Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

bút pháp lãng mạn và hình tượng nhân vật quasimodo trong nhà thờ đức bà paris của victor hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.38 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Văn học và Ngôn ngữ
____________________

Môn: VĂN HỌC TÂY ÂU 2
GV: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu.
Đề tài 2:

BÚT PHÁP LÃNG MẠN VÀ HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG “NHÀ
THỜ ĐỨC BÀ PARIS” CỦA VICTOR HUGO.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015

DẪN NHẬP
Yêu cái đẹp là thấy ánh sáng.
Victo Hugo đã viết như thế. Và cả cuộc đời đáng tự hào của mình, ông
luôn tâm niệm một điều như thế. Một chính trị gia dấn thân đến cùng
cho cái đẹp công lý. Một nhà thơ của ánh sáng nhân văn. Một kịch tác
gia đậm chất lãng mạn. Một tiểu thuyết gia vẽ nên những bức tranh
hiện thực xã hội trên cái phông nền thấm đẫm tình thương yêu nhân
loại. Phải chăng, cái ánh sáng từ trái tim của Victo Hugo lớn đến nỗi,
nó chảy tràn ra ngòi bút và trải rộng hết các thể loại mà ông viết.
Từ dòng chảy ấy, cái đẹp được cô đúc và định danh bởi chính người thợ
bậc thầy là Victo Hugo. Lý tưởng của ông là lãng mạn. Cuộc đời của
ông là lãng mạn. Chủ nghĩa ông theo đuổi là lãng mạn. người vĩ nhân
mang tầm vóc thời đại ấy, đã khoác lên tác phẩm những tấm áo đẹp
nhất bằng chính tài năng và đạo đức của mình.
Đừng gọi ông là nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia hay tiểu


thuyết gia nữa, dù rằng trên phương diện nào ông cũng thể hiện xuất
sắc. Hãy gọi ông là nhà hiện thực lãng mạn, mang ngòi bút lãng mạn đi
miêu tả thế giới hiện thực trần trụi mà ông đã sống.
Ông là Jean Van Jean đầy bi tráng, là Fantine khốn khổ. Không, ông là
Esmeralda xinh đẹp, là Quasimodo mù, thọt nhưng nhìn thấy ánh sáng
thiên lương. Ông là tất cả, những nhân vật mà ông đã sống cùng họ một
kiếp khổ đau bi tráng.
Mà hình như Quasimodo là lãng mạn hơn cả. Và Nhà thờ Đức Bà
Paris cũng đậm nét lãng mạn hơn cả.


1.

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1.1 Tác giả V.Hugo


Victor Hugo sinh ngày 26 tháng 2 năm 1802 tại Besancon nước
Pháp, là con thứ ba của tướng Joseph Lesopold Sigibert Hugo. Victor
Hugo đã đi theo cha qua nhiều nước như Ý, Tây Ban Nha... Năm 9 tuổi
ông theo học tại trường tiểu học College de Nobes, Madrid. Kí ức về
tuổi thơ xa xứ đã trở thành cảm hứng cho ông trong rất nhiều tập thơ và
kịch sau này. Năm 1813, V.Hugo theo mẹ định cư tại thành phố Paris.
Năm 1816, ông theo học tại trường trung học Louis-le-Grand và là học
sinh xuất sắc về cả toán học lẫn văn chương. Năm 1818, V.Hugo ghi
danh vào đại học Luật Paris nhưng ông không có chủ đích và tham
vọng, thay vào đó trong cuốn sổ viết tay của ông lại ghi tràn ngập các
bản dịch kịch, thơ, đặc biệt là các thi phẩm của Virgil. Ông kết hôn với
Adele Foucher và họ có với nhau 4 người con. Bên cạnh đó, V.Hugo

còn có rất nhiều người tình, họ có ảnh hưởng quan trọng trong sự
nghiệp sáng tác của ông.
Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn là một nhà chính trị lớn. Sự biến
chuyển trong lập trường chính trị gắn liền với từng giai đoạn sáng tác
của cuộc đời ông. Lúc đầu ông theo khuynh hướng bảo hoàng của mẹ,
nhưng sau đó ông dần mở rộng quan điểm chính trị theo cha và trở
thành một người cộng hòa ôn hòa. Năm 1841, ông được bầu vào viện
Hàn Lâm Pháp. Năm 1848, được bầu làm Nghị sĩ Hội đồng Lập Hiến
và sau là Hội Đồng Lập Pháp. Năm 1851, do thất bại trong việc tập hợp
công nhân chống lại cuộc đảo chính của cháu nhà vua Napoleon,
V.Hugo cải trang và lưu vong sang Bỉ, rồi đến đảo Jersey (Anh), đảo
Guernsey và trở lại Pháp vào năm 1870, khi nền Cộng Hòa được thiết
lập. Năm 1871, ông được bầu làm đại biểu của Quốc hội Pháp nhưng từ
chức và trở về Guernsey sau 1 tháng. Năm 1873, V.Hugo trở lại thành
phố và được bầu vào Thượng Viện, hướng đến sự ân xá cho công xã
Paris.
Năm 1883, sức khỏe của ông suy yếu dần. Ông để lại những lời
dặn dò được xem như di chúc: “Tôi cho những kẻ nghèo 50000 franc.
Tôi ước mong được mang tới nghĩa trang trong quan tài của người
nghèo khó. Tôi từ chối các lời cầu nguyện của tất cả nhà thờ. Tôi tin
tưởng nơi thượng đế”. Ngày 22 tháng 5 năm 1885, ông từ trần vì bệnh
sung huyết phổi tại Paris. Tang lễ ông được cử hành long trọng như một
quốc lễ Pháp và nơi an nghỉ của ông là Điện Pantheon, cùng các vĩ
nhân nước Pháp khác.


1.2 Sự nghiệp sáng tác
Ờ tuổi 15, tài năng về thơ văn của V.Hugo dần được hiển lộ và
sáng tạo không ngừng. Ông đạt bằng khen danh dự của Viện Hàn Lâm
Tutudơ năm 1817. Đến năm 1819 đạt giải nhất trong cuộc thi thơ phú

toàn quốc. Tập thơ Odes được in năm ông 20 tuổi và đạt mức tiêu thụ
15000 bản trong 4 tháng.
Khả năng sáng tác của V.Hugo rất lớn lao, mỗi ngày ông có thể
viết 100 câu thơ hoặc 20 trang tiểu thuyết. Trong 60 năm hoạt động văn
chương và chính trị, ông để lại hơn 45 tác phẩm mang giá trị thời đại từ
thơ, tiểu thuyết cho đến kịch bản, các bài diễn văn chính trị và cả hội
họa...Trong đó có 2 tác phẩm được xem là kiệt tác và toàn thế giới biết
đến là cuốn Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame Paris, 1831) và cuốn Những
người khốn khổ (Les Miserables, 1862). Thể loại thơ trữ tình Odes của
V.Hugo cũng chiếm trọn cảm tính của giới yêu thơ. Thơ ông diễn tả qua
nhiều cách thức khác nhau nhưng tập trung 3 điều kiện chung : thơ trữ
tình ca ngợi tình yêu dạng cổ thế kỉ VI, thơ đối thoại và thơ “gia huấn
ca”. Thế kỉ 19, một thế kỉ đặc sắc của văn chương nước Pháp được cả
thế giới trân trọng gọi là “Thế kỉ của Victor Hugo”
Các tác phẩm tiêu biểu:
Về kịch: Cromwell (1827), Hernani (1830), Marion Delorme
(1831), Le Roi s’amuse (1832)...
Về tiểu thuyết: Bug Jargal (1820), Han d’Islande (1823), Nhà
thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris, 1831), Những người khốn khổ
(Les Miserables,1862), Người cười (L’Homme qui rit, 1869)...
Về thơ: Odes et póesies diverses (1822), Nouvelles Odes (1824),
Lá mùa thu (Les feuilles d'automne) (1831), Khúc hát hoàng hôn (Les
chants du crepuscule) (1836), Tia sáng và bóng tối (Les rayons et les
ombres) (1840), Trừng phạt (Les châtiments) (1853),…


