Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.12 KB, 22 trang )

Phần I:

MỞ ĐẦU

I. Nguyên nhân chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường
không khí nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp
những lời kêu gọi bảo về môi trường, tình trạng ô nhiễm càng ngày càng trở nên
trầm trọng. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường ở
nước ta là rất thiết thực, đặc biệt là ở những đô thị lớn như thành phố Hồ Chí
Minh…
II. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
để từ đó đưa ra được giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
III.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu
Môi trường không khí tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm vi nghiên cứu
Môi trường không khí tại thành phố Hồ Chí Minh.

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 1



Phần II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí
Không khí là hỗn hợp nhiều loại khí và hơi nước bao quanh Trái Đất, không
màu, không mùi, không vị. Trong đó có chứa 78% , 21% , 1% các khí khác.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
II. Nguồn gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.
1. Nguồn tự nhiên
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
Sunfua, Metan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó
được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như: tre, cỏ... Các đám cháy này
thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
khí thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt
mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động vật, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa khí tự nhiên hình thành các khí
Sunfua, Nitrit, các loại muối… Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
2. Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao

thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào không khí.

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 2


Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hóa chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm;
các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; giao thông vận
tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt con người.
Phần III:

KINH TẾ ĐÔ THỊ

P

Page 3


Phần IV:
HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các loại tài liệu liên quan đến mục tiêu
nghiên cứu đã được công bố lấy từ sách, báo và trên internet.
Phương pháp miêu tả: Miêu tả tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở

thành phố Hồ Chí Minh, hậu quả và giải pháp hạn chế ô nhiễm.

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 4


Phần V:

KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU

I. Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số thành phố của Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều
thành công đáng kể, nhưng đi kèm với sự phát triển đó thì các hoạt động như giao
thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng,…đang gây sức ép lớn đến môi
trường không khí đô thị. Các thành phố lớn và khu công nghiệp của Việt Nam so
với nhiều nước trên thế giới tuy quy mô và tầm cỡ chưa bằng, nhưng tình trạng ô
nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đang có
nguy cơ ngày một tăng, có nơi đã ở mức trầm trọng, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí
Minh.


Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Trước năm 1954 Hà Nội là một thành phố mang nặng tính chất hành chính
và trung tâm tiêu thụ, công nghiệp chưa phát triển. Nội thành chiếm 1.200 ha
trong đó có 120 ha được cấu trúc đô thị hoàn chỉnh. Dân số nội thành có 25.000
người. Đến năm 1992 nội thành đã mở rộng lên 4.300 ha (tăng 3.5 lần), dân số
nội thành gần 1 trirệu người. Về công nghiệp, năm 1955 mới chỉ có 9 xí nghiệp
công nghiệp, nay con số này tăng lên đến 277, ngoài ra còn 240 xí nghiệp thương

nghiệp, ăn uống, 300 xí nghiệp dịch vụ, sửa chữa, 450 hợp tác xã tiểu thủ công
nghệp và 3.550 tổ sản xuất dịch vụ với trên 30.000 lao động. Phần lớn các xí
nghiệp công nghiệp, nhà máy đều sử dụng các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, đặc
biệt là các đơn vị sản xuất nhỏ. Một số nơi chưa có các hệ thống thông gió và xử
lí hơi khí độc, một số nơi tuy đã có nhưng không duy trì, bão dưỡng tốt hoặc hư
hỏng chưa thay thế do không có kinh phí,… nên thực tế không hoạt động được.
Vì vậy, tuy mức độ sản xuất công nghiệp nhỏ nhưng môi trường không khí lại bị
ô nhiễm trầm trọng hơn so với thủ đô các nước khác.
Về giao thông vận tải, tuy mật độ xe không lớn, các tuyến đường chính chỉ
khoảng 1.500- 30.000 xe/giờ do đường hẹp, mặt đường xấu, không phân tuyến rõ
ràng nên các phương tiện phải luôn thay đổi tốc độ, đặc biệt ở một số nút giao
thông như Cửa Nam, Ngã Tư Sở, Khâm Thiên,… các xe phải dừng lâu nên lượng
khói thải sinh ra rất lớn. Theo thống kê của Sở Giao thông Công chánh Hà Nội,
năm 1996 ở Hà Nội có khoảng 65.000 ô tô các loại, hơn 600.000 xe gắn máy, gần
150 xe bus các loại,… hàng năm số lượng xe ở Hà Nội tăng lên rất nhanh. Tại
một số tuyến đường như Mai Đọng, Lò Đúc, Minh Khai, Giải Phóng, Ngã Tư Sở,

