Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

báo cáo giới thiệu tác giả nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.41 KB, 27 trang )

TÁC GIẢ NAM CAO
*Vài nét giới thiệu về tác giả:
- Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà
báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ
20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan
trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện
ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ
20.
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi
là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo
giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm
1917. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,
huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa
Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai
chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam
Cao.
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ,
làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội
trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên
vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một
hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in
trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui
mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói,
các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào
lưu văn học lãng mạn đương thời.


Tác phẩm
Kịch



Đóng góp (1951)

Tiểu thuyết


Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.



Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956)[3], ban đầu có tên Chết mòn - Nhà
xuất bản Văn Nghệ.



Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu,
Ngày lụt.

Truyện ngắn


ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NAM CAO.
1. Cách tiếp cận, phản ánh hiện thực:
Ông thường đề cập đến những chuyện vụn vặt trong cuộc sống.
I.

-

+ Vd: Chuyện ăn uống, cãi cọ của những ông giáo, chuyện đứa trẻ học quét nhà,
chuyện mua nhà, chuyện bà lão chết vì ăn quá no,…

-

Ông phản ánh bi kịch của con người đằng sau những chuyện đời thường.

+ Vd: Qua câu chuyện anh mỏ tham lam (Tư cách mõ) nhà văn muốn nói lên bi
kịch của con người trong một môi trường đầy tị hiềm, ganh ghét, từ đó khái quát
lên những triết lý sâu sắc: “Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh
hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là
tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để
khiến người sinh đê tiện…”
2.

Đề tài được ông chú ý đến:
Trước cách mạng t8 Nam Cao thường viết 2 đề tài chính: Người
trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Dù viết đề tài nào thì
nhà văn cũng luôn nhất quán một thái độ, một tư tưởng chung:
đó là thái độ trân trọng và thể hiện niềm tin đối với con người.

a. Đề tài người nông dân nghèo:
*Khi viết về người nông dân nghèo Ông thường đề cập đến những vấn đề chính:
- Số phận con người với bi kịch của những mảnh đời nghèo khổ.
Đọc truyện Nam Cao ta sẽ nhận ra biết bao thảm cảnh của người nông dân
với những mảnh đời cơ cực , xót xa. Mỗi nhân vật của ông có những cảnh ngộ
riêng. Nam Cao dường như đã nghe thấy rõ cả những “tiếng kêu đau khổ” “thoát ra
từ những kiếp lầm than”…
+ Nam Cao cũng viết về những cái nghèo của người nông dân. Cái nghèo đã
đưa họ đến những bi kịch đau xót hoặc là dẫn đến cái chết bi thảm (Lão Hạc, Một
bữa no…) , hoặc là phải chịu thảm cảnh chia ly tan tác (Một đám cưới). Vì nghèo
khổ mà từng người phải bỏ làng đi tha phương cầu thực, có một mảnh vườn nhưng
không thể sống nổi ở làng quê, Con trai lão Hạc phải bỏ quê đi đồn điền cao su,…



+ Nam Cao cũng hay viết về cái đói và miếng ăn. Đây là một vấn đề lớn đối
với người nông dân trước cách mạng t8. Khác với các nhà văn khác, khi viết về
miếng ăn Nam Cao thường đặt nó bên cạnh vấn đề nhân phẩm con người, đúng
như câu nói “miếng ăn là miếng nhục”. Miếng ăn là một thử thách lớn đối với
nhân phẩm con người. Trước miếng ăn con người có thể vì lòng tự trọng mà cố giữ
lấy nhân phẩm (như trường hợp Lão Hạc), hay chỉ vì miếng ăn mà đánh mất nhân
cách ( Bà cái tí trong Một bữa no) , anh Cu Lộ (trong Tư cách mõ).
+Nhiều truyện Nam Cao cũng đề cập đến số phận của những trẻ em. Những
đứa trẻ trong sáng tác của ông thường thiếu ăn, thiếu mặc, đói khát, ốm đau, bơ vơ,
không nơi nương tựa ( Mua nhà, Từ ngày mẹ chết…)
+ Viết về người nông dân, có khi Nam Cao cũng triết lý, thứ triết lý đầy xót
xa: triết lý về kiếp người, về thân phận con người. Người nog dân nghèo như Lão
Hạt, khi buộc phải bán con chó đáng thương, lão đã thốt lên những lời nói thật
buồn cho kiếp người: “Kiếp con chó là kiếp khổ…kiếp người như tôi chẳng hạn”.
Đặt kiếp chó bên kiếp người thật cay đắng lắm thay. Hầu như chưa có nhà văn nào
đi vào số phận con người sâu sắc và đầy day dứt như Nam Cao.
- Vấn đề tha hoá của người nông dân và bi kịch tinh thần của họ.
Nam Cao không chỉ miêu tả nhưng khổ đau của họ về vật chất mà còn phản
ánh quá trình tha hoá của một bộ phận người nông dân bị xã hội thực dân phong
kiến xô đẩy đến bước đường cùng phải phản ứng bằng con đường lưu manh hoá.
Nhân vật Chí Phèo là một minh chứng rõ nhất cho sáng tác về chủ đề này
của ông.
-



Chí Phèo sinh ra mồ côi, lớn lên đi làm công cho nhà Bá Kiến, vì Chí là
người hiền lành, chất phác, nên bị bà Ba dụ dỗ và cuối cùng bị Bá Kiến đẩy

vào tù. Sau khi ra tù thì anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, anh tiếp
tục trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Đến lúc gặp Thị Nở thì anh bắt
đầu nhận thức được ý nghĩa cuộc sống, từ đó Chí Phèo muốn trở về con
đường lương thiện, thế nhưng kết quả anh cũng đã chết trước ngưỡng cửa
của cái thiện.
Ngòi bút của nhà văn đã tỏ ra thông cảm sâu sắc với bi kịch của CHí Phèo.
Đặc biệt nhà văn luôn thể hiện niềm tin vào bản chất con người dù trong bất
kỳ hoàn cảnh nào, Ông đã tìm thấy được một chút lương thiện của nhân vật
tha hoá trên con đường trở về, và trân quý điều đó.  Điều này cho ta thấy
được chiều sâu của chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm trong sáng tác của Nam
Cao.


-

-

-

-

Thành công của ông chính là thể hiện được hình tượng nhân vật điển hình
xuất sắc: Bá Kiến đại diện cho tầng lớp thống trị ở nông thôn và Chí Phèotiêu biểu cho một người nông dân bị tha hoá trước cách mạng tháng 8.
b. Đề tài người trí thức:
Cùng với đề tài người nông dân, Nam cao cũng trung thực trong các
tác phẩm của mình cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi không lối thoát của
người trí thức cùng với những bi kịch tinh thần đau đớn của họ.
Viết về họ Nam Cao phản ánh chân thực cuộc sống nghèo túng với nỗi lo
cơm áo, những tủi cực xót xa vì bế tắc của họ. Nhân vật Hộ trong Đời thừa,
phải lo toan không dứt về vật chất để duy trì cuộc sống.

Nhân vật người trí thức của Nam Cao là những người có lý tưởng, có hoài
bảo và từng ôm ấp những dự định lớn lao. Hộ (Đời thừa) từng mơ ước viết
một tác phẩm đạt giải Nobel.
Nhưng những ước mơ, hoài bảo đó lại không có mảnh đất gieo trồng để nó
biến thành hiện thực.

