Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

tìm hiểu một số thông tin về các tiêu chuẩn GAP trên thế giới và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.83 KB, 51 trang )

TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống hiện đại, con người cần được đáp ứng về nhu cầu vật chất càng cao.
Thực phẩm là thứ chính yếu không thể thiếu. Bên cạnh những thực phẩm cung cấp nguồn
protein, lipit, gluxit,…Còn có những loại rau quả sạch cung cấp chất xơ, khoáng,
vitamin. Chính vì nhu cầu bức thiết về nguồn rau sạch, nên việc lạm dụng các chất tăng
trưởng,chất kích thích vào trong sản xuất rau quả để có thể thu hoạch nhanh hơn, khối
lượng lớn hơn được đa số người nông dân sử dụng. Điều đó rất đáng nguy hại cho sức
khỏe con người và cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu rau của Việt
Nam trên các nước thế giới. Từ những nguyên nhân trên, nước ta đã lập ra những kế
hoạch trong việc thành lập nên những tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất rau sạch. Dựa
trên những tiêu chuẩn mà nước ngoài đã có như GLOBAL GAP,Việt Nam đã đưa ra tiêu
chuẩn VIETGAP. VIETGAP có ưu điểm bên cạnh đó còn có một số mặt hạn chế nhất
định.
Qua những thông tin trên, nhóm đã tiến hành tìm hiểu một số thông tin về các tiêu chuẩn
GAP trên thế giới và ở Việt Nam. Trong quá trình làm không tránh khỏi những thiếu sót,
mong các thầy cô có thể đóng góp ý kiến sửa đổi để nhóm có thể hoàn thiện bài làm hơn.
Chân thành cám ơn thầy Trần Quốc Huy đã có những hướng dẫn cho nhóm thực hiện bài
báo cáo này.

Nhóm 8

Trang 1


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY



MỤC LỤC
1.Đặt vấn đề
2. GAP
2.1 .Giới thiệu về GAP
2.2.Nguyên tắc của tiêu chuẩn GAP
2.3.Lợi ích của GAP
3.VIETGAP
3.1.Khái niệm tiêu chuẩn GAP
3.2.Nội dung
4.GlobalGAP
4.1.Khái niệm tiêu chuẩn
4.2.Nội dung
5.Mô hình về GAP

Nhóm 8

Trang 2


TIÊU CHUẨN GAP

1.

TS.TRẦN QUỐC HUY

ĐẶT VẦN ĐỀ

Ngày nay khi xã hội phát triển cao, đời sống vật chất, tinh thần cũng tăng cao trên
toàn thế giới, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn,

nhất là ở những nước phát triển, có nền kinh tế mạnh. Ngay cả trong nước cũng vậy, hiện
nay nhu cầu mặc đẹp, ăn ngon, chất lượng, an toàn chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống. Hiện nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa gia nhập AFTA và Tổ chức thương
mại quốc tế (WTO). Thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta là sản xuất và bán ra
thực phẩm an toàn đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới. Chỉ trong mấy thập kỷ qua, cơ
hội do nhiễm khuẩn thực phẩm đã tăng lên nhiều lần. Ngoài những lý do "truyền thống"
như sự coi thường và thiếu ý thức của con người về vệ sinh còn có nhiều lý do khác là cơ
hội cho nhiễm độc xuất hiện. Nhiễm độc thực phẩm có thể là hậu quả của một số phương
thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, kỹ thuật xử lý thực phẩm cũng như do sự thay đổi
trong mô hình phân phối hoặc sở thích của người tiêu dùng. Người ta phát hiện một số
bệnh trước đây còn chưa được biết đến có nguồn gốc từ biến chứng những bệnh nhiễm
độc do thực phẩm. Điều này làm tăng lên số lượng những ca được phát hiện mắc bệnh có
nguyên nhân từ thực phẩm.
Những năm gần đây, số trường hợp ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng cả trên thế
giới và trong nước. Hàng năm trên thế giới có 1,5 tỷ ca bị bệnh tiêu chảy mà phần lớn
xãy ra ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, trước năm 1985 khối lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng là 6.500 - 9.000
tấn, lượng sử dụng bình quân là 0,30 kg a.i/ha, đến nay lượng thuốc bảo vệ thực vật
khoảng 33.000 tấn và 1,04kg a.i/ha.
Theo thống kê của Bộ Y Tế từ năm 1997 – 2000 có 1.391 vụ ngộ độc phải đi cấp cứu
với số người lên đến 25.509 người, trong đó có 217 người chết. Năm 2001 có 227 vụ với
3.814 người trong đó có 63 người chết.
Nhóm 8

