Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

báo cáo thực tập dược tại khoa dược và các khoa lâm sàng bệnh viện quận 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tại các Khoa Lâm sàng - Bệnh viện Quận
11, chúng em đã học được rất nhiều điều quý báu; từ cách tổ chức, sắp xếp, giải
quyết công việc một cách khoa học và chuyên nghiệp cho đến cách cư xử hòa
nhã, giúp đỡ nhau giữa các đồng nghiệp; cũng như cách giao tiếp thân thiện và
truyền đạt thông tin hiệu quả nhất đến bệnh nhân… của các các cán bộ công
nhân viên, các bộ phận trong cơ quan.
Chúng em hiểu rằng, những kỹ năng và kinh nghiệm này không chỉ đơn
giản là đọc trong sách vở mà phải qua trãi nghiệm thực tiễn mới có được. Tất
nhiên, chúng em sẽ không thể hoàn thành tốt học phần thực tập Dược Bệnh Viện
nếu như không có sự hướng dẫn chi tiết và tận tình của quý Thầy Cô, Anh Chị ở
các phòng, các kho, các tổ của Khoa Dược và các Khoa Lâm sàng. Điều đó đã
giúp chúng em nắm được công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi và có cái
nhìn thực tế bao quát so với những gì được học trên lý thuyết.
Chính vì vậy, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý
Thầy Cô, Anh Chị trong Khoa Dược, các Khoa Lâm sàng Bệnh viện Quận 11 đã
hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá
trình thực tập.
Đồng thời, chúng em cũng kính gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong
Khoa Dược - Trường Trung cấp Ánh Sáng đã làm công tác liên hệ và sắp xếp
cho chúng em được thực tập tại một nơi có uy tín là Bệnh viện Quận 11.
Trân Trọng !

1


LỜI MỞ ĐẦU
“Lương y như từ mẫu” đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành
tặng cho cán bộ nhân viên ngành Y- Dược. Đây là lời dạy, lời nhắc nhở về lương
tâm của người thầy thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi trọng
và được tôn làm thầy. Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn,


thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học
tập để trở thành một dược sỹ trong tương lai.
Được sự liên hệ nơi thực tập của quý Thầy Cô trong Khoa Dược – Trường
Trung cấp Ánh Sáng và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô, Anh
Chị ở Khoa Dược và các Khoa Lâm sàng Bệnh viện Quận 11 mà chúng em đã
hoàn thành được kỳ thực tập tốt nghiệp.
Quyển Báo Cáo này nhằm tổng kết lại quá trình học hỏi, tiếp thu kiến
thức của chúng em trong thời gian thực tập vừa qua. Nội dung gồm có 4 phần
chính:
-

Tổng quan về Cơ sở thực tập
Thực tập Dược bệnh viện
Thực tập Dược lâm sàng bệnh viện
Kết luận

Vì thời gian thực tập có hạn và khả năng còn hạn chế nên những nội dung
trong quyển Báo Cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý
Thầy Cô, Anh Chị chỉ giáo thêm.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn.

2


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
----o0o---BẢNG CHẤM ĐIỂM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nhóm: 02
Lớp: ASD7E.
Khoá: 2013 – 2015

Nơi thực tập: Khoa Dược – Bệnh viện Q11
Địa chỉ: 72 đường số 5, CX Bình Thới, P8, Q11
Cán bộ chỉ đạo hướng dẫn tại cơ sở: DSCKII. Đào Duy Kim Ngà
Giáo viên bộ môn phụ trách thực tập: DS. Võ Thị Kim Tú
Thời gian thực tập: Từ ngày 03/10/2015
Đến ngày 07/11/2015
STT

NỘI DUNG

1

Thái độ học tập của sinh viên

2

Đạo đức

3

Tác Phong

4

Chuyên cần

5

Nội dung bài báo cáo


6

Hình thức

ĐIỂM

Xác nhận của cơ sở thực tập
(Ký tên, đóng dấu)

3


NHẬN XÉT TẠI CƠ SỞ
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày……, tháng……, năm 2015