Ông đã đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của người trí thức để thấy được thực trạng
bế tắc của họ trước cm T8.

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGUỜI.

II.



Con người tha hóa,

Nam Cao, ta cảm thấy đau đớn không nguôi trước những số phận người, những
con người đang trượt dài trên con đường của sự tha hóa nhân cách. Hướng ngòi bút
vào khám phá chiều sâu cuộc sống, len vào những ngõ hẻm đường quê để cảm
thông với con người, Nam Cao đã xót xa khi phát hiện ra sự tha hóa con người
đang diễn ra khắp nơi. Kiểu con người tha hóa đó ta gặp trong hình ảnh của Lang
Rận, của người cha trong “Trẻ con không ăn thịt khó”, của bà cái Đĩ trong “Một
bữa no”…và với “Chí Phèo”, nó hiện thân trong nhân vật Chí Phèo, Năm Thọ,
Binh Chức.
VD: Trong tác phẩm Chí Phèo sự tha hóa của Chí Phèo bắt đầu khi hắn bước ra
khỏi ngưỡng cửa nhà tù trở về làng Vũ Đại. Trong tác phẩm Một bữa no, nhân vật


bà nội Cái Đĩ chỉ vì một bữa no mà phải chịu cảnh tha hóa nhân cách của chính

bản thân mình.Phải chăng vì cái xã hội cũng là sự phản ánh cho đời sống nội tâm,
cho phần nhân tính bên trong cũng đã bị hủy hoại, tha hóa không kém gì.Lang rận
một thầy lang nghèo có tài chửa hiến muộn con cho mọi người trong làngnhư vẫn
không có dc người yêu, và khi kiếm được cho mình tình yêu thì lại bị mọi người
chối bỏ. Sự tha hóa đó của nhân vật Nam Cao phản ánh nỗi đau của cuộc đời, của
số phận con người trong xã hội cũ. Dĩ nhiên không thể đỗ lỗi hết cho hoàn cảnh
bởi con người có khả năng chống lại hoàn cảnh nhưng xã hội cũ xấu xa, độc ác,
nham hiểm.



Con người bi kịch.

Con người bi kịch trong những tác phẩm của Nam Cao là những con người có số
phận bất hạnh, một thân phận nhỏ bé luôn chịu sự tác động của xã hội. Số phận bi
kịch đã làm cho nhiều con người bị dòn vào bước đường cùng của XH. Nam Cao
đã xây dựng cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi ngày dài đầy bi kịch: bi kịch trong
thân phận một đứa trẻ mồ côi đi ở đợ; bi kịch bị tha hóa nhân hình, nhân tính…
Rồi nhân vật Lang Rận cũng có số phận giống như Chí luôn có chuỗi ngày đầy bi
kịch, mọi người ai cũng thích chàng, xa láng chàng vì chàng có rận nhiều đến nổi
bắt cả ngày cũng ko hết. Bà nội cái Đĩ già yếu phải chịu cảnh cho người ta chê và
đối xử như một kẻ ăn mày. Rồi Tư Cách Mõ cũng bị tha hóa cũng lầy là, cũng
tham ăn đê tiện bây giờ thì hắn trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ,
chẳng chịu kém một anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng
tham ăn. “Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ;
hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ
ngay từ ngày mới sinh…”Thế nhưng, bi kịch lớn nhất và đau đớn nhất chính là bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người . Và khi bi kịch này bắt đầu thì nó kéo theo bi



kịch của sự cô đơn. Khi con người bi kịch xuất hiện giữa trang văn Nam Cao với
tiếng chửi cứ kéo dài ra mãi thì cũng là lúc bi kịch cuộc đời các nhân vật rõ ràng
hiện ra trong từng câu chữ. Cùng với quá trình tha hóa, nhân vật đang sống cuộc
đời bi kịch bị tước đoạt mất quyền làm người. Bị xã hội xa lánh, không chấp nhận
quyền làm người



Con người CÔ ĐỘC.

Hình tượng con người cô đơn là sự độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về
con người và mang tính nhân văn sâu sắc của Nam Cao.
Ngòi bút tinh tế của Nam Cao đã khám phá sâu thẳm vào những ngõ ngách
tâm lí củacon người và ngầm ẩn cảm thông cho cuộc đời cô đơn của nhân vật. VD
trong tác phẩm Chí Phèo, NV Chí Phèo tự nghiệm ra “Cô độc, cái này còn đáng sợ
hơn đói rét và ốm đau”. Chí Phèo sống “ngật ngưỡng” trong văn Nam Cao một
kiếp sống cô độc: cô độc từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, cô độc trong thời gian
cho đến không gian sống, cô độc trong mọi mối quan hệ người. Xuất hiện trên cõi
đời, Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, dù qua tay bao người nuôi nhưng cuối cùng
cũng không có nổi một mái ấm gia đình. Chí chưa từng có một mối quan hệ người
nào đúng nghĩa. Cuộc sống gia đình có chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải đó
chỉ là mơ ước.
Đau đớn biết bao khi ngỡ Thị Nở sẽ là bàn tay “cứu chuộc” Chí ra khỏi nỗi
cô đơn của cuộc đời “quỹ dữ” thì chính bàn tay đó lại “ruồng bỏ” Chí, làm tan đi
những ước mơ về mái gia đình và cuộc sống hòa nhập với con người



Con người tự ý thức


Kiểu con người tự ý thức xuất hiện đậm đặc trong văn Nam Cao ở mảng đề
tài trí thức với nhân vật Hộ trong “Đời thừa”, Điền trong “Trăng sáng”… Thế


nhưng, đọc truyện ngắn “Chí Phèo”, ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng kiểu con
người này ở nhân vật Chí Phèo.
Nhân vật của Nam Cao khi chênh vênh trên ranh giới thiện - ác, người - vật,
vô thức – ý thức thường tự ý thức để khẳng định vẻ đẹp nhân cách của mình. Ý
thức là cái giúp phân biệt con người với loài vật. Tự ý thức là trình độ cao của ý
thức, thể hiện khi con người tự suy ngẫm, nhìn vào cõi lòng mình để hướng tới sự
hoàn thiện.
VD: Hộ trong tác phẩm Đời thừa – nhân vật Hộ là một nhà văn kiếm tiền
bằng cách sống nhờ nghề viết văn, như Hộ luôn có ý thức chính bản thân cho tác
phẩm của mình. Như khi chàng chấp nhận Từ về làm vợ và phải chăm sóc cho gia
đình thì cách viết văn lúc trước đã không thể nào đủ tiền để chăm sóc cho nhiều
miệng ăn như vậy. Nhân vật Hộ luôn tự ý thức tự trách bản thân mình quá cẩu thả
trong việc sáng tác, chỉ vì muốn có tiền để trang trải cuộc sống đã làm cho những
tác phẩm dễ bị lãng quen. Chàng luôn tự trách bản thân mình.
VD: Nhân vật Chí Phèo sống cuộc đời dằng dặc trong vô thức với bản năng
của con quỹ dữ nhưng cũng có những khoảng lặng ý thức tự ngẫm về cuộc đời
mình. Vì vậy, hắn khát khao lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người thông
qua Thị Nở. Lần ý thức này mở ra trong Chí hi vọng, mơ ước, khát khao về những
điều tốt đẹp.Thế nhưng, càng hi vọng bao nhiêu thì nỗi đau đớn tuyệt vọng khi
không đạt được càng thẳm sâu bấy nhiêu. Con người dù tha hóa đến mất nhân tính
nhân hình như Chí Phèo thì vẫn có những phút lóe sáng vẻ đẹp nhân cách. Nam
Cao không hề đánh mất niềm tin vào con người. Chính trên bờ vực của sự tha hóa,
sự tự ý thức đã kéo nhân vật đứng vững, không tăm tối mãi trong cuộc sống như
thú vật. Cái nhìn mang vẻ đẹp đầy nhân bản của Nam Cao làm ta thêm yêu mến
những trang văn sống động, chân thật như những trang đời.