Trang 3


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY


Bảng 1: Tình hình ngộ độc thực phẩm ở nước ta từ 1999 đến 2005
(Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Y Tế)

Năm

Số vụ ngộ độc

Số nạn nhân

Số người tử

Số vụ ngộ độc

vong

hàng loạt

1999

327

7.576

71

2000

213


4.233

59

2001

245

3.901

63

30

2002

218

4.984

71

41

2003

238

6.428


37

42

2004

145

3.584

41

27

2005

144

4.304

53

32

Theo ước tính của WHO, ở Việt Nam hàng năm có khỏang hơn 3 triệu ca ngộ độc
thực phẩm, gây tổn hại khỏang 3.000 tỷ đồng VN (Cục Nông Nghiệp - Bộ Nông Nghiệp
và PTNT, 2004).
Ngày nay sản xuất theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn đóng vai trò rất quan
trọng, nhiều nước rất chú ý đến việc an toàn thực phẩm, nhất là những nước Châu Âu,
Bắc Mỹ, Newzealand,.... Họ đặt ra các tiêu chuẩn, qui định để buộc sản phẩm của các


Nhóm 8

Trang 4


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

quốc gia khác khi vào thị trường phải tuân thủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi
trường trong nước.
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO (Tổ chức thương mại tự do toàn cầu),
khi là thành viên WTO Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cam kết
áp dụng tiêu chuẩn về VSATTP, các nước trong WTO có thể sử dụng VS ATTP như rào
cản để ngăn chặn sản phẩm từ các quốc gia khác xâm nhập vào thị trường của họ nhằm
bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Trung Quốc vốn là thị trường dễ tính cho trái cây Việt Nam, nhưng từ khi Trung Quốc gia
nhập WTO năm 2002, thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc phải đối mặt với những thách
thức mới. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trung Quốc quy định mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu vào nước này phải đáp ứng yêu
cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, có đóng gói, có ghi xuất xứ hàng hoá. Hiện nay, trái
cây Việt Nam chưa đạt những yêu cầu này, do sản xuất nhỏ, manh mún, quen buôn
chuyến qua biên giới, không có thùng, không có ghi xuất xứ hàng hoá, ngoại trừ thanh
long được đóng thùng rất đẹp.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu từ 2000 - 2005 của trái cây Việt Nam vào thị trường
Trung Quốc.

