Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa ra vào khu chế xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA RA - VÀO KHU CHẾ XUẤT
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Viết Bằng

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….


MỤC LỤC


PHẦN A. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Bằng việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như: WTO, TPP,
ASEAN, v.v….. đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển như: mở cửa thị
trường, đẩy mạnh giao thương giữa các nước, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến, cơ hội việc làm,v.v… trong đó đẩy mạnh
giao thương giữa các nước đang là vấn đề hết sức sôi nổi. Tùy thuộc vào điều kiện
về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, v.v….mà các quốc gia có thể
mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, đặc biệt là trong vấn đề kinh
tế. Vì vậy, để hỗ trợ và giúp cho hoạt động sản xuất – tiêu dùng trong nước được
thuận lợi các quốc gia đã tiến hành trao đổi với nhau thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, xuất - nhập khẩu trở nên có vai trò vô cùng quan trọng trong sự

phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra ở nhiều hình thức như: đầu tư nước
ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, phi mậu dịch, khu chế xuất. Trong đó,
khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến
những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại
khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả
thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục
hành chính.
Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như các thủ tục, quy trình xuất-nhập hàng
hóa trong khu vực, nhóm chúng em chọn nghiên cứu về đề tài “Thủ tục hải quan đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào khu chế xuất” trong môn học Nghiệp vụ hải
quan này.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
-

Các doanh nghiệp, công ty thuộc khu chế xuất.
Quy trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào khu
chế xuất.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ được kiến thức một cách cụ thể, chi tiết về quy trình xuất khẩu, nhập khẩu
thực tế của hàng hóa trong khu chế xuất. Bên cạnh đó, để giúp người đọc có thể

4


nắm được quy trình và thực hiện thủ tục hải quan đầy đủ, chính xác các nội dung
sau:

-

Nắm được thông tin cơ bản về khu chế xuất.
Nắm được quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu của
doanh nghiệp thuộc khu chế xuất cho một bộ chứng từ cụ thể.
Xác định được những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện quy trình thủ tục
hải quan.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, quy trình thủ tục hải quan
với hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào khu chế xuất.
Không gian: Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam, Các khu chế xuất tại Việt
Nam
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ 10/10/2016 đến 30/11/2016

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu sách, giáo
trình học tập có liên quan sau đó phân tích dữ liệu thông tin thông qua các phương
pháp như: thống kê mô tả, phân tích dữ liệu, bên cạch đó còn có phương pháp quan
sát để đưa những gì trong thực tế vào bài nghiên cứu từ đó giúp người đọc hiểu rõ
hơn về vấn đề.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc thực hiện đề tài đã giúp nhóm chúng em sẽ hiểu rõ hơn quy trình thủ tục
hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất và
tình hình hải quan Việt Nam. Đồng thời, nhóm tích lũy được kiến thức để có thể áp
dụng vào thực tiễn sau này. Bên cạnh đó, đây còn là tài liệu tham khảo bổ ích và
giúp phần nào cho những người chưa có kinh nghiệm trong thực hiện làm thủ tục
hải quan cho hàng hóa xuất-nhập khẩu tại khu chế xuất ở thời điểm hiện tại.


5


PHẦN B. NỘI DUNG VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA RA - VÀO KHU CHẾ XUẤT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU CHẾ XUẤT
1.1

Giới thiệu về khu chế xuất

1.1.1

Khái niệm

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến
những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu
tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất - nhập khẩu hay các ưu đãi về
giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các
thủ tục hành chính. Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có cơ
sở hạ tầng như: điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư
sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một
Ban quản lý khu chế xuất điều hành.
1.1.2

Mục tiêu của khu chế xuất

Mục đích chính của khu chế xuất là để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của các nước
đang phát triển, bù đắp bớt một phần thâm hụt trong cán cân thanh toán. Nó còn có

mục đích là thu hút vốn đầu tư nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao
động còn khá dồi dào vào các ngành nghề với định hướng xuất khẩu.
1.1.3

Quản lý xuất – nhập khẩu

Quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp ngoài khu chế xuất với các doanh
nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất khẩu-nhập khẩu, nên phải thực hiện các
quy định của pháp luật về xuất khẩu- nhập khẩu hàng hoá nói chung và phải khai
báo, làm thủ tục hải quan.
1.2

Giới thiệu về khu chế xuất Tân Thuận

Khu chế xuất Tân Thuận là dự án đầu tiên của Công ty IPC khởi động chương trình
“Phát triển Thành phố tiến ra biển Đông” và cũng là tiền đề cho sự xuất hiện hàng
loạt khu chế xuất và khu công nghiệp trên cả nước. Đây là khu chế xuất đầu tiên của
Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế và từng được xếp hạng là khu chế xuất tốt nhất khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, khu chế xuất Tân Thuận đang được
quản lý và vận hành bởi Công ty TNHH Tân Thuận.

