Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Viết Bằng

TPHCM, THÁNG 11 NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

2


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng
không ngừng gia tăng theo năm tháng. Hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại cho Việt
Nam nhiều cơ hội phát triển: mở rộng thị trường, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến, cơ hội việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó hội nhập cũng mang đến nhiều thách thức mới đó là việc Việt Nam phải
mở cửa thị trường, thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế mới và tham gia hội
nhập sâu hơn về mọi mặt với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Một trong
những chỉ số mà mọi quốc gia đều quan tâm trong nền kinh tế như hiên nay là cán cân
thương mại, đó là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thị trường tạo nên nền kinh tế sôi
động, đầy tiềm năng và góp phần phát triển của mọi quốc gia. Trong đó không thể bỏ
qua hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc

tế: TPP, AEC, Liên minh kinh tế Á-Âu, Hiệp định Việt Nam-EU, thì hoạt động xuất
nhập khẩu ngày càng có tiềm năng phát triển lớn hơn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam cho đến đầu tháng 10/2016 là 268,32 tỷ USD tăng 4,4% so với cùng kỳ năm
2015. Qua đó cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta có xu hướng tăng và phát
triển. Sự tăng trưởng đó là dấu hiệu khởi sắc đối với các doanh nghiệp đang hoạt động
trong trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, tuy nhiên để có thể cạnh tranh mạnh mẽ với
các đối thủ, các doanh nghiệp cần tổ chức tốt khâu bộ phận xuất nhập khẩu, đội ngũ
nhân viên giàu kinh nghiệm và luôn cập nhật kịp thời các quy định mới ban hành để
hàng hóa có thể dể dàng lưu thông một cách nhanh chóng giữa các quốc gia nhằm tăng
hiệu qua kinh doanh của công ty. Trong tiến trình này vai trò của nghiệp vụ hải quan rất
quan trọng, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần hiểu biết các nghiệp vụ

4


để tránh tình trạng sai sót trong quá trình tương tác với hải quan, nhằm giúp hàng hóa
của công ty được thông quan một cách nhanh nhất.
Do đó, việc nắm bắt và hiểu rõ thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa là rất
quan trọng. Hiểu được sự cần thiết đó nên nhóm em xin chọn đề tài “Quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu” để hiểu kĩ hơn về quy
trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
Vì nội dung đòi hỏi nhiều kiến thức sâu rộng nên trong quá trình làm có gì sai sót đáng
tiếc mong thầy bỏ qua. Xin cám ơn thầy đã hướng dẫn nhóm tận tình.
2. Đối tượng nghiên cứu.

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của những doanh nghiệp, công ty có hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Những thuận lợi và khó khăn trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa và quá trình
thực hiện thủ tục hải quan.

3. Mục tiêu nghiện cứu.

Bằng cách trình bày chi tiết cụ thể quy trình xuất nhập khẩu và quy trình thủ tục hải
quan nhóm chúng em đặt ra những mục tiêu sau:
-

Nắm được quy trình cơ bản về việc xuất và nhập khẩu hàng hóa của những

-

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Hiểu rõ được trình tự thủ tục khai báo hải quan và cách xử lý những tình huống

-

không thuận lợi xảy ra trong quá trình làm thủ tục.
Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong các quy trình từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình và giúp hàng hóa của các doanh

nghiệp lưu thông dễ dàng hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tại thị
trường Việt Nam.
Phạm vi đối tượng: những doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc
tế và các công ty xuất nhập khẩu.

5


Phạm vi thời gian: Từ ngày 20/08/2016 đến ngày 03/12/2016.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả: dựa vào việc thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán
và mô tả để phản ánh lên được vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp: trước hết là phân tích cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn để
nghiên cứu và phát hiện ra bản chất đó. Sau đó là đến bước tổng hợp những mặt, những
bộ phận, những mối quan hệ thông tin để tạo thành một chỉnh thể. Đây là hai phương
pháp gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.
6. Ý nghĩa thực tiễn.