TT


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

(%) Sụt giảm so 2002

(USD)
1

2000

120.351.000

-

2

2001

142.801.000

-

3

2002

121.529.000

-


Nhóm 8

Trang 5


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

4

2003

67.068.000

44,8

5

2004

24.965.000

79,5

6

2005


36.000.000

<70,4

(nguồn: ViNaFruit)
Một số loại trái cây của Việt Nam có chất lượng ngon, diện tích lớn và đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT chọn là những loại cây ăn trái có tiểm năng xuất khẩu, có khả năng cạnh
tranh trên thương trường ở khu vực và quốc tế như: xoài cát Hoà Lộc, thanh long, dứa
Queen, bưởi Da xanh, vải Thiều, nhãn Lồng, nhãn Xuồng, ...
Tuy nhiên, hầu hết trái cây của Việt Nam chưa bảo đảm an toàn thực phẩm và chưa thể
truy nguyên nguồn gốc sản xuất là một trong những rào cản cho việc hội nhập cũng như
cạnh tranh của rau quả Việt Nam trong khu vực và thế giới hiện nay.
Gia nhập WTO là thời cơ và cũng là thách thức cho sản phẩm nông sản Việt Nam tham
gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Đứng trước thực trạng như vậy, người sản xuất, người cung ứng sản phẩm phải thật sự
chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ
thực vật cho cây theo hướng an toàn, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không
để vi sinh vật có hại hiện diện trên quả, làm cho quả đạt chất lượng và an toàn cho người
tiêu dùng.Để thực hiện được việc này, Tổ chức những người bán lẻ và cung cấp ở Châu
Âu EUREP ( European Retail Products) đã công bố tiêu chuẩn EUREP GAP (European
Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường này và hàng hoá của các nước
muốn vào những nước Châu Âu phải tuân theo các tiêu chuẩn này. Riêng ở Việt Nam
trong khi chờ đợi xây dựng những tiêu chuẩn , chúng ta nên tham khảo và ứng dụng
Nhóm 8

Trang 6


TIÊU CHUẨN GAP


TS.TRẦN QUỐC HUY

những tiến bộ này của thế giới để thay đổi dần tập quán canh tác, tạo ra sản phẩm chất
lượng cao, an toàn, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng
GAP là vấn đề sống còn rau quả, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của trái cây Việt
Nam trên thị trường trong khu vực và thế giới là điều cần thiết và cấp bách trong tình
hình hiện nay.

2. GAP
2.1 .Giới thiệu về GAP
GAP là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Production) dịch sang tiếng Việt là
Thực hành nông nghiệp tốtlà những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi
trường sản xuất an toàn, sạch sẽ.
Thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng), hóa học (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm
lượng nitrate) và lý học(đá, cây, trang sức,..)
Đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng..

2.2. Nguyên tắc của tiêu chuẩn GAP
Tháng 9-2003, Tổ chức Người bán lẻ và Cung cấp ở châu Âu EUREP (European Retail
Products Good Agriculture Practice) đã đưa ra tiêu chuẩn rau sạch và hàng hóa của các
nước muốn vào thị trường này phải tuân theo. Nguyên tắc sản xuất rau sạch theo tiêu
chuẩn GAP đó là:

Chọn đất: Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh
trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung
bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải
công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất
Nhóm 8


Trang 7


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại, nhưng không được tồn dư hóa chất độc
hại.

Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ
không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV)... đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông,
hồ để tưới rãnh.

Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh.
Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực
vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hóa chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng
cây con xuống ruộng cần xử lý bằng thuốc Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.

Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót
dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không dùng
phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh
sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân
tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.

Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm I và II, khi thật cần
thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Chỉ chọn loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với
ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa chất trước khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày.

Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các
ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng
hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây
theo yêu cầu sinh lý...
Nhóm 8

Trang 8


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị
sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi
mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng, siêu thị. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa
chỉ nơi sản xuất nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.3..Mục đích của GAP
Là những thỏa thuận về xây dựng các tiêu chuẩn sản xuất, lao động, thu hoạch, sơ chế
rau, quả với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho người tiêu dùng.
- An toàn cho người lao động.
- Môi trường được bền vững.
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

2.4.Lợi ích khi áp dụng GAP
Người sản xuất: tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, bán với giá cao nên đạt hiệu quả
kinh tế cao hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn.
Người tiêu dùng: sẽ có những sản phẩm chất lượng và an toàn.
Nhà kinh doanh: sẽ có lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm có chất lượng.

Môi trường: sẽ được bền vững và thân thiện hơn.

3.TỔNG QUAN VỀ GLOBALGAP
3.1.Khái niệm
GLOBALGAP ( Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt
toàn cầu) được chuyển đổi từ EUREPGAP là tổ chức người bán lẻ và cung cấp ở Châu
Âu EUREP ( European Retail Products) đã công bố tiêu chuẩn EUREPGAP (European
Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường này và hàng hoá của các nước
muốn vào phải tuân theo.

