Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

hiện trạng tài nguyên rừng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.17 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ LÂM NGHIỆP

ĐỀ TÀI :
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT
NAM

Năm 2017
I / ĐẶT VẤN ĐỀ


Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng,
rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất,
hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt
của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề
quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong
những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích
hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp
dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất
lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế
hưởng lợi…Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng
thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn
cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên
rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát
huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về


quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều
thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định
về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu
thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy
định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng
xấu đến chức năng của rừng tự nhiên.


II. TÌNH TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm rừng
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa
dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lí:
- Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một
phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov
1930). Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
- Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một
tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong
quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài (M.E.Tcachenco 1952).
- Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của
sinh quyển địa cầu (I.S.Mê lê Khôp 1974).
- Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là đất đủ rộng có cây cối
mọc lâu năm.
• Rừng có sự cân bằng đặc biệt về trao đổi năng lượng và vật chất, luôn
luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật; đồng thời nó thải ra khỏi hệ
sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh
thái khác.
• Rừng là một tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất

giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân
bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại
những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật.
Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu
dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các thành phần rừng
2. Phân loại rừng
a. Theo chức năng
Rừng phòng hộ:
- Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ
lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ.
- Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ
đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có
độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.
- Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn
cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở,
bảo vệ các công trình ven biển. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu


dân cư, khu đô thị, khu du lịch. Rừng phòng hộ 5,42 triệu ha, chiếm 46,8%
(năm 2000).
Rừng ngập mặn
- Các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu
tan các đợt sóng thần cao 15 mét.
- Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
hàng năm thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão và triều cường
gây thiệt hại lớn. Trước đây, nhờ có các dãy rừng ngập mặn tự nhiên và
những dãy rừng được trồng ở các vùng cửa sông, ven biển nên đê điều ít
khi bị vỡ. Nhưng gần đây do việc phá rừng ngày càng tăng, nạn lở đất, lũ
lụt xảy ra nhiều nên cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển ngày càng

bị đe doạ. Ngay trong năm 2005, Việt Nam đã phải gánh chịu những thiệt
hại to lớn về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Nhiều đoạn đê biển bị vỡ
hoặc sạt lở nghiêm trọng. Nhưng sau những thiệt hại mà bão số 2, bão số
6 và bão số 7 gây ra, nhiều người dân ở vùng biển đều có nhận xét rằng:
ở những khu vực có rừng ngập mặn, đê biển không hề sạt lở.
Vd: Tại tỉnh Thanh Hoá, bão số 7 đã gây những thiệt hại nghiêm trọng, nhưng
cũng qua cơn bão này, người dân càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của rừng
ngập mặn. Bà Viên Thị Hoa - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thanh Hoá nói: "Sau bão
số 7, chúng tôi có dịp đi một số tỉnh nằm trong dự án trồng rừng ngập mặn do Hội
Chữ thập đỏ Đan Mạch và hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Tận mắt chứng kiến
những đoạn đê vỡ, những khu nhà ngập trong nước và có dịp so sánh với những
quãng đê lành lặn được che chở bởi những cánh rừng ngập mặn hoặc những
khoảng tre gai... chúng tôi dễ dàng nhận thấy một điều: ở đâu có rừng ngập mặn,
sức tàn phá của sóng biển bị suy giảm. Rừng ngập mặn là vành đai xanh góp phần


quan trọng trong việc phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai"

Giáo sư – Tiến sĩ Phan Nguyên Hồng – một chuyên gia trong lĩnh vực rừng ngập
mặn cho biết: "Rừng ngập mặn có ý nghĩa to lớn trong việc phòng vệ đê chống xói
lở ở vùng ven biển. Nếu chỗ nào không có rừng ngập mặn thì khi có bão dễ bị phá.
Ở các nước có Rừng ngập mặn, họ rất quan tâm giúp đỡ các nước không có rừng
ngập mặn như Nhật Bản, Hà Lan. Một số nước Bắc Âu muốn Việt Nam phát triển
rừng ngập mặn để bảo vệ dân, người ta đã đầu tư nhiều tiền cho chúng ta phục hồi
rừng, nhưng một số địa phương lại có chủ trương phá rừng đi để làm đầm tôm, vì
lợi ích trước mắt không tính đến hậu quả lâu dài. Hậu quả cơn bão số 7, số 6 là
những bài học rất đắt giá cho chúng ta". Chúng ta đều biết rằng, ngay sau trận sóng
thần và động đất xảy ra ở khu vực Nam Á cuối năm ngoái, rất nhiều hội thảo khoa
học về thảm hoạ thiên tai đã được tổ chức và tầm quan trọng của rừng ngập mặn
trong việc phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai đã được các quốc gia đặc biệt quan