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 5


… nồng độ các chất ô nhiễm so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN-1995) cao hơn
rất nhiều lần.
 Tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng với dân số trên 400.000 người, đường xá chật hẹp,
tổ chức giao thông không khác gì Hà Nội nên ô nhiễm môi trường không khí gây
ra không khác gì Hà Nội. Mặt khác, đây lại là một hải cảng lớn thường xuyên đón
các tàu chở hàng xuất và nhập khẩu vào các tỉnh phía Bắc và là trung tâm phân

phối hàng đi các tỉnh phía Bắc nên mật độ giao thông tăng khá cao.
 Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở một số khu công nghiệp và

các tỉnh khác.
Ở miền Bắc, một số khu công nghiệp lớn như vùng mỏ Quảng Ninh, khu
gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, Hải Phòng,… Bên cạnh đó còn
một số nhà máy lớn với mức độ ô nhiễm khá trầm trọng như nhà máy nhiệt điện
Ninh Bình, Phân đạm Hà Bắc,…
Ở miền Nam, lớn nhất là khu công khu công nghiệp Biên Hòa thuộc tỉnh
Đồng Nai, ngoài ra còn có khá nhiều nhà máy nằm rải rác xen kẽ trong các khu
dân cư như khu vực quận Tân Bình với các nhà máy Hóa chất Tân Bình, Dầu ăn
Tân Bình, Mì Vifon,…
Trong các khu công nghiệp và các nhà máy nêu trên, nồng độ các chất ô
nhiễm rất cao, có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Phạm vi bị ô
nhiễm cũng rất rộng, có nơi lên tới hàng chục kilômet.

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 6


II. Thực trạng ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng không khí ở các đô thị lớn nói chung và Tp.HCM nói riêng, đa
ng bị ô nhiễm trầm trọng, gây tác động xấu đến sức khoẻ của cộng đồng. Theo kết
quả nghiên cứu, hiện nay không khí ở thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng bởi các chất khí độc hại. Ngoài chất chì còn có các phụ gia khác
carbon monoxit, lưu huỳnh, hạt bụi lơ lửng... Các phương tiện cơ giới còn thải ra
thành phần gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O và Benzen. Trong đó
Benzen là một chất gây ô nhiễm không khí đáng lo ngại vì nó có khả năng gây
ung thư trên cơ thể con người. Dù biết tác hại như vậy, phương tiện đi lại vẫn tiếp

tục tăng ở các thành phố lớn như ở TPHCM. Mức gây ô nhiễm không khí vượt
mức tiêu chuẩn cho phép, chiếm trên 95% tỷ lệ gây ra ô nhiễm và một trong 10
thành phố trên thế giới có mức độ ô nhiễm cao nhất hiện nay. Nồng độ O2 trong
không khí tại TP.HCM có xu hướng giảm trong khi nồng độ CO ngày càng cao.
Theo Trung Tâm quan trắc môi trường TPHCM, tại các ngã tư giao lộ nội thành,
nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và có mật độ xe cộ qua lại đông như ở
khu vực đường Điện Biên Phủ, quận 1 và ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh đã
xây dựng xong một trạm quan trắc. Trạm này đo đạc thấy không khí có nồng độ ô
nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn 100% và các chất thải khác từ môtô, xe máy cũng vượt
mức cho phép. Điều nghịch lý là các phương tiện này chỉ tiêu thụ khoảng 60%
lượng xăng dầu nhưng thải ra các chất độc hại gây ô nhiễm lại chiếm tỷ lệ cao. Ô
nhiễm bụi là vấn đề đáng lo ngại đối với chất lượng môi trường không khí đô thị
tại TP.HCM. Theo kết quả quan trắc ô nhiễm không khí giao thông, nồng độ bụi
dao động từ 0,38 đến 0,93 mg/m3, 100% giá trị quan trắc bụi tại các tuyến đường
giao thông chính ở thành phố không đạt chuẩn.
1. Ô nhiễm bụi
Tại TP HCM, hiếm thấy người dân nào ra đường mà không tự trang bị khẩu
trang để chống khói bụi từ các phương tiện giao thông và các nhà máy, khu công
nghiệp thải ra… Không cần thiết bị đo lường phân tích nào, họ cũng có thể cảm
nhận được mức độ ô nhiễm không khí xung quanh đang ngày càng nặng nề.
Theo kết quả đánh giá từ 6 trạm quan trắc đặt tại các cửa ngõ TP HCM,
nồng độ bụi đo được luôn vượt mức cho phép từ 90% trở lên! Theo quy chuẩn
Việt Nam quy định, nồng độ bụi cho phép là 0,3 mg/m3, thế nhưng, tại các khu
vực này, nồng độ bụi quan trắc có khi lên đến 2,1mg/m3, gấp 7 lần chuẩn cho
phép. Các khu vực luôn đứng đầu bảng là ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 7