4


2. KHOA DƯỢC:
2.1. GIỚI THIỆU
Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11, gồm 18 thành viên, chia thành 4 bộ phận :
Tổ nghiệp vụ dược - Thống kê dược, Tổ Kho, Tổ Cấp phát ngoại trú BHYT, Tổ
Nhà thuốc. Đảm bảo cung cứng, cấp phát thuốc có chất lượng đến bệnh nhân và
nhiều chức năng khác.
2.2. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Trưởng Khoa Dược: DSCKII.ĐÀO DUY KIM NGÀ
Tổng số nhân viên: 18
Trong đó:
+ Dược sĩ Chuyên Khoa II: 01
+ Dược sĩ Đại Học : 02
+ Dược sĩ Cao Đẳng : 05
+ Dược sĩ Trung Cấp : 07

+ Dược Tá : 01
+ Y sĩ YHDT : 01
+ Cử nhân kinh tế: 01
2.3. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ
2.3.1. Chức năng:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý.
2.3.2. Nhiệm vụ:
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị
và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
5


6. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
7. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về dược.
8. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và

theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
9. Tham gia chỉ đạo tuyến.
10. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
11. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
12. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
13. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế
chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó
giao nhiệm vụ.

6


PHẦN II: THỰC TẬP DƯỢC BỆNH VIỆN
1. KHO CHẴN:
Kho Chẵn là nơi nhận hàng từ nhà cung cấp, các Công ty Dược, nhân viên
mua hàng và xuất hàng tới các kho khác là kho Nội viện, Kho Ngoại viện
BHYT, Nhà thuốc Bệnh viện, kho Đông Y. Với kho Đông y thì chỉ xuất hàng
đến kho này trên hóa đơn, chứng từ; còn hàng thì đưa trực tiếp đến kho Đông y
từ bộ phận giao hàng và cũng kiểm hàng tại đó.
Qui trình hoạt động của kho Chẵn là:
NHẬN HÀNG

KIỂM HÀNG

NHẬP HÀNG

XUẤT HÀNG

Khi nhận hàng nhân viên kho phải kiểm tra nhãn trên thùng hàng về tên

biệt dược, hàm lượng, số lượng, lô SX, hạn dùng so với hóa đơn. Đếm kiểm
từng hộp. Số vĩ trong hộp thì lấy ngẫu nhiên vài hộp kiểm tra. Kiểm tra cảm
quan thuốc 1 cách tương đối: ví dụ như thuốc bột có thể cầm gói lắc xem có bị
đóng cục ko?, thuốc viên thì xem có bị biến màu, vỡ ra ko?...
Hàng hóa sau khi kiểm xong thì được sắp xếp lên kệ theo nhóm thuốc qui
định trong Thông tư 40/2014/TT-BYT gồm 27 nhóm, ví dụ như nhóm: Thuốc
tim mạch; thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; thuốc điều trị bệnh
đường tiết niệu; Khoáng chất và vitamin…Thuốc của mỗi nhóm phân theo thứ
tự a, b, c. Việc sắp xếp cũng tuân theo nguyên tắc ba dễ, năm chống. Ba dễ, có
nghĩa là dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Sắp sao cho nhãn quay ra ngoài, hàng cũ,
date gần để ra phía ngoài; hàng nặng để phía dưới, số thùng không chất cao quá
qui định, một số thùng không được để ngược hoặc nằm ngang (xem ký hiệu trên
thùng để biết). Năm chống, có nghĩa là: - Chống ẩm nóng - Chống mối mọt, sâu
bọ, chuột, nấm mốc - Chống cháy nổ - Chống quá hạn dùng - Chống nhầm lẫn,
hư hao, đổ vỡ, mất mát.
Khi xuất hàng tuân theo nguyên tắc: FIFO - có nghĩa là hàng nào nhập
trước thì xuất trước và FEFO - có nghĩa là hàng date gần nhất xuất trước. Ưu
tiên xuất hàng theo FEFO.
Những trường hợp như thuốc hết hạn dùng, thuốc bị hư hỏng, thuốc bị cơ
quan chức năng rút số đăng ký, thuốc bị đình chỉ lưu hành… thì phải để ở khu
biệt trữ, chờ có quyết định giải quyết.
Dụng cụ, bông băng, gạc…được để ở khu vực khác cũng nẳm trong hệ
thống kho Chẵn.
7