1.3 Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame de
Paris)
1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1828, Victor Hugo đã rất nhiều lần đến Nhà thờ Đức bà

Paris để ngắm nhìn mê say khối kiến trúc cổ kính và tráng lệ, vượt lên
trên thời gian và lịch sử . Từ đây, ông ấp ủ ý định sẽ viết một tác phẩm
lấy bối cảnh từ ngôi nhà thờ lộng lẫy này. Năm 1829, ông bắt đầu viết
và theo thỏa thuận với nhà phát hành Gosselin, tác phẩm sẽ được hoàn
thành trong năm đó.
Tuy nhiên, V.Hugo bị trì hoãn bởi các dự án khác và đến đầu
tháng 9/1930, ông mới bắt đầu viết không ngừng nghỉ để hoàn thảnh
tác phẩm vào 6 tháng sau. Bên cạnh đó, một số thông tin cho rằng tác
phẩm ra đời sau khi V.Hugo chứng kiến một cô gái trẻ bị tử hình vì tội
ăn cắp. Cô phải nhận án treo cổ và bị hành hạ dã man. Trong lúc tuyệt
vọng vì chiếc thòng lọng ngày càng đến gần và tròng vào cổ cô, thì một
người đàn ông lạnh lùng gí những miếng sắt nung đỏ vào da thịt cô.
Tiếng lèo xèo của thịt người bị cháy khét, tiếng khóc thét van xin và sự
thờ ơ của lòng người đã khiến V.Hugo quyết định phải viết một tiểu
thuyết lịch sử, đề cập tới đời sống con người trong những đêm dài
Trung Cổ, lên án xã hội, cảm thương con người và quan trọng nhất là
phản kháng án tử hình.
Cuộc đời bi kịch của Quasimodo hay Esmeralda trái ngược với
khung cảnh lộng lẫy rực rỡ của ngôi giáo đường đã đem đến niềm xúc
cảm lớn lao vượt lên cả tác phẩm trước đó của ông cũng nhằm phản
hình thức giết người bằng giá treo cổ Ngày cuối cùng của một tử tội
(Le Dernier Jour d’un condamné, 1829).

1.3.2 Tóm tắt tác phẩm


Nhà thờ Đức bà Paris là câu chuyện về cuộc đời bi thảm của
Quasimodo - người kéo chuông nhà thờ. Hắn mang một vẻ ngoài “gớm
ghiếc” với chiếc lưng bị gù, bị mù, thọt và việc rung chuông mỗi ngày
làm hắn bị điếc. Trớ trêu thay với hình hài xấu xí, Quasimodo lại đem

lòng yêu cô gái Bohemiens xinh đẹp Esmeralda. Họ đều thuộc lớp
người thấp kém của xã hội lúc bấy giờ và đều mang những số phận bất
hạnh . Đây là một tác phẩm sống mãi với thời gian, một đụng chạm
“khác thời” của lịch sử bởi sự dằn xé giữa nhân tính và giáo điều, giữa
dân và quan. V.Hugo nhìn thấy được thực trạng dù bất cứ khi nào hay
nơi nào, kết hợp cùng trí tưởng tượng khổng lồ, ông cho ra đời một tác
phẩm mang đậm nét nghệ thuật và giáo dục, khơi dậy lòng thương của
con người về một xã hội bị bỏ rơi, về những con người bị lăng nhục.
Tác phẩm gồm 11 quyển, có thể tóm tắt như sau:
Trong ngày lễ hội Cuồng đãng diễn ra ở Paris, vào lúc mọi người
đang xem vở thánh kịch của một thi sĩ nghèo Pierre Gringoire thì cô
gái Esmeralda, người Bohemiens xinh đẹp làm nghề nhảy múa rong
và bói toán đang nhảy những vũ điệu hoang dã tuyệt vời trước
quảng trường Nhà thờ Đức bà. Claude Frollo - Phó giám mục nhà
thờ say mê ngắm nhìn và chìm vào ham muốn tội lỗi của mình.
Frollo ra lệnh cho Quasimodo - thằng gù với sức mạnh kì lạ phải
bắt cóc cho bằng được Esmeralda. Lễ hội tan, người ta thấy kẻ kéo
chuông lẫn vào bóng đêm để thực hiện kế hoạch nhưng lại thất bại
vì đội tuần tra của đại úy Phoebus đã giải cứu được Esmeralda và
bắt Quasimodo lại. Sau tai nạn, Esmeralda yêu viên đại úy trẻ tuổi
ấy nhưng hắn đã có vị hôn thê và chỉ xem cô như một tình yêu trăng
gió. Còn nhà thơ Gringgoire lại lạc vào “Cung điện thần kì” - lãnh
địa của ăn mày. Đáng lẽ Gringgoire phải bị treo cổ chết, hoặc phải
lấy một người Gypsy để đảm bảo bí mật. Dù không yêu nhưng
Esmeralda vẫn chấp nhận lấy Gringoire để giải cứu hắn nhưng kiên
quyết không cho hắn chạm vào người cô vì cô đã yêu Phoebus.
Hôm sau, Quasimodo bị phạt đòn và bị gông 1 giờ cộng thêm 1
giờ bị bêu người trước công chúng vì tội bắt cóc. Hắn van xin được
uống nước nhưng chẳng ai cho. Trong sự dè bỉu khinh thường, sự cười
cợt ác ý, chỉ có Esmeralda dù là nạn nhân nhưng lại đi lên cột bêu

người và cho hắn uống nước. Từ đó, hắn đem lòng yêu cô - người duy
nhất cho hắn một khoảnh khắc của lòng thương.


Trong đêm hẹn hò của Phoebus và Esmeralda, Frollo ghen tuông
điên cuồng nên đã đâm Phoebus và bỏ trốn. Esmeralda bị tra tấn và bị
quân đội kết án tử hình bằng hai tội : giết người và làm trò phù thủy.
Quasimodo vác Esmeralda chạy vào thánh đường, sống dưới sự bảo hộ
của nhà thờ. Hắn chăm sóc cô bằng sự dịu dàng và trân trọng.
Quasimodo tưởng những người ăn mày đến bắt cô nên một mình ngăn
bọn họ, lại tưởng đội quân của nhà vua đến cứu cô nên giúp họ tìm
Esmeralda. Trong lúc rối bời, Esmeralda được Frollo và Gringoire cứu
thoát. Nhưng lại một lần nữa Frollo bị Esmeralda từ chối tình yêu, hắn
trở mặt và trao cô cho mụ tu sĩ ở ẩn căm ghét người Bohemiens vì
chúng đã bắt cóc con của bà. Esmeralda chính là con của mụ, hai mẹ
con nhận ra nhau nhưng lính tráng tới bắt cô đi treo cổ.
Trong lúc nhìn Esmeralda bị treo cổ, Frollo phá lên cười và bị
Quasimodo giận dữ đẩy hắn lăn xuống quảng trường, kết liễu đời tên
gian ác. Rồi Quasimodo vào hầm mộ bên dưới giá treo cổ ở
Montfaucon, từ đó không ai thấy hắn đâu nữa. 18 tháng sau, hầm mộ
lại mở ra, người ta thấy có thêm một bô xương của Quasimodo nằm
cạnh bên bộ xương không được mai táng của Esmeralda.

2. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG TÁC
PHẨM “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS”
2.1 Sự hình thành Chủ nghĩa lãng mạn và những
nguyên lý cơ bản
2.1.1 Sự hình thành của Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu sáng tác văn học trái ngược
với trào lưu văn học hiện thực xuất hiện trước đó. Nếu chủ nghĩa hiện

thực dựa vào cảm nhận khách quan, và hiện thực cuộc sống để sáng tác,
thì chủ nghĩa lãng mạn sẽ thông qua cảm nhận chủ quan của chính tác
giả, mà thể hiện thành tâm tư, tình cảm qua lời văn.
Sự thắng lợi của Cách mạng Tư sản Pháp năm 1789 đã tạo ra
những nhu cầu văn hóa mới trong xã hội, đó là lúc chủ nghĩa lãng mạn


đạt đến cực thịnh. Nó nhằm xoa dịu nổi bất an của giới quý tộc cũ trước
mối lo bị xâm phạm quyền lợi ở một giai đoạn xã hội mới cũng như sự
hụt hẫng của các tầng lớp tham gia cách mạng vì kết quả không như họ
mong đợi. Cả hai tầng lớp đều bất mãn với xã hội theo những lí do và
cách thức khác nhau, nhưng chung quy lại, nhìn một cách đơn giản thì
đó là vì lợi ích.
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng (Saint Simone
và Owen), Chủ nghĩa lãng mạn mang cả 2 mặt tiêu cực và tích cực.
Tiêu cực khi các nhà văn thuộc tầng lớp quý tộc cũ, hướng "đứa
con tinh thần" của mình về thời hoàng kim của chế độ phong kiến,
hướng tới cuộc sống êm đẹp của thời xưa cũ - thời Trung cổ, dưới đức
tin vững chắc vào Thiên chúa giáo. Một vài nhà văn tiêu biểu cho điều
này như Lamartine, Chateaubriand, A.Vigny…
Tích cực khi các nhà văn lạc quan, tin tưởng vào cả hiện tại và
tương lai. Lời văn của họ sẽ là động lực khiến quần chúng vững bước
sống cho một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà con người ta được bình đẳng
với nhau, không còn kẻ áp bức và kẻ bị áp bức. Nhà văn “nhìn vào
chiều hướng của sự phát triển thực tại” nhưng lại đi trước sự phát triển
của thực tại đó.
Ngoài ra, các nhà văn tiến bộ còn tiếp thu tư tưởng biến bộ của
triết học Ánh sáng, lí tưởng chính trị của Cách mạng Tư sản Pháp và
ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Họ đưa nhân vật
của mình tới gần hơn với quần chúng nhân dân, với những con người

khốn khổ, cùng họ đấu tranh phản bức lại xã hội đương thời, tiêu biểu
như A.Musset, G.Sand, V.Hugo…

2.1.2 Những nguyên lý cơ bản trong chủ nghĩa lãng mạn
Thứ nhất là đề cao mộng tưởng: chống lại cái xã hội bấy giờ, tự
xây dựng một thế giới mới trong tư tưởng của mình, thoát li hoàn toàn
với đời sống thực tại. Và cũng như chúng tôi đã nói ở trên về tính 2 mặt
của chủ nghĩa lãng mạn, vậy nên nguyên lý chủ chốt của nó cũng sẽ có
2 mặt về khuynh hướng xây dựng thế giới mộng tưởng:


Ta dễ dàng nhận thấy, hầu như khuynh hướng tiêu cực sẽ luôn
đến từ tầng lớp quý tộc cũ bị thất thế, quyền lợi bị tước đoạt. Vì lí do
đó, họ sẽ thường có tư tưởng bi quan, luôn trốn mình trong cái thế giới
hoàng kim thời phong kiến thịnh trị của họ, tìm đến sự cứu rỗi từ thế
giới tâm linh hay tôn giáo như là sự an ủi cho nhưng mất mát mà họ đã
trải qua (Nỗi đau của chàng Werther - Goethe).
Tích cực sẽ đến từ phía những người tham gia, ủng hộ Cách
mạng Pháp (phần lớn là giai cấp vô sản). Sau khi cách mạng thành
công, khi mà giai cấp Tư sản lên nắm quyền thì mọi chính sách đều
nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của họ. Giai cấp Tư sản quay lại
chèn ép, áp bức giai cấp Vô sản – giai cấp chính đưa cách mạng tới
thành công, vì lẽ đó giai cấp Vô sản bất mãn với xã hội và cũng có
tương tưởng thoát li, tạo cho mình một thế giới mộng tưởng, nơi mà họ
được làm chủ cuộc sống của mình, được sống bình đẳng, hạnh phúc và
tốt đẹp (Những người khốn khổ - V. Hugo).
Thứ hai là đề cao tính chủ quan trong sáng tạo nghệ thuật: đi
ngược lại với chủ nghĩa hiện thực (lấy tư duy lý tính bó chặt tính sáng
tạo và tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ), chủ nghĩa lãng mạn cho
phép chủ thể sáng tạo được tự do “tung bay” trên bầu trời tình cảm và

suy tưởng, từ đó xây dựng tính cách nhân vật (cũng như một số yếu tố
nội dung khác) được giàu “hàm lượng” chủ quan của tác giả hơn.
G.Sand đã khẳng định với Balzac trong một cuộc tranh luận rằng:
“Chúng tôi và ông nhìn sự vật từ những quan điểm khác nhau, chúng
tôi nói với ông rằng ông muốn tìm cách miêu tả con người như mắt ông
nhìn thấy, còn tôi thì cố miêu tả con người như tôi muốn thế, như tôi
muốn nó phải trở thành”. Ta có thể thấy được luận điểm này trong
những tiểu thuyết viết về nông thôn của ông.
Thứ ba là đề cao sự khoa trương và trí tưởng tượng siêu việt
trong lời văn: các tình tiết cũng như tính cách nhân vật trong truyện
luôn được tưởng tượng và mĩ lệ hóa tối đa, vượt xa khỏi hiện thực và
tạo cho người đọc cảm giác thiếu niềm tin vào tác phẩm. Thế nhưng, đó
là cách tốt nhất để tác giả biểu hiện lí tưởng và tình cảm chủ quan
mình.


Nhân vật trong truyện sẽ cố thủ một nét tính cách từ đầu đến
cuối, hoặc thiện, hoặc ác, hoặc xấu hoặc tốt, họ làm chủ chính bản thân
họ, hành động khoa trương không cần quan tâm đến bất cứ điều gì
khác, chỉ cần là sống đúng với bản chất của mình. Kể cả việc xem nhẹ
cái chung, đề cao cái tôi cá nhân, cái đặc biệt, cái độc đáo, thậm chí là
phi thường và ngoại lệ (điều mà nếu ở Chủ nghĩa hiện thực sẽ bị phê
phán một cách kịch liệt). Bởi vì lẽ thế V.Hugo khẳng định “Cái bình
thường là cái chết của nghệ thuật”.
Cũng từ đó mà lời văn trong tác phẩm lãng mạn có sự kết tinh
cao độ của các thủ pháp nghệ thuật - biện pháp tu từ vô cùng phong
phú; tạo nên sự phóng túng, linh hoạt nhưng giàu tính nhạc họa.

2.2 Chủ nghĩa lãng mạn thể hiện trong tác phẩm
2.2.1 V.Hugo với Chủ nghĩa lãng mạn

V.Hugo biết đọc biết viết trước khi đến lớp, 10 tuổi làm thơ, 14
tuổi viết kịch, 15 tuổi được bằng khen từ Viện hàn lâm Pháp, 17 tuổi
được giải “Bông huệ vàng”….
Cũng ở tuổi 14, V.Hugo đã có có một câu nói để đời: “Tôi muốn
trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!” và về sau ông cũng được
chính Chateaubriand nhận xét là một “cậu bé trác việt”. Từ đó cho thấy
Chateabriand nói riêng và chủ nghĩa lãng nói chung, có một sức ảnh
hưởng vô cùng mãnh liệt đối với V.Hugo ngay từ những ngày còn ở
tuổi thiếu thời. Đầu tiên, ông cho ra đời những vần thơ thể hiện tình
yêu thương đối với quá khứ, với những nơi xa lạ như trong Đoản thi,
Về phương Đông,…
Về sau, V.Hugo được tiếp cận gần hơn, nhiều hơn với những con
người khốn khổ, bất hạnh và nhìn ra sức mạnh tiềm tàng trong họ. Ông
hiểu đời hơn, suy tưởng về lẽ sống nhiều hơn để rồi mở rộng lòng mình
ra, đưa cả cái cao quý lẫn thấp hèn, cái đẹp lẫn cái xấu, cái cao quý lẫn
kệch cỡm vào trong tác phẩm của mình với chủ trương “tất cả cái gì
trong tự nhiên đều tồn tại trong nghệ thuật”. Ông thay mặt cho những
con người “thấp cổ bé họng” lên tiếng đấu tranh (trong “Những người
khốn khổ”- 1862), ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn hơn vẻ đẹp thể xác, tình yêu


thương giữa người với người hơn thù hận (trong “Nhà thờ Đức bà
Paris”- 1831).
Từ đó có thể thấy ông là đại diện tiêu biểu và nổi bật nhất của
dòng văn học thuộc Chủ nghĩa lãng mạn, hay đúng hơn là Chủ nghĩa
lãng mạn tích cực.