Con người bản năng.


Nam Cao là ông đã xây dựng nhân vật Chí Phèo với “sự lưỡng hóa về tính cách”.
Sự lưỡng hóa tính cách giữa đôi bờ say tỉnh của vô thức và ý thức, giữa thiện và ác
đó cũng chính là bản thể tự nhiên của con người. Đó cũng là một phát hiện độc đáo
trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao.Con người sinh ra trên đời
không ai tốt hay xấu hoàn toàn. Thiện hay ác do chủ quan cá nhân cùng với sự tác
động hoàn cảnh tạo nên. Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao là sự đan xen bản tính
thiện ác theo từng giai đoạn. Từ một anh canh điền lương thiện, Chí đánh mất nhân
tính, biến dạng nhân hình thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại; từ kẻ tha hóa, Chí mơ
ước được làm người lương thiện. Sự đan xen thiện - ác, phần người và phần thú
trong con người Chí cũng hiện hữu trong tất cả chúng ta - những ai tồn tại với hai
tiếng “con người”. Chỉ có điều, sự nổi lên của phần người hay phần thú đó là do
tác động hoàn cảnh và khả năng mỗi người. Phát hiện ra bản thể tự nhiên trong con
người Chí Phèo thể hiện sự mới mẻ, giàu ý nghĩa trong quan niệm nghệ thuật về
con người của Nam Cao so với văn học thời bấy giờ. Nó cũng giúp chúng ta nhìn
lại mình và nhân đạo hơn trong việc đánh giá một con người.
VD: Con người của tư cách mõ giống như Chí phèo cũng bị cái xh tha hóa biến
con người nghèo hiền lành có cuộc sống đơn giản, như vì cuộc sống mưu sinh để
nuôi sống gd, mà chịu làm tư cách mõ. Và khi làm tư cách mõ cũng là lúc con
người của anh ta bị tha hóa thành một con người khác.



Con người lí trí :

Hộ đau khổ vì khi lao vào kiếm tiền cũng là lúc xa dần lí tưởng sống cao đẹp

củamình. Không biện hộ, không đổ thừa hoàn cảnh, chỉ còn biết tự nguyền rủa
mình nhưmột thằng khốn nạn, một kẻ bất lương khi những hành động kiếm tiền
bằng khả năngduy nhất là ngòi bút lại làm nên sự tha hóa về nhân cách, sự hủy
hoại tài năng, tự đàohố chôn mình của Hộ. Hộ cũng trải qua những khoảnh khắc
nổi loạn, như ngày nay gọi là “stress”, muốn phátung tất cả, đập vỡ tất cả, kể cả cái


tổ ấm anh đã dày công vun đắp. Hộ đã tìm đến rượu để giải sầu, càng ngày hắn
càng lún sâu vào bi kịch, say rượu vàđối xử vũ phu với vợ con. Tỉnh rượu lại bẽn
lẽn xin lỗi Từ, hứa chừa rượu, được mộtthời gian ngắn, lại say, lại đánh vợ, “làm
những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ nhưlần trước”. Câu hát thấm lệ của Từ cuối
tác phẩm như tô đậm thêm bi kịch của Hộ, của hai vợchồng. Tiếng khóc của Hộ,
tiếng khóc của Từ mang ý nghĩa tố cáo cái xã hội tàn ác đãcướp đi mọi mơ ước, đã
đày đọa cuộc sống của mỗi gia đình, đã đầu đọc tâm hồn conngười và làm méo mó
mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa người và người. Có thể thấy rằng một mặt ta cảm
thông cho Hộ, nhưng ta cũng trăn trở liệu rằngkhát vọng của Hộ đôi khi làm nên
tội. Nó trở thành một thứ dục vọng làm anh mờ đi lítrí và thật sự mất nhân cách?.



Con người vỡ mộng

Nam Cao còn xây dựng hình ảnh con người vỡ mộng trong tác phẩm Đời Thừa với
nhân vật Hộ và nhân vật Điền trong tác phẩm Găng sáng. Con người vỡ mộng là
con người luôn có một ước mơ về cuộc sống tương lai và họ coi cái đó như động
lực để họ sinh tồn. Như nó không thể thực hiện được trong cái giấc mơ đó. Con
người vỡ mộng là con người cũng sự đau khổ vì vẫn ước mơ và hoài bão không
còn nữa. VD: Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa. Tác giả Nam Cao xây dựng
nhân vật Hộ là một nhà văn luôn sáng tác bằng chính sự ý thức của chính bản thân
mình. Luôn muốn có một tác phẩm để đời như do hoàn cảnh nên đã ko thể nào

thực hiện được và luôn chịu ám ảnh và tự trách bản thân mình. Còn nhân vật Chí
Phèo tuy là một đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ như khi lớn lên chàng ta
cũng có cái mơ ước là chồng cày vợ cấy tẩu một miếng đất để nuôi sống gia đình,
rồi khi gặp nở thì cái ước mơ đó vẫn còn xuất hiện như nó lại bị mất đi cái giấc
mộng đó trở thành một con quỷ của làng vũ đại và kết thúc là cái chết và chôn theo
cái giấc mơ đó




Con người thừa:

Hình tượng nhân vật “con người thừa” đã từng là sản phẩm sáng tạo của các
nhà văn hiện thực phê phán phương Tây và Nga thế kỉ XIX. Nhưng Nam Cao
đã không lặp lại họ mà lại có những sáng tạo, những khám phá mới trong việc
xây dựng hình tượng nhân vật “con người thừa” với những sắc màu riêng.
Nhân vật “con người thừa” trong truyện ngắn của Nam Cao vốn là những trí
thức, là nhà văn, nhà giáo. Họ là những con người có chữ nghĩa nhưng hết thời,
thất thế nên trở thành lạc lõng, cổ hủ, lỗi thời. Song lại có nhân phẩm, có khát
vọng vươn tới trong sáng tạo nhưng lại bị “áo cơm ghì sát đất” (chữ dùng của
Nam Cao).
Nam Cao cũng tập trung khắc họa hình tượng nhân vật “con người thừa” trong
giới trí thức trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật nhà văn Hộ trong
truyện ngắn “Đời thừa” (1943) là một “con người thừa”. Hộ của Nam Cao là
một nhà văn có lí tưởng nghề nghiệp. Ở nhân vật Hộ thì không ai xem Hộ
là “con người thừa”, ngay cả nhân vật Từ - vợ Hộ, nhiều khi là nạn nhân, là
đối tượng của những cơn bực bội, thịnh nộ bất thường của Hộ, vẫn luôn xem
Hộ là vị cứu tinh của mình. “Con người thừa” của Hộ là do Hộ hoàn toàn tự ý
thức. Là một nhà văn đầy tâm huyết, Hộ có ý thức sâu sắc về thiên chức của
mình và có khát vọng, có lí tưởng sáng tạo nghệ thuật rất cao . Khát vọng, ước