Thuốc được bảo quản theo qui định: Nhiệt độ trong phòng ≤ 25 0C, độ ẩm
≤ 70%. Những thuốc có yêu cầu bảo quản lạnh phải để trong tủ lạnh (nhiệt độ từ
2 – 80C). Hàng ngày đọc nhiệt độ, độ ẩm trên nhiệt ẩm kế ghi vào phiếu theo dõi
nhiệt độ, độ ẩm, mỗi ngày 2 lần (lúc 9h00 và 15h00). Trường hợp nhiệt độ hay

độ ẩm vượt quá qui định phải chỉnh lại máy điều hòa, sau khi điều chỉnh ghi kết
quả điều chỉnh vào cột ghi chú. Nếu máy điều hòa hư hỏng phải báo cho bộ
phận chuyên môn đến kiểm tra, sửa chữa. Người ghi, người kiểm tra ký tên.
Một số thuốc tại kho Chẵn:
Meloxicam 15: Thuốc nhóm NSAID, trị viêm xương khớp,
Agilecox 100mg (Celecoxib): Trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,
Topralsin: Trị ho
Vaco Loratadin’s (Desloratadin): Kháng histamin H1 thế hệ mới,
Clazic SR (Gliclazic 30mg): Trị tiểu đường type 2,
……

8


2. KHO CẤP PHÁT NỘI VIỆN:
Kho cấp phát Nội viện nhận hàng từ Kho Chẵn và xuất hàng đến các khoa
điều trị trong bệnh viện.
Qui trình hoạt động của kho Nội viện là:
NHẬN HÀNG

KIỂM HÀNG

NHẬP HÀNG

XUẤT HÀNG

Khi nhận hàng thủ kho của kho Nội viện sẽ đến kho Chẵn nhận hàng:
Kiểm tra tên thuốc, số lượng, hàm lượng, hạn dùng, số lô. Sau đó đem thuốc về
nhập kho Nội viện và cập nhật vào phần mềm máy tính. Trong phiếu lĩnh có đủ
4 chữ ký của: Trưởng khoa Dược, Trưởng khoa Điều trị, người phát và người

lĩnh đồng thời có hai dấu mộc của khoa Dược và khoa Điều trị.
Khi xuất hàng tại kho Nội viện, có hai qui trình:
- Qui trình 1:
Nhận phiếu lãnh từ các khoa đã được ký duyệt

Xuất hàng cho các khoa trên phần mềm

Soạn và giao thuốc cho các khoa phòng

Kiểm tra thuốc với các khoa phòng

Ký giao nhận vào sổ ký nhận của các khoa phòng

9


- Qui trình 2:
Nhận phiếu lãnh từ các khoa đã được ký duyệt
Khóa phiếu lãnh trên phần mềm xuất nhập thuốc nội trú

Đem thuốc đã soạn lên khoa, nhìn vào y lệnh hoặc toa thuốc
xuất viện để soạn thuốc cho từng bệnh nhân

Đi phát thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân

Phiếu lãnh thuốc phải có đầy đủ chữ ký của Người phát, Điều
dưỡng kiểm tra, Bệnh nhân và lưu tại Khoa Dược

Hàng hóa tại kho Nội viện được sắp xếp theo qui định Thông tư
40/2014/TT-BYT, theo tác dụng dược lý, theo thứ tự a,b,c từ trái sang phải, quay

nhãn thuốc ra ngoài, hàng nặng để ở dưới, hàng date gần nhất để phía ngoài.
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần bảo quản theo qui định trong
Thông tư 19/2014/TT-BYT, để trong tủ riêng có khóa chắc chắn, có sổ theo dõi
riêng. Khi giao nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải kiểm tra tên
thuốc, số lượng. Ghi số lượng thực phát bằng chữ. Phiếu lĩnh thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần là cuốn phiếu riêng, đánh số thứ tự, có đóng mộc giáp lai
của bệnh viện. Phiếu này phải có đủ 5 chữ ký của: Người lập bảng, người giao,
người nhận, trưởng Khoa Điều trị và trưởng Khoa Dược. Trên phiếu cũng phải
có mộc của Khoa Điều trị và Khoa Dược. Vỏ ống thuốc gây nghiện, hướng thần
sau khi sử dụng xong thuốc từ các khoa Điều trị phải trả về Khoa Dược; Khoa
Dược sẽ tiến hành tổ chức tiêu hủy định kỳ theo qui định.
Thuốc tại kho Nội viện cũng được bảo quản theo qui định: Nhiệt độ
phòng ≤ 250C, độ ẩm ≤ 70%. Những thuốc có yêu cầu bảo quản lạnh phải để
trong tủ lạnh (nhiệt độ từ 2 – 80C).