Thông qua bài nghiên cứu, nhóm đã có cái nhìn tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu
cũng như hải quan Việt Nam. Đồng thời đó từ việc phân tích quy trình đã mang lại
nhiều kiến thức thực tế như việc hiểu rõ hơn những trình tự xuất-nhập, cách thức vận
chuyển hàng hóa qua lại giữa hai quốc gia khác nhau và cách thức thực hiện thủ tục
khai báo hải quan để hàng hóa được lưu thông một cách nhanh chóng.
Bài tiểu luận cũng có giá trị tham khảo đối với những ai muốn tìm hiểu về quy trình
xuất nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh đó nhóm thực hiện còn trình bày một cách rất chi
tiết về trình tự khai báo hải quan cho hàng hóa giúp người đọc có thể hiểu cụ thể từng
giai đoạn thực hiện thủ tục tại hải quan Việt Nam.
7. Bố cục đề tài.

Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan.
Chương 2: Quy trình trình hải quan đối với hàng hóa kinh doanh.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị.

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.
1.1 Giới thiệu về hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt động trao đổi hàng hoá ngày càng đa
dạng. Cùng với sự phát triển xã hội ngày càng văn minh thì hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Từ trao đổi giữa các nước nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân của các sản phẩm
thiết yếu sau đó trao đổi để kiếm lợi.
Hình thái này ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu được
trong sự phát triển của kinh tế đất nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nó vượt
ra biên giới các nước và gắn liền với các đồng tiền quốc tế khác nhau. Nó diễn ra bất
cứ nơi nào và quốc gia nào trên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp. Thông qua trao
đổi xuất nhập khẩu các nước có thể phát huy lợi thế so sánh của mình. Nó cho biết
nước mình nên sản xuất mặt hàng gì và không nên sản xuất mặt hàng gì để khai thác
triệt để lợi thế riêng của mình.
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng
hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Kinh doanh là hoạt động thực hiện một hoặc một số
công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện một số dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích lợi nhuận. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là việc
bỏ vốn vào thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm
mục đích thu được lợi nhuận. Đây chính là mối quan hệ xã hội nó phản ánh sự không
thể tách rời các quốc gia. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá ngày
càng tăng, cùng với sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng ngày
càng đa dạng và phong phú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng
tăng.
Một thực tế cho thấy nhu cầu con người không ngừng tăng lên và nguồn lực quốc
gia là có hạn. Do đó trao đổi mua bán quốc tế là biện pháp tốt nhất và có hiệu quả.

7



Quan hệ quốc tế này nó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để tận
dụng có hiệu quả nguồn lực của mình vào phát triển kinh tế đất nước.
Các loại hình xuất nhập khẩu có thể kể đến như: Xuất nhập khẩu trực tiếp, Xuất
nhập khẩu hàng đổi hàng , Xuất nhập khẩu liên doanh, Xuất nhập khẩu uỷ thác.
1.2 Các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay.

Chế định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá: Luật Hải Quan (2001); Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Hải Quan (2005); Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg; Quyết
định số 1027/QĐ-BTC; Quyết định 2053/QĐ-BTC ; Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ.
Chế định về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan: Luật Hải Quan
(2001); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải Quan (2005); Nghị định số
154/2005/NĐ-CP; Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
Chế định về trách nhiệm của hải quan trong việc phòng chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới: Luật Hải Quan (2001); Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Hải Quan (2005); Nghị định số 107/2002/NĐ-CP; Thông tư
102/2005/TT-BTC
Chế định về tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất, nhập
khẩu: Luật Hải quan (2001); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải Quan
(2005); Luật Quản lý thuế (2006); Nghị định số 85/2007/NĐ-CP; Luật Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu (2005); Nghị định số 87/2010/NĐ-CP: Luật thuế giá trị gia tăng
(2008); Nghị định số 123/2008/NĐ-CP; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (2008); Nghị định
số 26/2009/NĐ-NĐ; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP;
Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg.
Chế định về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá
thương mại: Bộ luật Hình sự năm (1999); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Hình sự năm (2009); Luật xử lý vi phạm hành chính (2012); Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính


8


năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị
định số 128/2008/NĐ-CP; Nghị định số 97/2007/NĐ- CP; Nghị định số 18/2009/NĐCP; Thông tư số 193/2009/TT-BTC; Nghị định số 98/2007/NĐ- CP; Thông tư số
61/2007/TT-BTC; Nghị định số 97/2010/NĐ-CP; Thông tư số 37/2011/TTBKHCN;
Nghị định số 47/2009/NĐ-CP;…
1.3 Tình hình xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay ( 6 tháng đầu năm 2016 ).