tâm, chú ý. Bài học nhãn tiền từ sự thiệt hại về người, về tài sản ở Thái Lan - đất
nước quá quan tâm đến việc phát triển kinh doanh du lịch mà chưa tính đến sự tổn
thất phải trả giá đắt vì thiên tai dường như chưa đủ vì ở một số địa phương vẫn còn
tình trạng phá rừng làm đầm nuôi trồng thuỷ sản.
Rừng đặc dụng
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh
thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học… Bao gồm
các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa lịch sử và môi
trường. Rừng đặc dụng 1,443 triệu ha, chiếm 12,46% (năm 2000).


Vườn quốc gia:
Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái,
đáp ứng yêu cầu sau:
• Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên
vẹn hoặc ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du
lịch.
• Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi
những tác động xấu của con người.
• Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên.
• Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu do Chính phủ Việt Nam công nhận
chính thức thông qua nghị định. Thông thường các vườn quốc gia nằm trên địa
phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
nam quản lí, đối với các Vườn quốc gia nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố thì do
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lí. Năm 1966, Việt Nam có Vườn quốc
gia đầu tiên mang tên Cúc Phương nằm trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa,
Hòa Bình. Hiện nay nước ta có 30 vườn quốc gia với diện tích khoảng 10.350,74
Km2 (trong đó có 620,10 Km2 là diện tích mặt biển) chiếm 2,93 Km2 diện tích
lãnh thổ.



VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Vùng

Tên vườn quốc Năm thành Diện
gia
lập
( ha )

Trung
du Bái Tử Long
miền
núi
Ba bể
phía Bắc
Tam Đảo

Xuân Sơn

tích Tỉnh( thành phố)

2001

15.783

Quảng Ninh

1992


7.610

Bắc Cạn

1986

36.883

Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang,
Thái
Nguyên

2002

15.048

Phú THọ


Hoàng Liên

1996

38.742

Lai Châu, Lào Cai

1986


15.200

Hải Phòng

2003

7.100

Nam Định

Ba Vì

1996

6.986

Hà Nội

Cúc Phương

1966

20.000

Ninh Bình, Thanh
Hóa, Hòa Bình

Bắc trung bộ Bến En


1992

16.634

Thanh Hóa

Pù Mát

2001

91.113

Nghệ An

Vũ Quang

2002

55.029

Hà Tĩnh

Phong Nha – Kẻ 2001
Bàng

200.000

Quảng Bình

Bạch MÃ


1991

22.030

Thừa Thiên Huế

NamTrung
Bộ

Phước Bình

2006

19.814

Ninh Thuận

Núi Chúa

2003

29.865

Ninh thuận

Tây Nguyên

Chư Mom Ray


2002

56.621

Kon Tum

Kon Ka Kinh

2002

41.780

GiaLai

Yok Đôn

1991

115.545

Đăk Lăk

Chư Yang Sin

2002

58.947

Đăk Lăk


Bidoup Núi Bà

2004

64.800

Lâm Đồng

1992

73.878

Lâm Đồng, Bình
Phước, Đồng Nai

Bùi Gia Mập

2002

26.032

Bình Phước

Lò Gò – Xa Mát

2002

18.765

Tây Ninh


Côn Đảo

1993

15.043

Bà Rịa – Vũng
Tàu

1994

7.588

Đồng THáp

Đồng bằng Cát Bà
Bắc bộ
XuânThủy

Đông
Bộ

Nam Cát Tiên

Tây Nam Bộ Tràm Chim


Mũi Cà Mau


2003

41.862

Cà Mau

U Minh Thượng

2002

8.053

Kiên Giang

Phú Quốc

2001

31.422

Kiên Giang

Khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh):

Là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và
đáp ứng các yêu cầu sau:
• Là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh
học cao.
• Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch.
• Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài

động vật hoang dã quý hiếm.
• Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.
Khu bảo toàn thiên nhiên được thể hiện ở trên.
Khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường


Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị
văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu,
bao gồm:
• Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
• Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.
. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển
• Phải đảm bảo sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh
quan của khu rừng.
• Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải xác định số phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ. Ba phân khu
này gọi là vùng lõi của rừng đặc dụng ngoài ra còn có vùng đệm.
• Mọi hoạt động của rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo
quy chế quản lý rừng.
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Là khu vực được đảm bảo toàn nguyên vẹn và quản lý bảo vệ chặt chẽ nhằm theo
dõi diễn biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên
của khu rừng.
Cơ chế bảo vệ: nhà nước cấm hoàn toàn các hoạt động sau:
• Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên.
• Làm ảnh hưởng thay đổi đến đời sống tự nhiên của các loái động thực vật hoang
dã.
• Cấm thả và nuôi trồng các loài động thực vật từ nơi khác tới.
• Cấm khai thác tài nguyên sinh vật.
• Cấm chăn thả gia súc.

