Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

chủ nghĩa hiện thực trong văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.93 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

MÔN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
GVHD: ThS. Lê Ngọc Phương

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
TRONG VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

1


1.

Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện thực

Thế Giới:
Sau sự thành công của cách mạng tư sản Pháp 1789, phương Tây
bước sang một giai đoạn lịch sử mới: tầng lớp tư sản củng cố quyền lực và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Con người ở thế kỉ này là
con người say mê tự do, chiến đấu chinh phục tự do. Những ước muốn
thành đạt được kích thích bởi tư tưởng giải phóng cá nhân trở thành một
trong những điều các thế hệ ra đời sau cách mạng tư sản mong ước và ra sức
thực hiện. Những ước muốn ấy ngoài những điều tích cực tốt đẹp còn mang
đến những hệ lụy xấu, lối sống đầy màu sắc thực dụng rất đáng bị lên án.
Đây cũng là thế kỷ mà các nước phương Tây bước tới ngưỡng cửa của thời
đại khoa học, thành tựu khoa học góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội theo
hướng tích cực. Với những tác động trên ở phương Tây đã hình thành thời


đại văn học đỉnh cao với ba trào lưu văn học chủ đạo: trào lưu lãng mạn,
trào lưu hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa, trào lưu văn học có xu hướng hiện
đại. Mà ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về trào lưu hiện thực.
Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học ra đời vào thập niên 30
của thế kỷ XIX ở Tây Âu, sau đó lan rộng và có mặt trong hầu khắp các nền
văn học trên thế giới. Với những nguyên tắc như lịch sử - cụ thể, điển hình
hóa và khách quan…, chủ nghĩa hiện thực tỏ ra có ưu điểm vượt trội trong
phản ánh chân thực, sinh động hiện thực đời sống cũng như thế giới bên
trong con người. Chính vì lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực đã trở thành một trào
lưu quan trọng trong tiến trình văn học thế giới, và vai trò, vị trí của chủ
nghĩa hiện thực luôn là một vấn đề được quan tâm.

2


Việt Nam:
Sau khi xâm lược Việt Nam thực dân Pháp ra sức củng cố địa vị
thống trị, chúng bắt tay vào khai thác thuộc địa đẩy dân ta lún sâu hơn đến
cảnh bần cùng. Tiếp đó, chúng ra sức bóc lột dân ta để bù lại những thiệt hại
to lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra, đẩy nền kinh tế Việt
Nam vào chỗ điêu đứng: sản xuất bị đình đốn, vỡ nợ thất nghịêp ngày càng
tăng, hạn hán lụt lội liên tiếp xảy ra, thuế khoá nặng nề, đói trầm trọng, nhân
dân bị bóc lột đến tận xương tuỷ trong khi tầng lớp địa chủ sống xa hoa. Từ
đó dẫn đến mâu thuẫn giữa dân tộc và thực dân Pháp, nông dân và địa chủ
ngày càng sâu sắc.
Tuy nhiên trong giai đoạn này thì xã hội Việt Nam có sự biến đổi: như
là các đô thị bắt đầu được hình thành và mở rộng, thị trấn mọc lên, quan hệ
xã hội tư bản xuất hiện, cá nhân trở thành một thực thể, văn học Việt Nam
dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoc Trung Quốc, bắt đầu tiếp xúc với
nền văn học phương Tây.

Xã hội Việt Nam lúc ấy chịu ảnh hưởng của rất nhiều luồng tư tưởng.
Tư tưởng phong kiến được thực dân Pháp ra sức khuyến khích: suy tôn
Khổng giáo, kêu gọi trở về với nền văn học cũ với mục đích triệt tiêu tinh
thần đấu tranh của nhân dân ta. Tư tưởng tư sản với hai chiều hướng tích
cực và tiêu cực: tiêu cực ở chỗ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng duy tâm
tư sản trong triết học của Sigmund Freud (1856 - 1939), Friedrich
Nietzche(1844-1900), tích cực là chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân
chủ tư sản qua một số tác phẩm của các nhà văn hiện thực của Pháp, của thế
giới và tiếp thu triết học duy vật biện chứng Jean-Jacques Rousseau (1712 –
1778), Denis Diderot (1713 – 1784)… Tư tưởng Mác xit và tinh thần nhân
văn nhân đạo. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam nảy sinh từ hoàn cảnh xã hội,
lịch sử văn hóa đó. Nó tiếp thu thành tựu vĩ đại của trào lưu hiện thực phê
phán thế giới song nó đi theo con đường riêng.
3


2.

Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực gắn liền với quan niệm vị nhân sinh, văn học

phải vì cuộc sống con người, bản chất của nó là phản ánh hiện thực cuộc
sống và phục vụ con người. Sự sáng tạo của nhà văn qua cái nhìn bình
thường về cuộc sống xung quanh, thấy sao viết vậy một cách chân thực
nhất. Hình thành nên nguyên tắc lịch sử- cụ thể trong chủ nghĩa hiện thực
phê phán thay cho chủ nghĩa lý tính đã tồn tại trước đó, đòi hỏi nhà văn
phản ánh cuộc sống không trừu tượng, chung chung hay mơ hồ mà phải
bám sát vào hiện thực của thực trạng cuộc sống và phải cụ thể đến từng chi
tiết như hình tượng nhân vật, thời gian, không gian sự kiện..., nhưng không
thể hiện một cách xô bồ, tràn lan như chủ nghĩa tự nhiên, đồng thời cũng

phản ánh đúng hiện thực khách quan của xã hội, chọn lọc các sự kiện tiêu
biểu để phản ánh cho tinh thần của thời đại.
Honoré de Balzac (1799–1850) - một cây bút sung sức của văn học
phê phán Pháp thế kỷ XIX, bậc thầy của tiểu thuyết chủ nghĩa hiện thực đã
từng nói: “tôi mang cả xã hội trong đầu”, và khi cầm bút để viết nên những
tác phẩm vĩ đại ông đã tâm niệm: “tôi miêu tả thực tại trong từng bước đi”
(Nông dân), những câu nói ấy như đã chứng minh rằng nhà văn có ý thức
sâu sắc về bản chất, nhiệm vụ của văn học là phải nhìn nhận, quan sát một
cách bao quát và phản ánh hiện thực xã hội. Nhà văn Nam Cao đã có một
tuyên ngôn nghệ thuật rằng: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những
tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than, nó làm cho con người
thật sự người hơn, và nghệ thuật không cần đến những người thợ khéo tay
chỉ làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, nghệ thuật phải đào sâu tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”, chính vì thế
quan điểm này vừa nhấn mạnh đối tượng sáng tác của văn học, vừa đề cao
vai trò, tài năng và đầu óc lao động sáng tạo của người nghệ sĩ góp phần
4


giáo dục con người, giúp con người nhận thức được cuộc sống ở nhiều góc
độ khác nhau.
Vũ Trọng Phụng - một trong những cây bút nổi tiếng của văn học
hiện thực phê phán đã có quan niệm văn chương phải là sự thật ở đời: “Các
ông muốn tiểu thuyết là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng như
tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời... Các ông muốn tiểu thuyết tùy thời,
chỉ nói những gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối, chúng tôi chỉ muốn
nói cái gì đúng sự thực, vì sự thực mất lòng” (đáp lời báo Ngày Nay) và
“Văn chương phải mổ xẻ nỗi đau để cải tạo xã hội, vì văn chương chỉ là một
món ăn tiêu khiển nếu nó than mây khóc gió... Quan niệm văn chương là

một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội
con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi thương xót đối với
những kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị bóc lột...” (Quan niệm của
tôi về phóng sự và tiểu thuyết).
Nếu như chủ nghĩa lãng mạn là lý tưởng hóa thì chủ nghĩa hiện thực
luôn điển hình hóa, xây dựng tính cách điển hình, nhân vật và sự kiện điển
hình. Khi đưa hiện thực vào trong tác phẩm của mình, nếu như nhà văn tái
hiện hết tất cả những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và đầy đủ
thì vô tình sẽ biến tác phẩm của mình thành những trang sử học không hơn
không kém, chính vì thế đòi hỏi phải có sự chọn lọc chi tiết. Con người, sự
kiện, hoàn cảnh phải mang tính điển hình cho thời đại. Tính điển hình có thể
hiểu là tính cách của nhiều loại người, tiêu biểu cho một giai cấp nào đó
trong xã hội như Friedrich Engels (1820 - 1895) đã từng nhận định: “Các
nhân vật chính thì thực sự là đại biểu cho những giai cấp, trào lưu nhất định
cho thời đại của họ. Hoàn cảnh, sự kiện điển hình phải gắn với những số
phận, những tính cách điển hình ấy chứ không phải là những vấn đề bao
trùm xã hội chung chung”.