10


3. KHO CẤP PHÁT NGOẠI VIỆN BHYT:
Kho Ngoại viện BHYT là một kho thuộc sự quản lý của Khoa Dược.
Thuốc ở đây được nhận từ kho Chẵn và phát cho đối tượng khám BHYT.
Hàng tháng tổ Cung tiêu sẽ đưa xuống cho thủ kho Ngoại viện danh mục
thuốc; thủ kho đó cầm danh mục thuốc đến kho Chẵn lãnh hàng rồi đem về sắp
xếp vào kho Ngoại viện. Cố gắng trong 1 tuần lãnh hết thuốc trong danh mục
đó. Khi sắp xếp thuốc trong kho cũng theo nhóm tác dụng dược lý.
Việc cấp phát thuốc tại kho Ngoại viện BHYT đến tay bệnh nhân diễn ra
theo quy trình sau:

Đầu tiên nhân viên sẽ nhận toa thuốc, lật sổ đúng ngày khám rồi kiểm
định toa xem có vấn đề gì không, cụ thể như sau:

 Kiểm tra tên thuốc trong toa xem có phù hợp với chẩn đoán bệnh
không
 Trong một toa thuốc không được dùng quá 2 kháng sinh
 Không trùng hoạt chất trong một toa thuốc
 Đơn thuốc bệnh cấp tính thì toa thuốc không được cho quá 7 ngày, còn
về bệnh mãn tính thì toa thuốc không cho quá 14 ngày.
 Bệnh nhân khi khám ở một khoa thì trong toa thuốc tối đa không được
quá 7 món thuốc, còn khám ở 2 khoa thì cộng lại không được quá 8
món thuốc. Nếu có quá 8 món thuốc phải qua trưởng Khoa duyệt mới
được phát.
Nếu khi kiểm định mà thấy toa thuốc không phù hợp thì người kiểm định
đem toa thuốc đó qua bác sĩ điều trị và nói với bác sĩ xem lại chỗ không phù
hợp. Nếu bác sĩ đồng ý sửa thì ký xác nhận ngay bên cạnh. Nếu bác sĩ không sửa
thì ghi vào phiếu BV01.
Sau khi kiểm định toa xong thì việc tiếp theo là soạn thuốc: Đọc to tên
biệt dược, hàm lượng, số lượng, đơn vị tính, rồi cắt thuốc. Nếu thuốc dạng viên
rời thì bỏ vào bao nylon kín có đính nhãn thuốc. Hộp đựng thuốc sau khi lấy dở
(không còn đủ nguyên hộp) thì để hở nắp để dễ phân biệt. Nên đọc thuốc theo
thứ tự một chiều trong toa từ trên xuống hoặc từ dưới lên để tránh bỏ sót hoặc
đọc trùng 2 lần.
Sau khi đã hoàn thành xong công việc soạn thuốc thì tiếp tục kiểm tra
thuốc đã soạn trong rỗ bằng cách đối chiếu toa thuốc với thuốc đã soạn xem: tên
11


thuốc hàm lượng, số lượng, đơn vị tính có đúng không rồi bỏ hết thuốc vào
chung một bịt nylon và đưa ra ngoài.
Khi phát thuốc cho bệnh nhân thì đọc to số thứ tự đính kèm theo sổ, trao
thuốc cho bệnh nhân và đề nghị bệnh nhân kiểm tra lại thuốc trước khi rời khỏi
quầy.

Phía ngoài, trước kho có đặt một bàn tư vấn thuốc. Tại đây luôn có nhân
viên ngồi trực để trả lời những thắc mắc của bệnh nhân về thuốc hoặc những vấn
đề ghi trong toa thuốc mà bệnh nhân chưa rõ, ví dụ như là thuốc này uống vào
buổi nào, uống trước ăn hay sau ăn, viên thuốc này to quá bẻ ra uống được
hôn…
Ngoài ra, gần đó cũng có tủ thông tin thuốc dành cho bệnh nhân. Các tờ
hướng dẫn sử dụng thuốc cùng với nhãn bìa thuốc đặt theo thứ tự a, b, c để bệnh
nhân dễ tìm. Tủ thông tin thuốc này bao gồm luôn cả thuốc sử dụng ở kho Ngoại
viện và Nhà thuốc nhưng sắp xếp theo từng kệ riêng.