• Cấm gây ô nhiễm môi trường.
• Cấm mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa trong rừng, ven rừng.


Rừng sản xuất
Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, đặc sản rừng, động vật
rừng và kết hợp bảo vệ môi trưòng sinh thái.
Quyết định 147/2007/QĐ – TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây thực
sự là động lực để thúc đẩy các chủ rừng tham gia trồng rừng sản xuất, đảm bảo
bình quân mỗi năm có thêm 250.000 ha (bao gồm cả diện tích trồng lại rừng sau
khai thác). Tổng mức đầu tư để thực hiện chương trình này khoảng 40.000 tỷ đồng,
trong đó huy động các thành phần kinh tế khoảng 31.000 tỷ đồng, vốn ngân sách
nhà nước 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, ở các xã đặc biệt khó khăn (theo QĐ
164/2006/QĐ-TTg), bà con được hỗ trợ 3 triệu đồng/ha khi trồng các loài cây sản
xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa trên đất trống, đồi núi trọc,
hay 2 triệu đồng/ha với các loài cây sản xuất gỗ nhỏ. Riêng chủ rừng trồng rừng tại
các xã biên giới được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha, ngoài mức hỗ trợ trên.
Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc
xã đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha nếu trồng rừng sản xuất. Nếu
trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) còn được trợ vốn bằng
60% giá thành trồng rừng được duyệt. Khi trồng rừng, chủ rừng được hưởng toàn
bộ Hơn nữa, khi khai thác, sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các
chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Chủ rừng chỉ phải nộp cho ngân sách xã 80kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng khi khai
thác để xây dựng quỹ phát triển rừng của xã và quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong
đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, sâu
bệnh được xác định theo đúng quy định của Bộ NN & PTNT, người trồng rừng
không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
Quyết định 147 cũng nêu rõ, các rừng giống, vườn giống cũng được hỗ trợ tối đa là

30% tổng diện tích được quy hoạch. Mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước là
1,5 tỷ đồng cho một trung tâm giống.
Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với nhà máy sản xuất ván ghép
thanh kết hợp với ván dăm hoặc ván ghép thanh kết hợp với ván MDF để tận dụng
nguyên liệu. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20


năm. Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu 10.000 m3 /năm;
thiết bị máy mới 100%; doanh nghiệp phải có diện tích rừng sản xuất đã trồng đến
thời kỳ được thu hoạch bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tối thiểu đạt
50% công suất thiết kế, ở đây nghĩa là tác động đến thành phần của hệ sinh thái
rừng, tác động và làm thay đổi các quy luật vận động đang diễn ra một cách ổn
định, dù chỉ một tác động nhỏ đến rừng cũng làm thay đổi rất nhiều mối quan hệ
khác nhau trong rừng.
Dự đoán trong tương lai, nếu không có chính sách bảo vệ hữu hiệu của Nhà nước
thì rừng Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng: gây lũ lụt, xói mòn
đất, diện tích đất trống đồi trọc ngày càng tăng, …
Nguồn tài nguyên rừng, đất rừng quốc gia hiện có cũng như trong tương lai trên cơ
sở ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về lâm sản, bảo vệ môi
trường, nâng cao sản lượng rừng, …
Hệ sinh thái rừng luôn có khả năng duy trì và điều hoà. Điều đó có nghĩa là nếu
rừng được bảo vệ tốt, tức là các quá trình vận động, các chu trình trong hệ sinh thái
rừng không bị ảnh hưởng. Bảo vệ rừng tốt tức là ngăn chặn các tác động có hại đến
rừng như lửa rừng, phá rừng để thực hiện các hoạt động phi lâm nghiệp, khai thác
rừng quá mức để cho các quá trình tự điều chỉnh của rừng diễn ra thuận lợi theo
đúng quy luật vốn có của nó.
Hệ sinh thái rừng có tính ổn định khi được bảo vệ. Nếu không có sự can thiệp của
con người, các hệ sinh thái rừng tiến hoá theo hướng ngày càng phức tạp và bền
vững. Phá đi các hệ sinh thái rừng tự nhiên và thay vào đó là các hệ sinh thái rừng
nhân tạo, con người đã làm cho chúng mất đi tính phức tạp và tính bền vững.

