Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu biến động hiện trạng tài nguyên rừng tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi giai đoạn 2006-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 105 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––




PHẠM ĐỨC CHÍNH





ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG
TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH,
TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006-2012





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP









THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––



PHẠM ĐỨC CHÍNH




ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG
TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH,
TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006-2012

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60 62 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG TIẾN ĐỨC







THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo cũng như số liệu trong báo cáo của tôi
chưa công bố trên bất kì tài liệu nào. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm và nhận mọi hình thức kỉ luật theo quy định của Nhà trường.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Phạm Đức Chính


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 19, giai đoạn 2011 - 2013.

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Phòng ĐT&QL sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn
thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Viện nghiên cứu và
phát triển lâm nghiệp nhiệt đới; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục
Lâm nghiệp, chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi; Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài
nguyên - môi trường huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi nhân dịp này tác giả xin
chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Dương Tiến
Đức - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả
trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Khoa đào tạo sau đại học cùng toàn thể các
thầy cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp nhiệt đới,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi,
Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng
Ngãi đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình triển khai
thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn



Phạm Đức Chính



Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của công nghệ viễn thám (RS), hệ thống thông tin
địa lý (GIS) và biến động rừng 3
1.1.1.1. Viễn thám (RS) 3
1.1.1.2. Ảnh số viễn thám 8
1.1.1.3. Hệ thống thông tin địa lí (GIS) 10
1.1.1.4. Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng 13
1.1.1.5. Biến động rừng 14
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 25

1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 25
1.3.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 25
1.3.1.2. Địa hình 25


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
1.3.1.3. Điều kiện địa chất - thổ nhưỡng 26
1.3.1.4. Điều kiện khí hậu - thủy văn 27
1.3.1.5. Dân cư 28
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 29
1.3.2.1. Kinh tế 29
2.3.2.2. Xã hội 36
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Nội dung nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thu thập, kế thừa tài liệu 38
2.2.1.1. Thu thập tài liệu liên quan đến bản đồ 38
2.2.1.2. Thu thập tài liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế
xã hội 38
2.2.2. Điều tra ngoại nghiệp 38
2.2.2.1. Lập ô tiêu chuẩn 38
2.2.2.2. Điều tra 39
2.2.3. Phương pháp nội nghiệp 39
2.2.3.1. Xây dựng mẫu khóa giải đoán ảnh 39
2.2.3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng 40
2.2.3.3. Đánh giá biến động tài nguyên rừng 41
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Hệ thống mẫu khóa ảnh giải đoán 43

3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2006 của 3 xã Hành Tín Đông, Hành
Tín Tây và Hành Thiện 44
3.3. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng năm 2012 của 03 xã: Xã Hành
Thiện, Xã Hành Tín Đông, Xã Hành Tín Tây của Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh
Quảng Ngãi 45
3.3.1. Xã Hành Tín Đông 45
3.3.2. Xã Hành Tín Tây 49


Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
3.3.3. Xã Hành Thiện 52
3.4. Đánh giá biến động tài nguyên rừng năm 2006-2012 cho 03 xã: xã Hành
Thiện, xã Hành Tín Đông, xã Hành Tín Tây của huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi 55
3.4.1. Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2012 55
3.4.1.1. Xã Hành Tín Đông 55
3.4.1.2. Xã Hành Tín Tây 60
3.4.1.3. Xã Hành Thiện 64
3.4.2. Phân tích nguyên nhân gây biến động nguồn tài nguyên rừng, giải
pháp quản lí phát triển nguồn tài nguyên rừng bền vững 68
3.4.2.1. Nguyên nhân gây biến động tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu 68
3.4.2.2. Giải pháp quản lí, phát triển bền vững tài nguyên rừng khu vực
nghiên cứu 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC





Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
RS

Remote sensing - Công nghệ viễn thám
GIS
Geographic Infomation System-Hệ thống thông tin địa lý
FOV

Field of view - Trường nhìn
IFOV

Instantaneous field of view - Trường nhìn không đổi
CSDL
Cơ sở dữ liệu
D
1,3

Đường kính ngang ngực
GPS
Hệ thống định vị toàn cầu
H

vn
Chiều cao vút ngọn
CHDC Đức
Cộng hòa dân chủ Đức
FAO
Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc
Viện ĐTQH
Viện Điều tra quy hoạch
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
BNN-PTNT
Bộ nông nghiêp- phát triển nông thôn




Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sử dụng đất ở các xã - thị trấn của huyện Nghĩa Hành tỉnh
Quảng Ngãi năm 2011 27
Bảng 1.2. Diện tích, dân số năm 2011 phân bố ở các xã, thị trấn 29
Bảng 1.3. Thống kê về một số cây trồng chính của huyện Nghĩa Hành tỉnh
Quảng Ngãi 30
Bảng 1.4. Thống kê về một số vật nuôi chính của huyện Nghĩa Hành tỉnh
Quảng Ngãi 31
Bảng 1.5. Thống kê một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ở Nghĩa Hành năm
2011 34