Trong trường hợp bệnh nhân khám dịch vụ, tức là bệnh nhân đóng thêm
tiền khám, có thể chọn bác sĩ thì qui trình cấp phát thuốc cho đối tượng bệnh
nhân này có cái khác so với khám thông thường ở chỗ: là khám dịch vụ không
có nhân viên kiểm định toa thuốc riêng, nhân viên vừa soạn thuốc vừa giám định
thuốc luôn.
Một số thuốc tại kho Ngoại viện:
Nhóm kháng sinh :
TT
Hoạt chất
Biệt
Chỉ định
dược


12

Chống chỉ
định

Tác dụng phụ



1

Amoxcyllin
Acid
clavulanic

2

Cefadroxil

3

Azithromycin
250mg

Augmet Nhiễm trung Mẫn
cãm
in1g
hô hấp, da, với
các
mô mềm,
thành phần
Tai, mũi,họng
của thuốc
Tytdrox Nhiễm trùng Mẫn cảm
il
hô hấp , tiết
500

niệu, tai mũi ,
họng
Azicin

Nhiễm trùng
hô hấp, da ,
mô mềm,
Viêm phổi,
viêm
phế
quản

Nhóm kháng viêm NSAIDs :
ST Hoạt chất Biệt dược

Chỉ định
13

Dị ứng
Sốc phản vệ

Dị ứng
Sốc phản vệ

Mẫn cảm với Dị ứng
Macrolid
Viêm gan tắc
Suy gan
mật
Phụ nữ có thai


Chống chỉ

Tác dụng


T
1

định
phụ
Viêm khớp
Loét dạ dày , Loét dạ dày
Viêm thấp tá tràng
tá tràng
khớp
Phụ nữ có Suy thận
Viêm
dây thai
thần kinh
Suy thận

Meloxica
m

Mobic 7,5

2

Ibuprofen


Ibuprofen
200mg

Viêm khớp,
thấp khớp
Viêm
dây
thần kinh

Loét dạ dày Loét dã dày
tá tràng
tá tràng
Phụ nữ có Mẫn cảm
thai

3

Diclofenac Diclofena
c
50

Viêm khớp ,
thấp khớp
Viêm
dây
thần kinh

Loét dạ dày Suy thận
Mẫn cảm

tá tràng
Phụ nữ có Loét dạ dày
tá tràng
thai
Suy thận

14


4. NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN:

Nhà thuốc GPP gồm có 12 SOP như sau:
SOP 1: Soạn thảo quy trình thao tác chuẩn.
SOP 2: Mua thuốc.
SOP 3: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn.
SOP 4: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn.
SOP 5: Bảo quản và theo dõi chất lượng.
SOP 6: Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
SOP 7: Đào tạo nhân viên.
SOP 8: Tư vấn điều trị.
SOP 9: Vệ sinh nhà thuốc.
SOP 10: Ghi chép nhiệt độ, độ ẩm.
SOP 11: Sắp xếp, trình bày.
Sop 12 : Quản lý hàng lạnh
Nhà thuốc bệnh viện nhận hàng từ Kho Chẵn và xuất bán hàng cho bệnh
nhân theo toa thuốc điều trị.
Thuốc lãnh về được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Thuốc bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
- Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
- Thuốc bình ổn theo nhóm kê đơn và không kê đơn.