6


Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy phép
đầu tư ngày 24/9/1991.Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất chủ yếu là
sản xuất để xuất khẩu. Hàng hóa, nguyên liệu... ra - vào khu chế xuất được xử lý
như hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế
xuất được hưởng các ưu đãi về thuế suất xuất - nhập khẩu.
Đến nay, khu chế xuất Tân Thuận được Bộ Kế hoạch – Đầu tư đánh giá là khu chế

xuất thành công nhất trong số trên 130 khu công nghiệp, khu chế xuất của cả nước.
Không những thế, khu chế xuất Tân Thuận còn được bình chọn là khu chế xuất
thành công nhất ở châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với sự thành công to lớn trong
việc thu hút đầu tư, khu chế xuất Tân Thuận đang hướng đến phát triển khu công
nghệ cao, thu hút các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao…
Một trong những ưu thế của khu chế xuất Tân Thuận, đó là vị trí địa lý và giao
thông. Khu chế xuất nằm gần kề Cảng Bến Nghé, cách Cảng Sài Gòn chỉ 2km, cách
sân bay quốc tế 13km. Bên cạnh vị trí thuận lợi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng được
chú trọng. Công ty liên doanh đã đầu tư 89 triệu USD để xây dựng 22km đường,
nhà máy phát điện riêng, có trạm cấp nước; các vấn đề như xử lý nước thải, xử lý
rác được đảm bảo trên toàn khu chế xuất.
1.3

Thông tin cơ bản về khu chế xuất Tân Thuận
Khu chế xuất nằm ở phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí

Đường: Huỳnh Tấn Phát, quận: 7. Cách trung tâm Thành Phố 15 phút
lái xe
- Tổng diện tích 300 ha, ba mặt ( Đông – Bắc – Tây ) giáp sông Sài
Gòn, Tây Nam giáp Tỉnh lộ 15, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ
4km.

Quy mô

- Tổng vốn đầu tư $1tỷ (2009).
- Số lượng việc làm: 60.000 công việc được tạo ra.
- Số lượng công ty thành lập: 133 (Nhật: 55/ Đài Loan: 50/ Hàn: 7/
Khác: 21).


Mục tiêu

- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Du nhập kỹ thuật, công nghệ mới

7


- Tạo công ăn việc làm, tạo nguồn ngoại tệ mạnh, tìm kiếm thị trường
xuất khẩu, du nhập phương thức quản lý hiện đại
- Chuyển đổi vùng đất đầm lầy hoang hóa, có giá trị sử dụng thấp
phía Nam thành phố thành một vùng đất có giá trị sử dụng cao hơn
cho mục đích phát triển công nghiệp, đô thị và cảng.

Quy hoạch
sử dụng đất

Hiện nay Công ty Tân Thuận (TTC) quy hoạch diện tích 40 ha trong
tổng diện tích 300 ha để phát triển Khu "E-Office Park" nhằm thu hút
các nhà đầu tư công nghệ cao và phần mềm.

Kế
hoạch
phát triển

Đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và cho thuê đạt trên
90%.

