) và
tác phẩm Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1772).
Rousseau mất ngày 2 tháng 7 năm 1778 ở Écmơnôngvin, cách Paris hai dặm. Hai
mươi năm sau, khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, thi hài ông được quần chúng
cách mạng đưa về mai táng ở điện Panthéon.
II.2. Những bước đường tư tưởng
II.2.1. Quan điểm tôn giáo
Rousseau đứng trong hàng ngũ các nhà văn tiến bộ thế kỷ XVIII đấu tranh chống
phong kiến và tăng lữ, nhưng tư tưởng của ông có nhiều điểm đặc biệt so với các
nhà văn khác. Rousseau chưa tiến tới chủ nghĩa duy vật; ông không phải là một
nhà văn có tư tưởng vô thần; trái lại ông còn tin vào thượng đế. Tuy nhiên, tín
ngưỡng của nhà văn là tự nhiên thần giáo. Hồi còn nhỏ, Rousseau bị ép buộc phải
bỏ đạo Tin lành theo đạo Cơ đốc. Sau cuốn luận văn Luận về sự bất bình đẳng
giữa người với người (1753), Rousseau quay trở về với đạo Tin lành của quê
hương, của gia đình và của mình khi xưa. Rousseau ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi sự
hài hòa và trật tự kỳ diệu trong thiên nhiên. Rousseau đã trình bày quan điểm tín
ngưỡng của mình trong tác phẩm Emille chương “Quan điểm tín ngưỡng của một
tu sĩ xứ Xa-voa”, tu sĩ nói: “Tôi đã gấp tất cả mọi quyển sách lại, chỉ có một cuốn
sách được mở ra trước mắt mọi người, đó là quyển sách của thiên nhiên. Chính qua
cuốn sách vĩ đại và tác tuyệt ấy, tôi biết sùng mộ và tôn thờ vị tác giả thần minh
của nó” [17, 420].
Vì thế nhà thờ thiên Chúa thời bấy giờ rất căm ghét nhà văn và đã tuyên bố ông là
kẻ thù của Chúa. Voltaire có tư tưởng vô thần, ông theo tôn giáo tự nhiên thần và
chủ trương tin Chúa, chẳng qua chỉ là biện pháp để ngăn cản những sự phản kháng
của quần chúng. Trái lại Rousseau tin Chúa là tin với tất cả tấm lòng của mình;
Rousseau tin có một vị Chúa nhân từ biết yêu thương những người nghèo khổ.
Quan điểm triết học của Rousseau không tiến bộ bằng quan điểm triết học của
Voltaire và Diderot. Tuy vậy, lý thuyết tự nhiên thần giáo của ông trong thời kỳ đấu

tranh với chế độ phong kiến và nhà thờ thiên Chúa giáo, có một nhân tố cách mạng
đặc biệt đáng kể, đồng thời với việc ca ngợi thiên nhiên và sự hài hoà kỳ diệu trong
thiên nhiên, nhà văn đã thẳng tay vạch ra cái vô trật tự và mọi sự bất công trong xã
hội loài người, vạch ra những điều xảo trá, ngu muội của giáo hội, thành trì của chế
độ phong kiến. Vì vậy, bọn quý tộc, tăng lữ có vẻ chịu đựng được Voltaire “vô
thần” và “nhạo báng thần thánh” hơn là Rousseau theo tôn giáo.
II.2.2. Quan điểm chính trị và triết học
Xét về quan điểm chính trị, Rousseau vượt các nhà văn và các nhà hoạt động xã
hội khác một bước khá xa. Montesquieu phê phán chế độ quân chủ chuyên chế và
chủ trương chế độ quân chủ lập hiến ở nước Anh. Voltaire và Diderot không vượt
được ra ngoài lý tưởng một nền quân chủ sáng suốt do một vị minh quân, một nhà
vua hiền triết trị vì. Rousseau thì khác, lý tưởng của ông là chế độ cộng hoà.
Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Rousseau rất tự hào được sinh ra ở Genève. Ông yêu
Genève không những vì đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông mà còn vì Genève thời
bấy giờ về hình thức theo chỉnh thể cộng hoà. Khi Châu Âu đương chìm ngập
trong chế độ phong kiến thì Genève lại tồn tại như một quốc gia riêng biệt và thiết
lập chế độ dân chủ tư sản. Tình cảm yêu mến tự do sớm nảy nở trong tâm hồn cậu
bé Jean Jacques. Lúc còn nhỏ, Rousseau đã say sưa đọc cuốn Danh nhân liệt
truyện của Phy-tác-cơ, là cuốn sách mà những người có tư tưởng cộng hoà rất ham
thích. Trong tác phẩm Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng, sau
khi tìm nguyên nhân sinh ra sự bất bình đẳng trong xã hội, nhà văn đã đi đến kết
luận chế độ chuyên chế chà đạp lên mọi quyền lợi của nhân dân cũng là một hình
thức của sự bất bình đẳng. Ông cho rằng nhân dân “bạo động giết chết hoặc truất
ngôi bạo Chúa là một việc làm chính đáng” [17, 422]. Nhà văn phát triển tư tưởng
ấy trong Luận về khế ước xã hội. Luận về khế ước xã hội là một tác phẩm luận văn
chính trị trình bày một cách rất chi tiết những nguyên tắc xây dựng một quốc gia lý
tưởng bảo đảm quyền tự do và bình đẳng trước pháp luật cho tất cả mọi công dân.
Như thế là trong lịch sử tư tưởng của nhân dân Pháp thế kỷ XVIII, Rousseau đánh
dấu một bước ngoặt; ông tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ.
Romain Rolland tặng ông danh hiệu “Người báo tin của nhà nước cộng hoà” [17,

423]. Mark nhận định về nhà văn như sau: “Rousseau luôn luôn phủ nhận bất kỳ
một sự thoả hiệp nào, dù là bề ngoài, với những chính quyền đã thiết lập” [17,
423].
Rousseau kịch liệt phê phán chế độ phong kiến nhưng đồng thời nhà văn cũng
không muốn thay thế xã hội phong kiến quý tộc bằng xã hội tư sản. Nhà văn sợ
thời đại thống trị của những nhà tài chính, những chủ ngân hàng, những kỹ nghệ
gia, thời đại đồng tiền làm mưa làm gió.
Rousseau chống lại chính cái xã hội tư sản đang từng ngày từng giờ nảy sinh trên
sự đổ nát của chế độ phong kiến. Ông căm ghét những kẻ giàu có, thấy họ “giống
như những con sói đói ăn, khi đã nếm mùi thịt người rồi thì chúng chán bỏ tất cả
các thức ăn khác, chỉ còn muốn cắn xé người mà thôi” [17, 424]. Rousseau đại
diện cho tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trong đẳng cấp thứ ba, là giai cấp tiến bộ
hơn giai cấp tư sản vì bị áp bức nặng nề hơn. Do đó, tư tưởng của Rousseau có
nhiều điểm tiến bộ và độc đáo so với các nhà văn khác đại biểu cho tư tưởng của
giai cấp tư sản. Nhưng chính quan điểm tiểu tư sản cũng hạn chế Rousseau. Trong
một xã hội mà những công cụ sản xuất do một thiểu số chiếm đoạt làm của riêng,
thì những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật được dùng vào mục đích nô lệ hoá con
người hơn là phục vụ con người. Trình độ kỹ thuật trong sản xuất càng phát triển,
giai cấp tư sản càng lớn mạnh thì giai cấp tiểu tư sản càng bị chèn ép, càng chóng
đi đến chỗ phá sản và bần cùng hoá. Vì thế Rousseau sợ sự tiến hóa ấy. Nhà văn
đấu tranh chống chế độ phong kiến, muốn cho lịch sử tiến triển nhưng đồng thời lại
muốn duy trì hình thức sản xuất tiểu thủ công có tính chất phường hội của chế độ
phong kiến. Đó là mâu thuẫn của Rousseau. Nhà văn thấy bản chất xấu xa của chế
độ tư hữu tài sản, nhưng ông chưa thấy được cần phải tiến hành đấu tranh giai cấp
để tiêu diệt chế độ tư hữu tài sản ấy. Ông chủ trương hạn chế tài sản tư hữu làm sao
trong xã hội chỉ có toàn những người tiểu tư hữu. Rousseau và những nhà tư tưởng
khác của thế kỷ XVIII “đều không thể vượt qua được những giới hạn mà thời đại
riêng của họ đã quy định” [17, 425].