muốn của nhân vật Hộ rất cao đẹp, nhưng thực tế thì thật chua cay. Khát vọng
ấy của Hộ đã bị áp lực của cơm, áo, gạo, tiền của cuộc sống nghèo khổ dưới
chế độ thuộc địa nửa phong kiến đè nát. Nhân vật Hộ tự ý thức về “con người
thừa” của mình với tâm trạng đau xót, chán chường
Nhân vật Điền trong truyện ngắn “Trăng sáng” (1942) của Nam Cao là một
ông “giáo khổ” trường tư, mê văn chương và ước mơ sáng tạo văn chương.
Mộng văn chương có khi trỗi dậy mãnh liệt: Nhân vật Điền sẵn sàng hi sinh
vật chất để hướng lòng mình tới cõi mộng của “chốn” văn chương. Nhưng rồi
gia cảnh nghèo đói đâu có cho Điền thực hiện được ước mơ. Điền phải xót xa
chấp nhận một thực tế cay nghiệt phũ phàng. Một đêm trăng đẹp, Điền đã thả
hồn theo gió, theo mây. Nhưng rồi tiếng vợ đánh chửi con, tiếng con kêu khóc
đã lôi Điền trở về với thực tại đắng cay. Đó là những tiếng quát nạt đầy giận dữ
của người vợ. Điền không thể nào mơ mộng được giữa một cuộc sống cơ cực,
đói nghèo “thế giới” nhân vật “con người thừa”.
1.9. Con người giai cấp – xã hội.


Trong các nhân vật của Nam Cao thì con người xã hội luôn được đề cao và mọi
tác phẩm của Nam Cao đều có hình bóng đó. Ta thấy các nhân vật của Nam
Cao thường mang con người bị tha hóa luôn bị con người xã hội tác động và
chi phối. Con người xã hội có 2 tầng lớp xuất hiện nhiều nhất trong mọi tác
phẩm. Con người thuộc tầng lớp trên, như Bá kiến, Bà Thủ,... nó thể hiện rõ
lên một tầng lớp hách dịch và luôn đàn áp những con người thuộc tầng lớp nhỏ
bé khác. Họ vì đồng tiền và sống vì đồng tiền không quan tâm gì đến mọi
người xung quanh. Còn con người thuộc tầng lớp thấp, chỉ vì cái xh thối tha và
bọn tầng lớp trên đã biến họ từ những con người hiền lành mà trở thành con
quỹ hay một tư cách mõ tham ăn, hoặc một người đáng đổi cái nhân cách và
lòng tự trọng để chỉ vì một bữa no cuối cùng chết như bà cái đĩ ...
III.


Những điểm mới trong nghệ thuật viết truyện của Nam Cao:

1.Bút pháp miêu tả tâm lý sắc sảo:
Với quan niệm đề cao con người tư tưởng, chú ý đến hoạt động bên trong của con
người, Nam Cao tập trung chú ý nhiều đến việc khắc họa đời sống nội tâm, khám
phá thế giới tinh thần của nhân vật . Cùng là một dòng văn hiện thực tuy nhiên
Nam Cao lại có một cách biểu hiện rất khác các nhà văn còn lại. Nếu Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan thường phản ánh hiện thực qua xung đột xã hội thì Nam
Cao lại tập trung vào việc mổ sẻ thế giới nội tâm của con người, đi sâu khai
thác xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật. Vì thế tính cách nhân vật của
Nam Cao thường được soi rọi từ bên trong thế giới nội tâm. Nam Cao dẫn ta nhập
vào dòng suy nghĩ, dòng chảy tâm trạng của nhân vật, thể hiện tính chất “đang suy
nghĩ”, “đang đối thoại”, “đang độc thoại”, “đang nói chuyện trong tâm tưởng của
nhân vật”.
Nam Cao: thiên về miêu tả tâm lý bên trong nội tâm của nhân vật.
Ngô Tất Tố: miêu tả tâm lý nhân vật theo hướng ngoại diện. (tâm lý của chị Dậu
khi đưa cái Tý đến nhà cụ….)
Nguyễn Công Hoan: chưa chú ý miêu tả tâm lý nhân vật, chưa đi sâu vào quá trình
tâm lý phức tạp của nhân vật. (ví dụ)
Vũ Trọng Phụng: (ví dụ)


Nam Cao chủ yếu soi rọi vào đời sống bên trong của nhân vật để tìm ra tính
cách của nhân vật. Vì thế nhân vật của ông thường không hành động mà thiên về
suy tư và bộc lộ tâm lý.
Ví dụ: truyện Đời thừa
Nam Cao đã miêu tả thành công tâm trạng của người trí thứ tiểu tư sản trước
cách mạng. Hộ là một người chồng, người cha trong cái gia đình đông con, vợ thất
nghiệp, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai anh ta. Trong cái nghèo đói Hộ phải xoay
trở đủ bề. Nam Cao đã miêu tả tâm lý nhân vật Hộ rất thành công trong cảnh túng

quẩn và nghèo đói ấy “đang ngồi hắn đứng phắt dậy, mặt hầm hầm đi ra phố, vừa
đi vừa nuốt nghẹn”. Chỉ bằng một câu văn ngắn mà Nam Cao đã miêu tả được sự
bức bách trong tâm trí Hộ, miếng cơm manh áo đang làm tha háo dần con người
nhà văn trong Hộ. Để có tiền mưu sinh Hộ đã phải viết, và nếu viết để có tiền thì
Hộ phải viết những gì mà đáp ứng được nhu cầu của đám thị dân lúc bấy
giờ“những tác phẩm người quên ngay sau lúc đọc” . Những tâm huyết của một
nhà văn thật thụ trong Hộ dường như mất dần, anh ta cảm thấy xấu hổ khi đọc lại
những gì mình viết “hắn đỏ mặt lên”…
Truyện Giăng sáng:
Trong tình cảnh sống mòn nhân vật Nam cao luôn phải sống trong vật vã và đói
nghèo , nhiều lúc họ tưởng chừng đứng trên bờ vực của sự sa ngã. Vì thế họ phải
chống chọi lại tình trạng tha hóa của bản thân mình qua những cuộc đấu tranh
giằng xé bên trong nội tâm của nhân vật. Nhân vật Điền trong Giăng sáng đã
từng nghĩ đến “những người đàn bà nhàn hạ, ăn mặc đẹp, tắm bằng một thứ nước
thơm tho, ngã tấm thân mền mại trên chiếc ghế xích đu…” còn vợ Điền thì “chỉ là
một kẻ tục tằn. Thị chẳng đáng cho Điền yêu quý..”nên Điền nghĩ là mình phải đi
nhưng Điền lại nghe tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng vì không có tiền mua thuốc
cho con lúc này trong đầu Điền lại cảm thấy ray rứt, giằng xé, tình đối với vợ con
khiến Điền nhận ra rằng “Điền không thể sung sướng khi con Điền khổ”….
đấu tranh nội tâm giữa bỏ đi và ở.
2.Kết cấu mới mẻ:
Truyện Nam Cao là sựu thể hiện linh hoạt, cái chủ yếu là đạt hiệu quả tốt nhất cho
việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Truyện Nam Cao thường không chú ý