Nhóm 8

Trang 9


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

GLOBALGAP là một tổ chức của những người buôn bán lẽ đã thiết lập một loạt các
tiêu chuẩn một cách tự nguyện để chứng nhận các loại nông sản (kể cả thủy sản) trên toàn
cầu.
GLOBALGAP là một hệ thống toàn cầu và là một chỉ dẫn về thực hành nông
nghiệp tốt (GAP). Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất,
thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
GLOBALGAP là một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất và nhà bán lẻ, những
người muốn thành lập các quy trình và tiêu chuẩn chứng nhận về thực hành nông nghiệp
tốt (GAP)
GLOBALGAP cung cấp các tiêu chuẩn và khuôn khổ cho bên thứ ba độc lập có thể
cấp chứng nhận các quá trình sản xuất ngoài đồng dựa trên EN45011 hoặc ISO/IEC

Guide 65. (Chứng nhận quá trình sản xuất – trồng, chăm sóc, thu hoạch – các sản phẩm
phải đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm đạt được một mức độ hài hòa nhất định theo các
tài liệu tiêu chuẩn của GLOBAL GAP mới được cấp chứng nhận.)
Tiêu chuẩn Đảm bảo Nông trại Tổng hợp GLOBALGAP là một tiêu chuẩn ở giai
đoạn trước thu hoạch bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất từ lúc cây chưa được trồng
ngoài đồng (nguồn gốc và vật liệu nhân giống) hoặc từ khi súc vật đi vào quá trình chăn
nuôi cho đến khi xuất chuồng (chưa qua giết mổ hoặc chế biến). Mục đích của việc
chứng nhận GLOBALGAP là để tạo thành các bộ phận thẩm tra thực hành tốt dọc theo
toàn bộ chuỗi sản xuất.
Biểu tượng và nhãn hiệu của GLOBALGAP được sử dụng rất hạn chế. Có những
quy định sử dụng biểu tượng và nhãn hiệu GLOBALGAP. Việc tham gia là tự nguyện và
dựa trên tiêu chuẩn khách quan. GLOBALGAP không phân biệt đối xử đối với cơ quan
cấp chứng nhận hoặc nông dân.
3.2..Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn GLOBALGAP được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại
hình, địa điểm, quy mô,... Có thể bao gồm: các cơ sở, công ty, nhà máy, nông trại nuôi
trồng,... thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung.
Nhóm 8

Trang 10


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn
thực phẩm.
Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, tổ chức có hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên

quan an toàn thực phẩm, sản phẩm được tạo ra có chất lượng và an toàn, nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp

3.3.Các bước áp dụng GLOBALGAP vào sản xuất
1. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất

Vị trí trại sản xuất
- Các trại nuôi giống phải ở gần nguồn nước (gần sông) và có vị trí giao thông thuận lợi.
- Kết cấu đất vững chắc, ngăn chặn sự rò rỉ, không bị sạt lở.
- Đất không bị nhiễm phèn nặng.

Cơ sở hạ tầng
-

Cơ sở xây dựng nên có diện tích tối thiểu là 1 ha, trong đó diện tích ương và khu vực xử

-

lý nước cấp - thoát tối thiểu chiếm 60%.
Các khu vực tại trại giống: Ao mương, nuôi, khu vực xử lý nước cấp - nước thải, nhà kho,
nhà vệ sinh, nhà nghỉ phải được bố trí thuận tiện cho quá trình sản xuất và đảm bảo an
toàn dịch bệnh.
Cơ sở vật chất
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản: Kính hiển vi, bộ test
kiểm tra yếu tố môi trường,…
Nhân sự

-

Cán bộ kỹ thuật của trại giống phải có giấy chứng nhận đã qua đào tạo hoặc bằng cấp