1.4


Giới thiệu hình thức khai hải quan điện tử Việt Nam

1.4.1

Khái niệm

Thủ tục hải quan điện tử là hình thức khai hải quan bằng phần mềm cài trên máy
tính, sau đó truyền dữ liệu tờ khai hải quan qua mạng internet tới cơ quan hải quan
để tiến hành thông quan hàng hóa.
1.4.2
-

1.4.3
-

-

Đặc điểm
Khai báo hải quan và xử lý hồ sơ được thực hiện qua mạng.
Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro.
Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng chận chuyển, cảng vụ,
sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng,…trước khi phương tiện nhập cảnh.
Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ
tuân thủ cao.
Chức năng
Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoặt động xuất nhập khẩu, xuất nhập
cảnh, quá cảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới.
Xây dựng và chỉ đạ thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hải quan Việt

Nam.
Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hải quan.
Quy định về tổ chức hoặt động của hải quan.
8


1.4.4

Hướng dẫn thực hiện tuyên truyền pháp luật hải quan.
Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ công chức hải quan.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý
hải quan hiện đại.
Thống kê nhà nước về hải quan.
Hợp tác quốc tế về hải quan.
Thanh tra và kiểm soát hải quan.
Lợi ích và khó khăn

1.4.4.1

Lợi ích

Lợi ích của thông quan điện tử được kỳ vọng là rất nhiều. Có thể kể liệt kê ra đây
một số lợi điểm chính (so với hình thức khai hải quan bằng giấy):
-

Nhanh hơn, đặc biệt là khâu truyền số liệu, tiếp nhận, và phân luồng tờ khai.
Từ đầu năm 2013, với việc áp dụng phiên bản ECUS mới, những công việc
này hoàn toàn tự động. Tờ khai được phần luồng chỉ sau 1 vài phút.

-


Tiện lợi hơn khi việc khai báo hải quan có thể thực hiện tại bất kỳ địa điểm
nào có máy tính kết nối internet, và trong 24/7 thay vì chỉ vào giờ hành chính
như trước đây. Tất nhiên, nếu lô hàng phải kiểm tra chứng từ giấy, hoặc kiểm
tra thực tế, thì người khai vẫn phải làm việc với công chức hải quan vào giờ
hành chính, nhưng thời gian cũng rút ngắn đi đáng kể.

-

Giảm đi lại tiếp xúc giữa doanh nghiệp và hải quan. Điều này có lợi cho cả
doanh nghiệp, khi việc đi lại tiêu tốn thời gian và chi phí. Cũng có lợi cho
hải quan, vì họ giảm bớt áp lực giải quyết công việc trực tiếp với quá nhiều
nhân viên thủ tục của các doanh nghiệp.

1.4.4.2
Hạn chế
Bên cạnh lợi ích, khia hải quan điện tử vẫn tồn tại một vài hạn chế như:
-

Bất lợi cho Nhà nước: nhiều doanh nghiệp lợi dụng hải quan điện tử đểể̉ trốn
thuế́.
Bất lợi cho doanh nghiệp: nếu khai sai, khó phát hiện cho đến phút cuối.
Trước đây, khi thực hiện tờ khai giấy, và khai từ xa, công chức hải quan trực
tiếp tiếp nhận tờ khai và phân luồng. Nếu phát hiện thấy những lỗi nhỏ, có
thể sửa chữa ngay, thì họ linh động hỗ trợ bằng cách phản hồi luôn để doanh
nghiệp điều chỉnh. Nay hệ thống phân luồng tự động, người khai chỉ phát
hiện ra lỗi đó khi đem bộ chứng từ xuống hải quan. Và đôi khi điều đó là quá
muộn, nếu hàng xuất tàu, hoặc khai thuê hải quan phải chờ giấy tờ ký từ chủ
hàng gửi từ xa tới.


9


1.4.5

Quy trình thủ tục hải quan điện tử

1.4.5.1
Đối với người khai hải quan
 Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- Tờ khai hải quan điện tử theo mẫu.
- Bản điện tử vận tải đơn hoặc 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của
các bản vận tải đơn có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương
trong trường hợp hàng được người khai hải quan đề nghị cơ quan Hải quan
xác nhận thực xuất
- Bản chính "Bản kê chi tiết hàng hóa" trong trường hợp hàng hoá có nhiều
chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất.
- Bản điện tử giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu
- Bản điện tử hoặc 1 bản sao các chứng từ khác phải có theo quy định của
pháp luật liên quan
 Người khai hải quan thực hiện
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử
Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. Doanh nghiệp có thể sự dụng bất cứ phần
mềm nào có thể kết nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan.
Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm
những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy
phép (nếu có),vv...
Bước 2 : Khai báo tờ khai điện tử
Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về

thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử
Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả.
Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết
quả được phản hồi.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai
Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem
kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng
chính : xanh, vàng, đỏ.
-

Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký
tên, đóng dấu doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng

10


o
o

-

ký đóng dấu thông quan hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông
quan hàng hóa.
Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
Luồng vàng điện tử: hình thức giống như luồng xanh.
Luồng vàng giấy: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu
doanh nghiệp, kèm với toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần thiết đem ra cơ
quan Hải Quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm
tra và quyết định doanh nghiệp có được thông quan hàng hóa hay không.

Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký
tên, đóng dấu doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần thiết đem
ra cơ quan Hải Quan. Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký - tính thuế
và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán
bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa.

Bước 5: Nhận hàng
Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, doanh nghiệp cầm 1 bản và
làm các thủ tục nhận hàng như bình thường.
Lưu ý:
Hệ thống này không cho phép gửi khai báo rác, do vậy doanh nghiệp khi khai báo
cần chú ý hoàn tất và kiểm tra kỹ nội dung tờ khai trước khi khai báo. Không thực
hiện khai báo thử tràn lan. Khi cần huỷ khai báo, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu
huỷ. Quy trình được thực hiện như sau:
Sau khi có số tiếp nhận, nếu gửi yêu cầu hủy ngay có 2 trường hợp:
-

Tờ khai chưa được xử lý, sẽ có ngay thông báo hủy thành công.
Tờ khai nếu đã, đang được xử lý thì không được hủy nữa. DN cần nhận kết
quả phản hồi của HQ và thực hiện theo yêu cầu.

Nếu tờ khai đã có số tờ khai:
-

Khi gửi yêu cầu hủy, phải kèm theo lý do hủy. Yêu cầu hủy tờ khai sẽ được
chấp nhận nếu lý do hợp lý.
Nếu tờ khai có lý do không hợp lý hoặc rơi vào các tình huống khác thì DN
cần liên hệ cán bộ HQ để được hướng dẫn xử lý.

1.4.5.2


Đối với cơ quan hải quan hành chính nhà nước

Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử
-

Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số
hàng hóa xuất nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo.
11


-

Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai.
Xử lý thông tin khai báo.

Thông tin khai báo đầy đủ và phù hợp: chấp nhận đăng ký tờ khai điện tử, cập nhật
kết quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp sổ đăng ký, phân luồng tờ khai.
 Hệ thống chấp nhận thông quan, tiếp bước 4.
 Hệ thống chưa chấp nhận thông quan phải thực hiện một số nghiệp vụ khác.

Thông báo cho người khai hải quan xuất trình các chứng từ theo quy định thông qua
hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và chuyển sang bước 2.
-

-

Trường hợp thông tin khai của người khai chưa phù hợp theo quy định, công
chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai điều chỉnh cho phù
hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lỹ do bằng “thông báo từ chối tờ khai hải

quan điệu tử”.
Các trường hợp khác báo cáo Lãnh đạo Chi Cục.

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử
1. Hình thức, nội dung kiểm tra chi tiết:
- Hình thức, mức độ kiểm tra.
- Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra chứng

từ điện tử (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy).
Nội dung kiểm tra.
2. Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.
 Phù hợp với quy định của phân luồng thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết
định thông quan trên hệ thống chuyển sang bước 4.
 Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các
chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì
công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung.
Trường hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình
thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm
quyền.
3. Kiểm tra xác định trị giá tính thuế tại Chi cục .
4. Lưu chuyển hồ sơ cho các bước tiếp theo.
-

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc
kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân
điện tử… hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm:


12


- Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của
người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh
đạo chi cục xem xét, quyết định (nếu có).
- Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa:
Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa
Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ
kiểm tra nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC.
o Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp:
 Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai
hải quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm
thủ tục hải quan” trên tời khai hải quan.
 Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người
khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi
cục xem xét quyết định:
• Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu.
• Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm.
• Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng.
o
o

Bước 4: Xác nhận đã thông quan điện tử; giải phóng hàng; hàng mang về bảo
quản; hàng chuyển cửa khẩu.
Xác nhận vào 02 Tờ khai hải quan điện tử in, cơ quan Hải quan lưu 01 bản, người
khai hải quan 01 bản, cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống.
Bước 5: Quản lý hồ sơ