2.2.2 Chủ nghĩa lãng mạn qua cách miêu tả khung cảnh quảng
trường và nhà thờ Đức bà Paris
_ Khung cảnh quảng trường:

Mở đầu cho cho tác phẩm, là khung cảnh huyền thoại từ thời
Trung Cổ đầy lung linh và lãng mạn – Nhà thờ Đức bà Paris. Với tiếng
chuông nhà thờ ngân vang đánh thức toàn thể những con người sống
quanh khu quảng trường nhà thờ “dân Paris thức dậy theo tiếng
chuông ầm vang khắp nơi giữa ba lần tường thành của Khu thành cũ,
khu đại học - khu phố mới” – tiếng chuông cũng mang theo bên cạnh
sự thức tỉnh là cả niềm hân hoan cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
và đầy phước lành. Trái ngược hẵn với những gì người ta thường nghĩ
đến khi được nhắc về thời Trung Cổ: u ám, đen tối, cảnh tra tấn, những
pháo đài, giá treo cổ (cũng sẽ xuất hiện lần lượt trong tác phẩm).
Kế tiếp là hình ảnh đầy choáng ngợp của dòng người đổ xô nhau
về đại sảnh của Tòa pháp đình, dù đã được xem là “toà nhà kín mái lớn
nhất trên đời”- “trên đầu hai tầng vòm hình cung nhọn, lát gỗ chạm
khắc sơn màu thanh thiên, thếp vòng hoa huệ, dưới chân nền đá hoa
xen kẽ trắng đen, cách vài bước một cột trụ lớn rồi cái nữa, lại cái
nữa, tất cả bày dọc gian phòng, đỡ lấy hai tầng vòm giao nhau ở
khoảng giữa bề ngang căn nhà” [3,17] nhưng vẫn không chưa nổi
dòng người đông nghịt đang đổ dồn về - họ tranh nhau xem kịch
Mixtera:“đông nghịt người, trông giống như mặt biển, có năm sáu dãy
phố hệt những cửa sông, mỗi lúc lại đổ ra các đợt sóng đầu người
mới”. Rồi nào là đốt lửa liên hoan ở quảng trường Grevơ, lễ trồng cây
tháng 5 tại nhà nguyện Bracơ, nơi nơi nhộn nhiệp, chốn chốn huyên
náo.


Mọi người chen chúc nhau, ngột ngạt có, bức bối có, lời qua
tiếng lại với nhau – họ có, nhưng dường như trong thâm tâm, ai cũng
ngầm chấp nhận cự đông đúc đó để có thể bình đẳng với nhau trong
giây phút lễ hội đó, sự xa cách giữa người với người được gở bỏ.
Những con người bất hạnh, chính những lúc như thế này, họ như có

được một cuộc sống thứ 2 – một cuộc sống đích thực, khi mà họ nắm
được trong tay niềm vui, niềm hạnh phúc dù là rất nhỏ nhoi cho chính
bản thân họ.
_ Khung cảnh nhà thờ Đức bà Paris:
Với cảm hứng yêu thích tột độ của tác giả, sau nhiều lần được
đến thăm ngôi nhà thờ nổi tiếng nhất thủ đô Paris, ông đã quyết định
chọn nơi đây là phông nền chính cho câu truyện của mình. Paris thời
Trung cổ, là bối cảnh lịch sử được V.Hugo chọn lựa, ngôi nhà thờ cổ
kính - bức phông nền của tác phẩm sẽ phải vượt lên thời gian và biến
cố lịch sử đã ông chọn lựa, từ đó thể hiện sự vươn đến một tầm cao triết
lý thông qua cách mô tả định mệnh của những con người khốn khổ,
bằng cách này hay cách khác, gắn liền với nhà thờ, kể cả tới lúc chết,
lúc hủy diệt.
Đối với từng nhân vật, nhà thờ có giá trị tâm tư tình cảm, mối
quan hệ gắn bó riêng với từng người. Với Quasimodo, nhà thờ như
người thân – người an hem song sinh với hắn, từng đường nét, từng âm
thanh của nhà thờ, khớp hoàn toàn với cơ thể, với hơi thở của hắn. Vẻ
lạnh lùng từ đá tạc của các bức vách, sừng sững, trầm mặc, nhưng vẫn
toát lên vẻ gần gũi với hắn; vì hắn chỉ có nơi đây là nơi trú ngụ, nơi che
chở và nuôi dưỡng tâm hồn khốn khổ của hắn – từ khi hắn được phó
giáo chủ Frollo cưu mang về đây “Tuỳ theo mỗi tuổi nó lớn lên và
trưởng thành nhà thờ Đức bà đối với nó lần lượt là vỏ trứng, cái tổ,
căn nhà, tổ quốc, vũ trụ”, “thế giới bên ngoài đối với nó, hình như xa
xôi hơn nhiều so với mọi người” [3,233] – vì ở ngoài đó, người ta xem
hắn như là quái vật là con hủi cần phải được tránh xa, mọi người
nguyền rủa hắn, chỉ có “nhà thờ đầy rẫy tượng đá, nào vua chúa, thần
thánh, linh mục ít nhất cũng không cười vào mũi nó và chỉ nhìn nó
bằng cặp mắt bình thản và ân cần…” Nhà thờ là nơi nâng đở cho cả
thể xác và linh hồn của Quasimodo – nơi mà hắn có thể sống đúng với
con người thật của mình (Thời gian Esméralda “tị nạn” trong nhà thờ),



bên cạnh đó hắn ta cũng làm nhà thờ trở nên sinh động nhờ sự góp mặt
của hắn.
Với Esméralda, khi nàng sắp cận kề cái chết, chính nhà thờ là nơi
cô tị nạn “toà nhà rộng lớn, bao bọc cô khắp chung quanh, chở che
cứu vớt cô, tự nó cũng là liều thuốc an thần kỳ diệu” [3, 579], tiếng
chuông là liều thuốc xóa nhòa ký ức đau khổ trong cô và cho cô những
giây phút bình yên đích thực trong cuộc đời. Bên cạnh đó, nhà thờ cũng
là “cái chăn” “cái vỏ bọc” che chở cho tâm hồn phó giáo chủ - một
người có trí tuệ uyên thâm nhưng cuộc đời lại đầy bi kịch. Frollo sau
bao nhiêu vật vã, lại trở về với nhà thờ, chạy trốn khắp “thế là toà nhà
tựa hồ cũng chuyển động, ngọ nguậy, sống dậy, hành động, mỗi cột lớn
liền biến thành chân cột đá to bản, toà nhà thờ đồ sộ chỉ còn là loài voi
kỳ dị hít thở và bước đi, với dãy cột làm chân với hai tháp làm vòi và
tấm màn treo mênh mông màu đen làm chăn phủ lưng” [3, 564].
Như vậy, dù là những con người có hoàn cảnh khác nhau, có
những nổi đau riêng, thì nhà thờ sẽ lun như là “người mẹ” che chở cho
những đứa con đầy khác biệt này. Là chổ dựa, vỗ về, ôm ấp, che chở
linh hồn vững chắc cho những con tim dễ bị tổn thương như ba nhân
vật vừa nêu trên. Là Nơi mà mọi nỗi đau dần được xoa dịu bớt nhường
chỗ cho những giây phút bình yên nhất.

2.2.3 Chủ nghĩa lãng mạn qua cách miêu tả nhân vật
_ Esméralda:
Thiếu nữ như tiên giáng trần nhưng thân phận éo le, từ nhỏ đã
phải xa mẹ, lưu lạc “sống gần như man dại cuộc đời Bohémiens giữa
cái gọi là nền văn minh quý tộc tu sĩ” [4, 11]. Một lần nọ với vẻ đẹp
hoang dại, thần tiên nàng say sưa nhảy múa ca hát giữa quảng trường
trong ngày hội; nàng đã thu hút phó giáo chủ Claude Frollo “cô gái

xinh đẹp đến Chúa cũng ưa thích hơn Đức mẹ và sẽ chọn làm mẹ và
còn muốn được cô sinh con nếu như cô ta xuất hiện trước khi Chúa
làm người”, khiến ông bất chấp giáo lý, sai Quazimodo bắt cóc nàng
về.