-

chuyên môn về sản xuất giống hay kỹ thuật nuôi thủy sản.
Công nhân kỹ thuật cũng phải được tập huấn kỹ thuật.
Vệ sinh
Khu vực trại giống luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không nuôi gia súc, gia cầm, phòng
trừ được địch hại (chuột, ếch, …).
2. Xây dựng bộ tài liệu “ Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP ”
Nhóm 8

Trang 11


TIÊU CHUẨN GAP

-

TS.TRẦN QUỐC HUY

Tài liệu gồm các quy trình:
Xây dựng kế hoạch HACCP
Dựa trên kế hoạch HACCP tổng thể (12 bước và 7 nguyên tắc) để xây dựng kế hoạch

HACCP phù hợp cho mỗi đơn vị muốn được chứng nhận.
- Xây dựng sổ tay chất lượng
Nhằm xác định và mô tả hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở được tổ chức sản xuất
theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP nhằm tạo ra sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng luôn
luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng. Thông qua đó, sẽ xây dựng một thương
hiệu thủy sản được Quốc tế công nhận và người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, sản phẩm

thủy sản sẽ tăng sức cạnh tranh và thực sự hội nhập kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, sổ tay chất lượng còn thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ
của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng các
yêu cầu của tiêu chuẩn GLOBAL GAP, cách thức đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
cũng như đáp ứng các yêu cầu của luật định.
Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu
Mục đích để thực hiện và kiểm soát các loại tài liệu có liên quan ảnh hưởng đến chất
lượng, nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu thích hợp, cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu đến đúng
người sử dụng.
Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ
Mục đích để đưa ra cách thực hiện việc kiểm soát, nhận biết, bảo vệ, bảo quản, sử
dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
- Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
Mục đích để khắc phục và phòng ngừa loại bỏ các nguyên nhân không phù hợp để
ngăn ngừa sự tái diễn, đảm bảo sự khắc phục và phòng ngừa có hiệu quả nhằm cung cấp
việc cải tiến tiến hệ thống chất lượng.
Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
Nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được truy tìm chính xác, rõ ràng, mọi lúc, mọi nơi
để xử lý kịp thời khi cần thiết.
Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
Để cải tiến và đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất được liên
tục và phù hợp với kế hoạch đặt ra.
Xây dựng quy trình đào tạo

Nhóm 8

Trang 12


TIÊU CHUẨN GAP


TS.TRẦN QUỐC HUY

Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng của từng thành viên, nhằm đáp
ứng các đòi hỏi, yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP.
-

Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng cho hệ thống sản xuất.
An toàn về nguồn nước.
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Kiểm soát dịch bệnh và động vật gây hại.
Vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị dụng cụ.
Biểu mẫu xử lý hóa chất rò rỉ.
- Xây dựng quy trình sản xuất
Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và uy tín. Quy trình
+
+
+
+
+
+

này mô tả toàn bộ công đoạn quy trình .
Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
Mục đích nhằm điều chỉnh trang thiết bị đo lường đạt chỉ số theo đúng chuẩn mực
quy định.
Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
Để đảm bảo chất lượng hàng hoá mua vào đúng theo yêu cầu sử dụng trong hoạt động
sản xuất giống cá tra.

Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
Nhằm xem xét hệ thống quản lý chất lượng, khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến
an toàn và chất lượng thực phẩm để bảo đảm nó luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực.
Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
Nhằm mục đích xem xét và khắc phục những nguyên nhân trực tiếp gây nên sự không
-

phù hợp cho sản phẩm, có thể ngăn ngừa tái xảy ra trong quá trình sản xuất.
Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, an toàn cho sản phẩm và

cho sản xuất:
+ An toàn lao động: Mất điện, điện giật, bão lũ, cháy nổ,…
+ An toàn cho sản phẩm: Cá thất thoát, thức ăn ẩm mốc, kháng sinh cấm từ nguồn nước
bên ngoài vào.
- Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
Nhằm tổ chức quản lý an ninh và phòng ngừa các sự cố nhằm bảo vệ an toàn tính
mạng con người, người ra vào trại, tài sản, hệ thống tài liệu, thư tín, cá nuôi của trại.
- Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
Nhằm hệ thống tất cả các biểu mẫu ghi chép, sổ nhật ký này bao gồm tất cả các thông
số kỹ thuật cần theo dõi trong suốt quá trình sản xuất.
- Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP
Nhóm 8