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HÀNG HÓA RA VÀO

KHU CHẾ XUẤT
PHẦN A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

13


2.1

Giới thiệu về công ty

Công ty TNHH Công nghiệp Towa (Quy trình thủ tục hải quan nhập
khẩu vào khu chế xuất)
Công ty TNHH Công nghiệp TOWA (V.N) được Công ty TOWA Nhật Bản đầu
tư vốn 100% tại tp Hồ Chí Minh, Việt Nam, đề sản xuất và lắp ráp bộ phận chi tiết
máy chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm với giá cả phải chăng.
Công ty có thề sản xuất được nhiều loại chi tiết máy cực kỳ chính xác cở nhỏ ngay
từ khi thành lập 1994, với đội ngũ nhân viên được đào tạo đề kiểm soát sản xuất và
chất lượng tương đương với công ty Nhật Bản, và được chứng minh bằng những
thành quả cho đến ngày nay.
2.1.1

THÔNG TIN ĐĂNG KÍ DOANH NGHIỆP
Tên
thức

chính Công ty TNHH Towa

Tên
dịch


(Việt Nam)


doanh 0300716267
nghiệp

giao TOWA
INDUSTRIAL
(VN)CO.,LTD

Ngày cấp

05/06/1995

Cơ quan thuế Cục Thuế Thành phố Ngày bắt 20/04/1996
quản lý
Hồ Chí Minh
đầu
hoạt
động
Trạng thái

Đang hoạt động

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ trụ sở

Khu A Lô L 20b-22-24a Đường số 10 KCX Tân Thuận, Phường Tân
Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh


Điện thoại

8720870

Fax

8720871

Địa chỉ

12F1-Ngô Tất Tố F19, Quận
Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Website

Người
diện

đại Yutaka Watanabe

THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Ngành
chính

nghề Sản xuất thiết bị điện Lĩnh vực Kinh tế có vốn đầu tư nước
khác
kinh tế
ngoài
Sản xuất chi tiết máy
Sản phẩm

chính xác
Loại
kinh tế

hình Doanh nghiệp 100% Loại hình Tổ chức kinh tế sản xuất
vốn đầu tư nước ngoài
tổ chức
kinh doanh dịch vụ, hàng
hoá

14


Cấp chương

(91-151) các đơn vị Loại khoản
kinh tế có 100% vốn
đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam

(070 - 091) Sản xuất sản
phẩm từ kim loại đúc sẵn
(trừ máy móc, thiết bị).

Công ty TNHH PATIHA Việt Nam (Quy trình thủ tục hải quan xuất
khẩu vào khu chế xuất)
Công ty TNHH Unipax được thành lập theo giấy phép đầu tư số 148/GP-KCN-ĐN
2.1.2

ngày 26 tháng 8 năm 2002 và giấy phép 472043000603 đăng ký lại vào ngày 29

tháng 7 năm 2008 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai (DIZA) cấp,
Chuyên ngành sản xuất các loại mũ trừ (mũ bảo hiểm), túi xách, thú nhồi bông và
các sản phẩm may mặc… với vốn Tổng vốn đầu tư 112.590.750.000 tỉ đồng tương
7.015.000 đô la mỹ trong đó vốn pháp định là 32.100.000 tỉ đồng, tương đương
2.000.000 đô la Mỹ, chủ đầu tư là tập đoàn DADA Corp, Seul, Korea.
Tập đoàn DADA (e-dada.com) công ty mẹ của Unipax bắt đầu sản xuất từ năm
1974 trải qua hơn 30 năm phát triển, trở thành một trong những nhà sản xuất mũ
vải, sản phẩm may mặc, túi xách hàng đầu thế giới, hiện nay công ty có 6 nhà máy
chi nhánh ở Indonesia, Bangladesh, China và Việt Nam với tổng số nhân viên hơn
15.000 người. Sản phẩm của tập đoàn chiếm 45% thị phần mũ thể thao toàn cầu.
Công ty đã đạt được 80 bằng sáng chế tại Mỹ và 119 tại Hàn Quốc cho các sản
phẩm mới của mình.
Công ty Unipax đang áp dụng hệ thống ERP, ISO, TOYOTA LEAN, ISO-9001
2008 để quản lý quy trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy. Ngoài ra, công ty
cũng chuẩn hóa các hoạt động của mình, đảm bảo chính sách có lợi cho người lao
động làm việc tại nhà máy phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe nhất của khách
hàng, tổ chức lao động Quốc tế và quy định của các nước sở tại.
Trụ sở công ty TNHH Unipax và nhà máy đặt tại số 101/2+101/4, đường số 3, Khu
Công nghiệp AMATA, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Quy mô nhà máy đạt trên diện tích đất sử dụng 20.364,50 m 2 bao gồm nhà xưởng
máy móc trang thiết bị phục vụ ngành may mặc với sản lượng hàng năm khoảng
7.344.400 sản phẩm.