Phủ (nồng độ bụi là 0,53mg/m3) và ngã sáu Gò Vấp (nồng độ bụi là 0,73mg/m3)

Theo một nghiên cứu tại Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên TP
HCM, bụi mịn vừa được báo cáo mới đây, trong thành phần bụi có trong không
khí tại một số khu vực ở TP HCM có lẫn hợp chất hữu cơ đa vòng có từ 4-6 vòng.
Đây là các muội than rất nhỏ (0,01 - 0,08 micromet) hình thành từ khói thải động
cơ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu. Khi thải vào không khí, các chất này nhanh
chóng kết hợp thành những hạt bụi có kích thước lớn hơn. Và đã có các bằng
chứng khoa học cho thấy chất hữu cơ này tác nhân gây ung thư, biến đổi gen, các
bệnh về hô hấp và những bệnh tật khác trên cơ thể người.
Hiện tại TP HCM có các trạm quan trắc đặt tại các khu vực cửa ngõ ra vào
thành phố. Bao gồm 6 trạm ở vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng Điện Biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm, vòng xoay An Sương, ngã sáu Gò Vấp, ngã
tư Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát. Theo kết quả quan trắc cho thấy, mức độ
ô nhiễm bụi tăng dần theo thời gian. Trong năm 2010, tại khu vực vòng xoay
Hàng Xanh, tỉ lệ bụi ở quý một vượt chuẩn cho phép 82%, thì sang quý hai con số
này là 83% và quý ba là… 93%. Tại khu vực ngã sáu Gò Vấp, nồng độ bụi luôn
vượt chuẩn 100%. Năm 2007, chuỗi số liệu đo đạc về bụi tại sáu trạm quan trắc
này cho thấy có ít nhất 81% giá trị đo đạc vượt chuẩn cho phép. Đến năm 2009 là
89% và trong quý III-2010 con số này đã "bứt phá" lên 95%.
Chất lượng môi trường không khí tại 6 trạm quan trắc TP.HCM (trung bình
12 tháng năm 2012)

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 8


2. Ô nhiễm khí
Trong những năm qua nồng độ SO2 và CO trung bình năm nhìn chung vẫn

trong giới hạn TCVN 5937:2005. Do phần lớn SO2 phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp nên sự chênh lệch nồng độ SO2 giữa khu vực dân cư và trục
đường giao thông không nhiều và có xu hướng giảm đi do một phần các cơ sở sản
xuất được di dời ra khỏi các thành phố trong năm vừa qua.
3. Ô nhiễm các khí CO,
Đầu năm 2009 nồng độ NO2 từ 0,19-0,34mg/m³, nhiều nơi vượt tiêu
chuẩn cho phép và số lần vượt tiêu chuẩn cho phép có xu hướng tăng. Điều này
chứng tỏ các phương tiện giao thông sử dụng động cơ đốt trong thải chất gây ô
nhiễm đang có xu hướng tăng. Nồng độ CO2 trung bình dao động trong khoảng
9,93-21,37mg/m³, nằm trong mức cho phép. Tuy nhiên, vẫn có 4 trong tổng số 6
trạm quan trắc có từ 3-17% giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép.
Trong quý 3/2012 nồng độ trung bình giờ của NO 2 dao động từ 0,15 – 0,20
mg/m . So với cùng kỳ năm 2012, nồng độ NO2 có xu hướng giảm tại 4/6 trạm
quan trắc và có xu hướng tăng tại 5/6 trạm quan trắc so với quý 2/2013.
3

Trong quý 3/2012 nồng độ trung bình giờ của CO dao động từ 8,6 mg/m 3 –
14,47 mg/m3 và có 100% số liệu đạt Quy Chuẩn Việt Nam