5


Chủ nghĩa hiện thực sáng tác theo nguyên tắc khách quan, khác với
hai phương pháp sáng tác chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn còn
nặng về nguyên tắc chủ quan. Sở dĩ như thế vì chủ nghĩa hiện thực yêu cầu
tái hiện cuộc sống một cách chân thực và cụ thể, hay việc chỉ ra sự phát
triển tự thân của tính cách trong mối quan hệ với hoàn cảnh đòi hỏi nhà văn
xây dựng nhân vật trên nguyên tắc khách quan, và hết sức trung thực khi
đưa hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm của mình như chính Balzac đã
từng tự nhận mình: ... “Tôi chỉ là thư ký trung thành của thời đại”. Nhờ tính
khách quan mà các nhà văn hiện thực có cái nhìn về nhân sinh, về thế giới

tiến bộ hơn nhiều so với các nhà văn cổ điển và lãng mạn.

3.

Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa hiện thực
3.1 Những đặc điểm chính về nội dung của chủ nghĩa hiện thực

Chủ nghĩa hiện thực là sự phản ánh thực tại một cách chân thực, lịch sử cụ thể:
Hiện thực đời sống bao giờ cũng đi vào nội dung văn học và được
phản ánh một cách đúng đắn với những quy luật khách quan. Mỗi nhà văn
có cách phản ánh hiện thực theo cách riêng của mình, không sao chép máy
móc mà sáng tạo theo cá tính và sự nhận thức của mình. Chủ nghĩa hiện
thực phải trú trọng vào hiện thực, tôn trọng hiện thực khách quan. Nhà văn
phải nhìn thẳng vào hiện thực và tái hiện nó một cách chân thật nhất.
Với cái nhìn tổng quát, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi thể hiện đời sống như nó
vốn có, quan đến những sự kiện bình thường của cuộc sống hằng ngày trong
các tầng lớp.
Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những sản phẩm của các nhân tố
xã hội và môi trường, họ nhận thức như những chỉnh thể trọn vẹn và kết hợp
nhuần nhuyễn đầy kịch tính.

6


Thừa nhận giá trị của thực tế khách quan:
Không quay lưng với thực tế, các nhà hiện thực luôn cố gắng nhận
thức nghiên cứu và đi sâu vào bản chất để phát hiện ra những mâu thuẫn tồn
tại trong chính xã hội ấy cũng như sự xấu xa của giai cấp thống trị. Khi đó
chủ nghĩa hiện thực trở thành bản tố cáo, phê phán xã hội (chủ nghĩa hiện
thực phê phán) đã làm tha hóa con người giữa các mối quan hệ, vạch trần bộ

mặt của xã hội chạy theo đồng tiền, biến con người thành những kẻ nô lệ
thấp hèn.

3.2

Những đặc điểm về nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực

Nguyên tắc điển hình hóa trong chủ nghĩa hiện thực
Có thể xem nguyên tắc điển hình hóa là đặc điểm nổi bật, đặc trưng
nhất của chủ nghĩa hiện thực.
Định nghĩa về điển hình, theo M.X.Pêtơrốp: “Phạm trù điển hình là
phạm trù quan trọng nhất của Mỹ học hiện thực”. Trần Đình Sử cho rằng:
“Điển hình là một sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật”.
VD: Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố là điển hình
cho thân phận của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Một điển hình văn học bao giờ cũng phải thỏa mãn tính chung và tính
riêng. Một tính cách chỉ được xem là điển hình khi có sự thống nhất giữa
tính chung có ý nghĩa khái quát cùng với tính riêng sắc nét giữa hai mặt khái
quát hóa và cụ thể hóa.
Để xây dựng được một nhân vật điển hình trong văn học, nhà văn
phải tuân thủ các nguyên tắc của điển hình hóa. Theo nghĩa rộng, điển hình
hóa được hiểu là con đường sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng cao. Theo
nghĩa hẹp điển hình hóa có nghĩa là hình thức khái quát hóa đặc trưng của
7


phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát
tính lặp đi lặp lại tương đối ổn định của các hiện tượng tính cách và quá
trình cuộc sống cùng loại trong thực tế.
Nguyên tắc điển hình hóa trong chủ nghĩa hiện thực khác với nguyên

tắc lý tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn. Ở chủ nghĩa lãng mạn, khi miêu tả
hình tượng nhân vật nhà văn thường không chú trọng đến hoàn cảnh lịch sử
cụ thể. Trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực đi xây dựng hình tượng nhân vật
nhà văn thường chăm chút hiện thực và miêu tả nhân vật đó gắn với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Từ đó tình
cách nhân vật được hình thành và gắn chặt với hoàn cảnh.
Friedrich Engels nhận định rằng: “Theo tôi, ngoài chi tiết chân thật,
chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thật những tính cách
điển hình trong hoàn cảnh điển hình”.
Tính cách điển hình cần phải được đặt trong hoàn cảnh điển hình. Đó
là toàn bộ hiện thực về hoàn cảnh sống của nhân vật được tái hiện trong tác
phẩm, phản ánh được mối quan hệ giai cấp hay một khía cạnh nào đó của xã
hội. Hoàn cảnh điển hình phải vừa bao quát vừa cụ thể, đồng thời phải gắn
với một tính cách, một số phận nhất định.
Như vậy, nguyên tắc điển hình hóa là nguyên tắc tạo nên những điển
hình bao gồm tính cách nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình.
Về thi pháp
Chủ nghĩa hiện thực kế thừa và đổi mới thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn.
Trước hết là về vấn đề mở rộng đề tài: Trong thời kì phục hưng, thời
kì cổ điển đề tài của văn học thường bị bó hẹp phần lớn chỉ xoay quay đời
sống của giới quý tộc và thượng lưu. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực đã góp
phần giải phóng nghệ thuật trong việc mở rộng đề tài. Từ đó chủ nghĩa hiện
thực đã nhấn mạnh thêm tất cả những thứ vụn vặt của cuộc sống, kể cả
8


những điều xấu xa vào trong văn học. Văn học hiện thực đã làm tròn nhiệm
vụ lớn lao là phản ánh một cách chân thực, đầy đủ nhất toàn bộ bức tranh xã
hội với những biến cố lịch sử cùng với sự phát triển của từng quốc gia trên
thế giới.

Chủ nghĩa hiện thực kế thừa chủ nghĩa lãng mạn đề cao chất trữ tình.
Nếu như văn học cổ điển đề cao lý trí của con người là tuyệt đối. Chủ nghĩa
lãng mạn lại đề cao chất lãng mạn, trữ tình. Mặc dù luôn hướng đến hiện
thực, nhưng chủ nghĩa hiện thực lại tiếp thu chất chữ tình của chủ nghĩa
lãng mạn có giới hạn cho phép. Bằng cách thổi những làn gió lãng mạn,
chất trữ tình vào khiến tác phẩm hiện thực càng có giá trị và thu hút độc giả
hơn.
VD: Điển hình là nhà văn Balzac đã có sự kế thừa chủ nghĩa lãng mạn của
các nhà văn trước. Cùng với tiểu thuyết Eugénie Grandet với sự nhận xét
của nhà phê bình Longson: “Một chân dung vẽ bóng của chủ nghĩa lãng
mạn”.
Cái nhìn hiện thực:
Là thi pháp đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực. Các nhà văn hiện thực
đều nhất quán với cái nhìn hiện thực và nó là tiêu chí hàng đầu trong việc
sáng tác của chủ nghĩa hiện thực. Nói về tính hiện thực Tolstoi cho rằng:
“Nhân vật mà tôi yêu quý nhất là sự thật”. Từ cái nhìn hiện thực của nhà
văn, mang lại cho tác phẩm những chi tiết chân thực.
Sự chân thực của chi tiết:
Theo Lê Phương Lựu: “Chi tiết là đơn vị nhỏ nhất có thể chia ra được
tùy theo một tương quan và một yêu cầu nhất định. Nó có thể là một hình
dáng, một lời nói, một cử chỉ, một nét sinh hoạt, một khâu quan hệ. Chi tiết
chân thực là cái có thật hoặc có thể có thật về những phương diện nói trên
trong thiên nhiên, trong xã hội và trong lòng người”. Mọi chi tiết chân thực
9