Bảng 1.6. Thống kê giáo dục của huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi 36
Bảng 3.1. Bảng số lượng mẫu khóa ảnh 44
Bảng 3.2. Điểm kiểm tra độ chính xác sau phân loại 44
Bảng 3.3. Diện tích loại đất loại rừng xã Hành Tín Đông - huyện Nghĩa Hành -
tỉnh Quảng Ngãi 45
Bảng 3.4. Diện tích loại đất loại rừng xã Hành Tín Tây - huyện Nghĩa Hành -
tỉnh Quảng Ngãi 49
Bảng 3.5. Diện tích loại đất loại rừng xã Hành Thiện - huyện Nghĩa Hành - tỉnh
Quảng Ngãi 52
Bảng 3.6. Ma trận biến động diện tích loại đất loại rừng giai đoạn 2006 - 2012 56
Bảng 3.7. Ma trận biến động diện tích loại đất loại rừng giai đoạn 2006 - 2012 62
Bảng 3.8. Ma trận biến động diện tích loại đất loại rừng giai đoạn 2006 - 2012 66






Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bức xạ sóng điện từ 4
Hình 1.2. Sự phân bố các dải sóng trong quang phổ điện từ 5
Hình 1.3. Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính 7
Hình 1.4. Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS 12
Hình 2.1. Các phương pháp đánh giá biến động lớp phủ thực vật từ ảnh
viễn thám 42
Hình 3.1. Diện tích loại đất, loại rừng xã Hành Tín Đông huyện Nghĩa Hành 46
Hình 3.2. Tỷ lệ loại đất, loại rừng xã Hành Tín Đông huyện Nghĩa Hành 46

Hình 3.3. Diện tích loại đất, loại rừng xã Hành Tín Tây huyện Nghĩa Hành 50
Hình 3.4. Tỷ lệ loại đất, loại rừng xã Hành Tín Tây huyện Nghĩa Hành 50
Hình 3.5. Diện tích loại đất, loại rừng xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành 53
Hình 3.6. Tỷ lệ loại đất, loại rừng xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành 53
Hình 3.7. Biểu đồ biến động diện tích loại đất loại rừng giai đoạn 2006-
2012 Xã Hành Tín Đông huyện Nghĩa Hành 57
Hình 3.8. Biểu đồ biến động diện tích loại đất loại rừng giai đoạn 2006-
2012 Xã Hành Tín Tây huyện Nghĩa Hành 60
Hình 3.9. Biểu đồ biến động diện tích loại đất loại rừng giai đoạn 2006-
2012 Xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành 64








Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng
đối với xã hội loài người. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều khu bảo tồn thiên nhiên,
nhiều vườn quốc gia đã thành lập với mục đích bảo tồn và giữ gìn nhiều nguồn tài
nguyên phong phú đang bị đe doạ. Ở nước ta theo cẩm nang ngành lâm nghiệp và
số liệu diễn biến tài nguyên rừng của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm
2005: Năm 1943, rừng bao phủ 14 triệu héc ta, chiếm tới 43% diện tích Việt Nam.
Năm 1976, diện tích rừng giảm xuống 33.8% và đến đầu những năm 90 thì chỉ còn

27.2%, diên tích thấp nhất từng được ghi nhận. Sự suy giảm này là do việc khai thác
quá mức gỗ, chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, tập tục du canh du cư, di
dân khai hoang (trong kế hoạch và tự phát), và xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và
các nhà máy thủy điện. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng, Đảng
và Nhà nước ta đã có những chính sách đổi mới, quan tâm hơn tới công tác bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên này. Do đó, trong những năm gần đây diện tích rừng
tăng lên đáng kể độ che phủ của rừng năm 2009 là 39,1 %, năm 2010 là 39,5 % và
năm 2011 là 39,7 % (nguồn: Diện tích rừng toàn quốc năm 2011, NXB Nông
nghiệp). Từ những số liệu thống kê tài nguyên rừng qua các năm ta thấy rằng biến
động tài nguyên rừng qua các thời kì có sự thay đổi khá lớn do đó cẩn phải có biện
pháp theo dõi, đánh giá sự biến động này để có biện pháp, chính sách phát triển tài
nguyên rừng bền vững về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các thông tin
phải nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Trong khi đó việc sử dụng, lưu giữ các
loại giấy tờ, bản đồ giấy truyền thống đang dần bộc lộ những yếu điểm không còn
phù hợp. Do đó, chúng ta cần phải có sự thay đổi trong cách quản lý tài nguyên
rừng sao cho thông tin luôn được cập nhật liên tục, đầy đủ và chính xác nhất. Việc
sử dụng công nghệ viễn thám (Remote sensing) và hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Infomation System) viết tắt là GIS đang được sử dụng rộng rãi trên thế
giới đó là phương pháp tìm hiểu, thu thập và quản lý thông tin theo ý muốn, nó giúp
chúng ta lập cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
Có rất nhiều phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm GIS được sử dụng để
xây dựng bản đồ trong ngành lâm nghiệp, phần mềm Arcgis được sử dụng khá phổ
biến. Phần mềm Arcgis cho phép người sử dụng xây dựng các bản đồ chuyên đề dể
dàng để truyền tải các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chuẩn xác, cung