Trang 13


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY


Nhằm hệ thống tất cả các hồ sơ liên quan đến an toàn vệ sinh và nguyên vật liệu mua
vào.
3. Vận hành vào sản xuất
-

Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để
kiểm soát quá trình sản xuất
+ Kiểm soát đầu vào
• Nguồn nước sử dụng: Nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi có qua ao lắng và được


xử lý nhằm hạn chế mầm bệnh.
Cá bột, hoặc cá giống: Được mua từ cơ sở có uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng và có
qua kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền giúp chọn được con giống chất lượng.



Đồng thời có thể truy xuất được nguồn gốc dễ dàng.
Thuốc, hoá chất, thức ăn được mua từ các nhà cung cấp có công bố chất lượng, có
theo dõi quá trình nhập xuất, hạn sử dụng, bao bì, có nhà kho chứa an toàn, có bảng
hướng dẫn sử dụng thuốc, hóa chất; có biện pháp xử lý khi hóa chất bị rò rỉ hay rơi

vào mắt,...
+ Kiểm soát an toàn lao động
• Cơ sở cần trang bị bình phòng cháy chữa cháy.
• Đối với người lao động cơ sở cần áp dụng các chính sách về an toàn sức khỏe cho
người lao động: Có hợp đồng lao động và bảo hiểm cho họ, có trang bị đồ bảo hộ lao
động, khám sức khỏe định kỳ, có chỗ ăn, chỗ ở hợp vệ sinh,...Ngoài ra, cơ sở có trang
bị tủ thuốc y tế, danh bạ điện thoại các nơi cấp cứu gần nhất khi xảy ra sự cố.

+ Kiểm soát trong quá trình sản xuất
Định kỳ vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị sử dụng để diệt mầm bệnh.
Kiểm soát động vật gây hại
• Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương và kiểm tra ký sinh trùng trên
+

cá.
• Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp
nhằm hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.
• Quản lý được chất thải: Rác thải, bùn đáy ao, bao thuốc, bao thức ăn, cá chết cần có
biện pháp phân loại rác thải và xử lý phù hợp…..
+ Kiểm soát đầu ra: sản phẩm là cá bột, cá giống, cá thịt
• Cá bột: Kiểm dịch trước khi xuất bán.
• Cá giống, cá thịt: Trước khi xuất bán phải kiểm tra tình trạng sức khỏe và dư lượng
kháng sinh của cá.
Nhóm 8

Trang 14


TIÊU CHUẨN GAP
-

TS.TRẦN QUỐC HUY

Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ sơ vệ
sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…
4. Đánh giá nội bộ
Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất. Gồm các bước:
Lập danh sách các cơ sở đánh giá.

Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…).
Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.
Kiểm tra hồ sơ ghi chép.
Kiểm tra cơ sở sản xuất.
Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề nghị).
Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp (khi phát
hiện chưa phù hợp).
5. Đánh giá chính thức

Mời chuyên viên đánh giá của Công ty có chức năng.
Công ty gởi thông báo, lịch đánh giá chính thức.
Trình tự đánh giá (như đánh giá nội bộ).
Nếu sai lỗi, chuyên viên đánh giá sẽ nhắc nhở và đề nghị khắc phục trong vòng 28
ngày, sau khi khắc phục chuyên viên đánh giá sẽ tiến hành thẩm tra lại.

3.VIETGAP
3.1.Tiêu chuẩn VIETGAP là gì?