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 82,24 tỷ USD, tăng 5,9%, còn
kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 80,71 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, cả nước đã xuất siêu gần 1,5 tỷ USD, bằng 1,9% kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm từ 2012 - 2016
Theo đánh giá chung, kết quả như vậy là chưa cao, chưa đạt được kỳ vọng mong
đợi là mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% do Quốc hội đề ra. Nguyên nhân được đưa
ra là bị ảnh hưởng bởi cả 2 yếu tố về giá và lượng. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng có một
vài điểm sáng, như là các nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng trưởng cao với mức tăng
6% (cùng kỳ năm ngoái giảm 8,9%) và xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong
nước tăng trưởng dương, đạt mức tăng 3,3% (cùng kỳ năm ngoái giảm 2,7%).

9


Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 không có nhiều thay đổi so
với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 37,4
tỷ USD, tăng 6,3% và chiếm 45,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 33,5 tỷ USD, tăng 5,1% và chiếm 40,7%.
Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 8,3 tỷ USD, tăng 7,8% và chiếm 10,1%. Hàng thủy sản

ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm 3,7%.

Việt Nam vẫn "nghiêng" về xuất khẩu sản phẩm thô nhiều hơn
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 73,7
tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,3% tổng kim ngạch hàng
hóa nhập khẩu, trong đó nhóm máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng đạt 33,1 tỷ
USD, giảm 0,6% và chiếm 41%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 40,6 tỷ USD,
giảm 0,6% và chiếm 50,3%. Nhóm hàng tiêu dùng 6 tháng ước tính đạt 7,1 tỷ USD,
tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8,7% kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.

10


1.4 Giới thiệu về các công ty.

1.4.1Giới thiệu hợp đồng xuất khẩu.
Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Tây Trung là một công ty có thế
mạnh về việc thu mua các sản phẩm sau đó xuất ra thị trường nước ngoài. Nguồn
doanh thu mang lại từ hoạt động kinh doanh này rất cao vì nguồn cầu từ nước ngoài
lớn. Vào ngày 3/4/2016, Công ty Tây Trung xuất khẩu mặt hàng trái thanh long cho
công ty nhập khẩu là Shenhzen Power ở Trung Quốc theo điều kiện xuất FOB. Tổng
doanh thu mang lại từ việc xuất 3,168 thùng Thanh Long tươi là 33,264 USD.
1.4.1.1 Công ty xuất khẩu: Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu
Tây Trung
Về Công ty:
Được thành lập với mong muốn cung cấp đến quý khách hàng những dịch vụ tốt
nhất về lĩnh vực vận tải và thủ tục khai báo Hải quan. Với tiêu chí trở thành nhà cung
cấp dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín nhằm hỗ trợ đến mức cao nhất cho các Doanh
Nghiệp trong việc giao nhận Xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều từ Việt Nam – Quốc
Tế và ngược lại. Với lợi thế về nguồn nhân lực, phương tiện và đội ngũ nhân viên giỏi


11


nghiệp vụ, am hiểu chính sách Hải Quan, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, chúng tôi cam kết thay mặt khách hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục Xuất
nhập khẩu từ vận chuyển, khai báo Hải Quan đến đăng ký tàu biển. Hướng tới thành
công bằng việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng
và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của chúng
tôi. Chúng tôi cam kết thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao, cam kết cùng khách
hàng phát triển và lớn mạnh.
Các loại hình Dịch vụ:
Xuất nhập khẩu ủy thác.
Đại lý hải quan, Đại lý hãng tàu.
Dịch vụ khai báo hải quan.
Dịch vụ Giao nhận & Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển và đường hàng không.
Dịch vụ Giao nhận & Vận chuyển hàng hóa nội địa đường biển và đường hàng không.
Tư vấn thủ tục hải quan, chính sách thuế.
Hàng dư án công trình.
Dịch vụ khác.
1.4.1.2 Công ty nhập khẩu: Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Shenzhen
Power
Công ty ShenZhen Power là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
được biết là bên nhập khẩu trái Thanh Long tươi từ Việt Nam. Công ty có trụ sở tại
Thẩm Quyến, Trung Quốc, là khu vực có hệ thống hạ tầng cảng biển lớn và hiện đại
bậc nhất trên thế giới. Cảng Thâm Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách 20 hải lý).
Năm 2005, cảng này xếp thứ 4 thế giới về khối lượng container (16,2 triệu TEU). Để
có thể tồn tại ở khu vực có tốc độ phát triển về xuất nhập khẩu rất nhanh và cạnh tranh
cao tại khu vực này, công ty Shenzhen Power đã chuẩn bị cho mình được đội ngũ nhân
lực dày dặn kinh nghiệm ở lĩnh vực xuất nhập khẩu và tiềm lực kinh tế ổn định để có