cấp hàng loạt các công cụ để người sử dụng đưa dữ liệu của họ lên bản đồ, thể hiện,
trình bày chúng có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn
thám và GIS trong nghiên cứu biến động hiện trạng tài nguyên rừng tại huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2012” nhằm góp phần bổ xung
những hiểu biết về công nghệ viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ và đánh
giá biến động tài nguyên rừng.
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng công nghệ cao
trong công tác điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về hiện trạng tài nguyên rừng của huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 và 2012.
- Phân tích, đánh giá được các nguyên nhân gây biến động và đề xuất các
giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biến động hiện trạng tài nguyên rừng tại huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2012.
- Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về điều kiện thực hiện, đề tài này được
giới hạn trong phạm vi 03 xã: Xã Hành Thiện, xã Hành Tín Đông, xã Hành Tín Tây
của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ứng dụng công nghệ trong công tác điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời đảm bảo được độ chính xác.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
Chƣơng 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của công nghệ viễn thám (RS), hệ thống thông tin địa lý
(GIS) và biến động rừng
1.1.1.1. Viễn thám (RS)
* Khái niệm viễn thám
Viễn thám là một ngành khoa học có lịch sử phát triển lâu đời, nghiên cứu
thông tin về sự vật, hiện tượng, gián tiếp trên dữ liệu ảnh hàng không, ảnh vệ tinh
và ảnh radar. Sự phát triển của khoa học viễn thám được bắt đầu từ mục đích quân
sự, qua việc nghiên cứu ảnh chụp sử dụng phim và giấy ảnh, được thực hiện lúc đầu
từ khinh khí cầu và sau đó là trên máy bay ở các độ cao khác nhau. Ngày nay, viễn
thám ngoài việc tách lọc thông tin từ không ảnh, còn áp dụng các kỹ nghệ hiện đại
trong thu nhận và xử lý thông tin ảnh số thu được từ các bộ cảm có độ phân giải
khác nhau được đặt trên vệ tinh thuộc quỹ đạo Trái Đất, và dữ liệu ảnh radar.
Trên thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về viễn thám được đưa ra theo
quan niệm của các tác giả khác nhau.
1. Theo Ficher và những người khác (1976): Viễn thám là một nghệ thuật,
khoa học, nói ít nhiều về một vật không cần phải chạm vào vật đó.
2. Theo D.A.Land grete (1978): Viễn thám là một khoa học về lấy thông tin từ
một đối tượng, được đo từ một khoảng cách cách xa vật không cần tiếp xúc với nó.
Năng lượng được đo trong các hệ viễn thám hiện nay là năng lượng điện từ phát ra
từ vật quan tâm
3. Theo Lillesand và Kiefer (1986): Viễn thám là khoa học và nghệ thuật thu
nhận thông tin về một vật thể, một vùng, hoặc một hiện tượng, qua phân tích dữ liệu
thu được bởi phương tiện không tiếp xúc với vật, vùng, hoặc hiện tượng khi khảo sát.
4. Janes B. Capbell (1996): Viễn thám là ứng dụng vào việc lấy thông tin về mặt
đất và mặt nước của Trái Đất, bằng việc sử dụng các ảnh thu được từ một đầu chụp
ảnh sử dụng bức xạ phổ điện từ, đơn kênh hoặc đa phổ, bức xạ hoặc phản xạ từ bề mặt
Trái Đất.



Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
5. Ở Việt Nam, Theo Nguyễn Ngọc Thạch và nhóm người khác (1997): Viễn
thám là sự thu thập và phân tích thông tin về đối tượng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp
đến vật thể.
Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ (ánh sáng
nhiệt, sóng cực ngắn) như một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của
đối tượng.
6. Theo Nguyễn Văn Đài (2002): Viễn thám là một khoa học, nghệ thuật sử
dụng phương tiện thông tin bằng máy tính, công nghệ vũ trụ và kinh nghiệm của
các chuyên gia, nhằm thu nhận các thông tin có ích về một vật hoặc một hiện tượng,
xảy ra trên Trái Đất và quyển khí, bằng cách sử dụng các ảnh chụp về vật, hiện
tượng dưới dạng ảnh photo, và ảnh số thu được từ các bộ cảm trên vệ tinh và kỹ
nghệ radar, mà không cần tiếp xúc trực tiếp vào các vật và các hiện tượng đó [8].
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về viễn thám, nhưng mọi định
nghĩa đều có nét chung "Viễn thám là khoa học thu nhận thông tin về các thực thể,
hiện tượng trên Trái Đất từ xa".
* Cơ sở vật lý
Bức xạ điện từ là quá trình truyền năng lượng điện từ trên cơ sở các dao
động của điện trường và từ trường trong không gian [21].