Do đó, bảo tồn cả hệ sinh thái rừng là một đòi hỏi cấp bách, nhất là đối với hệ sinh
thái rừng nhiệt đới. Biện pháp bảo tồn duy nhất và hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn
hệ sinh thái rừng là bảo tồn tại chổ. Biện pháp bảo tồn này cho phép điều tra,
nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và các điều kiện môi trường, các qui
luật hình thành hệ sinh thái cũng như để phát hiện ra các biến dị di truyền của các
loài trong đó. Từ những năm 60, Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề này và cho
đến nay đã có một hệ thống bảo tồn tại chỗ dưới 3 hình thức khác nhau: Công viên
Quốc gia, Khu bảo tồn, Khu văn hoá – lịch sử và môi trường gọi chung là hệ thống
rừng đặc dụng.


Bảo tồn nguồn gen thực vật rừng là một việc làm cấp thiết và thường xuyên, vừa
nhằm phục vụ các mục tiêu trước mắt và lâu dài của công tác cải thiện giống, vừa
góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Quan trọng hơn là tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc trồng, bảo vệ và
quản lý, phát triển rừng có hiệu quả vì lợi ích của môi trường chung. Song song với
vấn đề đó cần phải đóng góp cải thiện đời sống, tăng việc làm cho nhân dân, đặc
biệt là các cộng đồng miền núi.
b.Theo trữ lượng
¬ Rừng giàu Trữ lượng rừng trên 150 m3 /ha.
¬ Rừng trung bình Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100 – 150) m3 /ha.
¬ Rừng nghèo Trữ lượng rừng nằm tong khoảng (80 – 100) m3 /ha.
¬ Rừng kiệt Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m3 /ha.
Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
Rừng tự nhiên
♣ Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu
trúc của rừng còn tương đối ổn định.
Rừng nhân tạo Là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
♣ Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng.
♣ Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có.

♣ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây
trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau. Rừng thứ sinh: là
rừng đã bị phá hủy sau một thời gian dài đã được phục hồi.
Rừng chồi Là rừng được trồng bằng chồi thân, chồi rễ hay chồi gốc.
Chỉ áp dụng cho các loài cây có khả năng đâm chồi mạnh.


Rừng hạt Là rừng có nguồn gốc hạt, tiến hành tái sinh hạt sau khai thác trong quá
trình nuôi dưỡng rừng.
Rừng hạt có sức sống mạnh, ổn định, đời sống dài, cây gỗ lớn.
Rừng theo tuổi.
Rừng non Giai đoạn phát triển của rừng từ lúc cây non hình thành, tán bắt đầu giao
nhau (đối với rừng trồng) cho đến lúc cây mọc ổn định về chiều cao.
Rừng sào Rừng bắt đầu khép tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh sáng
và chiều cao giữa các cá thể cây gỗ. Giai đoạn này cây gỗ phát triển mạnh về chiều
cao.
Rừng trung niên Rừng khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm lại, có
sự phát triển về đường kính.
Rừng đã thành thục về tái sinh.
Rừng già Trữ lượng cây gỗ đạt tối đa.
Có một vài cây gỗ già, chết, tán cây thưa dần, cây rừng vẫn ra hoa, kết quả nhưng
chất lượng không tốt. Sinh thái
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
- Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới
- Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp
- Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới

- Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp


- Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa
- Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao
- Kiểu quần hệ lạnh vùng cao
3. Vai trò của rừng
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường
cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Đối với môi trường:
Rừng góp phần quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh
thái, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai.
Ngăn chặn xói mòn đất, bảo vệ mực nước ngầm. + Là nơi lưu giữ các nguồn gien
động thực vật quý hiếm.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
Rừng là nguồn cung cấp gỗ và lâm sản phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất.
Cung cấp các mặt hang lâm sản có giá trị xuất khẩu góp phần thu ngoại tệ phục vụ
qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cung cấp các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho con
người
Đối với các vùng núi nước ta, rừng còn là nguồn sống chủ yếu của các đồng bào
dân tộc ít người.
4.Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam.
 Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ
khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng
địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều
rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng
cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập

mặn...


 Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói
nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía
bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi
khác trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước
biển đến trên 3.000 m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật
và động vật quý hiếm và độc đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm
thấy được.
 Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng,tỉ lệ che
phủ thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất
đai của nước ta(so với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh
thái.Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải
là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%.
- Tính đến năm 2015 thì diện tích rừng hiện có là 14.061.856ha, trong đó:
 Rừng tự nhiên: 10.175.519 ha
 Rừng trồng: 3.886.337 ha
- Phân theo cơ cấu loài chủ yếu:
 Diện tích cây lâm nghiệp: 13.613.056 ha; độ che phủ: 39,5 %
 Diện tích trồng cây lâu năm( cao su, đặc sản) trồng trên đất lâm
nghiệp: 448.800 ha, độ che phủ: 1,34 %
- Diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.520.984 ha với độ che phủ
là 40,84%

Loại đất, loại rừng

Tổng


Tổng cộng

Rừng tự nhiên

Thuộc quy hoạch 3 loại rừng

Đặc dụng

Phòng hộ

Ngoài
quy
hoạch 3 loại
rừng

Sản xuất

14.061.85
6

2.106.051 4.462.635 6.668.202 824.968

10.175.51
9

2.026.872 3.839.879 3.940.252 368.416


1. Rừng gỗ


8.463.050

1.674.530 3.274.504 3.940.252 368.416

2. Rừng tre nứa

299.768

34.671

89.290

158.779

17.028

3. Rừng hỗn giao

1.122.205

157.291

375.311

533.258

56.346

4. Rừng ngập mặn


19.559

296

14.420

3.964

878

5. Rừng núi đá

270.938

160.085

86.454

16.567

7.832

3.886.337

79.179

622.656

2.727.950 456.552


1. Rừng trồng có 2.473.751
trữ
lượng( không
bao gồm rừng
ngập mặn

63.802

455.846

1.636.284 317.818

2. Rừng
trồng 852.842
chưa có trữ
lượng( không
bao gồm rừng
ngập mặn

10.195

108.144

635.923

98.580

3. Tre luồng

160


6.316

64.661

2.156

4. Cây lâu năm 448.800
trên đất lâm
nghiệp

3.807

38.587

369.537

36.869

5. Rừng ngập mặn

1.215

13.763

21.545

1.129

Rừng trồng


73.293

37.652

Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại
thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế
giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2015 nước ta có
khoảng hơn 14 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng hơn 10 triệu
hecta và khoảng gần 4 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so
với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những
nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần
đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 2014, trong đó rừng


tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự
nhiên giàu còn lại rất thấp. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do
mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới
việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng
núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng
nhỏ phân tán.
Diện tích rừng có chiều hướng tăng lên 28,2% và theo số liệu thống kê mới nhất
vào năm 2014 thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 40,4 %, trong đó:

Năm

Tổng
diện Rừng
tích rừng

nhiên

2008

13.118,8

10.348,6

2009

13.258,7

2010

tự Rừng trồng

Mới trồng

Tỷ lệ che
phủ rừng (
%)

2.770,2

342,7

38,7

10.338,9


2.919,8

…..

39,1

13.388,1

10.304,8

3.083,3

357,1

39,5

2011

13.515,1

10.285,4

3.229,7

377,0

39,7

2012


13.862,0

10.423,8

3.438,2

398,4

40,7

2013

13.954,4

10.398,1

3.556,3

396,0

41,0

2014

13.796,5

10.100,2

3.696,3


414,1

40,4

2015

...







...


5.Khai
thác
bảng diện tích rừng bị chặt phá

rừng

quá

mức:

2008

2009


2010

2011

2012

2013

2014

2015

3.172,
2

1.563,
0

3.942,
0

6.710,
3

2.251,
0

1.204,
5


716,
5

813,0

Đồng bằng 2,5
sông Hồng

8,5

1,8

1,6

134,4

0,7

52,8

1,6

Trung
du 360,4
miền
núi
phía bắc

309,3


319,5

541,2

267,5

118,3

131,6 212,7

Bắc trung bộ 331,8
và duyên hải
miền trung

84,5

307,3

1.055,
7

699,1

566,1

158,
3

201,3


Tây nguyên

1.040,
5

714,8



2.951,
3

4.951,
3

487,8

355,
8

377,0

Đông
Bộ

Nam 1.419,
9

428,0


361,6

153,5

55,8

27,1

12,2

13,7

Đồng
Sông
Long

Bằng 17,1
Cửu

18,0



7,0

0,5

4,5


5,8

6,6

Cả nước

6. Cháy rừng
Bảng: Diện tích rừng bị cháy

Cả nước

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1.549,

1.658,

4.734,


1.177,

1.385,

495,0 1.775,

2015
1.076,


7

0

9

1

5

6

0

Đồng bằng 105,6
sông Hồng

216,6


28,8

33,7

79,2

72,6

61,9

19,7

Trung
du 389,9
miền
núi
phía bắc

1.124,
3

2.418,
4

458,7

915,3

159,9 483,5


493,3

Bắc trung 610,1
bộ và duyên
hải
miền
trung

222,0

1.175,
2

463,1

366,5

59,9

363,5

Tây nguyên 113,3

25,4

238,4

214,5

3,1


196,5 40,5

155,0

Đông Nam 32,9
Bộ

6,2

24,6



0,0

3,8

15,3

18,7

Đồng Bằng 296,9
Sông Cửu
Long

63,5

849,5


7,1

21,4

2,3

0,7

25,8

1.173,
7

Hiện nay, thời tiết còn nắng nóng cục bộ nên tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc và
khu vực miền Trung còn xảy ra cháy rừng như: Hòa Bình là 17,8 ha; Thái Nguyên
là 9,5 ha; Nghệ An là 8,6 ha; Bình Định là 5,8 ha; Lạng Sơn là 4,7 ha... diện tích
rừng bị cháy trong cả nước là 51 ha. Tính chung 8 tháng đầu năm, diện tích rừng bị
cháy 742 ha (-70,4%). Diện tích rừng bị phá trong kỳ là 28 ha.
So với năm 2014, mặc dù tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương
nhưng mức độ thiệt hại đã giảm do công tác bảo vệ rừng năm 2015 được quan tâm
với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy được triển khai. Trong 1889ha diện
tích rừng bị thiệt hại năm 2015, giảm 53,1% so với năm 2014 thì có 1076 ha là do
bị cháy chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Giang, Sơn La, Bình Định và 813ha là
do bị chặt phá chủ yếu ở Đắk Nông, Điện Biên, Lâm Đồng.
III. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng


Với rất nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp nhưng có thể kể đến 7 nguyên nhân
tiêu biểu sau đóng vai trò chính của việc ghóp phần làm suy thoái tài nguyên rừng
việt nam, và những nguyên nhân trên tương đương với mức độ quan trọng của

chính bản thân nó:
1.
-

2.
-

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất
sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông ngiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng,
là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái đa
dạng dinh học. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái
rừng. Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của
hàng triệu dân nghèo ven biển Việt Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn ở Nam Bộ
là những căn cứ kháng chiến vững chắc, nơi cất giấu vũ khí chuyển từ Miền
Bắc vào trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Do vị trí chuyển
tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rưng ngập mặn có tính
đa dạng sinh học rất cao. Rưng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo
vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bảo lụt. Do chưa hiểu
hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích
kinh tế trước mắt, đặt biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập
mặn Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Ngoài ra con người còn chuyển đổi 1 số lượng lớn diện tích rừng để làm các
khu du lịch, khu nghỉ mát.
Khai thác nguồn lâm sản quá mức
Khai thác nguồn lâm sản là trình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài
nguyên rừng Việt Nam. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến
rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái
tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng
bị giảm sút gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng trên toàn

cầu. Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, vì
rất nhiều mục đích khác nhau mà con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức
để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Với mục đích khác nhau nên hoạt
động khai thác nguồn lâm sản ở đây dduwacj chia thành 3 hoạt động: khai
thác gỗ, khai thác củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ.
• Khai thác gỗ: trong giai đoạn từ năm 1986 – 1991 các lâm trường quốc
doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu gỗ mỗi năm ( khoảng 80.000 ha