Nhóm 8

Trang 15


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn,

nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Tiêu chuẩn VietGAP dựa trên 4 tiêu chí sau:


Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
o Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu
ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:
 Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management
= IPM)
 Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM)
 Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits)

trong sản phẩm.
• An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn
hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
o Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất,
nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
 Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
 Nguy cơ hoá học.
 Nguy cơ về vật lý.
• Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của
nông dân.
o Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:
 Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công
nhân
Đào tạo tập huấn cho công nhân
Phúc lợi xã hội.
• Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn




đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
o GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố
xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi
các sản phẩm bị lỗi.
Nhóm 8

Trang 16


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

Cụ thể là việc quy định rỏ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. An toàn lao động
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Ví dụ như quy định mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất

gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT
Chỉ tiêu

I
Nhóm 8

Hàm lượng nitrat NO3

Mức giới hạn tối

Phương pháp thử*

đa cho phép

mg/kg
Trang 17

TCVN 5247:1990


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

(quy định cho rau)


1

Xà lách

1.500

2

Rau gia vị

600

3

4

Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ
cải, tỏi
Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà
tím

500

400

5

Ngô rau

300


6

Khoai tây, Cà rốt

250

7

8

Nhóm 8

Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt
ngọt

Cà chua, Dưa chuột

200

150

Trang 18


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

9


Dưa bở

90

10

Hành tây

80

11

Dưa hấu

60

Vi sinh vật gây hại
II

CFU/g **
(quy định cho rau, quả)

1

Salmonella

0

TCVN 4829:2005

TCVN 4883:1993;

2

Coliforms

200
TCVN 6848:2007

3

Escherichia coli

10

TCVN 6846:2007

Hàm lượng kim loại nặng
III

mg/kg
(quy định cho rau, quả, chè)
TCVN 7601:2007;

1

Arsen (As)

1,0
TCVN 5367:1991


Nhóm 8

Trang 19


TIÊU CHUẨN GAP

2

TS.TRẦN QUỐC HUY

Chì (Pb)

TCVN 7602:2007

- Cải bắp, rau ăn lá

0,3

- Quả, rau khác

0,1

- Chè

2,0

3


Thủy Ngân (Hg)

0,05

4

Cadimi (Cd)
- Rau ăn lá, rau thơm, nấm
- Rau ăn thân, rau ăn củ,
khoai tây

TCVN 7604:2007
TCVN 7603:2007

0,1

0,2

- Rau khác và quả

0,05

- Chè

1,0

Dư lượng thuốc bảo vệ thực
IV

vật

(quy định cho rau, quả, chè)

1

Những hóa chất có trong Theo Quyết định Theo

TCVN

hoặc

Quyết định 46/2007/QĐ-BYT 46/2007/QĐ-BYT ISO, CODEX tương
ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế
Nhóm 8

ngày 19/12/2007
Trang 20


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

của Bộ Y tế
Những hóa chất không có Theo
2

trong

Quyết


46/2007/QĐ-BYT

định hoặc ASEAN
ngày

19/12/2007 của Bộ Y tế

Nhóm 8

CODEX

Trang 21

ứng


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

3.2.Nội dung của VietGAP:
Bao gồm 12 nội dung, với 65 chỉ tiêu kiểm tra đánh giá việc thực hiện VietGAP theo
quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28/7/2008 của Bộ Nông ghiệp &PTNT.
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch của Nhà
nước và địa phương, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bị ảnh hưởng trực tiếp
các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và được khảo sát, đánh giá về các mối nguy
gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả theo quy định. Trường hợp không
đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm
giảm các nguy cơ tiềm ẩn, nếu không thể khắc phục thì không được sản xuất theo

VietGAP.
2. Giống và gốc ghép
Giống và gốc ghép tự sản xuất hoặc mua phải có hồ sơ lưu truy nguyên nguồn gốc:
Địa chỉ cung cấp, phương pháp và thời gian ghép, hóa chất sử dụng …
3. Quản lý đất và giá thể
Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất.
Hàng năm phải phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo quy
định.
Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải được ghi
chép và lưu trong hồ sơ.
4. Phân bón và chất phụ gia
Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân
bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại
Việt Nam và chọn những loại ít có nguy cơ gây ô nhiễm. Lưu giữ hồ sơ phân bón và bón
phân theo quy định.
Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, có hồ sơ truy nguyên theo quy định.