15


THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Tên
thức


chính Công ty trách nhiệm hữu Tên
hạn Patha Việt Nam
dịch


doanh 0311717424
nghiệp

Ngày cấp

Cơ quan thuế Cục Thuế Thành phố Hồ Ngày
quản lý
Chí Minh
đầu
động
Trạng thái

giao

PATIHA VIET NAM
12/04/2012

bắt 20/04/2012
hoạt

Đang hoạt động

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ trụ sở


105/2 Quốc lộ 1A, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí
Minh

Điện thoại

Fax
0837010358

0837162566

Số TK

Ngân hàng
1404 1485 101 9929

Người đại diện

NH EXIMBANK CỘNG
HÒA HCM

PHAN HẢI LONG

THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Ngành
chính

nghề Công
Nghiệp-Cung Lĩnh vực Công ty trách nhiện hữu hạn
Cấp Sản Phẩm
kinh tế


Loại hình kinh Công ty trách nhiện hữu Loại hình Tổ chức KT sản xuất kinh
tế
hạn
tổ chức
doanh dịch vụ, hàng hoá
PHẦN B. QUY TRÌNH XUẤT–NHẬP HÀNG HÓA RA VÀO KHU CHẾ
XUẤT
2.2

Tổng quan hàng hóa xuất nhập khẩu từ khu chế xuất

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Theo điều 86, thông tư 38 TT-BTC ngày 23/05/2015 của Bộ Tài chính quy định về
thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
bao gồm:
2.2.1

16


-

-

Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư
dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại
khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất,

doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài
không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao,
nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
 Thủ tục Hải Quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Theo điều 86, thông tư 38 TT-BTC ngày 23/05/2015, “Thủ tục hải quan xuất khẩu,
nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai Hải quan
lựa chọn và theo quy định của từng loại hình”.
Công ty TNHH Công nghiệp TOWA (Việt Nam) là doanh nghiệp của Khu Chế Xuất
Tân Thuận sẽ thực hiện tại Chi cục Hải quan Khu Chế Xuất Tân Thuận theo mã loại
hình E15 – nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nội địa.
 Hồ sơ Hải Quan

Theo điều 16, thông tư 38 TT-BTC ngày 23/05/2015 thì hồ sơ Hải Quan bao gồm:
-

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban
hành kèm Thông tư 38-2015 TT-BTC
Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán tiền cho
người bán: 1 bản chụp
Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ
thống dưới dạng dữ liệu điện tử ( các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và
mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)

Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất,

doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá
trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa
đơn thương mại.
 Thời hạn làm thủ tục Hải Quan

Tại điều 86, Thông tư 38-2015 TT-BTC ngày 23/05/2015 quy định:

17


Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau
khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục
hải quan.
2.3. Thủ tục Hải quan
Quy trình tổng quan

Bên xuất khẩu: Công ty TNHH PATIHA VIỆT NAM
Bên nhập khẩu: Công ty TNHH Công Nghiệp TOWA
2.3.1 Quy trình hàng nhập
2.3.1.1 Hợp đồng thương mại.
Công ty TNHH Công nghiệp TOWA (Việt Nam) và công ty TNHH Patiha
cùng kí hợp đồng thương mại số: 141001/PTH-TW bao gồm các điều khoản về:
-

Tên và địa chỉ bên mua và bên bán.
Tên hàng, số lượng hoặc trọng lượng, đơn giá.
Thời gian và điều kiện giao hàng.
Đia điểm nhận hàng.
18



-

Điều kiện thanh toán.
Chữ kí và con dấu của cả hai công ty.