rừng ), đó chưa nói đến hậu quả của nạn khai thác trộm gỗ đã xảy ra khắp
nơi, thậm chí cả trong các khu bảo tồn. Kết quả là rừng đã bị suy giảm
nhanh chóng cả về diện tích lẫn chất lượng. Ngày nay, khi giá gỗ tăng
cao, con người đã không ngừng tiến hành khai thác các loài nhóm gỗ trên
theo các mục đích của mình. Họ khai phá để phục vụ cho các công trình
xây dựng như làm giàn giáo, cốppha. Đối với loài gỗ bền chắc thì họ khai
thác để xây dựng nhà ở, đối với loài gỗ quý hiếm thì họ khai thác nhằm
để bán và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của con người. Việc
khai thác các loài gỗ quý hiếm để phục vụ mục đích kinh doanh xuất
khẩu hiện nay đang là một nguồn lợi tức đáng kể cho quốc gia có trữ
lượng lớn gỗ quý như Việt Nam.
Với tốc độ đáng lo ngại, nạn khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở các khu rừng
nhiệt đới đang dần đưa đến nguy cơ mất rừng.
• Khai thác củi: Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây
dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém
giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt.
Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng dùng cho gia đình là các sản
phẩm từ thực vật, hàng năm 1 lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai
thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình và lượng

củi này nhiều hơn lượng gỗ xuất khẩu hàng năm. Hơn nữa, Việt Nam là
một nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống của người dân đang
dần có sự biến đổi nhưng tỉ lệ thay đổi đó vẫn còn thấp. Nhiều người dân
ở vùng miền núi và nông thôn chiếm một phần dân số đông so với cả
nước, đã theo thói quen trong sinh hoạt họ chỉ dùng củi để làm nguyên
liệu đốt và dùng với lượng củi khá cao. Những hộ gia đình nghèo không
có đất sản xuất, vốn đầu tư đã vào rừng khai thác củi bán đều có thêm thu
nhập. Với dân số 84 triệu người hiện nay, thì nhu cầu về lượng củi đốt
như hiện nay cũng tăng theo. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho việc tàn phá
rừng tiếp tục tiếp diễn.
• Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Rừng không chỉ có giá trị về gỗ mà còn có
các giá trị lâm sản ngoài gỗ. Đây có thể xem là nguyên nhân tác động làm
suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các loài
động vật quý, động vật hoang dã… và các loại thực vật mà cho các sản
phẩm ngoài gỗ như: song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu… Tất
cả các loài trên có thể được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu cho


3.
-

-

nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép, xuất khẩu các loài động vật
thực vật đang được diễn ra mạnh mẽ. Ở Việt Nam trong những năm gần
đây, việc buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm từ động vật và thực vật
quý hiếm, kể cả những loài được bảo vệ đang phát triển rất nhanh. Vì
thiếu kế hoạch quản lý hợp lý, thiếu sự kiểm tra chặt chẽ trong việc khai
thác tài nguyên sinh vật rừng mà ở nhiều vùng, một số loài động vật như
tê giác, hổ, báo, voi, gấu, khỉ…, các loại cây như: pơmu, trầm hương, gõ

đỏ…đã ngày càng trở nên rất hiếm. Giá trị xuất khẩu cao của các loài nói
trên cùng với sự kém hiểu biết, hám lợi nhuận đã thúc đẩy con người tìm
cách săn bắt chúng ở khắp mọi nơi. Cùng xuất phát từ sự nghèo đói mà
người dân đổ xô vào rừng khai thác các nguồn lâm sản ngoài gỗ. Và đang
còn rất nhiều hoạt động khai thác các loài động vật thực vật khác theo
từng mục đích riêng ảnh hưởng tới môi trường. Các hoạt động khai phá
trái phép này kéo dài âm ỉ, liên tục, tốc độ của sự phục hồi rừng không
kịp với tốc độ phá rứng cho nên rừng đang bị suy thoái. Cần có các biện
pháp tích cực để ngăn chặn và làm giảm các hoạt động trái phép này.
Cháy rừng
Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên
rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật
trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn
hán đến cuộc sống con người. Ngày nay cháy rừng cũng do nhiều nguyên
nhân gây ra, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện tượng
elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật
ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm mộ liệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt
động đốt nưong làm rẫy của người dân tộc miền núi… những nguyên nhân
này đều có thể khiến rừng bị cháy.
Với tổng diện tích rừng bị cháy là 2.304,07 ha; diện tích rừng tự nhiên
962.79 ha; diện tích rừng trồng là: 1.341,28 ha; số vụ được cứu là 440 vụ so
với năm trước là 138 vụ cháy với tổng diện tích là 551.40 ha. Kết quả này
cho thấy số vụ cháy rừng năm nay cao hơn và đang ở mức cảnh báo như:
6.000 ha rừng ở Đồng Tháp có nguy cơ cháy, Rừng An Giang báo động
nguy cơ cháy cấp độ 5, nhiều khu vực đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cực kỳ
nguy hiểm như Nghệ An, Thừa Thiên Huế… Và hầu hết các diện tích rừng
bị cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn, đất dốc,
vùng sinh thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động nên