trong các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực đều mang ý nghĩa riêng. Chi tiết
trong chủ nghĩa hiện thực góp phần làm nổi bật lên hình tượng nhân vật điển
hình trong hoàn cảnh điển hình.
Cái nhìn phê phán:

Gắn liền với cảm hứng phê phán, các nhà văn hiện thực đi miêu tả cái
xấu, cái ác dưới sự thắng thế. Qua đó phê phán, tố cáo và vạch trần bộ mặt
xấu xa của chúng.
Cái nhìn nhân đạo:
Trong chủ nghĩa hiện thực, cảm hứng nhân đạo cũng bao trùm các tác
phẩm. Chủ nghĩa hiện thực với cái nhìn nhân đạo đề cao, ca ngợi con người.
Đồng thời cũng phê phán, lên án các thế lực chà đạp con người.
Cảm hứng bi kịch:
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” nói rõ bi kịch phản ánh không phải
bằng tự sự mà là ở hành động của nhân vật, mối quan hệ không thể điều hòa
được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn..., diễn ra trong một
tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường thoát ra khỏi nó bằng cái
chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ với công chúng.
Kết thúc bi thảm của nhân vật thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một
điều tốt đẹp.

4.
1.

Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Honoré de Balzac

Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu
thế kỷ XIX, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực, người đã sáng tạo nên
những điển hình văn học tầm cỡ thế giới. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ
Tấn trò đời.

10



Các tiểu thuyết đặc biệt xuất sắc gồm Miếng da lừa (1831) đã khái quát hóa sức
mạnh hủy hoại của đồng tiền với chính cuộc sống con người, Eugénie Grandet
(1833), Lão Goriot (1834) phơi bày bi kịch của những tính cách và quan hệ gia
đình khi bị đồng tiền chi phối, Vỡ mộng (1837-1843) khai thác đời sống tiểu thị
dân và những mong ước tốt lành đã bị thực tại và đồng tiền chà đạp không
thương tiếc, Nông dân (1838-1845) là bức tranh tả thực hướng về cuộc đấu
tranh giành giật ruộng đất, quyền lợi ở nông thôn khi nhuốm mùi tư bản hóa.
2.

Lev Tolstoy

Lev Tolstoy (1828 - 1910) là một trong những nhà văn vĩ đại có ảnh hưởng
rất lớn đối với sự phát triển của nền văn học Nga và thế giới. Ông là nhà nghệ
sĩ, nhà tư tưởng và là nhà thuyết giáo vĩ đại nhất của nhân dân Nga nửa cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Bộ tiểu thuyết 4 tập Chiến tranh và hoà bình (1863-1869) kể về số phận của
những gia đình Nga và tái hiện cuộc chiến đấu ngoan cường và chiến thắng hiển
hách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX chống lại cuộc xâm lược của quân Pháp
dưới quyền thống lĩnh của Napoléon Bonaparte
Tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình (1863-1869) cùng với các kiệt tác khác
của ông như tác phẩm Anna Karenina (1873-1879), Lời thú tội (1879-1882),
Phục sinh (1889-1899)… đã nói lên những tư tưởng, tâm trạng của hàng triệu
nông dân Nga trước năm 1905, phản ánh lòng căm thù, ý chí muốn giải phóng
khỏi quá khứ của họ. Ông đã kịch liệt tố cáo trật tự nhà nước, trật tự kinh tế - xã
hội, xây dựng trên cơ sở của sự nô dịch và bóc lột quần chúng lao động. Các tác
phẩm của ông công kích giai cấp thống trị, vạch trần bất công của toà án Nga
hoàng và tính chất giả nhân giả nghĩa của đạo đức tư sản. Toàn bộ tác phẩm của
Lev Stolstoy được Lênin đánh giá là: “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”,
“Di sản của ông có cái không chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về tương lai”


11


3.