12


thể tự sắp xếp những thủ tục cần thiết đưa hàng hóa mà công ty nhập khẩu về đến cảng
đích an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.
1.4.1.3 Hãng tàu Evergreen Marine Line:
Evergreen Line là tên thương mại chung thống nhất cho bốn công ty vận tải của Tập
đoàn Evergreen. Các thương hiệu “Evergreen Line” được sử dụng cho các mục đích
tiếp thị quốc tế cho Evergreen Marine Corp (Đài Loan) Ltd, Italia Marittima SpA,
Marine (UK) Ltd Evergreen và Evergreen Marine (Hồng Kông) Ltd, được thành lập
ngày 01 tháng 5 năm 2007 để đáp ứng với những yêu cầu và mong đợi của khách hàng
toàn cầu.
Một tàu sân bay đại dương thứ năm Evergreen Marine (Singapore) Pte Ltd cũng đã ký
thỏa thuận dịch vụ chung, từ ngày 1 tháng năm 2009. Các hoạt động vận chuyển với
các đội tàu container lớn thứ tư trên thế giới, với hơn 180 tàu do công suất khoảng
650.000 TEU.
Với hơn 240 địa điểm dịch vụ, EMC bao gồm hơn 80 quốc gia với mạng lưới vận
chuyển, phạm vi của Evergreen bao gồm một số tuyến đường Đông-Tây nối liền khu
vực Đông Nam Á, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc Đại lục, Hàn Quốc và Nhật Bản
với phía đông và phía tây bờ biển của Mỹ. Nó cũng cung cấp các dịch vụ đến từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Đông Nam Á đến châu
Âu và Địa Trung Hải.
Container của EMC liên kết châu Á với Nam Phi và Nam Mỹ và châu Âu với bờ biển
phía đông của Hoa Kỳ và được triển khai trên một loạt các tuyến đường buồm chuyên
sâu trên khắp châu Á. Họ đi du lịch đến Ấn Độ, Trung Đông và Biển Đỏ, cũng như du
thuyền trên tuyến đường Bắc-Nam nối châu Á với Úc.
Evergreen cung cấp một dịch vụ container đầy đủ kết nối bờ biển phía đông của Mỹ
với bờ biển phía đông của Nam Mỹ và Panama với bờ biển phía tây của Nam Mỹ. Bên
cạnh đó các tuyến đường chính, các dịch vụ trung chuyển thường xuyên trong vùng


13


biển Caribbean và tiểu lục địa Ấn Độ cũng được cung cấp, rút ngắn thời gian giao hàng
và do đó mang lại lợi ích cho chủ sở hữu hàng hóa.
1.4.2 Giới thiệu về hợp đồng nhập khẩu.
Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ Thiên Ý đang triển khai thiết bị cho nhiều dự
án lớn trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy để đảm bảo cho công
trình được liên tục và với độ chính xác cao, tránh rủi ro trong việc thi công, Thiên Ý đã
nhập về 1 bộ máy kiểm tra kéo nén thủy lực vạn năng 1000KN từ nhà xuất khẩu là
Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Zhejiang Huamao từ Trung Quốc để xác định tiêu
chuẩn thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng công trình xây dựng. Máy kiểm tra kéo
nén thủy lực vạn năng 1000kn thiết kế chắc chắn, sử dụng ngàm kẹp thủy lực đảm bảo
độ chính xác rất cao, độ sai số không quá 1%. Giá trị hợp đồng là 9800$ và được nhập
theo phương pháp CIF từ Trung Quốc về Việt Nam
1.4.2.1 Công ty nhập khẩu: Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ Thiên Ý
Về Công ty: Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ THIÊN Ý là một trong những
Nhà thầu Cơ Điện, Thi công tổng thầu cơ điện chuyên nghiệp hàng đầu trong nước.
Công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về Cơ – Điện: Thi công lắp đặt hệ thống
phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí, hệ thống điện động lực chất lượng cao cho
các khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: xây dựng, công nghiệp và
hạ tầng xã hội.
Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ Cơ – Điện,
công ty đã khẳng định được uy tín và năng lực với khách hàng, hoàn thành trên 50 dự
án với chất lượng cao trong lĩnh vực: Tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, sản xuất và thi
công các công trình Cơ – Điện. Đặc biệt là trong lĩnh vực Thi công hệ thống pccc,
Thiên Ý đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Đây là động lực to
lớn giúp công ty ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của
mình.