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 9


4. Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị
Thực hiện chỉ thị 24/3000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã
sử dụng xăng không pha chì từ ngày 1-7-2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao
thông cho thấy nồng độ chì trong không khí tại thành phố Hồ Chí Minh trung
bình năm 2002 giảm đi khoảng 50%..
Theo số liệu quan trắc của Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh, mặc dù nồng

độ chì trung bình 24 giờ vẫn nằm trong giới hạn cho phép (1,5 µg/m3), nhưng từ
năm 2005 đến nay, nồng độ này đã tăng lên so với những năm trước. Năm 2006,
nồng độ chì trung bình đã tăng từ 1,4 đến 2,4 lần so với năm 2005
Đầu năm 2009, nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc dao động trong
khoảng 0,22-0,38µg/m³, trong đó nồng độ chì tại khu vực Gò Vấp trung bình
0,38µg/m³, cao nhất so với các trạm còn lại.
Trong quý 3/2012 hàm lượng trung bình giờ của Chì dao động từ 0,33 –
0,40 µg/m3; có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng tại tất cả 06 trạm
quan trắc) và quý 2/2013 (tăng tại 05 trạm quan trắc).

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 10


III.

Nguyên nhân

1. Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp

Công nghiệp hoá càng mạnh thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng
lớn, nguồn ô nhiễm không khí càng tăng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh có 13 khu công nghiệp, khu chế xuất và nhiều khu công nghệ cao đang hoạt
động với tổng diện tích 3.391,306 ha; 2 khu công nghiệp đang giải phóng mặt
bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng; 7 khu công nghiệp dự kiến thành lập mới; 4 khu
công nghiệp dự kiến mở rộng. Như vậy, tính đến năm 2020, thành phố sẽ có tổng
công 23 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao với tổng diện tích
là 6.130,706 ha. Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đang đóng góp
tích cực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố Hồ Chí

Minh. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và khu công nghiệp,
khu chế xuất nói riêng cũng gây tác động xấu đến môi trường.

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 11


Các khí thải độc hại sinh ra từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình
chuyển hoá năng lượng( tiêu thụ than và xăng dầu các loại). Trong khi nhiên liệu
chứa nhiều tạp chất không tốt đối với môi trường, cụ thể là hàm lượng Benzen
trung bình là 33.6mcg/m3 không khí, cao gấp 6.72 lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế thế giới ( nếu dựa vào kết quả này để tính toán nguy cơ mắc bệnh bạch cầu khi
phơi nhiễm benzen trong không khí cao gấp 5,4 lần giá trị chấp nhận tối đa
(1mcg/m3)), hàm lượng lưu huỳnh trong Diezen cao sinh ra khí làm ô nhiễm môi
trường. Nếu như lượng nhiên liệu, nguyên liệu tiêu thụ hàng năm không được
kiểm soát chặt chẽ thì chúng ta phải đới mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị
rất nghiêm trọng bởi đây là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc
hại như CO, , … gây tác động xấu đến chất lượng không khí.
2. Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải

Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị lớn nói chung đều tập
trung rất nhiều phương tiện lưu thông cá nhân mà mô tô, xe gắn máy là chủ lực.
Theo số liệu thống kê từ Sở GTVT, toàn TP hiện có khoảng 4,5 triệu xe gắn máy
và hơn 400 ngàn xe ô tô. Bên cạnh đó là hàng vạn xe từ các tỉnh lưu thông vào TP
hằng ngày. Số lượng xe gắn máy sẽ còn tiếp tục tăng lên để đáp ứng nhu cầu đi
lại, nhưng đường xá thì không phát triển theo kịp nên xảy ra ùn tắc triền miên
càng làm gia tăng ô nhiễm. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất
như: Bụi, CO, , , hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… vào môi trường không khí. Các

chuyên gia đánh giá rằng, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm
tỷ lệ khoảng 70%.
Lượng khí thải, bụi… gây ô nhiễm đang tăng lên hàng năm cùng với sự
phát triển về số lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể, nồng độ bụi
trong không khí ở TP. Hồ Chí Minh cũng như ở các thành phố lớn khác như: Hà
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 12


Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép
từ 3 – 5 lần; nồng độ khí CO, trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn đã
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,5 lần.
Bảng: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí từ hoạt động giao
thông ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến tháng 5/2012
Năm 2010
Giá trị đo
% vượt
đạc
chuẩn
0.44 – 0.81
Bụi
0.3 (mg/)
93%
(mg/)
Không quy
Không quy
Chì
định
định