Maksim Gorky

Aleksey Maksimovich Peshkov (1868 – 1936), được biết đến nhiều hơn với
cái tên Maksim Gorky, là một nhà văn, người đặt nền móng cho trường phái
hiện thực xã hội trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga.
Ông được xem là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ XX.
Gorky đã viết không ngừng, phản ánh hiện thực của xã hội để đánh thức
lương tâm của mọi người. Ông đã mô tả cuộc sống của những con người ở tầng
lớp dưới đáy xã hội và bị gạt ra ngoài lề của xã hội, bộc lộ sự gian khổ của họ,
sự cực nhọc và bị đối xử hung bạo, nhưng cũng thể hiện ánh sáng lương tâm của
họ
Tác phẩm Thời thơ ấu là tuổi thơ của nhà văn, là chuỗi ngày nghiệt ngã bên
cạnh người ông nghiêm khắc, chỉ biết dùng những hình phạt và những đòn roi,
những người cậu không biết yêu thương, cuộc sống nghèo khó của người dân
Nga.
Để hiểu rõ về chủ nghĩa hiện thực trong văn chương, chúng tôi xin lấy những
dẫn chứng để giải thích thêm về vấn đề này:
Chủ nghĩa hiện thực của Honoré de Balzac trong “Lão Goriot”:
Tiểu thuyết “Lão Goriot” được sáng tác và xuất bản năm 1834. Tiểu thuyết
lấy bối cảnh kinh đô Paris năm 1819. Giai đoạn sau khi Napoléon thất bại ở trận
Waterloo và nhà Bourbon quay trở lại nắm vương quyền Pháp. Xã hội Pháp thế
kỉ XIX có nhiều biến động chính trị dữ dội. Lúc này, xã hội tư sản đang trên đà
phát triển. Nó như sự phát triển vượt bậc của cơ thể thanh niên đang trưởng
thành.
Toàn bộ xã hội Pháp thế kỉ XIX được nhà văn thu nhỏ trong tiểu thuyết này,

đó là quán trọ Vauquer, nơi dừng chân tạm thời của những con người, nạn nhân
của xã hội kim tiền. Tất cả đều bị cuốn hút theo danh lợi và địa vị. Đó là lão phó
12


mì Goriot suốt đời chỉ biết hy sinh vì hai cô “công chúa” bé nhỏ. Trong khi hai
cô này vô tư, không hề để ý đến cảm xúc của cha. Một tên tù khổ sai vượt ngục
cáo già chuyên “săn” những thanh niên trẻ tuổi đầy tham vọng như Rastignac,
chàng trai hiếm hoi trong tác phẩm có tâm hồn trong sáng nhưng cuối cùng
cũng biến chất thành kẻ xấu xa, dối trá, lọc lừa.
Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm thông qua: cách đặt tên tác phẩm “Lão
Goriot”, nghệ thuật miêu tả và xây dựng cốt truyện, kết cấu của tiểu thuyết,
quán trọ Vauquer – sân khấu nhỏ của “Tấn trò đời”, hai nhân vật điển hình trong
hoàn cảnh điển hình là Lão Goriot và thanh niên Rastignac và một số nhân vật
khác của đất nước Paris lúc bấy giờ: đó là giới thượng lưu, quý tộc và những
con người lầm lũi bất hạnh trong quán trọ.
Tóm tắt tiểu thuyết:
Lão phó mì Goriot làm việc chăm chỉ, tần tiện, khả năng nhạy bén biết
tận dụng thời cơ nên giàu lên một cách nhanh chóng và trở thành triệu phú. Lúc
nào lão cũng khao khát được trở thành quý tộc nên đã kết hôn với người phụ nữ
quý tộc và có hai cô con gái là Anastasie và Delphine. Gia đình lão sống êm
đềm và hạnh phúc. Nhưng không lâu sau vợ lão mất, tất cả tình thương lão dành
hết cho con của mình. Càng lớn Anastasie và Delphine càng xinh đẹp. Vì quá
thương con, lão muốn con mình trở thành giới thượng lưu quý tộc, một lần nữa
lão lại kết thân với gia đình quý tộc. Lão tìm cho Anastasie một bá tước
Restaud, tìm cho Delphine một chủ ngân hàng nam tước Nucingen. Khi lấy
chồng, lão đã cho hai cô con gái rất nhiều trang sức, vàng ngọc hồi môn, chìu
chuộng hai đứa con gái như vật báu trên đời, nhưng hai cô luôn chạy theo sự
phù hoa của quý tộc và bắt đầu sa đọa. Hai nàng và hai người chồng của mình
thản nhiên bòn rút tiền của bố và không hề ý thức hành động tồi tệ của mình.