Với bút pháp lý tưởng hoá tuyệt đối Esméralda đã được V.Hugo
đẩy lên một vầng ánh sáng cao siêu, toàn thân nàng như được bao bọc
bởi một thứ ánh sáng huyền diệu cho nên bất cứ lúc nào nàng xuất hiện
nàng cũng toả sáng lung linh.
Khi Quasimodo bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối
ban đêm, Esméralda đã bỏ qua chuyện cũ, xuất hiện và mang theo
dòng nước mát lành, chính lúc Quasimodo cần tình thương và sự cứu
giúp “cho tôi ngụm nước”. Khi mà tiếng thét van xin của Quasimodo
“không những làm đám bình dân đông đảo thành Pari đang vây quanh
cầu thang thương hại mà càng tăng thêm thích thú cho họ” thì nàng
Esméralda lại “siêu phàm” hiện ra “Bất kì ở đâu cảnh tượng ấy cũng
cảm động khi một cô gái xinh đẹp, tươi tắn, thuần khiết, duyên dáng
đồng thời rất yếu ớt động mối từ tâm chạy tới như vậy để cứu giúp một
kẻ chất chồng đủ nỗi khổ ải, cổ quái và độc ác. Trên giàn bêu tù, cảnh
tượng đó thật siêu phàm” [3, 365] khiến công chúng ngạc nhiên và đầy
thán phục.
Esméralda không những có tâm hồn sẵn sàng cứu giúp mọi người
mà nàng còn có trái tim biết yêu. Nàng yêu Phoebus bằng cả tâm hồn
và sự ngây thơ – từ khi nàng được Phoebus giúp trốn thoát hỏi
Quasimodo. Theo nàng tình yêu đó là: “hai mà hoá một, một trai và
một gái hoà nhập thành một thiên thần. Đó là trời xanh”. Nếu trong
tình yêu Quasimodo tỏ ra là người cao thượng thì Esméralda cũng là kẻ
hết mình! Esméralda đã từng thốt lên với Phoebus rằng “chỉ cần có vậy
khí trời và tình yêu”. Chính vì thế, nàng đã yêu bằng ngọn lửa trong

trái tim rực cháy đam mê cùng mù quáng. Lúc nào, ở đâu thì cái tên
“Phoebus” luôn ngự trị trong tâm trí cô gái Bohémiens đáng thương
này.
V.Hugo đã phát huy tích cực thính giác âm nhạc và thị giác hội
hoạ. Ông miêu tả nàng đẹp như một thiên sứ; và trái tim nàng, tâm hồn
nàng không gợn chút bụi bẩn nào. Nàng không hiểu thấu được thế nào
là lòng người hiểm ác, dối gian, nên không lường trước được hết những
tính toán xảo quyệt của “con quỷ” Frollo. Nàng chỉ biết một mực cự
tuyệt Frollo và yêu Pheobus trong tuyệt vọng.


Nàng đã phải chịu cực hình, chịu cái án oan, phải chịu cái chết
đau đớn trên đài treo cổ nhưng nàng đã dám chống lại tình yêu và
những dụ dỗ của phó giáo chủ, một lòng bảo vệ phẩm giá, sự trong
trắng cùng tình yêu của mình. Nàng là một minh chứng cho tâm hồn
thuần khiết ngây thơ, trong sáng. Một nàng tiên, một thần nữ trong tác
phẩm!
_ Claude Frollo:
Nhân vật của Chủ nghĩa lãng mạn luôn tiêu biểu đại diện cho một
phẩm chất vĩnh cữu, trong “Nhà thờ Đức bà Paris”, nếu như
Quasimodo, Esméralda là những nhân vật đại diện cho cái đẹp, cái
thiện, cho ánh sáng thì Frollo lại là nhân vật tiêu biểu cho cái xấu, cái
ác và bóng tối.
Với tư cách là một vị phó giáo chủ, hắn có quyền lực và trí tuệ
phi thường. Nhưng hắn lại trở nên dị biệt, khác thường trong mắt mọi
người. Nếu Quasimodo giống “con quái vật” thì hắn cũng không khác
gì “thầy phù thuỷ”. Cuộc sống của hắn luôn ngập chìm trong bóng tối
với những sắc màu ma quỷ. Hắn sống trầm lặng, dị biệt cùng những sự
khổ hạnh ép xác. Thứ khoa học mà hắn theo đuổi chỉ làm “cong’’,
“méo mó” thêm cuộc sống và tâm hồn hắn. Frollo chỉ là con người có

trái tim lạnh lẽo lạnh, khô cằn! Tuy rằng hắn cũng có tình thương: tình
thương dồn cả vào đứa em trai, còn có cả sự bao bọc cho Quasimodo
nhưng cũng chỉ là thứ ánh sáng nhỏ nhoi không đủ soi chiếu khắp
khuôn mặt u tối của hắn. Đặc biệt từ khi gặp nàng Esméralda thì cuộc
sống khổ hạnh ấy càng trở nên khó khăn. Frollo phải khổ sở khi bản
năng và lý trí luôn xung đột giày vò nhau. Từ đây hắn bắt đầu quá trình
tha hoá về nhân cách. Từ một thầy tu hắn dần biến thành con quỷ dữ!
Hắn yêu Esméralda nhưng đó là thứ tình cảm mà với cương vị của một
linh mục không nên có. Vì vậy hắn phải luôn trốn tránh trong bóng tối,
trốn tránh trong đám đông để giấu đi khuôn mặt khắc khổ chất chồng:
“đó là một khuôn mặt đàn ông khắc khổ, điềm đạm và u ám… y đã hói
trán, hai thái dương chỉ lơ thơ vài túm tóc thưa lốm đốm hoa râm,
vầng trán rộng và cao bắt đầu nhăn nheo nhưng đôi mắt nâu lại sáng
ngời cái ánh thanh xuân kỳ lạ, cái sức sống nồng cháy, cái ham mê
đắm đuối… nụ cười và tiếng thở dài lại gặp nhau trên cặp môi hắn
nhưng nụ cười đau đớn hơn tiếng thở dài” [3, 100]. Và cho dù hắn cố


thoát ra khỏi cái “địa ngục” ấy nhưng cuối cùng cũng bị tình yêu đầy
dục vọng lôi kéo vĩnh viễn. Hắn trượt dài trong bóng tối đầy tội lỗi.
Hắn yêu, hắn ghen tuông, hắn giết người…
Quá trình tha hoá nhân cách cũng như phẩm hạnh của Frollo đã
không thể dừng lại. Càng ngày Frollo càng tuyệt vọng đến mức mất cả
lý trí và nhân tính. Hắn đã tìm mọi cách để có được Esméralda, tìm
cách dụ dỗ, ra điều kiện để khiến nàng phải ưng thuận nhưng rốt cuộc
hắn không thể nhận lại được gì. Tuy hắn đã phải khổ sở, phải vật vã để
điều hoà giữa sự thèm khát và khổ hạnh nhưng bản chất của hắn thật
ích kỷ, một con quỷ ngày càng hiện hình trong hắn mà không cách nào
ngăn cản được. Frollo trở nên nham hiểm, ác độc và đến cả “đấng chăn
chiên thiêng liêng đành chịu thua quỷ dữ, y tự giác phá phách và trở