Xuất phát từ lòng căm ghét xã hội thối nát lúc bấy giờ, J.J. Rousseau đi đến chỗ
đối lập tự nhiên với xã hội, một luận điểm căn bản, quán xuyến hầu hết các tác

phẩm của ông. Theo Rousseau, con người bẩm sinh ra tốt, xã hội làm cho con
người thành độc ác; con người bẩm sinh ra tự do, xã hội làm cho con người thành
nô lệ; con người bẩm sinh ra sung sướng, xã hội làm cho con người thành ra cực
khổ. Nói khác đi, nếu con người sống theo tự nhiên thì mọi sự đều tốt lành, xã hội
làm cho cuộc sống của người ta trở thành đồi bại. Rousseau phát triển luận điểm
triết học về con người tự nhiên ấy trong các tác phẩm viết về các đề tài khác nhau
của ông như Luận về sự bất bình đẳng, Khế ước xã hội, Emille, Julie hay nàng
Héloise mới. Do đó, tuy Rousseau viết theo nhiều loại hình khác nhau và viết về
các đề tài khác nhau nhưng các tác phẩm của ông có một sự thống nhất hữu cơ.
Đem đối lập con người tự nhiên với con người xã hội tức là phủ nhận xã hội xấu xa
tồn tại lúc bấy giờ và đấu tranh cho con người được sống tự do, hạnh phúc. Luận
điểm triết học của Rousseau trong hoàn cảnh ấy có ý nghĩa cách mạng. Rousseau
đối lập con người tự nhiên với con người xã hội hoàn toàn không có nghĩa là nhà
văn muốn kéo lùi lịch sử trở về với thời quá khứ. Nhà văn chỉ băn khoăn làm thế
nào cho cuộc sống xã hội trở thành một cuộc sống nhân đạo. Qua các tác phẩm của
ông, chúng ta thấy nổi bật lên một nét độc đáo so với các nhà văn đương thời: song
song với mặt phá hoại cái cũ, Rousseau còn tiêu biểu cho mặt xây dựng cái mới.
Mặc dù có nhiều điểm cực đoan và mâu thuẫn nhưng tư tưởng của Rouseau là tư
tưởng tiến bộ của thời đại. Tư tưởng tiến bộ của Rousseau có ảnh hưởng rất to lớn.
Rousseau là bậc thầy về tư tưởng của các nhà cách mạng phái Giacôbanh như
Rôbexpierơ, XanhGiuýt. Nhiều đoạn văn hùng hồn của Rousseau đã được mang
đọc trước công chúng trong những ngày cách mạng. Nhiều điểm trong chương
trình chính trị của ông đã được những người Giacôbanh đem ra thực hiện. Tư
tưởng yêu tự do và công lý, tinh thần đấu tranh quyết liệt vì chính nghĩa, vì những
người nghèo khổ bị áp bức, cũng như tư tưởng chính trị dân chủ của ông đã ảnh
hưởng đến nhiều cuộc cách mạng trên thế giới. Cho mãi tới nay, nhân dân thế giới
vẫn coi Rousseau là người bạn chiến đấu của mình trong cuộc đấu tranh hoà bình
và dân chủ. Hội đồng hoà bình thế giới đã quyết định tổ chức kỷ niệm 250 năm
ngày sinh của ông năm 1962.