Cảm nhận được sự lạnh nhạt, khó chịu đó, lão Goriot tự mình rút lui đến ở quán
trọ bà Vauquer mà không hề oán trách, để con mình được vui và hạnh phúc. Lão
13


lúc nào cũng trông hai cô con gái đến thăm. Mỗi lần họ đến là lão mất đi một
món quý giá. Dần dần lão Goriot trở thành một kẻ nghèo túng.
Trong quán trọ có những khách thuê phòng dài hạn như Vautrin – tên tù khổ sai
vượt ngục; Victorine – cô gái nhà tỷ phú ngân hàng Taillefer, bị cha ruồng bỏ,
dành tất cả tài sản cho con trai; bà Coutere hết mực yêu thương và cưu mang
nàng; chàng sinh viên ngành Luật từ tỉnh lẻ lên Paris học, De Rastignac. Và
cùng với một số khách trọ ngắn hạn khác.
Rastignac chán ngán cuộc sống nghèo khó, khao khát được gia nhập vào giới
thượng lưu. Nhờ vào sự chỉ dẫn của bà Beauséant, Rastignac quen được
Delphine và chinh phục nàng, mặc dù chàng biết Delphine đã có gia đình. Sau
đó Rastignac hiểu ra quan hệ giữa lão Goriot. Lão càng quý chàng và tìm mọi
cách cho họ được ở bên nhau. Lão đã dùng hết số tiền còn lại 12000 franc để
mua căn nhà cho hai người và cùng họ sống chung ở đó. Đúng thời gian đó, hết
cô chị đến cô em đến khóc lóc về chuyện gia đình. Lão buồn và ốm nặng. Hai
cô con gái không hề đến thăm chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc ông. Khi
ông lão sắp trút hơi thở cuối cùng họ cũng không đến dù Rastignac đã đến nhà
thông báo.
Thật ra họ không phải hoàn hoàn mất tính người, khi nghe cha mình sắp chết họ
cũng hoảng hốt nhưng cả hai cô đều không thể đi vì kẹt chuyện gia đình. Cuối
cùng khi lão tắt thở thở, cô chị mới chạy đến một lúc và ngất xỉu. Cô em không
đến vì khi chuẩn bị đi thì cãi vã kịch liệt với chồng rồi cũng ngất xỉu. Thế là lão
chết trong sự tủi hờn, uất ức, cô đơn.
Lễ tang được tổ chức sơ sài bằng những đồng tiền ít ỏi của Rastignac, thậm chí
Rastignac còn vay tiền của Christophe để trả tiền công cho hai phu huyệt. Lúc
đưa tang, người ta thấy có hai chiếc xe mang gia huy của hai dòng họ Restaud