4.
-

dễ gây lũ quét, xói lở, đất dễ bị khô hạn và thoái hoá. Cháy rừng sẽ nhanh
chóng lan ra trên một diện tích rộng lớn và rất khó dập tắt cho nên thiệt hại
cũng rất nghiêm trọng. Sự phục hồi và tái tạo lại rừng trong điều kiện này là
rất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi. Do vậy, đòi hỏi ý
thức bảo vệ của người dân và dân và cần có sự quản lý chặt chẽ, sự quan tâm
nguồn tài nguyên rừng của ngành kiểm lâm để hạn chế được sự suy giảm
diện tích tài nguyên rừng.
Sức ép dân số
Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa
dạng sinh học, suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu
trong sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản
xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự
suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Hiện
nay dân cư ngày càng tập trung ở các đô thị để dễ dàng trao đổi buôn bán…
thoã mãn nhu cầu của họ, gây nên tình trạng mất cân đối giữa dân cư ở nông
thôn và thành thị. Người dân ồ ạt ra thành thị kiếm sống dẫn đến tình trạng
đô thị hoá, đòi hỏi nền kinh tế ở khu vực này phải phát triển tương đối để
đáp ứng đầy đủ việc làm cho người dân. Và khi nhu cầu con người trong tất
cả các lĩnh vực tăng cao, nhu cầu việc làm cũng tăng thì các nhà máy, xí
nghiệp, các công ty, cơ sở chế biến… bắt đầu được hình thành. Nhưng diện
tích đất thành thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ cho nên tất cả các hoạt động
tiêu dùng và sản xuất, khai thác chế biến không thể diễn ra ở đây, buộc họ
phải chuyển đến một nơi cách xa thành thị, cách xa nơi sinh sống, chuyển
đến một địa bàn nào đó để xây dựng cở sở sản xuất cho mình. Và dần họ lấn
chiếm vào rừng, nơi có diện tích khá rộng và tiến hành khai thác tàn phá
rừng để xây dựng các nhà máy xí nghiệp. Ở nông thôn thì dân số tăng thì
buộc người dân phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương

thực đảm bảo cho cuộc sống, buộc họ phải tiến sâu vào rừng, bắt đầu chặt
phá rừng để lấy đất tiến hành sản xuất. Ban đầu chỉ khai thác một phần diện
tích nhỏ và sau một thời gian dài, ngoài nhu cầu mở rộng đất canh tác mà
nhu cầu về nhà ở của con người cũng tăng lên. Do nền kinh tế phát triển, giá
cả đất tại các đô thị rất cao nhưng người dân họ không đủ khả năng để mua
nhà tại các vùng đồng bằng và đương nhiên họ sẽ chuyển lên địa bàn mà nơi
họ có khả năng mua nhà ở và rừng được xem là địa bàn sinh sống tiềm năng.
Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con người thì ngày càng tăng và chỉ




5.
-

trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm đã bị khai thác
cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu diệt làm cho số lượng và các chủng loài
sinh vật ngày càng giảm đi.
Vì vậy, có thể nói sức ép dân số có tác động rất lớn đối với suy thoái tài
nguyên rừng. Con người cần có sự khai thác hợp lý có kế hoạch để hạn chế
khai thác rừng một cách bừa bãi làm giảm tài nguyen rừng một cách đáng
kể.
Đói nghèo
Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân trong đó một phần do sự đói
nghèo tác động nên. Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản
xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên quá mức làm tăng tình trạng
khan hiếm và suy thoái. Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt
Nam là một nước phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Đất nông nghiệp ở
nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời
sống rất thấp khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu

ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống
tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột
đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài
nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng cũng phải chứng tỏ một
điều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc được tàn phá rừng như hoạt
động khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng… để đem đi bán. Vì nghèo, không có
đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá để rừng nuôi sống
bản thân và gia đình. Tuy hoạt động ấy mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không
ồ ạt nhưng lại được lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài nên rất khó
quản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt dần của tài nguyên rừng. Khi rừng
ngày càng giảm về số lượng cây trồng, vật nuôi hay diện tích rừng bị thu hẹp
đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn đất là rất
kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính những người nghèo tiếp tục
gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ họ đã nghèo
nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn xây quanh cuộc sống của họ,
dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy
gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập. Vì mục đích là có thu nhập nuôi
sống gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói đang dần dần làm suy giảm
nguồn tài nguyên thiên nhiên.


×