Quan điểm tự nhiên thần giáo, triết lý về con người tự nhiên và lý tưởng về một xã

hội cộng hoà luôn luôn xuất hiện trong các sáng tác của ông.
II.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Rousseau
“Con người ta không phải ai cũng tự hiểu biết mình một cách sâu sắc ngay từ đầu.
Cũng giống như biển cả ào ào vỗ sóng đêm ngày mà đâu có biết trong lòng mình
có chất muối mặn, phải chờ đến một lúc nào đó sóng tràn qua con đập vào ruộng,
lắng lại một thời gian, nước dần dần bay hơi hết, chất muối mới kết tinh” [37,182].
Rousseau cũng như vậy, suốt mấy chục năm trời, trong thế giới tinh thần của ông
ngổn ngang bao điều băn khoăn, suy nghĩ và những tình cảm đủ màu sắc, có vui,
có buồn, có lòng biết ơn, có niềm uất hận, có yêu, có ghét. Nhưng tất cả đều tản
mạn, chưa định hình rõ rệt, có tính chất bột phát.
Tác phẩm dự thi đầu tiên gửi đến Viện Hàn Lâm Dijon đoạt giải thưởng rồi sau đó
được xuất bản. Những cái gì trước kia tản mạn, bây giờ được sắp xếp lại, kết tụ lại
thành hệ thống. Những nét tâm hồn trước kia ông mới chỉ cảm thấy một cách mơ
hồ, bây giờ hiện rõ dần ra, những phản ứng tự phát được chuyển dần sang tự giác.
Rousseau bắt đầu có ý thức rõ rệt về bản thân mình, yêu, ghét rõ rệt hơn; bạn, thù
phân minh hơn. Ông hiểu rằng hạnh phúc của ông gần với hạnh phúc của tầng lớp
nghèo khổ bị áp bức, lòng căm thù của ông hướng vào chế độ phong kiến đã mục
ruỗng, không loại trừ bọn vua Chúa sống xa hoa, ăn chơi trụy lạc trong triều đình
Véc-xây. Ông cũng không đứng cùng trận tuyến với giai cấp tư sản, mặc dầu họ
cũng có những khía cạnh tiến bộ trong thời đại bấy giờ và giương cao ngọn cờ
phản phong.
Khi đã xem văn chương là một nghề, là cái nghiệp của đời mình thì ai cũng đều có
quan niệm rõ ràng về văn chương, về mục đích sáng tạo, về cái đích hướng tới của
tác phẩm nghệ thuật. Rousseau là nhà văn có trách nhiệm cao với nghề cầm bút
của mình. Viết văn đối với ông không phải là để tư lợi mà là để chiến đấu vì lợi ích
chung của cộng đồng. Rousseau trực tiếp phát biểu quan niệm của mình trong
Những điều bộc lộ như sau: “Ngòi bút vụ lợi không thể viết ra được cái gì khoẻ
khoắn lớn lao. Một xu lợi tức đồng niên ta cũng không có. Nhưng ta đã quen sống
giản dị và nghề chép nhạc tuy chẳng kiếm chác được gì nhiều nhưng cũng đủ sống.
Ta sẽ tiếp tục chép thuê nhạc và tin rằng công việc không thiếu” [37, 235]. Ông

còn nói: “Viết văn là để nói những sự thật lớn lao của cuộc đời. Sách in ra là để
trình bày một vấn đề gì đó liên quan đến lợi ích chung, ngoài ra ta chẳng hề băn
khoăn đến mục đích nào khác. Đầu óc khó có thể suy nghĩ một cách cao thượng thì
người ta còn trông vào cái suy nghĩ ấy để kiếm ra tiền. Còn ta, nếu sách không bán
được thì nghề chép nhạc thuê cũng đủ nuôi sống gia đình rồi. Mà cũng chính vì thế
mà sách lại sẽ bán chạy kia đấy” [37, 235 - 236].