thành tên giết người mà vẫn chưa chịu cất bỏ chiếc mặt nạ thần thánh”
[4, 13]. Hắn đã cố giấu tình cảm và những toan tính nhưng sự xung đột
bi thảm giữa lý trí và bản năng càng không thể dung hoà. Sự xung đột
ấy không dẫn đến việc giải phóng bản ngã cá nhân, không mang ý
nghĩa nhân đạo mà chỉ đưa đến tội ác, đến sự huỷ diệt. Ngay lúc nàng
Esméralda giãy giụa trong cái chết đau đớn, oan uổng trên đài treo cổ
thì hắn nở nụ cười ghê rợn “giữa lúc khủng khiếp nhất, một tiếng cười
ma quỷ, tiếng cười chỉ có thể có khi không còn là con người, bật ra
trên khuôn mặt tái xám của vị linh mục” [3, 779]. Tiếng cười kia đâu
phải là tiếng của con người nữa, Frollo đã thực sự trở thành con quỷ,
một “con quỷ đội lốt thầy tu”!
Bất hạnh thay Esméralda phải chịu cái chết oan uổng nhưng cũng
bi kịch thay Frollo khi hắn luôn bị bóng tối phủ đầy. Trái tim hắn, tâm
hồn hắn chỉ là một thứ gì đó méo mó, u ám và đầy tội lỗi. Trong tác
phẩm hắn tiêu biểu cho những nhân cách độc ác ích kỷ, đại diện cho
bóng tối, quyền lực và ma quỷ.
_ Quasimodo :
Thằng gù kéo chuông Nhà thờ Đức bà Paris - Quasimodo là một
điểm sáng trong bức tranh về ngôi nhà thờ cổ kính ấy. Hắn xấu xí đến
mức không thể xấu hơn được nữa, bao nhiêu tật nguyền, bất hạnh của
con người hắn đều mang trên mình “cả người hắn là một khối nhăn,
cái đầu to lớn những tóc lởm nhởm, đỏ quạch, giữa đôi vai là cái bướu


kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra. Hệ thống đùi và chân vòng
kiềng bẻ quẹo rất kì quái, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối và nhìn
thẳng đằng trước giống như hai lưỡi hái kề nhau chỗ tay cầm, hai bàn
chân to bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp…” [3, 81]! Nhưng bên trong
cái “vỏ ngoài xù xì ấy”, Quasimodo lại có một tâm hồn thánh thiện, bay
bổng và tràn đầy tình yêu. Ấy chính là khi tâm hồn hắn biết rung động

và yêu. Những hình ảnh, chi tiết miêu tả tâm hồn Quasimodo đang yêu
là những chi tiết lãng mạn nhất.
Trong hình dáng và trái tim tưởng như khô cằn kia giờ đang dần
dần hồi sinh. Nàng Esméralda đến mang theo cả bầu ánh sáng huyền
diệu làm thức tỉnh Quasimodo. Trái tim lạnh lẽo, băng giá giờ như đang
tan ra và rung lên từng nhịp. Lần đầu tiên Quasimodo thổn thức! Tâm
hồn ấy tưởng đã héo khô giờ như được tưới lên những giọt nước mát
lành, tuyệt diệu. Những giọt nước đầy tình thương khi nàng Esméralda
cho hắn uống lúc hắn bị chịu cực hình đã “biến đổi” tất cả. Khi nàng
Esméralda đến chuông nhà thờ đã lỗi nhịp, “sự sốt sắng thỉnh chuông
của nó đã nguội lạnh đi nhiều” [3, 404] vì trái tim chủ nhân nó cũng
đang lỗi nhịp “nó dừng lại quay lưng lại dàn chuông, rồi ngồi xổm sau
mái hiên đá đen, đăm đăm nhìn cô gái múa rong bằng cặp mắt mơ
màng, âu yếm và hiền dịu, cái nhìn đã một lần làm phó giáo chủ phải
kinh ngạc” [3, 407].
Hình ảnh Quasimodo cứu Esméralda là hình ảnh đẹp làm xúc
động lòng người “thế là phụ nữ kẻ cười, người khóc, đám đông vỗ tay
thích thú vì lúc đó Quasimodo quả thực đẹp” [3, 550]. Trong lúc ấy
Quasimodo như vụt sáng, Quasimodo trở thành một anh hùng, một vị
cứu tinh. Bấy giờ Quasimodo đẹp hơn bao giờ hết và nó cảm thấy một
niềm vui, niềm tự hào xâm chiếm: “nó cảm thấy mình cao cả và dũng
cảm. Nó nhìn thẳng vào cái xã hội từng gạt bỏ nó mà nó ngang nhiên
can thiệp vào, nhìn thẳng vào cái công lý loài người đang nắm giữ con
mồi mà nay nó đã giành lại” [3, 550].
Hắn từ một thế giới hoang vu, ảm đạm trở về với hiện thực con
người, không còn sống cách biệt, lạnh lùng. Hắn lần đầu tiên được sống
đúng nghĩa con người, có ngôn ngữ “tiếng hắn nói rất khàn mà cũng
hết sức dịu dàng”, có tiếng hát và ngày ngày Quasimodo có niềm vui
khi chăm sóc, bảo vệ Esméralda… Tình yêu làm cho Quasimodo trở lại



với cuộc sống, làm cho hắn không còn là “quái vật”. V.Hugo tài tình
khi “biến” Quasimodo trở thành thi sĩ đến nhạc sĩ! Tâm hồn
Quasimodo đang câm lặng bỗng nhiên trỗi dậy chảy thành dòng dào
dạt. Tình yêu là thứ thuốc tinh thần tuyệt diệu nhất mà con người có
được và khi có tình yêu con người mới thật sự sống đúng nghĩa. Tình
yêu với những cung bậc có hạnh phúc lẫn khổ đau càng làm cho trái
tim con người thổn thức. Biết khi yêu là có khổ đau nhưng khi trái tim
đã rung lên thì tất cả mọi đau khổ kia đều dần tan biến kể cả với tình
yêu đơn phương. Quasimodo yêu Esméralda đơn phương bằng một tình
yêu thánh thiện và cao thượng. Trong thứ tình cảm đó có sự bao bọc,
chở che và trên hết là sự tôn thờ. Quasimodo đã tôn thờ Esméralda như
vị thánh và hình ảnh Quasimodo quỳ để nghe hát là một trong những
hình ảnh lung linh nhất: “còn hắn vẫn quỳ đó chắp hai tay như cầu khấn
hắn chăm chú nín thở đăm đăm nhìn vào đôi mắt sáng ngời của cô
Bohémiens. Tưởng như hắn nghe bài hát trong mắt cô” [3, 582]. Chi
tiết “chắp hai tay như cầu khấn” ấy là chi tiết nhỏ nhưng đủ sức gợi
lên những rung cảm, những sự xúc động lắng sâu. Quasimodo tôn thờ
Esméralda như một vị thần, yêu Esméralda như một con chiên ngoan
đạo. Dù không được nàng Esméralda đáp trả lại tình yêu ấy nhưng
Quasimodo vẫn một mực yêu nàng. Bao nhiêu dằn vặt khổ đau
Quasimodo đành một mình nhận lấy. Lần đầu tiên Quasimodo phải
“vật vã giữa phần người phần thú”. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên
Quasimodo biết làm thơ, biết suy nghĩ và hành động đầy lãng mạn, tinh
tế. Đó là khi Quasimodo nhắn gửi đến nàng Esméralda hai bình hoa
“sành và pha lê”!
Từ bao giờ Quasimodo đã trở thành thi sĩ rồi nhạc sĩ? Từ bao giờ
Quasimodo biết hát ru Esméralda? Esméralda đã nghe thấy “một giọng
ca nấp dưới mái che gió tháp chuông hát một điệu buồn và kì lạ để ru
cô ngủ. Đó là những bài thơ không vần chỉ người điếc mới làm nổi:

“Đừng nhìn vào khuôn mặt
Hỡi cô gái hãy nhìn trái tim
Trái tim chàng đẹp trai lại từng méo mó
Có những tim người chẳng giữ mãi tình yêu


Cô gái ơi cây thông không đẹp
Không đẹp bằng cây bạch dương
Nhưng nó giữ nguyên cành lá mùa đông

Con quạ chỉ bay ban đêm
Thiên nga bay cả đêm lẫn ngày” [3, 592].
Tâm hồn Quasimodo cất lên những giai điệu tuyệt vời nhất của
tình yêu! Tình yêu đó làm lung linh, diệu kì tất thảy. Nó làm biến mất
những cái xấu, dị dạng của ngoại hình nhường chỗ cho vẻ đẹp của một
tâm hồn lãng mạn, trong trẻo toả sáng. Tình yêu còn làm cho lý trí của
Quasimodo nhận thức được những điều phải trái, nó đã nhận ra được
bên trong vẻ thông minh, uyên bác của Frollo là một con thú vật độc ác.
Người mà nó quý trọng, nghe lời hết mực lại là kẻ không có trái tim. Sự
thức tỉnh, sự biến đổi trong nhận thức của Quasimodo đã thành hình!
Các nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn nói chung và của V.Hugo
nói riêng đều có sự vận động, thức tỉnh, họ đều đi từ bóng tối đến ánh
sáng. Quasimodo từ một trái núi khô cằn đã biến thành một dòng suối
nước mát lành ào ạt chảy. Một con người biết yêu thương, biết sống vì
người khác và tình yêu. Điều ta không thể phủ nhận rằng trong cuốn
tiểu thuyết này Quasimodo là nhân vật duy nhất có tình yêu. Nhân vật
được sống đúng với những tình cảm và suy nghĩ của bản thân. Một trái
tim lãng mạn!