Hình 1.1. Bức xạ sóng điện từ


Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
Các bức xạ điện từ này vừa có tính chất sóng lại vừa có tính chất hạt, tính

chất sóng của bức xạ điện từ này được thể hiện bằng biểu thức sau:
v
C
(2.1) (C=299,793 km/s trong môi trường chân không).
Trong viễn thám, các sóng điện từ được sử dụng với các dải bước sóng của
quang phổ điện từ. Quang phổ điện từ là dải liên tục của các tia sáng ứng với các
bước sóng khác nhau, sự phân chia thành các dải phổ có liên quan đến tính chất bức
xạ khác nhau [20].

Hình 1.2. Sự phân bố các dải sóng trong quang phổ điện từ
Quang phổ điện từ có các dải sóng chính như sau [19]:
- Các tia vũ trụ: là các tia từ vũ trụ có bước sóng vô cùng ngắn với λ<10
-6
µm.
- Các tia gamma (γ) có λ từ 10
-6
÷ 10
-4
µm.
- Dải các tia x (X) có λ từ 10
-4
÷10
-1
µm.
- Dải tia nhìn thấy có bước sóng λ từ 0.4 ÷ 0.7 µm đây dải phổ của ánh sáng
trắng. Trong dải nhìn thấy còn có thể chia nhỏ ra thành các dải ánh sáng đơn sắc:
+ Blue (xanh lơ - lam): 0.4 ÷ 0.5 µm.
+ Green (xanh lá cây - lục): 0.5 ÷ 0.6 µm.
+ Red (đỏ) 0.6 ÷ 0.7 µm.
- Sau vùng đỏ là dải hồng ngoại trong đó lại chia thành các vùng:

+ Hồng ngoại phản xạ: 0.7 ÷ 3 µm.
+ Hồng ngoại trung: 3 ÷ 7 µm.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
+ Hồng ngoại nhiệt: 7 ÷ 14 µm.
- Vùng sóng radar hay vi sóng (microwave): là các vùng có bước sóng dài
hơn nhiều so với vùng hồng ngoại, độ dài bước sóng từ 1mm ÷ 1m.
- Sau vùng radar là sóng radio có bước sóng > 30cm.
Còn tính chất hạt được mô tả theo tính chất của photon hay quang lượng tử
được thể hiện bằng biểu thức sau [21]:
vhE
(2.2) (h là hằng số plank)
* Tương tác giữa các đối tượng và đặc trưng phản xạ phổ của một số đối
tượng tự nhiên
- Sự tương tác năng lượng với các đối tượng ở trên mặt đất
Sóng điện từ lan truyền tới bề mặt của vật thể, năng lượng sóng điện từ sẽ
tương tác với vật thể đưới dạng hấp thụ (A), phản xạ (R), truyền qua vật thể (T),
phần trăm năng lượng phản xạ phụ thuộc vào chất liệu và điều kiện tương tác với
vật thể đó [19], [21].
EI(λ) = ER(λ) + EA(λ) + ET(λ) (2.3)
Trong đó:
EI: là năng lượng tới mặt đất.
ER: năng lượng phản xạ.
EA: năng lượng hấp thụ.
ET: năng lượng truyền qua.
Tỷ lệ giữa các hợp phần năng lượng phản xạ, hấp thụ, truyền qua là rất khác
nhau, tuỳ thuộc vào các đặc điểm của đối tượng trên bề mặt, cụ thể là phần vật chất

và tình trạng của đối tượng. Ngoài ra, tỷ lệ giữa các hợp phần đó còn phụ thuộc vào
bước sóng của ánh sáng chiếu tới.
Trong viễn thám, thành phần năng lượng phổ phản xạ rất quan trọng và viễn
thám nghiên cứu sự khác nhau đó để phân biệt các đối tượng. Vì vậy, năng lượng
phản xạ phổ thường được sử dụng để tính sự cân bằng năng lượng.
ER(λ) = EI(λ) - [EA(λ) + ET(λ)] (2.4)
Công thức (2.4) nói nên rằng năng lượng phản xạ bằng năng lượng rơi xuống
một đối tượng sau khi đã bị suy giảm bởi việc truyền qua hoặc hấp thụ bởi đối tượng.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
Đặc điểm phản xạ phổ của các đối tượng trên bề mặt Trái Đất là thông số
quan trọng nhất trong viễn thám. Độ phản xạ phổ được đo theo công thức:
100
)(
)R(
EI
E
(2.5) Trong đó: là độ phản xạ phổ (tính bằng %).
Như vậy, phổ phản xạ là tỷ lệ phần trăm của năng lượng rơi xuống đối tượng
và được phản xạ trở lại. Với cùng một đối tượng độ phản xạ phổ khác nhau ở các
bước sóng khác nhau [15].
- Phổ phản xạ của một số đối tượng tự nhiên chính
Đồ thị phổ phản xạ được xây dựng với chức năng là một hàm số của giá trị
phổ phản xạ và bước sóng, được gọi là đường cong phổ phản xạ. Hình dáng của
đường cong phổ phản xạ cho biết một cách tương đối rõ ràng tính chất phổ của một
đối tượng và hình dạng đường cong phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các dải
sóng mà ở đó thiết bị viễn thám có thể ghi nhận được các tín hiệu phổ [19].