Cái “sự thật lớn lao” mà tác giả nói đó là sự bất bình đẳng xã hội, sự đối lập giàu
nghèo giữa giai cấp phong kiến quý tộc với nhân dân lao động, đó là sự áp bức bóc
lột một cách quá đáng, chà đạp lên quyền sống của quần chúng lao khổ. Vì thế ông
đứng về phía nhân dân, phía những người nghèo khổ để đấu tranh cho sự bất bình
đẳng xã hội. Ông cho rằng bất bình đẳng là do chế độ tư hữu tài sản gây ra, đó là
nội dung cuốn Luận về nguồn gốc sự bất bình đẳng. Ông ca ngợi tình yêu tự do
theo thiên tính và phê phán các thành kiến về đẳng cấp, về giàu nghèo, sang hèn đã
vùi dập tình yêu, hạnh phúc của con người, đó là điều ông muốn gửi gắm trong
Julie hay nàng Héloise mới.
Tuy nhiên quan niệm đó mâu thuẫn ngay trong chính bản thân ông. Là một nhà văn
có trách nhiệm với nghề, nhưng trong một tác phẩm luận văn Luận về khoa học
nghệ thuật ông lại phủ nhận nghệ thuật, phủ nhận toàn bộ nền văn minh của con
người nói chung và của xã hội thời đại Rousseau nói riêng. Ông cho rằng mọi tội
lỗi, mọi cái xấu xa đều do khoa học và nghệ thuật gây ra, chúng khiến con người
yêu mến kiếp nô lệ, mất đi tình cảm cội rễ tự do mà dường như vì nó con người
mới sinh ra. Theo ông, “tâm hồn chúng ta bị suy đồi theo cùng với sự hoàn thiện
của khoa học nghệ thuật” [36, 177]. Rousseau cho rằng khoa học và nghệ thuật ra
đời do lòng kiêu ngạo của con người. Các khoa học khuyến khích sự lười biếng,
còn các ngành nghệ thuật bao giờ cũng đi kèm với sự xa hoa, động lực của sự hư
hỏng và đồi bại. Sau cùng, khoa học và nghệ thuật chỉ làm yếu đi tinh thần thượng
võ và đẻ ra nền giáo dục sai lầm là chỉ đào tạo những tài năng mà không đào tạo
công dân. Ông cho rằng đạo đức là “khoa học cao nhã của những tâm hồn thuần
phác”[36, 177]. Muốn tìm hiểu nó chỉ cần ta quay về với chính mình và “lắng nghe
tiếng nói của lương tâm giữa sự im ắng của các đam mê” [36, 177].

Mặc dù có nhiều mâu thuẫn nhưng những giá trị mà tác phẩm của ông mang lại
không thể phủ nhận tác dụng của văn học nghệ thuật. Tác phẩm của Rousseau toát
lên sức mạnh tố cáo rất lớn xã hội phong kiến chà đạp con người. Rousseau trở
thành nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp thế
kỷ XVIII.
