Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giới thiệu tác giả Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.84 KB, 4 trang )

Thạch Lam
(1909 - 1942)
Tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An,
Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo
cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh
nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần
báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tiểu thuyết
Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), tập bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
01.Đứa con đầu lòng 02.Nhà mẹ Lê 03.Trở về 04.Một cơn giận
05.Người bạn trẻ 06.Cái chân què 07.Đói 08.Một đời người
09.Người lính cũ 10.Người bạn cũ 11.Hai lần chết 12.Gió lạnh đầu mùa
13.Bên kia Sông 14.Người đầm 15.Hai đứa trẻ 16.Đứa con
17.Trong bóng tối buổi chiều 18.Đêm sáng trăng 19.Cuốn sách bỏ quên 20.Dưới bóng hoàng lan
21.Tối ba mươi 22.Cô hàng xén 23.Tình xưa 24.Sợi tóc
Trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa xuất bản trước cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết :
"Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối
và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là "Tuyên ngôn văn học" của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài
sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Là thành viên của
nhóm Tự Lực văn đoàn, được coi là một trong những cây bút chính của nhóm ấy, song trước sau văn phong Thạch
Lam vẫn chẩy riêng biệt một giòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị
hóa, những mơ ước thoát ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức
phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động
bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn
lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố
ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng ... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm
của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dư
phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm


hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn ... Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô
tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực. Thạch Lam không hề gắn cho nhân vật
của mình những hành động, những ý nghĩ khả dĩ có thể làm bi thảm thêm cuộc đời của họ. Trái lại ông cũng không
như một số nhà văn lúc ấy vẫn thường khoác lên cảnh vật hoặc nhân vật thứ "ánh trăng lừa dối " như nhà văn
Nam Cao đã từng nhận xét.
Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, lão Hạc của
Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố ... Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là
ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn
cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam. Mẹ Lê nghèo khổ đến cùng cực nhưng vẫn nguyên
vẹn là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ chịu thương chịu khó, hết lòng vì đàn con. Liên và Huệ hai cô gái điếm, hai con
người tưởng như vất đi ấy, trong đêm giao thừa ngồi khóc vì nỗi trơ trọi, thiếu quê hương và chán chường cho cảnh
bèo bọt của thân phận mình. Thạch Lam đôi khi còn đặt nhân vật của mình vào vùng ranh giới tranh chấp giữa cái
thiện và cái ác, để rồi tự bản thân con người bằng việc thức tỉnh của lương tri, của phẩm giá xác lập chỗ đứng tốt
đẹp cho mình trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xã hội cũ. Đó là trường hợp của nhân vật Thanh trong truyện ngắn
Một cơn giận hoặc Thành trong truyện ngắn Sợi tóc.
Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương
cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.
Sống rất ngắn ngủi (sinh năm 1909, mất năm 1942), Thạch Lam viết chưa nhiều. Một truyện dài : Ngày mới; một
tập tiểu luận : Theo giòng; hai cuốn truyện cho thiếu nhi : Cuốn sách và Hạt ngọc; một tập ký : Hà Nội ba mươi sáu
phố phường. Phần quan trọng nhất, ba tập truyện ngắn : Nắng trong vườn, Gió đầu mùa, Sợi tóc.
(...)
Thị trấn Văn-Chương
Về “thị trấn văn chương”
Giáo sư sử học Văn Tạo đề nghị: chúng ta nên đánh giá công minh giá trị lịch sử của Tự lực văn đoàn
(TLVĐ); ghi công họ bằng một nhà lưu niệm trên nền “nhà khách văn chương”; đặt tên phố TLVĐ ở Hải
Dương và quận Tây Hồ (Hà Nội); có thể xây dựng khách sạn mang tên này để đón du khách văn chương
trong nước và thế giới.
a xép Cẩm Giàng, nơi Hai đứa trẻ và rất nhiều nhân vật có thật ở đây đã đi vào văn chương Tự lực văn
đoàn.
Ngày 8-2-2007, Bộ Văn hóa - Thông Tin đã có công văn gửi Sở Văn Hóa - Thông Tin Hải Dương đề nghị