2.2.4 Một kết thúc lãng mạn

Với Nhà thờ Đức bà Pari, kết thúc không chỉ để “mở nút” - giải
quyết trọn vẹn xung đột được miêu tả trong tác phẩm. Mà còn là một
hình ảnh lãng mạn đầy ắp trí tưởng tượng phong phú, được nhà văn gửi
gắm nhiều xúc cảm, suy nghĩ, tư tưởng của mình.


Khi ra đời, cuốn Nhà thờ Đức bà Pari từng gieo rắc ngộ nhận về
lịch sử bằng hình ảnh “cái đêm dài trung cổ” được miêu tả qua cốt
truyện u ám, rùng rợn nhưng ta thấy cái thực thô sơ của tài liệu được
ngọn lửa tư tưởng nung chảy rồi chuyển hoá thành hình ảnh nghệ thuật
đầy hứng thú, tình cảm, có sức quyến rũ, mê hoặc… Kết thúc bằng cái
chết oan uổng của cô gái trong trắng Esméralda cũng như hình ảnh ghê
rợn của giáo đài Môngphôcông đã nói lên được sự tố cáo các luật lệ
man rợ, khủng khiếp để khẳng định văn minh nhân đạo và hăng hái đòi
cải cách xã hội của nhà văn. Tác phẩm khép lại bằng những cái chết
nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn lấp lánh màu sắc lãng mạn, đầy niềm lạc
quan tin tưởng khi tác giả miêu tả: “họ thấy có một bộ xương ôm ghì
lấy thật kì quặc một bộ khác… bộ xương ôm ghì lấy bộ xương này là
đàn ông, người ta thấy cột xương sống nó cong lệch, đầu rụt xuống
giữa xương bả vai và chân nọ ngắn hơn chân kia vì không hề có vết
gãy ở xương sống gáy cho nên rõ ràng nó đã tới đó rồi chết ở đó. Khi
người ta định gỡ ra khỏi bộ xương nó đang ôm chặt, nó liền tan thành
bụi” [3, 787]. Rõ ràng bộ xương ôm ghì lấy bộ xương khác là của
Quasimodo - thằng gù kéo chuông nhà thờ Đức bà. Nó đã ôm xác nàng
Esméralda để cùng chết chung với nàng dưới hầm mộ. Nó đã không thể
lần thứ hai cướp nàng khỏi giảo hình của công lý, nó đã không thể có
một tình yêu đúng nghĩa nhưng nó đã làm được một điều cao cả đó là
chàng tự nguyện “đi theo nàng”. Nó đã làm được cái điều mà chỉ có trái
tim những ai biết hy sinh cho tình yêu mới làm nổi.
Bằng giọng văn uy nghiêm thanh thoát, vừa trần tục lại thơ mộng,

nhà văn đã viết nên kết thúc lãng mạn bằng hình ảnh những thiên thần
tình yêu đang bay quanh, toả sáng cho Quasimodo với Esméralda trên
thiên đường. Kết thúc tác phẩm, dù nhân vật trung tâm chết nhưng đây
là kết thúc có hậu. Quasimodo chết nhưng cái chết ấy thật phi thường,
một cái chết vượt lên hiện thực trung cổ và mang ý nghĩa khẳng định.
Quasimodo sẵn sằng vượt lên hiện thực tối tăm của trung cổ để thực
hiện được những gì mình mong muốn, dám chết để được “sống” bên
cạnh người yêu thương. “Nhà thờ Đức bà Paris” như nhen nhóm trong
lòng bạn đọc một niềm hy vọng mới bởi kết thúc lãng mạn đầy tình
yêu!


2.3. Bút pháp lãng mạn trong tác phẩm “Nhà thờ Đức
bà Paris”
Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Paris” thành công không những ở
việc tác giả đã xây dựng được một cốt truyện li kỳ hấp dẫn, vẽ lên được
bức tranh hoàn chỉnh mang màu sắc lãng mạn với nội dung nhân văn
sâu sắc mà còn gây được những ấn tượng mạnh mẽ trong việc sử dụng
các thủ pháp nghệ thuật. V.Hugo đã khéo léo “tô đậm” những dụng ý
nghệ thuật của mình bằng các thủ pháp nghệ thuật như: tương phản đối
lập, cường điệu phóng đại, trữ tình ngoại đề… Đó chính là các thủ pháp
tiêu biểu của một tác phẩm lãng mạn điển hình!

2.3.1 Tương phản đối lập
Thuật ngữ tương phản đối lập để chỉ những yếu tố, sự vật, hiện
tượng có tính chất đối chọi, trái ngược nhau. Trong tác phẩm văn học
nó được dùng nhằm diễn tả một cách sâu sắc ý đồ nghệ thuật của tác
giả thông qua sự đối chọi nhau giữa các sự vật hiện tượng, tính cách,
tâm lý, hành động của nhân vật, hay đó cũng là sự đối nghịch giữa các
nhân vật với nhau.

Đọc tác phẩm ta dễ nhận thấy sự tương phản gay gắt ngay giữa
các nhân vật trung tâm: Quasimodo, Esméralda, Frollo và Pheobus. Các
nhân vật này có sự trái ngược nhau về ngoại hình và trong tính cách,
tâm hồn.
Về ngoại hình, sự tương phản rõ nhất vẫn là cặp đôi Quasimodo
và Esméralda. Quasimodo xấu đến nỗi hoàn hảo với “cái mũi bè bè
thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí
che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạch, rậm rì trong khi con mắt phải
hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh…
một thứ hỗn hợp tinh quái, kinh ngạc và buồn rầu. Nếu có thể, xin cứ
tưởng tượng về cái toàn thể đó” [3, 80]. Còn nàng Esméralda lại làm
tất cả mọi người xung quanh loá mắt vì vẻ ‘‘hoang dại’’, yêu kiều. Giữa
quảng trường, bên đống lửa rực cháy nàng Esméralda như một nàng
tiên huyền ảo với vẻ đẹp man dại đến mê hồn cùng những điệu múa
hoang dã. Nàng rực rỡ với “đôi cánh tay tròn lẳn, thanh cao… dáng
người mảnh dẻ, lả lướt và nhanh nhẹn như ong vò vẽ, trong chiếc áo


nịt kim tuyến, phẳng phiu, áo dài sặc sỡ phồng bay với đôi vai trần,
cặp chân thon thỉnh thoảng lộ ra dưới váy, mái tóc huyền, cặp mắt rực
lửa” [3, 98]. Đây là sự tương phản đặc sắc nhất trong tác phẩm, vì tác
giả đã chủ tâm cường điệu, phóng đại lên đến mức hoàn hảo!
Về tâm hồn, tiêu biểu cho sự tương phản này là Quasimodo và
phó giáo chủ Frollo. Quasimodo sống cuộc đời cô đơn chỉ biết có
Frollo và ngôi nhà thờ, tâm hồn tăm tối, cằn cỗi không sức sống nên
“nếu ta thử len lỏi vào tâm hồn Quasimodo qua làn vỏ dày cứng đó,
nếu ta dò xét chiều sâu cơ cấu hư hỏng đó, nếu ta có thể soi đuốc ngó
qua các bộ phận đục mờ đó… chắc chúng ta sẽ thấy linh hồn khốn khổ
này ở trong một tình trạng nghèo nàn, cằn cỗi và còi cọc như các tội
nhân ở nhà tù Venice gục xuống chết già trong cái hộp bằng đá quá