II.3. Julie hay nàng Héloise mới - Quá trình hình thành tác phẩm - Từ câu
chuyện thật đến tiểu thuyết và ý nghĩa của nhan đề
II.3.1. Tóm tắt tác phẩm
Julie hay nàng Héloise mới mô tả mối tình đằm thắm giữa Saint-Preux, một gia sư
nghèo thuộc đẳng cấp thứ ba và cô học trò xinh đẹp của chàng thuộc dòng dõi quý
tộc là nàng Julie. Tiểu thuyết gồm một trăm sáu mươi ba bức thư của đôi tình nhân
trao đổi với nhau hoặc với một vài người bạn thân trong khung cảnh thiên nhiên
hùng tráng và nên thơ của miền hồ Genève và vùng núi Valais trên đất nước Thuỵ
Sĩ. Nam tước phu nhân D’Étanges đón Saint-Preux về nhà làm gia sư dạy cho con
gái của bà là Julie, hi vọng sẽ làm cho chồng phải ngạc nhiên về sự tiến bộ của con
sau chuyến ông đi vắng xa trở về. Chẳng bao lâu đôi thanh niên nam nữ ấy yêu
nhau chân thành và sôi nổi. Saint-Preux nghe lời khuyên của Julie tạm lánh xa một
thời gian. Chàng đi Valais giải quyết ít công việc riêng rồi quay về sống ở làng
Meillerie, phía bên kia hồ không xa làng Vơrê, quê hương của Julie là mấy, và hai
người vẫn bí mật đi lại với nhau. Claire cô em họ của Julie, và chàng Édouard
người Anh, bạn thân của Saint-Preux tìm cách nói giúp với nam tước D’Étanges
cho hai người được nên vợ nên chồng. Bản thân Julie cũng cố gắng thuyết phục
cha. Nhưng nam tước khăng khăng không tán thành con gái kết duyên với một gia
sư nghèo gốc gác bình dân. Vả lại ông đã hứa gả con cho ông Wolmar, một nhà
quý phái tuổi trạc năm mươi để đền ơn Wolmar đã có lần cứu ông thoát chết. Saint-
Preux lại ra đi. Édouard khuyên đôi tình nhân bỏ trốn sang Anh là nơi luật pháp
cho phép họ chung sống với nhau, nhưng Julie từ chối vì không muốn làm cha mẹ
buồn phiền. Sau một trận ốm nặng, Julie đành chịu phục tùng, nhận lời lấy ông
Wolmar. Saint-Preux giải cho nàng những lời thề ước cũ, lòng đau như cắt và có ý
định tự tử, nhưng sau nghe lời khuyên giải của Édouard, xuống chiếc tàu Anh đi du

lịch vòng quanh thế giới cho khuây khoả nỗi lòng. Julie về sống trong trang trại
của chồng ở làng Clarens, mé hồ phía đông làm nhiệm vụ của một người vợ hiền
chăm sóc công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Sáu năm sau, Saint-Preux trở về,
Wolmar biết rõ mối quan hệ của chàng với Julie trước kia, nhưng ông vốn là người
rộng lượng, lại không ghen tuông, nên đã mời Saint-Preux đến ở trong nhà mình.
Một hôm Wolmar đi vắng, đôi tình nhân năm xưa cùng với gia nhân đi chơi thuyền
trên hồ. Trước khung cảnh thiên nhiên gợi lại bao kỷ niệm cũ, mối tình của họ đã
cố nén đi lại nhen nhúm dậy và cả hai đều rất đau khổ. Cuối cùng, hai vợ chồng
Wolmar mời Saint-Preux thu xếp về ở hẳn Clarens để làm gia sư dạy cho hai đứa
con nhỏ. Chàng chưa kịp về thì tai họa xảy đến với Julie. Con nàng ngã xuống hồ,
nàng nhảy xuống nước cứu con, do đó bị cảm lạnh, ốm nặng rồi qua đời. Trước khi
chết, nàng viết cho Saint-Preux lá thư cuối cùng nói rõ nỗi lòng mình vẫn cùng
chàng gắn bó. [16, 701].
II.3.2. Julie hay nàng Héloise mới - Quá trình hình thành tác phẩm - Từ câu
chuyện thật đến tiểu thuyết
Rousseau là nhà văn luôn tâm huyết với nghề. Trong quá trình sáng tác của mình,
ông luôn tâm niệm sẽ viết một cuốn tiểu thuyết ca ngợi tình yêu, tình bạn, ca ngợi
đạo đức và vạch trần tội ác của chế độ phong kiến vùi dập hạnh phúc chân chính.
Ước nguyện đó vẫn chưa thực hiện được.