- Trong mỗi nhóm thuốc kê đơn và nhóm thuốc không kê đơn sắp xếp
thuốc theo nhóm qui định trong Thông tư 40/2014/BYT như thuốc
điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; thuốc tim mạch....
- Thuốc của mỗi nhóm phân theo thứ tự a, b, c.
* Riêng thuốc thành phẩm gây nghiện dạng phối hợp phải để vào tủ
riêng có khóa chắc chắn. Khi phát thuốc lưu lại thông tin cá nhân của
bệnh nhân: Tên họ, số CMND, địa chỉ, số điện thoại.
Thuốc tại nhà thuốc bảo quản ở nhiệt độ phòng < 300C; độ ẩm ≤ 75%.
Qui trình hoạt động tại Nhà thuốc như sau:
Nhận toa thuốc từ bệnh nhân
Nhập toa thuốc vào phần mềm
15 hoặc tìm mã bệnh
nhân trên máy nếu toa thuốc có sẳn trên máy


Báo giá và thu tiền
Soạn thuốc và ghi hướng dẫn sử dụng thuốc
Giao thuốc cho bệnh nhân
Khi bệnh nhân đưa toa thuốc để mua thuốc thì phải nhập thông tin trên toa
thuốc vào phần mềm, có hai cách sau:
• Đối với toa thuốc kê trên phần mềm:
- Nhập tên BN hoặc mã BN thì toa thuốc sẽ xuất hiện trên màn hình
- Báo giá tiền cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân đồng ý thì in hóa đơn (in
làm 2 bản: một bản bấm kẹp vào sổ bệnh nhân, 1 bản Nhà thuốc giữ).
- Phát thuốc theo đơn và thu tiền. Nếu vì lý do nào đó, bệnh nhân chỉ
muốn mua 1 phần toa thuốc hoặc thay thuốc tương đương nhưng của
hãng khác, giá khác thì điều chỉnh lại toa và báo giá mới, nếu bệnh
nhân đồng ý thì in hóa đơn. Phát thuốc và thu tiền.
- Bấm nút lưu lại toa thuốc trên phần mềm.
• Đối với toa thuốc viết tay: Nhập đầy đủ tên BN, tên thuốc, số lượng…

rồi cũng báo giá và in hóa đơn.
Sau đó soạn thuốc theo toa và bấm tờ hướng dẫn sử dụng đã in tên nhà thuốc
bệnh viện lên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc. Thuốc lẻ phải đựng trong túi riêng
(viên rời phải để trong túi kín khí), bên ngoài cũng đính tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc.
Một số thuốc có tại nhà thuốc bệnh viện:
Tên thuốc: TV.CEFUROXIME
Hoạt chất: Cefuroxim
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai
giữa, Viêm xoang tái phát, viêm amidan và viêm họng tái
phát do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Nhiễm khuẩn đường
tiết niệu không biến chứng. Nhiễm khuẩn da và mô mềm
do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bệnh Lyme thời kỳđầu
biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia
burgdoferi.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của
thuốc. Tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin và penicilin
16


Tên thuốc: ZINNAT 250mg
Hoạt chất: Cefuroxime
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm
khuẩn tai, mũi, họng. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
dưới. Nhiễm khuẩn niệu sinh dục như viêm thận - bể
thận, viêm bàng quang và niệu âm đạo.
Chống chỉ định: Quá mẫn vớicephalosporin.

Tên thuốc: Xatral XL 10mg
Hoạt chất: Alfuzosin

Chỉ định: Bướu lành tiền liệt tuyến. Phụ trị bí tiểu cấp
phải đặt ống thông tiểu do bướu lành tiền liệt tuyến
Chống chỉ định: Quá mẫn với alfuzosin hoặc thành
phần thuốc. Dùng kết hợp với các thuốc chẹn alpha
khác. Suy gan, suy thận
Tên thuốc: AMLOR 5mg
Hoạt chất: Amlodipin
Chỉ định: chỉ định điều trị tăng huyết áp, bệnh
mạch vành, đau thắt ngực ổn định mạn, giảm
nguy cơ tái phát
mạch vành và sự cần thiết phải nhập viện do đau
thắt ngực ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành
Chống chỉ định: Quá mẫn với dihydropyridin
hoặc thành phần thuốc .
Tên thuốc: CAPTOPRIL
Hoạt chất: Captopril
Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim, sau nhồi máu cơ
tim (ở người bệnh đã có huyết động ổn định).
Chống chỉ định: Tiền sử phù mạch, mẫn cảm với
thuốc, sau nhồi máu cơ tim (nếu huyết động không
17


ổn định). Hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch thận ở thận độc nhất.
Hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng.