2.3.1.2 Khai hải quan điện tử và truyền dữ liệu
Nhân viên khai hải quan của công ty TNHH Công nghiệp TOWA (Việt Nam)
sẽ tiến hành khai tờ khai trên hệ thống phần mềm điện tử ECUSS VNACCS của
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn.
Đầu tiên, đăng nhập vào phần mềm ECUSS VNACCS với thông tin và tài
khoản của công ty TNHH Công nghiệp TOWA (Việt Nam).

Trên thanh công cụ của phần mềm, nhân viên khai hải quan chọn mục “Tờ
khai hải quan”, click vào mục “Đăng kí mới tờ khai nhập khẩu (IDA)” để đăng kí tờ
khai cho lô hàng.

19


Sau khi chọn vào mục “Đăng kí mới tờ khai nhập khẩu (IDA)”, nhân viên khai
hải quan sẽ dựa vào các thông tin trên Hợp đồng mua bán (Sales Contract), Hóa đơn
thương mại (Commercial Invoice), Packing list tiến hành khai thông tin chung.
Nhân viên khai hải quan sẽ điền đầy đủ thông tin vào tờ khai hải quan gồm:
Thông tin chung 1:

-

Ở mục nhóm loại hình, nhân viên khai hải quan sẽ chọn loại hình chế xuất.


20


-

Mã loại hình: E15 – Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất (từ nội
địa)

-

Cơ quan hải quan: 02XE – Chi cục Hải quan KCX Tân Thuận.

-

Phân loại cá nhân tổ chức: 4 – Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức.

-

Mã phương thức vận chuyển: 9 – Loại khác.

-

Người nhập khẩu:
+ Mã: 0300716267
+ Tên: Công ty TNHH Công nghiệp TOWA (Việt Nam)
+ Địa chỉ: KCX Tân Thuận, Q.7, TP. HCM.
+ Điện thoại: (08) 3 770 1870

-


Người xuất khẩu:
+ Mã: 0311717424
+ Tên: CTY TNHH PATIHA VIET NAM
+ Địa chỉ: 105/2 QUOC LO 1A, PHUONG TAN THOI HIEP, QUAN 12, TP.
HO CHI MINH
+ Mã nước: VN – VIETNAM

-

Số lượng kiện: 13 PK
Tổng trọng lượng hàng (Gross): 425 KGM
Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến: 02XEX58 – CTY CN TOWA.

21


-

Ngày hàng đến: 16/10/2014
Địa điểm dỡ hàng: CTY TNHH CÔNG NGHIỆP TOWA
Địa điểm xếp hàng: VNZZZ – CTY TNHH PATIHA VIỆT NAM

22


Thông tin chung 2.

-

Phân loại hóa đơn thương mại: Hóa đơn thương mai


-

Số hóa đơn: 141001/PTH-TW

-

Ngày phát hành: 01/10/2014

-

Phương thức thanh toán: TTR

-

Mã phân loại giá hóa đơn: A – Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền

-

Điều kiệu giá hóa đơn: DDU

-

Tổng trị giá hóa đơn: 25,000,000

-

Mã đồng tiền: VND

23



Thông tin hợp đồng
-

Số hợp đồng: 141001/PTH-TW

-

Ngày hợp đồng: 01/10/2014

Danh sách hàng:

24


Danh sách hàng nhập các thông tin cần thiết như mã hàng, tên hàng, mã HS, xuất
xứ số lượng, đơn giá… dữ liệu từ hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại và bảng
kê chi tiết để khai:

-

Mã số hàng hóa (HS): 39231090
Thuế suất: Hệ thống tự động xác định mức thuế suất nhập khẩu tương ứng
với mã số hàng hóa và mã biểu thuế đã nhập. Trường hợp này là 0% vì thuộc
đối tượng không chịu thuế theo Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày
13/08/2010 của Chính phủ (Đối tượng miễn thuế: Hàng hoá từ nội địa bán

-


vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan)
Mô tả hàng hóa: TẤM NHỰA PP DANPLA. Kích thước (RxD )

-

230*300mm. Độ dày: 40mm; Màu xanh dương.
Mã nước xuất xứ: VIETNAM
Mã biểu thuế nhập khẩu: B30
Số lượng: 5,000 PCE
Đơn giá hóa đơn: 5,000 VND/PCE
Trị giá hóa đơn: 25,000,000

Sau đó chọn vài nút “Ghi”.
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai
hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để
đăng ký tờ khai.
25


×