thấp và quá hẹp” [3, 236]. Nhưng trái tim hắn đã lỗi nhịp khi bắt gặp
được dòng nước mát lành từ nàng Esméralda. Tâm hồn nó trước kia u
tối thì nay bỗng sáng bừng lên, lung linh hơn hết thảy. Mọi dị tật của nó
giờ được thay thế bằng những âm thanh trong trẻo đang dần sáng. Lần
đầu tiên Quasimodo biết thổn thức, biết yêu thương. Quasimodo yêu
Esméralda hơn chính bản thân, yêu bằng sự tôn thờ và lòng cao thượng.
Quasimodo đã tìm cách để bảo vệ, chở che và sẵn sằng xả thân vì
Esméralda. Cuối cùng Quasimodo chọn cái chết cũng vì Esméralda!
Tình yêu Quasimodo cao thượng thì tình yêu Frollo lại ích kỷ.
Tâm hồn Frollo đầy u mê, tăm tối, chỉ muốn chiếm đoạt Esméralda cho
riêng mình. Trái tim hắn cũng đau đớn, tật nguyền vì Esméralda nhưng
hắn không biết hy sinh mà chỉ biết sống cùng với những toan tính ích
kỷ. Bên trong vẻ bề ngoài đạo mạo và một trí tuệ đáng nể kia là một
tâm hồn cằn cỗi, thấp hèn. Hắn tìm mọi cách để có Esméralda và cũng
tìm mọi cách để trả thù. Tiếng cười đắc chí, hả hê khi thấy nàng
Esméralda đang giãy giụa trước cái chết minh chứng cho một trái tim
lạnh lùng, ma quỷ. Quasimodo mang ngoại hình quái vật nhưng tâm
hồn sáng trong, không tì vết còn Frollo lại mang mặt nạ thần thánh để
che đậy bản chất đê hèn, xấu xa. Quasimodo yêu Esméralda quên mình
còn Frollo yêu Esméralda nhưng “cái y yêu hơn cả vẫn là tính tự ái bị
chà đạp, cái dục vọng không được thoả mãn của chính mình” [4, 13].
Hắn luôn đắm chìm trong bóng tối chính vì thế tâm hồn hắn không bao
giờ vươn tới cái ánh sáng như Quasimodo.


Trong chính bản thân nhân vật, Ta thấy một Quasimodo vụng
về với những dị tật khủng khiếp, một Quasimodo bị che lấp dưới vẻ bề
ngoài man rợ nhưng tâm hồn Quasimodo lại có chỗ cho những thanh
âm trong trẻo, tươi sáng chỉ cần có cơ hội là vút lên. Rõ ràng trong cái
vỏ ngoài bị thiên nhiên bạc đãi hết mức lại trú ngụ một tấm lòng vàng,

một tâm hồn trung thực, tận tuỵ và một trái tim biết thổn thức, yêu
thương. Cho dù nó chỉ là “một thứ gần đủ” nhưng “cuối cùng nó vẫn
là con người nguyên khối, có tâm hồn biết yêu ghét, biết thiện ác và
cũng biết phân xử như mọi người” [4, 12].
Còn nhân vật Frollo tuy hắn có trí tuệ uyên bác nhưng lại có một
bản chất nham hiểm, độc ác. Cuộc sống thầy tu với những khổ hạnh, ép
xác đã giam hắn trong bóng tối và tâm hồn hắn càng trở nên cằn cỗi,
lạnh lùng. Nhưng đằng sau những sự ép xác ấy đó đều giả dối. Hắn
dùng mặt nạ tôn giáo để che đậy bản chất dối trá quái quỉ. Lý trí của
hắn không thể thắng nổi bản năng, cùng những dục vọng thấp hèn. Hắn
chỉ có một tâm hồn đầy bóng đen! Đúng như lời mọi người thốt lên khi
Quasimodo và Frollo đi cùng nhau rằng “linh hồn lão này cũng giống
hệt thể xác thằng kia” [3, 256]. Rõ ràng đó là một tâm hồn tật nguyền,
xơ cứng và quái đản!
Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp tương phản đối lập. Qua
những cặp nhân vật trái ngược nhau, hay qua những sự đối chọi nhau
trong chính các nhân vật đã tạo nên được những hình tượng đặc biệt.
Bút pháp này đã tạo điều kiện cho tác giả không những làm nổi bật lên
những nhân vật trung tâm mà còn gợi lên trong tác phẩm những điều
thú vị!

2.3.2. Cường điệu phóng đại
Cường điệu phóng đại là thủ pháp nghệ thuật dựa trên cơ sở
“phóng to”, “nhấn mạnh” kích thước, quy mô, tính chất của đối tượng,
hay hiện tượng được miêu tả. Nó có tác dụng nhằm tăng cường sức
mạnh biểu hiện cho hình tượng và thường được sử dụng như một thủ
pháp nghệ thuật để tạo ra những hình tượng kì vĩ, lớn lao, xây dựng các
nhân vật có tầm vóc “khổng lồ”. Trong “Nhà thờ Đức bà Paris”, thủ
pháp cường điệu phóng đại đã xây dựng nên những hình tượng nhân



vật kì vĩ, những con người được “phóng to” đến mức tối đa về cả ngoại
hình lẫn tính cách.
Quasimodo quái đản, dị hình. V.Hugo đã thu nhặt tất cả những
đường nét thú vật đầy gớm ghiếc để “tạc” nên một “quái vật” Quasimodo trong nhà thờ. Quasimodo chỉ là một thứ gần đủ, một kẻ có
ngoại hình “không giống người”. Bộ mặt hắn đã vươn tới đỉnh cao của
sự xấu xí: “cái mũi bè bè thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng
ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạch, rậm rì,
trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng,
hàm răng khấp khểnh hổng đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo đài, cặp
môi sần chai có chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi, cái cằm vênh váo
và nhất là vẻ mặt toát ra từ mọi cái đó, một thứ hỗn hợp tinh quái, kinh
ngạc và buồn rầu” [3, 80]. Ngòi bút của V.Hugo đã thoả sức khắc hoạ
“khối nhăn” ấy, mọi chi tiết trên con người hắn được chạm khắc, được
tạc nên có lẽ bằng những đường nét thô kệch, thô kệch đến mức hoàn
hảo. Đặc biệt hơn khi V.Hugo miêu tả sự hiện diện của con “quái vật”
ấy đã “thổi khắp giáo đường một luồng sinh khí lạ lùng. Cứ theo hơi
đồn mê tín, phóng đại của dân chúng tưởng như chính nó toát ra một
luồng khí thần kì làm sống động mọi khối đá của giáo đường và làm
rung động các hầm sâu của ngôi nhà thờ cổ” [3, 241]. Quasimodo là
linh hồn của ngôi nhà thờ!
Nàng Esméralda đẹp vượt khỏi kích thước của cái đẹp thông
thường. Trong tiểu thuyết, Esméralda như được bao phủ bởi một ánh
hào quang rực rỡ mà người bình thường không thể với tới. Nàng luôn
luôn xuất hiện, bay bổng trên những không những không gian rộng lớn.
Quasimodo chống lại sự nổi dậy của “dân tiếng lóng” đánh
vào nhà thờ để bảo vệ nàng Esméralda. Trước tiên, V.Hugo đã nhấn
mạnh sức mạnh của bọn hành khất khi chúng cố gắng tìm cách để vào
được nhà thờ, sức mạnh như vũ bão cùng những quyết tâm cứu cho
bằng được Esméralda: “cây xà nặng được hai trăm cánh tay vạm vỡ

nhấc lên nhẹ bỗng như lông, ầm ầm lao tới phóng vào cánh cửa lớn
mọi người đã thử tìm cách phá. Trước cảnh tượng đó, dưới ánh sáng lờ
mờ, những cây đuốc thưa thớt của bọn ăn mày chiếu lên quảng trường,
với khúc gỗ dài do đám đông vác, chạy lao về phía nhà thờ, ta tưởng
như thấy một con vật khổng lồ ngàn chân đang cắm đầu xông tới tấn


×