Các dự án đang triển khai:

14


Thi công hạng mục cơ điện tòa Mỹ Sơn Tower
Cung cấp và lắp đặt trạm máy biến áp và hệ thống điện cho nhà nguồn Tháp điều bay –
Sân bay nội bài
Thi công hạng mục Thông gió dự án The Golden An Khánh 32T
Thi công hạng mục Thông gió dự án BooYoung Vina
Cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí tại trụ sở Hải cục Hải Quan
Tỉnh Lạng Sơn
Triển khai thi công hạng mục cơ điện dự án Hateco Hoàng Mai
1.4.2.2 Công ty xuất khẩu: Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Zhejiang
Huamao
Ningbo Huamao International Trading Co., Ltd. (Trước đây gọi là Zhejiang Huamao
International Co., Ltd), được tài trợ bởi Huamao Group và sự chấp thuận của Ningbo
Foreign Economic Relations và Ủy ban Thương mại, là một doanh nghiệp thương mại
nước ngoài đa dạng thành lập theo hệ thống doanh nghiệp hiện đại. Được thành lập vào
tháng 9 năm 2005 với vốn đăng ký là 30 triệu nhân dân tệ, công ty đã có một khối
lượng giao dịch thương mại hàng năm hơn 4 tỷ nhân dân tệ và có số lượng nhập khẩu
và xuất khẩu lượng hàng năm trên 200 triệu $.
Hiện nay, công ty chủ yếu tập trung vào việc kinh doanh các mặt hàng như gỗ, hóa dầu,
kim loại và nông nghiệp và xuất khẩu của các công cụ giảng dạy và trang thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các phụ kiện, quà tặng và quà. Sau nhiều năm nỗ lực không
ngừng, công ty đã đạt được những thuận lợi và địa vị nhất định trong ngành công
nghiệp. Công ty đã thành lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nhà lãnh đạo ngành
công nghiệp như Lâm nghiệp Trung Quốc, Sheng Wosheng và OCI. Công ty đã thành
lập văn phòng đại diện tại Mỹ, Cuba, Hungary,…
Công ty sẽ tiếp tục thực hiện công tác quản lý khoa học, hoạt động linh hoạt, dịch vụ

chất lượng và uy tín tốt để không ngừng tăng cường kinh doanh. Trong khi đó, công ty
sẽ dựa vào các doanh nghiệp trong nước và mở rộng nó ra thế giới với sự đổi mới và

15


phát triển liên tục để biến công ty thành một Công ty thương mại hàng đầu ở Trung
Quốc.
1.4.2.3 Nhà giao nhận vận tải Portever Shipping:
Portever Shipping Co., Ltd được thành lập vào năm 1996 với trụ sở chính đặt tại
Ningbo -thành phố cảng hàng đầu của Biển Đông Trung Quốc. Công ty có 13 chi
nhánh và văn phòng với trên 500 chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia vào
việc đổi mới ngành công nghiệp hiện nay, và phạm vi kinh doanh bao gồm dịch vụ hợp
nhất toàn cầu, dịch vụ hàng hải quốc tế, đại lý đặt phòng, kho bãi và phân phối, vận tải
đường bộ, quy hoạch tổng thể chương trình của hậu cần, môi giới hải quan, logistics
phần thứ ba, tư vấn vận tải biển,… "Nếu bạn tin tưởng, Chúng tôi sẽ phục vụ bằng hết
sức mình" là sự cam kết của các nỗ lực và trách nhiệm của Portever Shipping. Trong
những năm gần đây, Portever Shipping phát triển mạnh, ngày càng phát triển và là một
trong những nhà giao nhận vận tải quốc tế cạnh tranh nhất. Công ty sẽ giữ cam kết để
dẫn đầu sự phát triển khoa học của ngành công nghiệp, tiếp cận những thách thức thay
đổi trong lĩnh vực Logistics toàn cầu.
1.5 Hải quan điện tử Việt Nam.
1.5.1 Giới thiệu về hải quan điện tử Việt Nam.
Khai hải quan điện tử là việc doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan thông quan
phần mềm kê khai hải quan điện tử, dữ liệu tờ khai hải quan sẽ được gửi lên cơ quan
hải quan thông qua môi trường internet. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan,
ra quyết định (cấp số, trả kết quả phân luồng…) được thực hiện thông qua phần mềm
Hải quan điện tử.
Hiện nay có hai đơn vị chính thức cung cấp phần mềm khai bái hải quan điện tử: phần
mềm Thái Sơn (tên là ECUS) và FPT, tuy nhiên phần mềm được sử dụng phổ biến nhất

là phần mềm Thái Sơn.