0.16 – 0.23
0.2 (mg/)
42%
(mg/)
9.77 –
CO
30 (mg/)
1%
15.13 (mg/)
Tiếng ồn
70 dB
68 – 87 dB
99%
( Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM, 2012)
Thông số

Giá trị cho
phép

Tháng 5/2012
Giá trị đo
% vượt
đạc
chuẩn
0.4 – 0.58
85 %
(mg/)
Không quy
định
0.16 – 0.21

Không có
(mg/)
số liệu
9.61 –
2%
15.46 (mg/)
73 – 86 dB
100%

Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức
người dân khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô
nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như: Áp lực lưu thông quá lớn, chủ yếu là xe gắn
máy với số lượng ngày càng tăng; Đường giao thông kém chất lượng, nhỏ hẹp,
nhiều lô-cốt dẫn đến kẹt xe làm ô nhiễm không khí cục bộ; Lượng xe cũ đã qua
nhiều năm sử dụng không đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm số lượng lớn; Xử phạt
xe vi phạm tiêu chuẩn khí thải chưa phổ biến; Sử dụng nhiên liệu kém chất
lượng…

3. Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động xây dựng
Hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xa, cầu cống… rất mạnh mẽ
và diễn ra ở khắp nơi đã gây ra những ô nhiễm trầm trọng tới môi trường không
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 13


khí của thành phố, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người
dân. Các hoạt động xây dựng đào xới đất tại công trường thi công, xử lý và vận
chuyển, chôn lấp làm đường; khi vận chuyển xe vật liệu xây dựng (vôi, xi măng,
cát , sỏi, gạch…) qua lại công trường thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối

với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt làm ô nhiễm bụi, nồng độ bụi
trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép
tới 10 – 20 lần. Khí thải trong xây dựng chủ yếu được thải ra từ vật liệu trang trí
xây dựng như: sơn phủ, sơn trang trí…
Lượng khí thải được thải ra trong ngành xây dựng tuy có số lượng nhỏ,
nhưng lại có sức hưởng lớn tới môi trường không khí. Do các khí thải này mang
theo nhiều loại chất gây ô nhiễm, có độc tính cao, thường được sản sinh ra tại
những khu vực có lượng dân cư đông đúc, khả năng thông gió kém, nên gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
4. Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của người dân
Người dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng cửi, rơm, cỏ, lá cây
và một tỷ lệ nhỏ đun nâu bằng than. Người dân ở thành phố thường đun nấu bằng
than, dầu hỏa, củi, điện và khí tự nhiên (Gas). Đun nấu bằng than và dầu hỏa sẽ
thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm
chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình ở thành phố đã sử dụng bếp
gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hỏa.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm
2003, ở thành phố Hồ Chí Minh, một số gia đình có mức sống cao chuyển từ đun
nấu bằng than, dầu sang đun nấu bằng bếp gas ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô
nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá
dầu hỏa và điện tăng lên, rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang
dùng bếp than tổ ong với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng
2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và
ủ than.
IV. Hậu quả
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt đối với
đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không
khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể

diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 14


các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch…..và làm giảm tuổi thọ của con
người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao
động thường xuyên làm việc ngoài trời….Mức độ ảnh hưởng của từng người tùy
thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc vơi môi
trường ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gấn đây, trên toàn
quốc, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp là cao nhất. Thưc tế cho thấy, nhiều
bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô
nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO2 ,chì… Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm
nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn tính, ung thư.
Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm không khí,
môi trường đến sức khỏe của con người, tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến ô
nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em, là thực trạng ngày càng
đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh về đường hô hấp tại Bệnh
viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đã cho thấy điều đó:
Bảng số liệu về một số bệnh thường gặp ở đường hô hấp (Đơn vị: trường hợp)
Năm
Một số bệnh về đường hô hấp
1996