Vào một buổi chiều tháng 4 năm 1756, nhà văn cùng gia đình về Ecmitagiơ - một
vùng nông thôn thanh bình và yên tĩnh rất thuận lợi cho công việc viết văn của
ông. Ông cảm thấy thật vui sướng khi được về một vùng quê tràn đầy sức sống.
Ông nghĩ: “Những năm tháng sống ở nơi phồn hoa đô hội đối với ta chỉ là những
quãng thời gian ăn đợi nằm chờ của khách lữ hành nơi quán trọ. Trời sinh ra ta là
để lui về sống ở thôn quê. Sống ở bất cứ nơi nào khác ta đều không có hạnh phúc”
[37, 235]. Ông lại miên man với những trăn trở của mình “Về đây ta sẽ viết văn.
Nàng Julie ám ảnh đầu óc ta ít lâu nay. Ta sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về nàng
Julie” [37, 235].
Sang đến ngày thứ tư, thứ năm, cuộc sống ở Ecmitagiơ dần dần ổn định. Rousseau
bắt tay vào làm việc. Các buổi sáng, ông dành để chép nhạc. Sau buổi trưa, ông

cầm sổ tay và chiếc bút chì cho vào túi áo rồi lững thững đi đến “phòng làm việc”
ngoài trời trong rừng Môngmôrăngxi. Trong khu rừng êm ả, Rousseau nghĩ nhân
vật chính trong cuốn tiểu thuyết nhất định sẽ là Julie. Nhưng nhà văn vẫn chưa
hình dung rõ rệt Julie sẽ là một cô gái như thế nào. Ông lục lọi trong trí nhớ những
người thiếu nữ đã có dịp đi qua trong cuộc đời ông hồi còn thanh niên: cô Đơ
Brien, cháu bá tước Đơ Guvông ở Tuyvanh, cô Galây tất cả chẳng ai có thể làm
cho ông miêu tả Julie. Ông đành tạm gác lại chuyện ấy. Rousseau phác thảo sơ qua
các nhân vật của mình, đặt tên và tước vị cho các nhân vật. Julie và Claire sẽ là đôi
bạn thân, tính cách tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau. Saint Preux làm
người yêu của Julie - một chàng thanh niên khoẻ mạnh, đẹp trai, đáng yêu, lại là
thầy học của Julie và Claire nhưng nghèo và không phải con nhà dòng dõi. Nam
tước D’Étanges - cha Julie nhất định sẽ là một con người đầu óc đặc sệt những
thành kiến giai cấp lố bịch. Về khung cảnh địa dư, sau này ông kể lại: “Muốn chọn
một nơi thích hợp cho các nhân vật, tôi liền lần lượt duyệt lại những phong cảnh
đẹp nhất tôi đã từng gặp trong các dịp đi đây đi đó. Nhưng tôi chẳng thấy một lùm
cây nào xanh tươi, một phong cảnh nào cảm động theo đúng ý tôi muốn, một địa
điểm thực nào đó dùng làm chỗ tựa, đồng thời gây cho tôi ảo giác về cuộc đời thực
của các nhân vật của tôi” [37, 239 - 240]. Sau cùng, ông chọn cảnh hồ Biênnơ, nơi
đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm êm dịu. Rồi nhớ tới quê hương bà Đơ Varen
-Vevey, ông quyết định đặt quê hương của nhân vật mình vào đấy.
Miệt mài suốt mùa đông, ông viết xong hai phần đầu của cuốn tiểu thuyết. Rồi một
buổi chiều tháng mười, bà Đuđơtô đến thăm ông ở cư xá, giữa lúc ông đọc bản
thảo cho Têredơ và mẹ vợ nghe. Bà tước phu nhân Đuđơtô, tức Xôphi, em gái ông
Đêpinay, bị ép gả cho một bá tước từ hồi còn nhỏ tuổi, ông này quen tính ăn chơi
bỏ rơi nàng và nàng cũng không có chút thiện cảm nào với ông ta. Gặp
XanhLambe, nàng mới biết tình yêu thực sự. Nàng đã gần ba mươi tuổi, tuy không
đẹp lộng lẫy nhưng có duyên, tính tình trẻ trung cởi mở. Rousseau quen biết Xôphi
từ trước, thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp gỡ chuyện trò ở Paris hay ở lâu đài của bà
Đêpinay. Lâu dần thành thân và qua Xôphi, thân cả với XanhLambe. Chính
XanhLambe lại thúc đẩy người yêu năng đi lại với Rousseau cho thêm gần gũi.