18


PHẦN III: THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG BỆNH VIỆN

1. KHOA DƯỢC
- Học cách thao tác nhập toa thuốc bệnh nhân ngoại trú/BHYT trên phần
mềm: Qua các bước cơ bản sau:
+ Nhập mã bệnh nhân (bỏ 3 chữ số 0 đầu), nếu bệnh nhân mới thì nhập
vào cả họ tên và các thông tin cá nhân như năm sinh, địa chỉ…
+ Nhập đúng ngày ra toa (máy chỉ hiện ngày hiện hành)
+ Nhập tên thuốc theo tên biệt dược (chữ đậm trong ngoặc) theo 1 chiệu
từ trên xuống hoặc từ dưới lên để tránh bỏ sót hoặc trùng thuốc
+ Nhập liều dùng vào vị trí thời điểm dùng thuốc: sáng, trưa, chiều, tối
+ Nhập tổng số lượng thuốc cho mỗi tên thuốc
+ Kiểm tra lại thông tin nhập vào, rồi bấm “Lưu lại”
- Học cách nhập hồ sơ bệnh án bệnh nhân nội trú trên phần mềm: Qua các
bước
+ Nhập mã bệnh nhân, họ tên, năm sinh, giới tính, chiều cao, cân nậng
+ Nhập chẩn đoán theo mã bệnh, nếu máy chưa cập nhật mã bệnh thì
đánh tên bệnh trực tiếp vào
+ Nhập ngày, giờ điều trị; khi nhập + thêm 1 giờ vì chênh lệch so với
phần mềm.
+ Nhập tên thuốc theo tên biệt dược cùng với ngày, giờ dùng thuốc (chú ý
nhập đúng vào chỗ cử uống)
+ Nhập xong bấm “Lưu lại”
+ Nếu nhập tiếp cho ngày mới thì bấm “Tạo mới”
- Xem thông tin tương tác thuốc: Phần mềm có chức năng cảnh báo tương tác
thuốc, cần xác định xem những sự cảnh báo này có nghiêm trọng không để
có hướng xử lý.
2.
Trong thời gian thực tập tại đây, nhóm sinh viên thực tập chúng em được
xem các bác sĩ khám bệnh cho các thiên thần nhỏ; xem cách thao tác sử dụng
máy xông khí dung.
Tại đây có 2 loại thuốc luôn có sẵn là thuốc xông khí dung cắt cơn hen

Ventolin Nebules 2.5mg / 5mg và thuốc hạ sốt loại viên đạn Efferalgan và
Colocol. Những thuốc này được bảo quản ở điều kiện qui định: trong tủ lạnh
(nhiệt độ 2-80C)
- Thuốc xông khí dung: Ventolin Nebules với hoạt chất là Salbutamol có 2 loại
hàm lượng là 2.5mg và 5mg
Chỉ định: Điều trị hen nặng cấp tính
19


Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của
thuốc. Không được tiêm hoặc uống dung dịch khí dung.
Tác dụng phụ: Run tay chân, căng cơ, đau đầu, tăng nhịp tim, nhịp nhanh, dị
ứng.
Liều lượng và cách dùng:
Đối với hầu hết bệnh nhân thời gian tác dụng của Ventolin từ 4-6h. Ventolin
Nebules được thiết kế sử dụng dưới dạng không pha loãng. Tuy nhiên, muốn
kéo dài thời gian phân phối thuốc (hơn 10 phút) thì có thể cần pha loãng bằng
nước muối 0.9% vô khuẩn.
Ventolin Nebules được sử dụng với máy khí dung theo hướng dẫn của bác sỹ.
Liều khởi đầu thích hợp của salbutamol dung dịch khí dung là 2,5mg. Có thể
tăng liều lên 5mg. Có thể dùng đến 4 lần/ngày.
Khi điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí nặng ở người lớn, liều dùng có thể cao
hơn, lên đến 40mg/ngày nhưng phải dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sỹ tại
bệnh viện.

- Thuốc hạ sốt loại viên đạn Efferalgan và Colocol với hoạt chất là Paracetamol
đủ các hàm lượng: 80mg, 150mg, 300mg phù hợp sử dụng cho trẻ em các lứa
tuổi
khi bị
sốt.