2005

Nhiễm khuẩn đường hô hấp


2.800

3.800

Bệnh suyễn

3.000

11.000

Viêm tai giữa

441

2.000

Các quận, huyện vùng ven như: Q.Tân Bình, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn,
Q.8, Q.11….là những địa bàn có tỷ lệ bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí (cao
trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị
tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh), lượng bệnh nhi
mắc các bệnh lý đường hô hấp (như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen
phế quản…) đến khám cũng ngày càng gia tăng – chiếm 40% đến 50% số bệnh
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 15


nhi nhập viện điều trị nội trú tại đây. Các bác sĩ cho rằng, tình trạng ô nhiễm

không khí, môi trường không chỉ tác hại đến hệ hô hấp, mà còn gây ảnh hưởng
lên sự phát triển của bào thai, làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não, tinh thần
và vận động ở trẻ….
Ngoài ra, tiếp xúc với nồng độ bụi cao trong không khí, đặc biệt là ở các
vùng đô thị (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,..) có mật độ giao thông cao và
vùng xung quanh các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sẽ có nguy cơ mắc phải
những bệnh về đường hô hấp và bệnh phổi. Những bệnh phổi ngoài lao thường
gặp hiện nay là bệnh phổi nhiễm trùng; ung thư hệ thống hô hấp (ung thư phổi,
màng phổi); bệnh hệ đường dẫn khí (hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính...).
2. Gây thiệt hại kinh tế
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm các khoản chi phí
cho khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra,
thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng”
do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định
cho kết quả ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe trên
đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô
nhiễm không khí tác động đến sưc khỏe đối với người dân TP Hồ Chí Minh tương
tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân,
mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn
như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn các tỉnh
Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế òn
cao hơn con số nêu trên.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn làm gỉ kim loại, ăn mòn bê tông, hủy
hoại công trình kiến trúc; mài mòn, phân hủy chất sơn trên bề mặt sản phẩm; làm
phai hay mất màu, hư hại tranh vẽ; làm giảm độ bền dẻo và mất màu sợi vải;
giảm độ bền của giấy, các sản phẩm từ cao su và chất liệu thuộc da,….

KINH TẾ ĐÔ THỊ


Page 16


3. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu
Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con
người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là biến đổi
khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và Trái Đất đang nóng lên
là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần túy do biến đổi khí hậu
tự nhiên. Các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hóa
thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp…lượng
phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng lên nhanh
chóng và tích lũy trong thời gian dài, gây ra các hiện tượng mưa axit, hiệu ứng
nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
 Mưa axit: một số hậu quả của mưa acid:

Làm pH nước sông, hồ có tính acid, làm cá chết. Nguy hiểm hơn là có thể
tác động trong thời gian dài vì làm ngưng sự sinh sản của cá. Độ acid cao làm giải
phóng kim loại độc có trong đá, đặc biệt là nhôm, ngăn cản sự hô hấp của cá.
Trên mặt đất, acid làm nước nhiễm độc và làm hư hỏng tầng đất màu nhạy cảm,
giết chết cây cối và các loài thủy sinh vật
 Hiệu ứng nhà kính:

Một số hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính như sự nóng dần lên
của trái đất. Nhiệt độ trái đất tăng lên ~C (1870-1900). Đến 1900-1940, nhiệt độ
trên bề mặt trái đất tăng khoảng C, đã có hiện tượng băng tan ở 2 cực, mực nước
biển tăng; khu vực bờ biển mong manh dễ bị tràn ngập sóng gió; Bão tố xảy ra
thường xuyên hơn, nước mặn thấm vào hệ thống nước ngầm, làm hủy hoại nông
nghiệp và ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, làm khí hậu thay đổi bất
thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ
nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn.

 Sự suy giảm ôzôn:

Ở tầng bình lưu, lớp ozone (độ cao từ 15-30 km) có tác dụng bảo vệ bề
mặt trái đất khỏi tiếp xúc tia cực tím của mặt trời, bảo vệ sinh vật khỏi bị nguy
hiểm. Nguyên nhân chính làm suy thoái lớp ozone là các hợp chất CFC được
dùng trong các bình bơm, máy làm lạnh, làm chất trung chuyển. Khi lên tầng bình
lưu, CFC sẽ giải phóng ra các nguyên tử Clo (Cl), chính Cl này sẽ phản ứng với
từng phân tử O3 của lớp ozone.
Những năm qua, do hàm lượng CFC và Br tích lũy nhiều ở tầng bình lưu
đã làm lớp ozone bị mỏng đi, tia cực tím lọt xuống nhiều, ảnh hưởng đến sinh vật
phù du trên biển và cá con, đến sản lượng của các giống cây nhạy cảm như cà
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 17


chua, đậu nành và bông. Đối với con người, có thể bị hỏng mắt, ung thư da, ức
chế hệ miễn dịch.
Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua
mối quan hệ trao đổi vật chất giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn
đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng
của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không
khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần
kinh…
Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua
những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch
như bệnh cúm A/H5N1, Tay chân miệng, tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi khí hậu làm
tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não
Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn

trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền
nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số
bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình
đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.
V. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí
Ô nhiễm là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của
đô thị: Xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng
lượng… Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí phải dựa trên
một loạt các giải pháp đồng bộ, sử dụng đồng thời các công cụ về chính sách,
kinh tế và khoa học, công nghệ với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ/ngành và địa
phương. Sau đây là các giải pháp cụ thể:
1. Giải pháp pháp lý
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống các cơ quan quản
lý môi trường không khí từ cấp trung ương đến địa phương theo hướng phân định
rõ chức năng của các cơ quan, đơn vị và đầu mối về quản lý môi trường không
khí trong hệ thống các cơ quan quản lý môi trường.
Tăng cường pháp chế về bảo vệ môi trường không khí, bao gồm nội dung
hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không
khí theo hướng “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và các chế tài xử phạt đối với
các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; tiến tới xây dựng
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 18


Luật Không khí sạch; rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn quốc gia về môi trường
không khí. Đẩy mạnh quá trình phát triển hội nhập và hợp tác quốc tế về hệ thống
pháp luật bảo vệ môi trường không khí.
2. Biện pháp khoa học kỹ thuật

Trình độ khoa học kỹ thuật là một yếu tố then chốt nhằm nầng cao hiệu
quả quản lý về môi trường của nhà nước. Việc quản lý môi trường không thể
không dựa vào những phương tiện hiện đại, những trạm quan trắc tối tân, những
thiết bị xử lý số liệu môi trường được điện tử hóa, tin học sẽ giúp những nhà quản
lý môi trường ứng xử nhanh hơn trước những biến đổi của môi trường.
Trình độ quản lý môi trường được nâng cao sẽ đảm bảo vệc xây dựng các
chính sách đúng đắn, khoa học xây dựng các chế độ thể chế để quản lý. Nâng cao
trình độ quản lý kết hợp với trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ
giúp các nhà quản lý làm chủ được quá trình quản lý trên thực tế.
Cần đầu tư, phát triển mạnh hệ thống giao thông công cộng (như xe bus,
xe điện ngầm, xe điện trên cao,..), từng bước giải quyết ùn tắc giao thông và tăng
cường quản lý ô nhiễm từ các phương tiện giao thông, các cơ sở công nghiệp.
Tăng cường thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm
không khí…
3. Biện pháp giáo dục
 Tuyên truyền, giáo dục ý thức cá nhân, tổ chức về bảo vệ môi trường






không khí thông qua truyền thông hoặc đưa vào nội dung chương trình
học.
Khuyến khích mọi người đi bộ, xe đạp
Nên sử dụng phương tiện công cộng như xe bus vừa giảm chi phí, hạn chế
kẹt xe, vừa giảm ô nhiễm môi trường.
Nên bảo trì xe máy của bạn mỗi năm một lần nhằm tăng độ bền xe và giảm
khói thải ra môi trường
Hãy trồng và bảo vệ cây xanh


KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 19


Phần VI:

KẾT LUẬN

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của của Việt Nam trong thời gian qua
đã có tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị
thay đổi và càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây, người Việt Nam đã phải
quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của
khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axit.
Ở Việt Nam ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, đặc biệt là tại các đô
thị lớn như Tp Hồ Chí Minh… đang là mối quan tâm của cá cơ quan quản lý nhà
nước cũng như cộng đồng. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử
lý ô nhiễm không khí hoặc có những hành động chưa thật hiệu quả và đôi khi
mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp,tiểu
thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu… không chỉ ảnh
hưởng cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà còn cho dân cư ở khu vực lân cận.
quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu
dân cư, khu công nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức
tạp hơn cho các công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. các
phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy
hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân
đã góp phần rất lớn gây ô nhiễm không khí tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn
như Tp Hồ Chí Minh. Hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng là
những nguồn chình gây ô nhiễm không khí ở các đô thị, trong đó do giao thông

gây ra chiếm tỷ lệ 70%.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay và đặc biệt là ở thành
phố Hồ Chí Minh là một vấn đề đáng báo động, đây như là một hồi chuông cảnh
báo tới các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng xã hội.

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 /> />
nhiem-khong-khi.html
 nea.gov.vn
 tuoitre.com.vn
 />
KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 21


MỤC LỤC

KINH TẾ ĐÔ THỊ

Page 22




×