Hình 1.3. Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính
Phản xạ phổ ứng với từng loại lớp phủ mặt đất cho thấy có sự khác nhau do sự
tương tác giữa bức xạ điện từ và vật thể, điều này cho phép viễn thám có thể xác định
hoặc phân tích được đặc điểm của lớp phủ thông qua việc đo lường phản xạ phổ [21].
Hình dạng của đường cong phổ phản xạ còn phụ thuộc rất nhiều vào tính
chất của các đối tượng. Trong thực tế, các giá trị phổ của các đối tượng khác nhau,
của một nhóm đối tượng cũng rất khác nhau, song về
. (Nguyễn Xuân Đài, 2002) [8].


Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
, ) [8].
Qua hình 1.3 cho thấy:
+ Thực vật phản xạ mạnh ở bước sóng hồng ngoại gần ( >0,72
(0,68 m < <0,72 m).
+ Nước phản xạ mạnh nhất ở khoảng bước sóng green (0,5 m < <0,6 m) và
hấp thụ mạnh ở vùng sóng hồng ngoại gần, hồng ngoại trung và xa.
+ Độ phản xạ của đất phụ thuộc vào độ ẩm đất, cấu trúc của đất, độ nhám bề
mặt, hàm lượng hữu cơ, …. Tuy nhiên, quy luật chung là giá trị phổ phản xạ của đất
tăng dần về phía có bước sóng dài.
1.1.1.2. Ảnh số viễn thám
Ảnh số là một dạng dữ liệu ảnh không lưu trên giấy ảnh hoặc phim mà được
lưu dưới dạng số trên máy tính, ảnh số được chia thành nhiều phần tử nhỏ được gọi
là pixel (phần tử ảnh), ảnh số là một ma trận không gian của tập hợp các pixel, mỗi
một pixel tương ứng với một đơn vị không gian và có giá trị nguyên hữu hạn ứng
với từng cấp độ sáng, các pixel thường có dạng hình vuông, vị trí của mỗi pixel
được xác định theo toạ độ hàng và cột trên ảnh tính từ góc trên cùng bên trái [6].

Ảnh vệ tinh hay còn gọi là ảnh viễn thám thường được lưu dưới dạng ảnh số,
trong đó năng lượng phản xạ (theo vùng phổ đã được định trước) từ các vị trí tương


Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
ứng trên mặt đất, được bộ cảm biến thu nhận và chuyển thành tín hiệu số xác định
giá trị độ sáng của pixel. Ứng với các giá trị này, mỗi pixel sẽ có giá trị độ sáng
khác nhau thay đổi từ đen đến trắng cung cấp thông tin về vật thể. Tuỳ thuộc vào số
kênh phổ được sử dụng, ảnh vệ tinh được ghi lại theo những dải phổ khác nhau nên
người ta gọi là dữ liệu đa phổ. Hình ảnh của đối tượng không gian có thể được ghi
nhận trên nhiều kênh phổ khác nhau, mỗi kênh cho giá trị phổ dưới dạng số riêng về
cùng một đối tượng được ghi [6].
Ảnh vệ tinh được đặc trưng bởi một số thông số cơ bản như sau [19], [21]:
- Dữ liệu thu nhận đa thời gian (Độ phân giải thời gian):
Vệ tinh viễn thám chuyển động trên quỹ đạo và chụp ảnh Trái đất. Sau một
khoảng thời gian nhất định, nó quay lại và chụp lại vùng đã chụp. Khoảng thời gian
này gọi là độ phân giải thời gian của vệ tinh. Rõ ràng là với khoảng thời gian lặp
càng nhỏ thì thông tin thu thập (hay ảnh chụp) càng nhiều.
Thông tin trên ảnh viễn thám quang học là phản xạ phổ của các đối tượng
trên mặt đất, bao gồm lớp phủ thực vật, nước và đất trống được ghi nhận thành từng
pixel ảnh có độ phân giải không gian xác định, trên nhiều kênh phổ xác định và vào
một thời gian xác định.
- Độ phân giải không gian và độ phủ ảnh
Độ phân giải không gian của một ảnh vệ tinh, do đặc tính của đầu thu, phụ
thuộc vào hai thông số FOV (Field of view-trường/góc nhìn) và IFOV (instantaneous
field of view - trường/góc nhìn tức thì) được thiết kế sẵn. Thông số FOV cho thấy
phạm vi không gian mà đầu thu có thể thu nhận được sóng điện từ từ đối tượng. Rõ
ràng là với góc nhìn càng lớn (FOV càng lớn) thì ảnh thu được càng rộng, và với