đến hành động, sự kiện mà tập trung xoáy sâu vào dòng vận động tâm lý để
khắc họa tâm trạng và xây dựng tính cách nhân vật. Truyện thường được kể
theo mạch phát triển tâm lý  kết cấu tâm lý. Câu chuyện hầu như chỉ xoay
quanh dòng vận động của tâm lý nhân vật đã thúc đẩy câu chuyện tiến tới. truyện
thường mở đầu bằng những trắc ẩn trong tâm hồn nhân vật hoặc là đảo lộn phần

cuối câu chuyện được đưa lên trước.
Vì câu chuyện diễn ra theo sự phát triển tâm lý nên dòng ý thức của nhân vật
trong mạch tự sự ít đi theo trình tự thời gian. Câu chuyện thường kể từ hiện tại
rồi quay về qua khứ và tiếp tục kể tiếp câu chuyện xảy ra trong hiện tại rừ đó đi
đến kết thúc.
Ví dụ:
truyện ngắn Lão Hạc:
Ý định bán chó của lão Hạc được đưa lên đầu tác phẩm, sau đó tác giả để cho nhân
vật ông giáo kể về người con trai của lão hạc, tiếp đến là nỗi đau bán cậu vàng của
lão Hạc.
Truyện đời thừa:
Người đọc cũng sẽ thấy boăn khoăn liệu cuộc đời Hộ sẽ đi về đâu, có thể thoát
khỏi vòng lẩn quẩn của chính cái bi kịch cuộc đời mình không …
3.Lối kể chuyện sáng tạo với giọng điệu và ngôn ngữ mang tính phức điệu đặc
sắc:
Một đóng góp nữa của Nam Cao trong việc đổi mới nghệ thuật viết văn xuôi của
văn học hiện đại Việt Nam là ở lối kể chuyện độc đáo, mới mẻ.
a.Về mặt ngôn ngữ, Nam Cao đã có sự đổi mới rất rõ nét. Ta thấy rằng ở hầu hết
các tác phẩm của nhà văn phái Tự lực văn đoàn thường không hoặc ít chú ý đến
việc miêu tả ngôn ngữ. Chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là ngôn ngữ của tác giả. Tác
giả như là một chủ thể đưa ra một ngôn ngữ chuẩn mực, trong sáng, dùng ngôn
ngữ ấy cho mọi loại đối tượng. Văn phong của họ sạch sẽ, trong sáng tỏ rõý thức
xây dựng chuẩn mực  dễ trở nên đơn điệu.


Ngôn ngữ trong truyện của Nam Cao thì khá là phức điệu, tổchứcnên những mạng
lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí còn có sự
nhòe lẫn của 2 loại ngôn ngữ. Đôi khi lại còn là sự chuyển hóa của ngôn ngữ tác
giả thành ngôn ngữ nhân vật (thực chất đây vẫn là ngôn ngữ của người kể chuyện
nhưng nó hiện ra qua lời độc thoại nội tâm của nhân vật).

Ví dụ: 1 đoạn trong truyện Chí Phèo:
“Sao bà ấy còn trẻ quá! Gần bốn mươi rồi mà trông vẫn còn phây phây. Còn phây
phây quá đi nữa! Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi. Già yếu quá, nghĩ mà chua xót.
Giá thế thì bà ấy cũng chỉ già cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như
mới ngoài hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ...”.
Đó là kể về bà Tư cũng chính là kể về tâm trạng của cụ Bá. Với cách kể chuyện
vừa kể chuyện vừa kể tâm lý nhân vật làm cho văn Nam Cao vừa sắc lạnh vừa tình
cảm, tỉnh táo nghiêm ngặt và chan chứa trữ tình.
Ngôn ngữ của Nam Cao đã không còn tính chất sang trọng, gọt giũa, kiểu cách của
loại văn chương lãng mạn như Tự lực văn đoàn nữa. Nó cũng không mang đặc
điểm của lối văn biền ngẫu, đăng đối như Tố Tâm hay tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh nữa. Ngôn ngữ của Nam Cao là loại ngôn ngữ tự nhiên, sống động của cuộc
sống, mang hơi thở của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của làng quê Bắc Bộ.
Ví dụ:
Truyện của Nam Cao đa phần là những câu văn ngắn đến rất ngắn, hay nhưng câu
văn dài cũng bị tác giả ngắt vụn ra.
Chà! Thích quá!... giàu bạc vạn! Hắn ra về hả hê. Bụng hắn không đói nữa. Người
hắn không mệt nữa....
“Sống khổ đến đâu, cũng còn hơn là chết; cái tâm lý chung của người đời như
vậy.” (điếu văn)
Thạch lam: một buổi chiều êm ả như ru... một buổi tối êm như nhung...
Nam Cao: ta thấy trong văn chương Nam Cao cách hành văn của cuộc sống chúng
ta ngày nay, đó là thứ “Văn nói” không chút mùi vị sách vở:
Vd: ………………




Ngôn ngữ Nam Cao không cũ đi với thời gian.


b.Về giọng điệu:
Truyện ngắn Nam Cao có một điểm mới nữa đó là câu chuyện được nhà văn
kể theo nhiều giọng điệu đan xen với nhau. Có khi thì là giọng kể và điểm
nhìn của người trần thuật, khi thì tác giả trao điểm nhìn cho nhân vật để nhân
vật tự nói lên qua những dong độc thoại nội tâm. Điều này đã tạo nên lối kể
chuyện mang tính phức điệu thật đặc sắc. Lời tác giả và nhân vật đan xen và
luân phiên điểm nhìn cho nhau tạo nên lối kể chuyện độc đáo và cuốn hút.
Vd: “Hắn không quen đợi, bởi phải đợi hắn phải lôi rượu và uống cho đỡ
buồn. Uống rồi thì phải chửi, quen mồn rồi. (Điểm nhìn của Chí Phèo). Nhưng
Thị làm gì mà hắn chử? Mà hắn có quyền gì chửi Thị? Ồ! Thị điên lên mất! Thị
giẫm chân xuống đất rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng (điểm nhìn của Thị
Nở). Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười (Điểm nhìn Chí Phèo). Lại còn cười!
Nó nhạo Thị! Trời ơi! Thị điên lên mất, trời ơi là trời ơi! (điểm nhìn Thị
Nở)...”