thu thập tài liệu về TLVĐ để có căn cứ đánh giá rõ hơn nữa những cống hiến của nhóm văn chương này;
kiểm tra tình hình thực tế “nhà khách văn chương” để đề xuất phương án giải quyết các kiến nghị trên.
Từ thành phố Hải Dương đi chừng 20km thì đến phố huyện buồn hiu hắt của Thạch Lam xưa. Đó là thị trấn
Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng. Sau gần một thế kỷ thì cái hiu hắt đã thay bằng cảnh tấp nập người xe, nhà
cửa, phố xá... đàng hoàng, ngăn nắp. Không có công xưởng, nhà máy hay các nhà hàng đồ sộ nên cái cảm
giác êm đềm, bình dị của miền quê này vẫn “quen quen” như trong trang văn của Thạch Lam.
Con đường nhỏ gồ ghề vắng vẻ men bên phía ngoại ô có treo một tấm biển cũng rất khiêm nhường đề tên
Thạch Lam. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông, trước là phó bí thư thị trấn, kể: “Lãnh đạo địa phương
nỗ lực nhiều năm để có thể lấy tên Thạch Lam đặt cho một con đường. Thật quí là chúng tôi đã chọn được
con đường cũng mộc mạc và thân thiện như chính hồn văn của ông”.
Đường Thạch Lam dẫn tới cái sân ga buồn tẻ hoang vắng mà hai chị em Liên và An (những nhân vật chính
trong truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam - Hai đứa trẻ) đã ngồi từ hoàng hôn đến tối sẫm để ngóng
những chuyến tàu vội vàng... Ga phố huyện nằm dưới nắng trưa không một bóng người, nhưng cái cô liêu
hoang lạnh của những thân phận nghèo khó sống bám vào những chuyến tàu muộn giờ chỉ còn trong nghệ
thuật.
“Nhà khách văn chương”
Ông Thông dẫn chúng tôi vào một ngõ nhỏ rơi rắc lá và miên man gió. Một căn nhà mái ngói xanh rêu có
những song cửa thênh thang với bốn phía vườn. Tiếng chim, tiếng gió và lá cây, mùi hương khiến nơi này
như không can gì đến cái oi ả của trưa hè 36 độ nóng. Men theo bờ dậu chằng chịt dây leo là cái sân gạch
cũ bên khoảnh ao liu riu bóng nước. Anh Nguyễn Ngọc Đường, phó chủ tịch phụ trách văn xã của UBND
thị trấn, nói: “Chúng ta đang đứng trên trại sáng tác văn chương đầu tiên của VN”.
Anh em Thạch Lam, khi trưởng thành đã khai khẩn một vùng đất, lập nên ấp trại trù phú biệt lập với dân
làng. Trụ sở của TLVĐ tuy ở Hà Nội nhưng linh hồn và những hoạt động “thiêng liêng” nhất của nó lại
diễn ra tại trại văn chương này. Trại tuy rộng nhưng chỉ xây một ngôi nhà để đón gió đợi trăng và được gọi
là nhà khách văn chương. Nhà khách văn chương dành để TLVĐ hội họp, thù tiếp văn nhân tài tử, sáng tác
và đặc biệt làm nơi trao giải văn học do nhóm bình chọn.
Giải thưởng của TLVĐ hai năm xét một lần và là giải thưởng văn chương danh giá nhất thời đó. Bỉ Vỏ của
Nguyên Hồng, Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính, Bức tranh quê của Anh Thơ,
Nghẹn ngào của Tế Hanh... và rất nhiều tác phẩm nổi tiếng khác đã được vinh danh tại đây. Nhớ về nhà
khách văn chương, nhà thơ Đinh Hùng viết: “Mồng ba tết, Thạch Lam mời Thế Lữ, Song Kim, Khái Hưng,

Trần Tiêu, Huyền Kiêu, Nguyễn Tường Bách, Đinh Hùng... về trại uống rượu.
Vò rượu có tên Đào lê mỹ tửu của chủ ấp ngày xuân làm nghiêng ngả cả càn khôn vũ trụ. Gặng hỏi, gia chủ
mới cho biết đó cũng chỉ là rượu cuốc lủi mà thôi. Cái tên đào lê là nói lái của chữ đề lao. Tức là uống rượu
mà bị Tây bắt thì chỉ có ngồi đề lao... Suối văn thơ theo hứng rượu lai láng tràn trề”.
Hôm nay, ngôi nhà trên nền “nhà khách văn chương” cũng vẫn phiêu bồng cùng trăng gió, cỏ cây như xưa.
Nhà chỉ kê một chiếc giường gỗ và bộ bàn ghế cũ với hai ông bà ngoài 70 tuổi dáng quắc thước, nhàn tản.
Cụ ông là Nguyễn Văn Đạm hào sảng nói ông thích sống ở đây cho tâm tình di dưỡng, thanh nhã. Ông biết
đây là nền đất phát tích dòng văn học rực rỡ một thời của người Việt.
Con nhà nông thuần chất, dù không động tình văn chương nhưng ông cũng cảm được cái “thiêng” của
mảnh đất này. Không có rượu đào lê nhưng ông Đạm có một bình rượu cao tới thắt lưng ngâm đầy tới
miệng các loại rắn lớn nhỏ. Ông nói toàn rắn ông tự bắt trong vườn nhà suốt mười năm qua. Vậy nên khách
đến nơi đây, nguồn tình cảm dễ mà lay động...
Tình văn chương và nghĩa con người
Không hẹn trước, chúng tôi có mặt ở nhà ông Trần Quang Thông, thị trấn Cẩm Giàng vào một buổi sáng
gắt nắng. Bốn người đàn ông đang thưởng trà. Câu chuyện họ bàn chính là điều chúng tôi cũng muốn nghe:
TLVĐ! Rồi anh cán bộ trẻ, ông cụ về hưu, bác nông dân... và nhiều người khách trong thị trấn này lần lượt
đến rồi về.
Mọi người đều đến nghe tin tức về chuyến đi Hà Nội tìm cứ liệu và nhân chứng về TLVĐ của ông Thông.
Cái thị trấn nhỏ bé có 2.500 người này dường như ai cũng dành tâm tưởng cho câu chuyện văn chương đã
quá xa xôi đối với cuộc sống hiện tại của họ. Anh Nguyễn Ngọc Đường nói: từ 20 năm nay, những con
người yêu văn chương nghệ thuật của mảnh đất Hải Dương cũng như thị trấn này luôn đau đáu về câu
chuyện của TLVĐ.
Hơn mười năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn đã bền bỉ thuyết phục, vận động, tìm tòi,
khôi phục... nhằm khẳng định rõ vai trò, những cống hiến và tôn vinh TLVĐ. Những con người bỏ nhiều
công sức, thời gian nhất cho mục tiêu này là ông Khúc Hà Linh - Hội VHNT tỉnh Hải Dương, ông Tăng Bá
Hoành - chủ tịch Hội sử học Hải Dương, cụ Trần Vĩnh An - khách văn chương người Cẩm Giàng - cùng
nhiều người nữa.
Họ không quản ra Hà Nội, vào Nam, liên hệ các đầu mối ở nước ngoài để mong tìm thêm bất cứ một cứ
liệu, nhân chứng nào cho TLVĐ, cho ba anh em và dòng họ Nguyễn Tường. Những người không trực tiếp
tham gia được thì từng ngày ngóng tin. Chuyến đi của ông Thông và ông Khúc Hà Linh vừa rồi là đến nhà