Quan hệ trở nên mật thiết hơn, hai người đi lại và thư từ trao đổi. Xôphi hiểu tình
cảm của Rousseau nhưng không thể phụ XanhLambe nên tỏ ý can ngăn ông đừng
vượt quá ranh giới tình bạn, khiến Rousseau phải nghe theo. Nàng không giấu
chuyện đó với XanhLambe và chàng cũng không giận Rousseau lâu.
Từ đấy, viết tiếp về Julie, Rousseau đã cụ thể hóa cho Julie một số nét của Xôphi
và tạo thêm nhân vật Đơ vonma để cùng với Saint Preux trở thành bộ ba tương
xứng với bộ ba Xôphi, Rousseau và XanhLambe.
Sự thực, bà Đơpinay đã đoán biết mối tình giữa Rousseau và em chồng và sự can
thiệp của bà đã gây nên những hiểu lầm giữa bà và tác giả dẫn tới chỗ về sau bà
phải mời ông ra khỏi Ecmitagiơ. Tình yêu của Julie và Saint Preux mà những trở
ngại làm cho thêm sâu sắc là sự cao thượng hoá dục vọng của Rousseau với Xôphi.
Trong thực tế, nó đã bị cắt đứt phũ phàng, nhưng được ý muốn nhiệt tình và sáng
tác văn chương của ông cho tiếp diễn và hoàn tất đẹp đẽ. Bị mắc vào cạm bẫy đạo
đức của chính mình, ông đành tính chuyện sống một tình bạn tay ba dựa trên một
sự yêu mến chung, một tình bạn vô tội nhưng không bao lâu đã thấy là không thể
nào thực hiện. Song, để thể hiện ước mơ, Rousseau viết tiếp không những không
để nó trở thành truyện của một thất bại mà lại đưa nó tới thành công.
II.3.3. Ý nghĩa của nhan đề
Trong các cuốn sách: Văn học phương Tây thế kỷ XVIII, Lịch sử văn học phương
Tây (Tập 1), Từ điển văn học (Mục Julie hay nàng Héloise mới), Phùng Văn Tửu
đều nói rằng: “Nhan đề gợi lại câu chuyện tình yêu giữa hai thầy trò Abélard và
Héloise , là những nhân vật có thật trong thế kỷ XII” [16, 701]. Cuốn Văn học
Pháp thế kỷ XVIII, phần về Julie hay nàng Héloise mới do Đỗ Đức Hiểu viết không
thấy nhắc đến cái tên Abélard và Héloise. Trong Lời giới thiệu Julie hay nàng
Héloise mới bản dịch của Hướng Minh chỉ nói vẻn vẹn trong một dòng: “Vì Julie
cũng yêu thầy dạy mình như Héloise xưa yêu Abélard”.
Trên website www.songhuong.fru.fr/me-chou/baivietvadang/thutu.pdf có nhắc đến
cái tên Những bức thư của Abélard và Héloise.
Chỉ vài dòng giới thiệu như thế không đủ để người viết hiểu rõ nội dung của
Những bức thư của Abélard và Héloise. Như vậy, Những bức thư của Abélard và

Héloise là những bức thư trao đổi, bày tỏ tình cảm của những con người thật trong
xã hội, những tình cảm thật được nói thành lời. Còn Julie hay nàng Héloise mới là
một cuồn tiểu thuyết được viết bằng hư cấu. Tuy tác giả giả định mình là người thu

×