-

Lời kể giống như một cuộc đối thoại về ý thức thầm kín giữa các nhân vật.
Lời nói mang tính cá thể hóa, nhân vật nào ngôn ngữ ấy:

Vd: Chí Phèo: ngôn ngữ suồng sã, bổ bã của một con người tha hóa: gọi bằng
“hắn”, đối thoại với các nhân vật khác thì thô tục: “tao không đến đây xin năm
hào”, “thế thì thằng nào ăn đi?”,
Đời thừa: viết về người trí thức nên Nam Cao sử dung một loại ngôn ngữ nhân
vật khác: gọi bằng tên Hộ.
4.Về cấu trúc truyện ngắn :
- Cấu trúc truyện ngắn của Nam cao cũng khá là mới mẻ so với truyện ngắn
trước đó và đương thời. Nếu truyện ngắn của Thạch Lam gần với thơ, truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan gần với kịch thì truyện ngắn của Nam Cao là một
dòng xám buồn của chất văn xuôi- đời thường. Nguyên tắc cái chốc lát của

truyện ngắn, hoặc luật thắt nút, mở nút dùng để xây dựng thể truyện ngắn cũng


bị phá vỡ căn bản. Cấu trúc truyện của Nam Cao thường nương tựa theo trục
thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật hoặc một chặng dài của đời.
- Có 3 loại cấu trúc trong truyện Nam cao:
+ Cấu trúc theo số phận nhân vật: Chí Phèo, Nửa Đêm, Dì Hảo, Điếu
văn….
Những cuộc đời được miêu tả trong câu chuyện này, dù đa dạng như cuộc sống
hiện thực nhưng vẫn có gì đó giống nhau: Nghèo đói, hiu hắt, ngày càng trĩu xuống
trong khổ sở, khốn cùng. Một màu xám mờ như bao phủ lên số phận nhân vật. Với
phương thức cấu trúc này, Nam Cao làm rõ nét, tô đậm đồ thị đi xuống của mọi số
phận người nông dân bị bần cùng hóa mỗi ngày một thêm thảm khốc.
Ví dụ:
Cuộc đời của Dì Hảo là như thế. Con của một người đàn bà nghèo bán bánh đúc,
chưa kịp khôn lớn thì bị bán đi làm con nuôi cho đỡ một miệng ăn trong nhà và có
thêm vài đồng bạc để “sang áo” cho bố. Rồi Dì Hảo về nhà chồng vào một buổi
chiều có sương bay, bắt đầu cuộc đời là vợ, và thực ra là làm thuê nuôi một người
chồng rượu chè, thô lỗ. Dì đẻ con, con chết, còn dì thì tê liệt. Người chồng rước vợ
bé về, chúng trêu ghẹo trước mắt dì, còn dì vẫn cắn răng nhịn nhục. Tối chúng lục
đục kéo nhau đi. Người chồng về, rượu say, chửi đời, chửi số kiếp rồi lại đi, không
biết đi đâu - Dì Hảo đã khóc bao đêm, bao nhiêu lần trong đời, khóc đến thổ ra
nước mắt. Rồi thì dì nghĩ “phải, nhẫn lại là hơn, nếu hắn không về thì cũng thế”
và “nếu hắn cứ ở nhà thì cũng thế”.
Tương tự như vậy ta cũng bắt gặp cấu trúc nhân vật này ở truyện Ở Hiền thông qua
nhân vật Nhu.
+ Cấu trúc theo tâm lý nhân vật: trăng sáng, Đời thừa, Những truyện không
muốn viết,...

+ Cấu trúc quanh một triết lý, một tính cách: ở hiền, Tư cách mõ, Nhỏ

nhen,...
-

Nới lỏng cấu trúc rắn chắc của văn bản tự sự:


Nam Cao là nhà văn đầu tiên nới lỏng cấu trúc rắn chắc ấy của văn bản tự sự
bằng cách đưa vào đó mạch trần thuật phi truyện kể. Ông không chỉ giải phóng
tổ chức sự kiện ra khỏi tính cố sự, mà còn giải phóng nhân vật ra khỏi chức
năng khái quát tính cách thuần túy với những luật lệ khắt khe của các mô hình
nghệ thuật lí tưởng.
Tiểu kết:
Hà Minh Đức đã từng khẳng định: “sáng tác của Nam Cao giàu sức khám
phá sáng tạo, với phong cách độc đáo”. Quả vậy, qqua từng chặng đường
lich sử văn học trước đến nay, những sáng tác của Nam Cao vẫn đọng lại
dư vị cho cuộc sống. Người ta yêu mến, người ta biết đến văn Nam Cao
không phải vì câu chữ mượt mà ve vuốt lòng người mà đó là thứ văn
chương chân thật về nội dung, sáng tạo về nghệ thuật.

IV. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
1.

TÓM TẮT.

Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo - một đứa
trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay
nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý
Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở
về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng
và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt

ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo
hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô
Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương
thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết,
Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái
và vắng người qua lại.

2. Nội dung.
a. Giá trị hiện thực.


- Truyện ngắn Chí Phèo phản ánh một cách sâu sắc hiện thực nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám.Chí Phèo là một bức tranh xã hội rộng lớn, với những
xung đột giai cấp gay gắt ( con người XH – giai cấp)
+ Xung đột gay gắt giữa gia cấp nông dân( Chí Phèo) và gia cấp địa chủ (Bá
Kiến)
- Nhân vật Chí Phèo đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám, là hiện tượng người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường
bần cùng, bị lưu manh hóa, bị hủy diệt cả nhân hình lẫn nhân tính và đau đớn hơn
là họ bị cự tuyệt quyền làm người ( con người tha hóa).
+ Chí Phèo cũng là một người hiền lành “Một thằng hiền như đất”, nhưng
sau vụ việc bị Bá Kiến đẩy vô tù và được ra tù thì anh ta không còn là người thanh
niên hiền lành mà đã trở thành một con quái thú của làng Vũ Đại. Điều đó được củ
thể qua các hành động của Chí Phèo là “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ
rượu xong là hắn chửi…” và còn dùng mảnh chai mà rạch mặt mình để ăn vạ. Một
người hiền lành sau khi ra tù thì Chí Phèo đã trở nên thay đổi hoàn toàn, một con
người với ngoại hình đang sợ như những kẻ lưu manh.Chí Phèo đã bị tha hóa.
(Nguyên nhân tha hoá: do xã hội đã khiến anh phải đi vào con đường đó).
-Hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo thật là bi đát, hắn ra đời trần truồng và xám
ngắt trong một cái váy đụp vứt bên một lò gạch cũ bỏ không.Ngay từ khi lọt lòng

Chí đã là một người vô gia cư.Nhưng rồi Chí cũng được nhận vào đờinhưng khác
xa cho với những đứa trẻ bình thường.Cuôc đời Vhí Phèo từ khi sinh ra đến lúc
trưởng thành đều chịu nhiều sự đắng cay, tủi nhục (con người bần cùng hóa).
+ Một anh đi thả ống lươn đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy
đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà
góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi
bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ.Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông
lý Kiến, bây giờ cụ bá Kiến, bị bắt bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng cho bà Ba,
Chí Phèo cảm thấy nhục nhã.
-Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch nối tiếp, kéo dài từ khi mới sinh cho đến chết: bi
kịch trong thân phận một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi nơi cái lò gạch cũ. Bi kịch bị tha


hóa nhân hình, nhân tính. Nhưng bi kịch lớn nhất chính là bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của Chí Phèo (con người bi kịch)
+ Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo lúc này là ở chỗ anh bị xã hội rạch
nát cả bộ mặt người và bị loại ra khỏi xã hội loài người.bị xã hội cự tuyệt không
cho làm người, phải sống kiếp sống tối tăm con quỷ dữ của làng Vũ Đại.Chí Phèo
đã tự kết liễu đời mình bằng một nhát dao đau đớn trước ngưỡng cửa lương thiện.
+ Cái chết của Chí Phèo phản ánh sự bế tắc cùng đường của người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.Họ phải đấu tranh quyết liệt, phải giành lấy
sự sinh tồn nhưng trở nên vô nghĩa, và họ bị bọn thống trị thâm độc lợi dụng.
b. Gía trị nhân đạo.
- Chân trọng quyền làm người, muốn cho con người có cơ hội hoàn lương, trở về
với bản chất nguyên snh của con người.Sau khi bị Bá Kiến gài bẫy cho đi tù và đến
khi được tha về rồi một ngày thị Nở xuất hiện cùng với một tình yêu chân thành đã
đánh thức lương tri trong sáng vốn có của Chí Phèo. Chí rất muốn làm người
lương thiện. Nhưng lại gặp cái xã hội quay quắt, lừa đảo lại lần nữa đẩy Chí Phèo
về với bóng đen của cuộc đời.Chí Phèo rơi vào bi kịch hết sức đau Bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người.( con người tự ý thức)