cùng một góc nhìn, vệ tinh nào có độ cao lớn hơn sẽ có khoảng thu ảnh lớn hơn.
Ý nghĩa quan trọng nhất của độ phân giải không gian là cho ta biết các đối tượng
nhỏ nhất mà có thể phân biệt được trên ảnh. Ví dụ, ảnh có độ phân giải không gian là 30
x 30
m
sẽ cho phép phân biệt được các đối tượng có kích thước lớn hơn 30 x 30
m
.
- Độ phân giải đa phổ
Như đã thấy ở trên, không phải toàn bộ dải sóng điện từ được sử dụng trong
việc thu nhận ảnh viễn thám. Thông thường, tuỳ thuộc vào mục đích thu thập thông


Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
tin, mỗi loại đầu thu được thiết kế để có thể thu nhận sóng điện từ trong một số
khoảng bước sóng nhất định. Các khoảng bước sóng này được gọi là các kênh ảnh.
Ảnh chụp đối tượng trên các kênh khác nhau sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa
là ảnh được thu trên càng nhiều kênh thì càng có nhiều thông tin về đối tượng được
thu thập. Số lượng kênh ảnh được gọi là độ phân giải phổ. Độ phân giải phổ càng cao
(càng nhiều kênh ảnh) thì thông tin thu thập từ đối tượng càng nhiều. Và đương nhiên
giá thành càng lớn. Vì vậy tùy theo mục đích sử dụng nên kết hợp nhiều loại ảnh ở
các độ phân giải khác nhau để nghiên cứu một khu vực.
- Độ phân giải bức xạ
Độ phân giải bức xạ thể hiện độ nhạy tuyến tính của bộ cảm biến trong khả
năng phân biệt sự thay đổi nhỏ nhất của cường độ phản xạ từ các vật thể. Để lưu
trữ, xử lý và hiển thị ảnh vệ tinh trong máy tính kiểu raster, tuỳ thuộc vào số bit
dùng để ghi nhận thông tin, mỗi pixel sẽ có giá trị hữu hạn ứng với từng cấp độ
xám, có thể là 2 bit, 8 bit, 16 bit hoặc 32 bit.

1.1.1.3. Hệ thống thông tin địa lí (GIS)
* Định nghĩa
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) trên thế
giới có rất nhiều các định nghĩa khác nhau nhưng ta thường hiểu về GIS là một
hệ thống thông tin (trên hệ máy tính) được thiết kế để thu nhập, cập nhật, lưu trữ,
tích hợp và xử lí, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý (Có vị trí
trên trái đất).
GIS nằm trong hệ thống công nghệ thông tin, nhưng được phát triển chuyên
sâu cho việc quản lý cơ sở dữ liệu gắn với các yếu tố địa lý, không gian và bản đồ.
GIS ngày càng được phát triển rộng rãi bởi khả năng tích hợp, phân tích thông tin
sâu và giải quyết được nhiều vấn đề tổng hợp. Thông qua GIS như thu thập, phân
tích, tổng hợp, tìm kiếm, tổ hợp thông tin, cơ sở dữ liệu gắn với yếu tố địa lý,
giúp cho việc đánh giá các quá trình, dự báo những khả năng xảy ra, cũng như đưa
ra những giải pháp mới; do vậy GIS ngày càng được ứng dụng trong nhiều hoạt
động cả về kinh tế - xã hội, quản lý và môi trường. Trong Lâm nghiệp nhờ có ứng
dụng GIS mà công tác theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng bản
đồ hiện trạng trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
* Chức năng của GIS: Có 6 chức năng cơ bản như sau:
- Thu thập dữ liệu (Capture): Thu thập dữ liệu là quá trình thu nhận dữ liệu
theo khuân mẫu được áp dụng cho GIS. Mức độ đơn giản nhất của thu thập dữ liệu
là chuyển đổi khuân dạng mẫu có sẵn từ bên ngoài. Trong trường hợp này, GIS phải
có các tiện ích để hiểu được các khuân dạng mẫu dữ liệu chuẩn khác nhau để trao
đổi. GIS còn phải có khả năng nhập các ảnh bản đồ. Trong thực tế, nhiều kỹ thuật
trắc địa được áp dụng để thu thập dữ liệu thô, bao gồm thu thập dữ liệu về bề mặt
trái đất như địa hình, địa chất học và thảm thực vật nhờ trắc địa đo đặc hay ảnh