20


21


3. PHÒNG KHÁM
- Xem cách hỏi bệnh và kê đơn của bác sĩ khám bệnh
- Học 5 tên thuốc thường kê tại Phòng Khám
- Tìm hiểu 2 đơn thuốc tại Phòng Khám:
Đơn thuốc 1:

1. Perindopril 5mg
Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết
Chống chỉ định: Mẫn cảm, phù mạch, phụ nữ có thai, cho con bú.
Tác dụng phụ: Ho khan, phù mạch, tăng kali huyết

22


Tương tác thuốc: Dùng chung với thuốc lợi tiểu giữ kali sẽ làm tăng thêm
nồng độ kali huyết
2. Betahistine 16mg
Chỉ định: Chóng mặt do nguyên nhân tiền đình.
Hội chứng Ménière (chóng mặt, ù tai, mất thính lực).
Chống chỉ định: Loét dạ dày tá tráng
Tác dụng phụ: Gây đau dạ dày nhẹ, có thể tránh được bằng cách dùng thuốc
trong bữa ăn.
Meloxicam 7.5mg

Chỉ định: Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp
Chống chỉ định: Mẫn cảm, loét dạ dày tá tràng tiến triển; suy gan, thận nặng;
phụ nữ có thai, cho con bú
Tác dụng phụ: Dị ứng, gây loét dạ dày tá tràng
Tương tác thuốc: NSAID, thuốc chống đông

3.

Glyceryl trinitrate 2.6mg
Chỉ định: Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.
Ðiều trị suy tim sung huyết (phối hợp)
Chống chỉ định: Huyết áp thấp, trụy tim mạch.
Thiếu máu nặng
Tác dụng phụ: Giãn mạch ngoại vi làm da bừng đỏ
Hạ huyết áp thế đứng, choáng váng

4.

5. Rosuvastatin 5mg
Chỉ định: Rối loạn lipit máu
Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần của thuốc, bệnh gan, suy thận
nặng, phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh về cơ
Tác dụng phụ: Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, viêm tụy, đau cơ
Tương tác thuốc: Cyclosporin, chất đối kháng vitamin K, thuốc kháng acid
6. Bisoprolol 2.5mg
Chỉ định: Tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim mạn
Chống chỉ định: Quá mẫn, suy tim chưa điều trị ổn, sốc, blốc nhĩ thất độ II,
III, hen phế quản, phụ nữ có thai, cho con bú
Tác dụng phụ: Chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, tê lạch đầu chi, rối loạn tiêu
hóa.


23


Đơn thuốc 2:

Gliclazide 60mg
Chỉ định: Tiểu đường typ 2
Chống chỉ định: Tiểu đường typ 1. Suy gan, thận nặng. Phụ nữ có thai, cho con

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu
Tương tác thuốc:
Thuốc làm tăng tác dụng của gliclazid như NSAID, sulfamid kháng khuẩn,
thuốc chống đông máu…
Thuốc làm giảm tác dụng của gliclazid như barbituric, corticosteroid, thuốc lợi tiểu
thải muối và thuốc tránh thai uống.
1.

2. Metformin 500mg
Chỉ định: Tiểu đường typ 2
24


Chống chỉ định: Tiểu đường typ 1. Nhiễm acid lactic. Suy gan, thận nặng. Phụ
nữ có thai, cho con bú
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, mày đay
Tương tác thuốc:
Thuốc làm tăng tác dụng của Metformin như Furosemid, Cimetidin
Thuốc làm giảm tác dụng của Metformin như những thuốc có xu hướng gây
tăng glucose huyết ( thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin…)

3. Losartan 50mg
Chỉ định: Tăng huyết áp
Chống chỉ định: Quá mẫn với losartan Phụ nữ có thai, cho con bú
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, choáng váng; tăng kali huyết
4. Felodipin 50mg
Chỉ định: Tăng huyết áp, đau thắt ngực
Chống chỉ định: Quá mẫn Phụ nữ có thai, cho con bú
Tác dụng phụ: Đỏ bừng mặt, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh
Tương tác thuốc: Metoprolol, Cimetidin, Phenytoin
5. Alfuzosin 10mg
Chỉ định: Bướu lành tiền liệt tuyến
Chống chỉ định: Quá mẫn. Dùng kết hợp với thuốc chẹn alpha khác. Suy gan,
thận nặng. Hạ huyết áp tư thế. Tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, nhức đầu, buốn nôn, đau thượng vị.
Tương tác thuốc: Thuốc hạ huyết áp.

25


×