mấy văn sĩ già người Cẩm Giàng nhưng nay đang sống ở Hà Nội như ông Băng Sơn, ông Giang Quân, ông
Quang Huy. Họ may mắn gặp được một nhân chứng quí. Đó là ông Vũ Xuân Ba hiện sống ở khu tập thể
Thành Công.
Ông Xuân Ba trước là người yêu của em gái Nhất Linh. Đã là con rể hụt của nhà Nguyễn Tường... Tin đó
đang làm xôn xao phố huyện. Dòng họ Nguyễn Tường nay không còn ai sống ở Cẩm Giàng. Tuy vậy, mộ
phần ông Phán Nhu ở làng La A vẫn có người tự nguyện chăm sóc, hương khói mấy chục năm nay. Người
có tấm lòng đó là ông Ngô Như Khiết. Năm 1995, ông Khiết mất, vợ ông là bà Ngũ tiếp tục thay chồng
đảm nhiệm việc này. Năm 2002 ông Xuân Ba về Cẩm Giàng xây lại mộ ông Phán Nhu thật tôn nghiêm,
vững chắc...
Ông Nguyễn Văn Đạm, người đang sống trên nền “nhà khách văn chương”, kể thỉnh thoảng có khách văn
chương, người tài tử trong Nam ngoài Bắc lại tìm về đây tha thẩn hỏi thăm, vãn cảnh ra chiều hoài cảm,
bâng khuâng. Có một cô sinh viên văn khoa vì quá yêu văn chương của Bát tú, Thất tinh đã về tận đây xin
mấy chiếc lá trên vườn trại văn chương đem về bái vọng. Ông Trần Quang Thông từ ngày còn là lãnh đạo
xã đã không ngừng tìm cách hồi sinh công tích, thần hồn của TLVĐ bằng các cuộc hội thảo, công văn đơn
từ, thông tin tuyên truyền, in ấn...
Điều vướng trở lớn nhất là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và Khái
Hưng (Trần Khánh Dư). Ba nhân vật trụ cột này của TLVĐ sau khi giải tán nhóm đã tham gia các tổ chức
chính trị thân Tưởng Giới Thạch. Việc nhắc lại những đóng góp của họ trong nền văn học nước nhà đã có
lúc trở nên húy kỵ. Thành công lớn nhất của những người yêu văn chương TLVĐ là đã đặt tên được con
đường Thạch Lam.
Phần việc còn lại đã được giao cho thế hệ anh Nguyễn Ngọc Đường. Anh Đường cho biết UBND thị trấn,
Hội VHNT tỉnh đã gửi công văn lên huyện, tỉnh và Bộ VHTT đề nghị lập nhà lưu niệm TLVĐ và Thạch
Lam trên nền đất của “nhà khách văn chương” xưa. Tới đây thị trấn cũng lấy tên Thạch Lam đặt cho một
ngôi trường đang xây dựng trên địa bàn.
Ông bà Đạm, những người đang sống trên mảnh đất văn chương những ngày cuối đời, cũng nói với chúng
tôi: nếu để “thờ cúng” cho nền văn chương quê nhà, đất nước, ông bà sẵn sàng giao lại mảnh đất này và
xem đó là công trình ý nghĩa nhất từ thuở bình sinh. Mấy trăm năm trước cụ Nguyễn Du có viết trong bài
Độc tiểu thanh ký: “Văn chương vô mệnh lụy phần dư”. Tức là văn chương tuy là thứ không có mệnh
nhưng có thể vương lụy đến phần dư sót sau này. Thấy cái tình của người Cẩm Giàng, của khách văn
chương hôm nay với TLVĐ mà càng thấm thía.

Quang Thiện.

×