+ Trước khi đi tù thì Chí Phèo là người giàu lòng tự trọng, biết “không thích
cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục
dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không
chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”.
+ Sau khi gặp được thị nở ở vườn chuối và được Thị Nở chăm sóc và nấu
cho Chí Phèo bat1 cháo hành thì từ khi đó Chí Phèo đã ý thức đươc mọi việc, ý
thức về bản thân mình, Chính bát cháo hành đã thy đổi cuộc đời Chí Phèo. Chí
Phèo muốn hoàn lương, anh ta muốn làm người lương thiện, muốn thay đỗi cuộc
sống cho tốt đẹp hơn.Nhưng người cô của Nở không chấp nhận cho hai người đến
với nhau, Chí Phèo cảm thấy nghiệt ngã, anh ta điên cuồng và đến nhà Bá Kiến
dành lại quyền làm người cho mình. Chí Phèo muốn hoàn lương, nhưng anh ta đã
không thể bước qua khỏi ngưỡng cửa trở về với con người lương thiện. Điều đó
cho ta thấy được Chí Phèo đã tự ý thức về bản thân mình và muốn làm người tốt.


- Đồng cảm xót xa và còn là tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người
lao động lương thiện,tìm cách làm cho con người được sống một cuộc sống xứng
đáng trong cái xã hội không có nhân tính ấy, tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy
làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.
- Lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây đau thương cho người lao động (bọn
thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).Bên
cạnh đó là sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân.Cao hơn nữa, nhà
văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những
tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi.
3. Nghệ thuật
a.Miêu tả tâm lí.
Chí Phèo là sự thành công của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật, tiêu biểu nhất là nhân vật Chí Phèo và bá Kiến.Có thể coi đây là những nhân
vật điển hình, có ý nghĩa tiêu biểu, sinh động, cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh
cho người đọc.Đặc biệt, Nam Cao đã rất thành công trong sở trường khám phá và

miêu tả những trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật.
c. Kết cấu.
Lối kết cấu của truyện rất mới mẻ, phóng túng, gặp đâu nói đó, không theo
trình tự thời gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về
lai lịch nhân vật.Tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay
cấn và bất ngờ.
Kết cấu tâm lý: Nhà văn ít chú trọng hành động mà chỉ tập trung miêu
tả tâm lý nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật.
Kết cấu phi tuyến tính: Do câu chuyện vận động theo tâm lý và dòng ý thức
của nhân vật, nên ít đi theo trình tự thời gian: “hiện tại -> quá khứ -> hiện tại”
c. Ngôn ngữ.
Ngôn ngữ vừa mang tính nghệ thuật và vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng
ngày trong đời sống. Giọng điệu phong phú, cách trần thuật cũng rất linh hoạt.


Viết về người nông dân, ông cũng chú ý miêu tả quá trình tâm lý của họ.Như
dòng nội tâm của nhân vật Chí Phèo, trên con đường thức tỉnh ý thức sau khi gặp
Thị Nở, được ông miêu tả rất tinh tế.
“Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh.Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng,
lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu,
hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý.Hắn sợ rượu cũng như những
người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của
những người đi chợ.Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.”

VI.
1.

Tóm tắt:

TÁC PHẨM NỬA ĐÊM


Truyện kể về nhân vật Rự Lê Văn Rự, hắn làm trương tuần nhưng từ ngày hắn
sang nghề ăn cướp thì hắn thành ông Thiên lôi hắn chỉ biết ăn rồi lăn ra ngủ mọi
chuyện bàn bạc hắn không tham gia chỉ ai giao việc gì hắn làm việc đó.
Hắn sinh ra con cái nhà ai không biết chỉ biết hắn được bà Quản Thích, một người
đàn bà góa giầu bà được người ta cho quà là một đứa trẻ vốn có tấm lòng tốt nên
bà nhận nuôi, chăm sóc nó như con ruột của mình.
Ngày qua ngày nó lớn lên trong vòng tay cưu mang của bà, bà làm lụng nuôi nấng
hắn, hắn lớn rất mau như là tội ác, nhăn nhó, gắt gỏng và chẳng bao giờ yêu
thương lại bà. Còn nhỏ thì hắn khóc suốt như giận dữ ai, lớn lên tí thì cau có như
muốn băm nát một kẻ thù nào đó, sau đó hắn đòi làm hương tuần để đâm chém kẻ
cướp, rồi lại làm cướp để chém lại những thằng trương tuần và những người cần có
sự bảo vệ của những anh trương tuần nhưng việc như bây giờ không phải một cái
nghề, không giàu được nên hắn làm nghề đồ tể.
Không những hắn thích làm chảy máu và ăn máu mà con ham sắc đẹp. Hắn muốn
có một cô vợ đẹp và hắn phải lòng con gái bà bán tơ xinh đẹp nên hắn đến nhà đòi
cướp vợ. Thế là cô vợ tuổi đôi mươi số phận rơi vào bàn tay một kẻ thô kệch, hung
tợn.
Một hôm ở nhà đang dọn cơm ra bàn thì đúng lúc hắn ở đâu về tay cầm chai rượu.
Nhưng khi ăn hắn ăn phải cái đầu cá do vợ hắn gấp sẵn trong chén, hắn giận dữ


cho rằng vợ mình không tôn trọng hắn. Thế là hắn hắt cá ra, quậy tung cả bàn ăn
lên, vợ khóc hắn càng nổi cơn giận lên hắn lao vào nắm tóc, quánh đấm, liên tiếp
vào cơ thể cô đặc biệt là vùng bụng hắn đánh đến nổi máu cô trào ra và cô bị sẩy
thai, cô chết đi kết thúc một cuộc đời bi thảm.
Từ ngày cô vợ trẻ chết, ở đâu ra một người phụ nữ xinh đẹp, bởi hèn nhát cứ cố
muốn sống nên đã tế mình làm vật hi sinh, tuy nhiên người vợ sau cũng có mang
nhưng không chết mà người chết là ông Thiên lôi, hắn chết ngay trên giường nhà
hắn chết trong vòng tay vợ hắn. Sau khi hắn chết, vợ của hắn sinh ra đứa con và bỏ