16


1.5.2 Lợi ích.
Lợi ích của thông quan điện tử được kỳ vọng là rất nhiều. Có thể liệt kê ra đây một số
lợi điểm chính (so với hình thức khai hải quan bằng giấy):


Nhanh hơn, đặc biệt là khâu truyền số liệu, tiếp nhận, và phân luồng tờ khai. Từ
đầu năm 2013, với việc áp dụng phiên bản ECUS mới, những công việc này

hoàn toàn tự động. Tờ khai được phần luồng chỉ sau 1 vài phút.
• Tiện lợi hơn khi việc khai báo hải quan có thể thực hiện tại bất kỳ địa điểm nào
có máy tính kết nối internet, và trong 24/7 thay vì chỉ vào giờ hành chính như
trước đây. Tất nhiên, nếu lô hàng phải kiểm tra chứng từ giấy, hoặc kiểm tra
thực tế, thì người khai vẫn phải làm việc với công chức hải quan vào giờ hành
chính, nhưng thời gian cũng rút ngắn đi đáng kể.
• Giảm đi lại tiếp xúc giữa doanh nghiệp và hải quan. Điều này có lợi cho cả
doanh nghiệp, khi việc đi lại tiêu tốn thời gian và chi phí. Cũng có lợi cho hải
quan, vì họ giảm bớt áp lực giải quyết công việc trực tiếp với quá nhiều nhân
viên thủ tục của các doanh nghiệp.

17


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH.
2.1 Quy trình đối với hàng hóa xuất khẩu.
2.1.1 Quy trình vận tải.


Công ty TNHH
thương mại dịch vụ
xuất nhập khẩu Tây
Trung

Công ty TNHH xuất
nhập khẩu Shenzhen
Power

(1)
(5)
(3)

(2)

(4)
(6)

Công ty Evergreen Marine
Pte Ltd Singapore
( Có công ty Liên doanh
đại lý vân tải Evergreen tại
Việt Nam làm đại diện)

Diễn giải quy trình.
Bước 1: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Tây Trung tại Việt
Nam ký kết hợp đồng Xuất Khẩu lô trái cây Thanh Long cho công ty TNHH xuất
nhập khẩu ShenZhen Power tại Trung Quốc.
Bước 2: Theo điều kiện FOB, công ty TNHH xuất nhập khẩu ShenZhen Power tại

Trung Quốc đặt tàu tại Công ty Evergreen Singapore để vận chuyển hàng từ Việt
Nam sang Trung Quốc.

18


Bước 3: Công ty Liên doanh đại lý vân tải Evergreen Việt Nam (Evergreen Việt
Nam) là đại lý thay mặt Evergreen Singapore thông báo tất cả thông tin chi tiết (Tên
con tàu, khu vực neo đậu, ETA, ETD v.v...) để công ty Tây Trung có thể hoàn thành
công việc giao hàng lên tàu.
Bước 4: Công ty Tây Trung vận chuyển hàng ra cảng Cát Lái để giao hàng lên tàu.
Sau khi giao hàng, công ty Tây Trung nhận được bộ chứng từ thương mại, hóa đơn
cước phí vận tải đường biển và các phí khác để đưa hàng lên bong tàu. Theo điều
kiện FOB thì người mua là người thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải.
Tuy nhiên người mua có thể nhờ người bán trả hộ cước phí vận tải tại nước xuất
khẩu và thanh toán sau theo thỏa thuận của 2 bên.
Bước 5: Công ty Tây Trung giao bộ chứng từ thương mại cho công ty ShenZhen
Power bằng phương thức do 2 bên thỏa thuận.
Bước 6: Công ty Evergreen Singapore thông báo hàng đến và gửi lệnh giao hàng
(DO) cho Công ty ShenZhen Power, Công ty Shenzhen Power mang bộ chứng từ
thương mại, DO và các giấy tờ liên quan ra cảng Shekou để nhận hàng và đưa hàng
về công ty.
2.1.2 Quy trình khai hải quan.
Căn cứ Điều 18 Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005) thì thời hạn khai


nộp

tờ


khai

hải

quan

được

quy

định

như

sau:

“Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện
vận tải trong thời hạn sau đây: Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ
trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh”
Lô hàng xuất khẩu được xếp lên tàu ngày 07 tháng 05 năm 2016 nên tờ khai hải quan
được mở trước ngày 07 tháng 05 năm 2016, cụ thể là vào ngày 05 tháng 05 năm 2016.
Địa điểm doanh nghiệp thực hiện khai hải quan là Chi cục hải quan khu vực 1 Cát Lái.
 Bước 1: Khai báo hải điện tử bằng phần mền ECUSS VNACCS.

19


Sheet 1: Thông tin chung
Sử dụng phần mền khai báo hải quan điện tử ECUS VNACCS. Sau khi mở phần mền,
trên thanh công cụ Menu chọn “Đăng kí mới tờ khai xuất khẩu (EDA)” và dựa vào bộ

chứng từ để nhập những thông tin cần thiết cho việc khai báo hải quan.

Gồm:
Nhóm loại hình: Kích chọn ô kinh doanh, đầu tư
Do công ty kinh doanh loại hình xuất khẩu trái thanh long.
• Mã loại hình: B11
Là mã xuất khẩu kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.
• Cơ quan hải quan: Nhập mã 02CI: Chi cục HQ Cảng Sài Gòn KVI
Cơ quan hải quan này là nơi doanh nghiệp khai báo hải quan cho lô hàng xuất


khẩu.
• Thời hạn khai báo: 05/05/2016
Lô hàng xuất khẩu được xếp lên tàu ngày 07 tháng 05 năm 2016 nên tờ khai hải
quan được mở trước ngày 07 tháng 05 năm 2016, cụ thể là vào ngày 05 tháng 05
năm 2016.
• Mã bộ phận xử lý tờ khai: 02: Chi cục HQ Cảng Sài Gòn KVI
Công ty đăng ký tờ khai hải quan ở HQ cảng Sài Gòn nên mã bộ phận xử lý tờ
khai là mã của HQ Cảng Sài Gòn KVI.
• Mã phương thức vận chuyển: 2
Dựa vào hợp đồng và BL, 2 bên thỏa thuận vận chuyển theo điều kiện FOB, là điều
kiện chuyên chở đường biển. Do đó chọn mã 2 là mã vận chuyển bằng đường biển
(Container).
Nhập thông tin Đơn vị xuất nhập khẩu

20


Gồm:
Người xuất khẩu:



Mã doanh nghiệp: 0311802528

Mã doanh nghiệp là mã số thuế của công ty Tây Trung do cơ quan thuế cung cấp để
quản lý về thuế.
Tên: Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Tây Trung
• Địa chỉ: 27/32A đường số 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức,


Thành phố Hồ Chí Minh.


Số điện thoại: 0839110682

Người nhập khẩu:



Tên: Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Shenzhen Power
Địa chỉ: Khu Mankamto, Toà nhà A, Phòng 1802, Quận La Hồ ,Thành Phố



Thẩm Quyến, Trung Quốc.
Mã nước: CN China

Nhập thông tin Vận đơn

21



Bao gồm:


Số vận đơn: EGLV 235500542967

Thông số này được điền vào dựa trên vận đơn đường biển do công ty Evergreen
Việt Nam cung cấp cho công ty Tây Trung vào ngày 07/05/2016.





Số lượng kiện: 3,168
Đơn vị kiện: CT ( Thùng cartons)
Tổng trọng lượng hàng (Gross): 75,398.4
Đơn vị trọng lượng: KGM (Kilogram)

Các thông số này được điền dựa vào Packing List và Commercial Invoice do công
ty Tây Trung phát hành vào ngày 04/05/2016


Địa điểm lưu kho dự kiến: Mã: 02CIS01 Công Ty Tân Cảng Sài Gòn

Công ty Tây Trung dựa theo Booking Confirmation của hãng Evergreen lấy lệnh
cấp container rỗng, container rỗng được kéo từ Tân Cảng-Mỹ Thủy Depot về kho
của công ty Tây Trung theo thời gian thỏa thuận của các bên. Công ty Tây Trung
đóng hàng vào container sau đó đưa container đến hạ bãi tại cảng Cát Lái.
Việc thể hiện địa điểm lưu kho chờ thông quan cần thể hiện nhiều vấn đề như hàng

nhập hay hàng xuất, hàng rời hay hàng nguyên container, do đó ở ô này có rất nhiều
mã khác nhau để thể hiện. Hàng của công ty là hàng nguyên container FCL, do đó
mã địa điểm lưu kho chờ thông quan sẽ là mã 02CIS01 dành cho hàng FCL, đặt tại
cảng Cát Lái thuộc Công ty Tân Cảng Sài Gòn.