chụp từ vệ tinh, máy bay. Các dữ liệu như kinh tế - xã hội thu thập từ điều tra phỏng
vấn hay chuyển đổi từ các bài tư liệu viết. Bản đồ vẽ bằng tay trên giấy phải được
số hoá sang dạng raster. Việc sử dụng ảnh vệ tinh hay ảnh chụp từ máy bay được
xem là nguồn dữ liệu quan trọng khi nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và đo vẽ bản
đồ địa hình.
- Lưu trữ (Store): Lưu trữ dữ liệu liên quan đến tạo lập CSDL không gian (đồ
hoạ, bản đồ). Nội dung của CSDL này có thể bao gồm tổ hợp dữ liệu vector hoặc/và
dữ liệu raster, dữ liệu thuộc tính để nhận diện hiện tượng tham chiếu không gian.
Thông thường dữ liệu thuộc tính của GIS trên cơ sở đối tượng được lưu trong bảng,
chúng chứa khoá chính là một chỉ danh duy nhất tương ứng với đối tượng không
gian, kèm theo nhiều mục dữ liệu thuộc tính khác. Chỉ danh đối tượng không gian
duy nhất được dùng để liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian tương
ứng. Trong bảng thuộc tính cũng có thể bao gồm cả giá trị không gian như độ dài
đường, diện tích vùng mà chúng đã được dẫn xuất từ biểu diễn dữ liệu hình học
- Truy vấn (Query): Phương tiện truy nhập trong CSDL GIS bao gồm cả
phương tiện có sẵn của CSDL quan hệ chuẩn và khả năng xây dựng câu hỏi truy vấn
để tìm thông tin mà giá trị của chúng bằng hoặc nằm trong khoảng xác định. Đặc tính
đặc biệt theo vị trí đối với hệ toạ độ nào đó và theo các quan hệ không gian. Do nhu
cầu khai thác thông tin trên CSDL không gian thường bao gồm phương pháp chỉ số
không gian đặc biệt. Câu hỏi không gian thường là tìm ra đối tượng nằm trong hay
trên các biên của cửa sổ hình chữ nhật. Khai thác dữ liệu trên cơ sở vị trí hay quan hệ
không gian được xem như là nền tảng của thâm nhập CSDL GIS.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
- Phân tích (Analyze): Đây là chức năng hộ trợ việc ra quyết định của người
dùng. Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi, có thể
tiến hành chồng xếp dữ liệu theo các công thức toán học (chồng xếp theo dữ liệu

vectơ hoặc Raster) .
- Hiển thị (Display): Hiển thị dữ liệu hay kết quả dưới dạng bản đồ, biểu đồ
và báo cáo một cách trực quan.
- Xuất dữ liệu (Output): Xuất bản sản phẩm như bản đồ giấy, dạng ảnh, tài
liệu khác…




















Hình 1.4. Quan hệ giữa các nhóm chức năng của GIS
Tài liệu, bản
đồ giấy
Quan sát
thực địa

Thu thập
dữ liệu
Dữ liệu thô
Cơ sở dữ liệu
Lưu trữ
Truy
vấn
Hiển thị
Phân
tích
Dữ liệu có
cấu trúc
Xuất dữ
liệu
Thiết bị ra
Ví dụ


Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
* Sản phẩm của GIS
Sản phẩm của GIS rất đa dạng được chia ra thành các cơ sở thông tin, kiến
thức mà nó có thể được thiết lập trong quá trình quản lí, cập nhật và phân tích
như sau:
- Sản phẩm trực quan: Chủ yếu là các bản đồ chuyên đề thể hiện sự đa dạng
của các mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, xã hội và môi trường; cũng có thể là
các sơ đồ, biểu đồ thể hiện sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả này cung cấp cái nhìn
trực quan về vấn đề đang giải quyết.
- Dữ liệu gắn với tọa độ địa lý: Đây là phần ẩn sau bản đồ trên giấy, mỗi

yếu tố địa lý có các thuộc tính của nó. Ví dụ như lô rừng có các dữ liệu liên quan
như diện tích, trạng thái, chức năng Các dữ liệu này được lưu trữ, phân tích
trong mối quan hệ với các nhân tố khác và lưu dưới dạng database, đây là phần
cốt lõi của thông tin địa lý vì thông tin này sẽ giúp cho việc phân tích và đưa ra
được các giải pháp.
- Thông tin kiến thức được xử lí, tích hợp, tổng hợp: Đây là thế mạnh của
GIS mà cách làm truyền thống như là tập hợp các bản đồ, các bảng số liệu rời rạc
không thể đạt được. Thông qua GIS các lớp bản đồ, cơ sở dữ liệu rời rạc được
chồng ghép, tổ hợp hoặc nhờ các mô hình quan hệ đa biến, từ đó tạo ra dữ liệu, kiến
thức mới. Như vậy một bộ dữ liệu mới, thông tin mới, sản phẩm mới được hình
thành trên cơ sở phân tích thông tin địa lí. Ví dụ như các yếu tố sinh thái nào chi
phối đến việc phân bố 1 loài cây rừng, với phân tích bằng GIS sẽ chia ra trong yếu
tố sinh thái như độ cao, địa hình, lượng mưa, nhiệt độ, đất đai nhân tố nào là chủ
đạo; từ đó sẽ giúp cho việc bảo tồn, phát triển, gây trồng
1.1.1.4. Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng
Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề tài nguyên rừng được biên vẽ trên
nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích
các loại trạng thái rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng theo
định kỳ. Bằng việc sử dụng màu sắc và ký hiệu thích hợp hiển thị các trạng thái rừng,
địa hình, địa vật khác nhau, nó cho thấy rõ sự phân bố của toàn bộ khu vực.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
Bản đồ hiện trạng rừng là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản
lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng
và khai thác tài nguyên rừng.
Bản đồ hiện trạng rừng được thành lập ra nhằm mục đích:
- Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng lên bản vẽ.

- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng.
- Là tài liệu phục vụ xây dựng phương án quy hoạch Lâm nghiệp, kế hoạch
sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng, đất rừng và
kiểm tra thực hiện quy hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt của các địa phương và
các ngành kinh tế.
Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã, huyện,
tỉnh, toàn quốc và là công cụ rất quan trọng trong đánh giá biến động tài nguyên rừng.
1.1.1.5. Biến động rừng
Rừng nước ta thể hiện những đặc trưng cơ bản của rừng mưa nhiệt đới. Theo
thống kê của viện điều tra quy hoạch rừng, rừng tự nhiên nước ta trong thời kỳ 1976 -
1990 giảm 2.7 triệu hecta tức 1.7 %/năm. Trong thời gian qua tài nguyên rừng nước
ta biến đổi rất phức tạp, khó có thể kiểm soát một cách chặt chẽ. Để có cơ sở tin cậy
phục vụ chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách hợp lý và bảo vệ
môi trường sinh thái. Nhà nước giao cho ngành Lâm nghiệp điều tra đánh giá và theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng trong các chu kỳ : chu kỳ I (1991 - 1995), chu kỳ II
(1996 - 2000), chu kỳ III (năm 2001 - 2005) và chu kỳ IV (năm 2006 - 2010). Trong
đó, điều tra, đánh giá biến động rừng là một nội dung quan trọng của chương trình.
Rừng luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con
người. Nếu được tác động tích cực rừng sẽ phát triển, ngược lại nếu gặp tác động
tiêu cực rừng sẽ bị suy thoái. Vì vậy sự biến động tài nguyên rừng chính là một đặc
trưng hết sức cơ bản xét ở trạng thái động của nó.
Trong Lâm nghiệp khi đánh giá tài nguyên rừng người ta thường sử dụng hai
nhóm chỉ tiêu đó là: biến động về số lượng và biến động về chất lượng, trong đó:
- Biến động về số lượng được phân ra các loại biến động chủ yếu sau như sau:
+ Biến động về tổng diện tích rừng.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

15

+ Biến động về trạng thái rừng.
+ Biến động về sự chuyển hóa giữa các loại rừng và đất khác.
+ Biến động rừng theo chức năng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng.
+ Biến động rừng theo hình thái quản lý.
- Biến động về chất lượng: biến động về tổ thành loài, biến động về cấu trúc
rừng khi chất lượng rừng bị suy giảm ta gọi đó là sự suy thoái của rừng. Như sự
thay đổi từ rừng kín sang rừng thưa, từ rừng giàu sang rừng nghèo, từ rừng gỗ sang
rừng tre nứa, từ rừng sang đất trống đồi núi trọc.
Trong đề tài tác giả tiến hành nghiên cứu biến động rừng theo phương pháp
đánh giá biến động có sự kết hợp giữa viễn thám và GIS. Để đánh giá biến động
theo phương pháp này thì ta cần thành lập bản đồ hiện trạng tại hai thời điểm năm
2006 và 2012 sau đó sử dụng phần mềm Arcgis để chồng xếp 2 lớp hiện trạng này
ta sẽ có bản đồ biến động. Trong đó bản đồ hiện trạng ở hai thời điểm được thành
lập dựa trên kết quả tích hợp giữa giải đoán ảnh tự động, giải đoán ảnh bằng mắt và
điều tra thực địa.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
GIS bắt đầu được xây dựng ở Canada từ những năm 60 của thế kỉ XX và
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới. Năm 1972, với việc
phóng vệ tinh Landsat 1 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho việc sử dụng viễn thám
trong quan sát và nghiên cứu trái đất. Cho đến nay hơn 30 năm phát triển việc sử
dụng ảnh viễn thám và GIS cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau đã rất phổ biến
trên khắp thế giới.
Công nghệ viễn thám, một trong những thành tựu khoa học vũ trụ đã đạt
đến trình độ cao và đã trở thành kỹ thuật phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu ứng dụng công
nghệ viễn thám trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác, sử dụng, quản lý tài
nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng nhanh chóng không những
trong phạm vi Quốc gia, mà cả phạm vi Quốc tế. Những kết quả thu được từ công
nghệ viễn thám giúp các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách các

×