nhà theo người đàn ông khác bởi cô còn trẻ quá.
Bỏ lại đứa con mới sinh ra cho bà Quản Thích nuôi, lại một lần nữa cứu cánh đời
bà chợt đến, bà vui vẻ nhận nuôi nó và đặt tên cho nó là Đức những mong nó sẽ
phúc đức hơn bố nó, nó lớn dần và ngoan ngoãn vô cùng, ngày ngày bế nó ra
đường xin sữa cho cháu có người không cho, có người cho xong thì vội lau sạch
bởi âu ai thương nỗi một đứa con của cái thằng Thiên lôi lúc trước. Bà cũng yêu
thương nó hơn cả bố nó tuy nghèo khó nhưng xoay ra bà cũng nuôi dưỡng được
nó.
Nó cũng ngày một lớn khôn thế nhưng nó không nói mà chỉ im lặng suốt, nhìn nó
như một đứa đần. Một lần nó ra chơi với mấy đứa trẻ trong xóm nhưng bị tụi nó
trêu chọc “thằng thiên lôi đâm lòi bụng vợ”, lúc đầu nó còn cười nhưng sau xị mặt
xuống và chạy về nhà ôm bà mà khóc. Lần đầu tiên thấy nó ôm mình, bà nó vui rồi
bào cứ chơi quanh quẩn ở vườn nhà đi, nhân đó bà dạy nó cách làm ruộng vườn và
nó trở nên thông thạo từ lúc 15 tuổi. Đến tuổi 18 hắn đã lớn nhưng vẫn ngờ
nghệch, ngây ngô như một con người rỗng hắn làm suốt ngày thấy hắn khỏe người
ta thuê hắn làm bà vô cùng vui mừng vì cháu của bà được giao lưu bên ngoài. Hắn
gặp cái Nhi đứa con nuôi của ông Cửu Hòa nơi mà hắn làm thuê và thích cô này
lắm dù cô này rất xấu. Từ khi quên Nhi hắn tỏ ra tươi tỉnh hẳn, nhanh nhẹn hơn và
tủm tỉm cười và nói nhiều hơn, hắn bàn về chuyện làm giàu với bà.nhưng số phận
trêu ngươi khi Nhi bị ông Cửu Hòa ngăn cấm, Nhi vì thế cũng bỏ trốn đi không ai
hay biết. Từ ngày mất cái Nhi hắn lại trở về lúc đầu hắn không an uống như một kẻ
vô hồn rồi thời gian sau hắn về đưa bà bốn đồng bạc, sau đó mới được biết hắn xin
đi sở mộ phu ở Sài Gòn.


Hắn ra đi bỏ lại bà một mình, bà vẫn làm, sống từng ngày. Một hôm hắn trở về và
dắt theo cô vợ già hơn hắn chào thưa rồi biếu bà quà bánh, những tưởng niểm vui
mừng được trọn vẹn thế nhưng bà buồn lòng khi chứng kiến cảnh hai vợ chồng cãi
vã nhau, đập toan nhà cửa, chén bát và cả ngày không nấu nướng gì cả. Rồi tối đến
cô vợ nấu cơm mời chồng và bà lên ăn cơm, xin lổi qua lại rồi lại lành. Nhưng mấy

hôm sau lại tiếp tục chứng kiến cảnh đó cứ cãi rồi làm hòa.
Một lần khác cô vợ ở đâu không biết dắt về một đứa con và nói đây là con mới
nhận nuôi, hắn chẳng tin mấy nhưng không muốn hỏi lôi thôi, hắn bằng lòng nuôi
con bé từ đó vợ hắn yêu thương con bé hết mực cứ mỗi lần hắn đụng tới nó thì vợ
hắn lại cong cớn, xỉ vả. Từ hôm đó cô vợ lăng loàn của hắn hiện ra hàng trăm bộ
mặt khiến hắn rung sợ.
Suy đi tính lại hắn nhân lúc vợ đi vắng bèn bàn với bà và muốn đem con vợ hắn trở
lại chốn du côn không thể cứ nhịn nhục nó hoài được để trị cho nó biết tay. Bà
không can dự việc tụi nó. Con vợ của hắn ở đâu xồng xộc vào và la hét hắn cái
giống nhà mày thằng thiên lôi . hắn vô cùng tức giận nhưng rồi thấy nó khóc hắn
như hối hận, như thương hại nó. Con vợ hắn ngỏ ý muốn ra đi cùng con vì cho
rằng có lỗi nhiều việc với hắn, cho rằng mình không thích hợp ở chốn này và nói
khi nào thay đổi được tính nết sẽ quay về tìm hắn nhưng chắc chẳng bao giờ. Hắn
để cho vợ dắt đứa con đi và từ đó hắn lang thang như một kẻ vô hồn, đầy cay đắng
cuộc đời, hắn như một gã tâm thần nói vớ vẩn, gặp người không quen cũng bắt
chuyện rồi nói tùm lum chả biết hắn như thế nào rồi hắn ngoe nguẩy bước đi khuất
xa, còn bà Quản Thích từ ngày hắn đi, bà thì những đêm đau nhức mình mẩy
không ngủ được và tự hỏi rằng sao đời không ăn ở ác đức với ai sao đến khi thân
đã gần kề miệng lỗ vẫn còn chưa hết tội.
2.

Nội dung
o Giá trị hiện thực:

-Phản ánh bi kịch, số phận của con người những nỗi khổ về vật chất, sự
nghèo đói khiến con người ta lâm vào hoàn cảnh bi thương.
- Phản ánh quá trình tha hóa của một bộ phận người nông dân bị xã hội thực
dân phong kiến xô đẩy đến bước đường cùng đến mức phải phản ánh liều lĩnh bằng
con đường lưu manh hóa như nhân vật Đức.
b. giá trị nhân đạo:



- Bày tỏ sự cảm thông xót thươngcho nhân vật Đức khi ông bênh vực cho
nhân vật của mình rằng những tội lỗi người cha để lại thì Đức, một con người hiền
lành vì cái nhìn ác độc thành kiến khắt khe, khiến Đức phải chịu sự xỉ vả, bất công
của miệng đời từ người cha của mình. Và dần trở thành kẻ tha hóa thành tên du côn
khi còn làm ở đồn điền cao su.
- Thể hiện một niềm tin sâu sắc về bản chất con người trước bất cứ một
hoàn cảnh nào, chắng hạn như nhân vật Đức tác giả không để cho chết mà cho
hắn đi lang thang, hướng vô định trong cuộc đời, những mong sẽ để người đời
quên lãng hắn và mong hắn tìm được cuộc đời tươi đẹp hơn, không phải như bố
hắn.
- Thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những con
người khốn khó, những con người dưới đáy cùng của xã hội. Tác giả đã phát
hiện những phần sâu kín nhất trong tâm hồn họ, thấy được những gì còn lại của
tinh người, sự khát khao hạnh phúc, ước muốn yêu thương, nhất là quyền được làm
người lương thiện của họ.
- Là tiếng kêu thống thiết hãy cứu lấy những con người bất hạnh, hãy
bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương
thiện để họ được sống và sống hạnh phúc.
- Là bài ca nhân đạo nhưng đồng thời cũng là tiếng thét căm hờn bật lên từ
đáy lòng của tác giả, căm hờn giai cấp phong kiến đã đẩy con người xuống tận
bùn đen, dìm họ xuống dưới đáy cùng của xã hội. Và độc ác hơn là cướp đi quyền
làm người của họ đẩy họ vào kiếp sống tối tăm của một con thú vật.
3.

Nghệ thuật:

a.Miêu tả tâm lý nhân vật:
Nam Cao đã rất thành công trong sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái

tâm lí phức tạp của nhân vật (tiêu biểu nhất là tâm lí của nhân vật Đức sau khi
gặp Nhi và khi bị Nhi khước từ).Tuy là không chú trọng xây dựng tính cách nhân
vật nhưng với nghệ thuật khắc họa ngoại hình và nội tâm, nhà văn đã cho ta cảm
nhận được nhân vật một cách rất sống động.
b.Kết cấu mới mẻ:


×