Địa điểm nhận hàng cuối cùng: CNSHK SHEKOU

Ô địa điểm nhận hàng cuối cùng nhập cảng đích ở nước nhập khẩu, là cảng
SHEKOU, Trung Quốc. Mã: CNSHK

22




Địa điểm xếp hàng: VNCLI Cảng Cát Lái HCM

Ô này tương tự ô mã địa điểm lưu kho dự kiến, tuy nhiên tại ô này sẽ nhập theo quy
định: Địa điểm xếp hàng (tờ khai xuất) đơn thuần là địa điểm mà hàng sẽ được tập
kết để xếp lên tàu trong nước, trước khi xuất khẩu. Vì vậy chỉ cần khai báo VNCLI
(Cảng Cát Lái) hoặc VNCMT (Cảng Cái Mép).


Phương tiện vận chuyển: 9999 Ever Pearl 1190-201N

Mã 9999 là mã cho phương tiện chuyên chở chưa được đăng ký vào hệ thống. Tên
con tàu sẽ được hãng tàu thông báo đến cho công ty Tây Trung.



Ngày hàng đi dự kiến: 07/05/2016

Dựa vào Booking Confirmation do hãng tàu cấp cho công ty Tây Trung mục ETD
(Estimate Time of Departure: Thời gian dự kiến tàu sẽ khởi hành)
Nhập thông tin mục Chứng từ kèm theo

Bao gồm:


Giấy phép xuất khẩu: EY02

Mã EY02 là mã của Giấy thông báo kết quả kiểm dịch hoặc miễn kiểm dịch theo thông
tư 01/2012/TT-BTC


Ô bên cạnh điền số của giấy kiểm dịch: 086571/15/0201

Dựa vào “BẢNG MÃ HS CỦA DANH MỤC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM
DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM” (Ban hành kèm theo Quyết định số
2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn), Thanh Long có trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật, do đó để được xuất khẩu, doanh nghệp phải liên hệ với Bộ Nông

23


nghiệp và Phát triển nông thôn để hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm
dịch thực vật theo quy định.
Nhập thông tin vào mục Thông tin hóa đơn


Bao gồm:
Phân loại hình thức hóa đơn: A: Hóa đơn thương mại
Số hóa đơn: TT10002
Ngày phát hành: 03/05/2016
Phương thức thanh toán: TTR (Dựa theo hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên)
Điều kiện giá hóa đơn: FOB (Dựa theo hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên)
Mã đồng tiền của hóa đơn: USD
Mã phân loại giá hóa đơn: A: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
Tổng trị giá hóa đơn: 33,264
Trị giá tính thuế: 746,610,480
Trị giá tính thuế xuất khẩu trên tờ khai hải quan (không bao gồm thuế xuất khẩu) là giá
bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên
quan đến lô hàng như quy định nhân với tỉ giá tại ngày khai hải quan.
Mã đồng tiền trị giá tính thuế: VND
Nhập thông tin vào mục Thuế và Bảo lãnh

24


Bao gồm:
Người nộp thuế: 1 | Người xuất khẩu (Nhập khẩu)
Mã xác định thời hạn nộp thuế: D | Trường hợp nộp thuế ngay
Nhập thông tin vào mục Thông tin vận chuyển

Bao gồm:


Ngày vận chuyển: 07/05/2016 (Dựa trên Booking Confirmation do hãng tàu

Evergreen cung cấp)

• Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Mã: 02CIS01 Công Ty Tân Cảng Sài
Gòn.
Ô này khai báo tương tự ô Địa điểm lưu kho dự kiến.
Nhập đầy đủ vào mục Thông tin hợp đồng

Bao gồm:
Số hợp đồng: TT-SH/HDXK02 (Dựa vào hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên)
Ngày hợp đồng: 03/04/2016 (Dựa vào hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên)

25


×