Nhóm 8

Trang 22


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường
xuyên. Xây dựng và bảo dưỡng nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phối
trộn.

5. Nước tưới
Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập
trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải
chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.
Hàng năm, phân tích chất lượng nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm nhằm đưa ra biện
pháp khắc phục.
6. Hóa chất
Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương
pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng
hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và mua từ các cửa hàng
được cấp phép kinh doanh thuốc BVTV. Phải sử dụng hóa chất đúng theo hướng dẫn ghi
trên nhãn hàng hóa và đảm bảo thời gian cách ly.
Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng,
kiểm tra. Nước rửa dụng cụ hoặc hóa chất khi dùng không hết cần được xử lý, đảm bảo
không làm ô nhiễm môi trường.
Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, không để thuốc bảo vệ thực vật dạng
lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột. Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng
chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng.
Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng theo quy định.
Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải thu gom và cất giữ nơi an
toàn cho đến khi xử lý theo quy định. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần
được lưu trữ riêng.

Nhóm 8

Trang 23



TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Thiết bị, vật tư và đồ chứa: Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau,
quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm, phải đảm bảo
chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; nông sản sau khi thu hoạch không để tiếp
xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm; thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực
vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để
đựng sản phẩm; thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ
riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia.
Thiết kế và nhà xưởng: Hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng
nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản. Khu vực
xử lý, đóng gói và bảo quản nông sản phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc
nông nghiệp; phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu
nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước; Các bóng đèn chiếu sáng trong khu
vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản
phẩm có rào ngăn cách an toàn.
Phòng chống dịch hại: Phải cách ly gia súc, gia cầm và ngăn chặn các sinh vật lây
nhiễm vào khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản rau, quả. Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy
để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu
đóng gói. Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bã và bẫy.
Vệ sinh nhà xưởng: Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ bằng các loại
hóa chất thích hợp theo quy định, không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần
thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ. Nội qui vệ sinh cá nhân
phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy; cần có nhà vệ sinh với trang thiết bị cần thiết đảm
bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động. Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý.
Xử lý sản phẩm: Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong

quá trình xử lý sau thu hoạch. Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm
bảo chất lượng theo quy định.

Nhóm 8

Trang 24


TIÊU CHUẨN GAP

TS.TRẦN QUỐC HUY

Bảo quản và vận chuyển: Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước khi xếp thùng
chứa sản phẩm. Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác
có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. Thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương
tiện vận chuyển.
8. Quản lý và xử lý chất thải
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản
xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
9. Người lao động
An toàn lao động: Người quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức về hóa chất
và kỹ năng ghi chép. Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn
tại kho chứa hóa chất.
Người trực tiếp xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải
được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và thiết bị phun thuốc theo qui định.
Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới phun thuốc. Quần áo, dụng cụ
bảo hộ lao động phải được giặt sạch, không để chung với thuốc bảo vệ thực vật.
Điều kiện làm việc: Phải đảm bảo phù hợp với sức khỏe người lao động.
Người lao động phải được cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động. Nhà làm việc thoáng
mát, mật độ hợp lý. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ điện và cơ khí phải thường

xuyên kiểm tra, bảo dưỡng tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.
Phúc lợi xã hội: Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt
và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản. Tuổi lao động và lương, thù lao phải hợp lý, phù
hợp với Luật Lao động.
Đào tạo:
+ Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan
đến sức khỏe và điều kiện an toàn, được tập huấn: sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ;
hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động; sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.
+ Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung
cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật; người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật,

Nhóm 8

Trang 25


×