và Nucingen nhưng trên xe trống rỗng. Tác phẩm khép lại với hình ảnh

14


Rastignac nhìn xuống phố phường Paris với hành động thách thức đầu tiên là
đến ăn tối nhà bà ngân hàng Nucingen.
Chúng tôi xin phân tích chủ nghĩa hiện thực thông qua hai nhân vật điển
hình trong hoàn cảnh điển hình là Lão Goriot và chàng thanh niên Rastignac:
Lão Goriot:
Số phận và cuộc đời lão Goriot nói lên rất nhiều vấn đề gay gắt trong xã
hội Paris ngày ấy. Cái tình giữa người và người đã không còn, nó chẳng đáng
giá một xu. Và ở giữa hai con người không phải là người – tình – người mà là
người – tiền – người. Xã hội chỉ có tiền và tiền. Sức mạnh của đồng tiền làm
đảo điên cả xã hội. Bằng chứng là làm đảo điên cuộc đời của lão Goriot đáng
thương và những con người nhỏ bé trong quán trọ Vauquer.
Lão thương con nhưng hai cô con gái không màn đến. Goriot khóc không
phải vì căn bệnh mà lão khóc vì nhận ra được chân lý đau đớn “tiền không
mang lại tất cả kể cả những đứa con”. Và giọt nước mắt ấy đã nhận ra rằng “ít
nhất khi một con người bất hạnh được yêu thương, thì ông ta có thể chắc chắn
mình được yêu thương thật”. Người duy nhất yêu thương lão thật sự không phải
con gái lão mà là Rastignac – người bạn, người con chăm lo cho lão suốt
khoảng thời gian ở quán trọ. Chỉ có chàng thanh niên đó không chê bai một lão
già nghèo hèn vô tích sự “A! Con trai yêu quý của ta, đứa con duy nhất của ta,
ta lại yêu quý việc bị bỏ rơi và nỗi khổ của ta”. Tình yêu ông dành cho con là
thứ tình yêu “vô tiền khoáng hậu”. Một thứ tình yêu “hoàn toàn không bị tì vết
vì một chút lợi ích cá nhân nào”.
Trong tác phẩm, Balzac không ngớt lời ca ngợi tình yêu cao cả đó “Thần
tượng của người cha luôn trong sáng và đẹp đẽ, và tình yêu con tha thiết đã lớn
dần lên trong quá khứ cũng như trong tương lai”. Sự thật thì “Một người cha

cần phải luôn luôn giàu, ông ta cần kìm chặt những đứa con như kìm chặt những
con ngựa xảo trá”. Những đứa con bé bỏng, người thân yêu duy nhất trong đời
15


lại là người làm tim lão rỉ máu. Họ tạo cho lão một vết thương lòng không thể
xóa mờ “Tất cả đều rất khéo léo và chúng đã đâm thủng trái tim ta. Ta thấy rõ
ràng đó là những điều giả dối, những nỗi đau này không có thuốc gì chữa
được”. Hai mươi năm “ông dành trọn tình thương của một người mẹ, tình yêu
của một người cha cho các con mình; rồi một ngày ông cụ cho đi tất cả cơ
nghiệp của mình”. Để rồi, “Ôi chúa ơi, làm sao ngài có thể hiểu được nỗi khốn
khổ, những nỗi đau đớn mà con đã phải chịu, làm sao ngài có thể đếm được hết
sự phản trắc mà con đã nhận được vào lúc mà con già đi, thay đổi, kiệt sức, bạc
đầu, vì sao ngày hôm nay ngài còn làm con đau đớn đến như vậy?”. Lão đau
đớn nói trong mê sảng và giận dữ. Nhưng có lẽ đây là lúc lão tỉnh táo nhất. Lão
vô cùng tỉnh táo khi nhận ra nỗi đau khổ mà mình mang không phải tại Chúa mà
là lỗi của bản thân “Tất cả đều là lỗi của ta”, “ta phải đền tội vì đã quá yêu
thương”. Dù đau đớn oán trách, nguyền rủa con nhưng từ trong thâm tâm lão
lúc nào cũng muốn gặp con “Con gái của ta, con gái của ta, Anastasie,
Delphine! Ta muốn gặp chúng”.
Lão nhận ra rằng “Ta đã làm hư hỏng chúng”, “Chính ta là thủ phạm
nhưng ta làm thế vì tình yêu”. Lão Goriot không cầu mong gì hết, không cầu
mong được sống mà chỉ là cầu mong mãi mãi là trái tim yêu thương và che chở
cho hai đứa con những lúc khó khăn nhất, những lúc chúng cần đến lão.
Qua bi kịch đau đớn của lão Goriot, Balzac như muốn người đọc nhận ra
rằng nếu sống trong xã hội, con người quá chân thực, sống bằng tình thương thì
sẽ có kết cục đau đớn, lúc ấy, tình thường đè bẹp con người, nên phải biết cư sử
đúng cách. Quy luật xã hội này, bà Beauséant, người từng là nạn nhân của chính
tình yêu thương đã kịp nhận ra và dạy cho Rastignac “Nếu có tình cảm thành
thực, giấu kín như một vật báu, đừng bao giờ cho người khác đoán thấy. Cậu sẽ

không được là đao phủ nữa mà thành nạn nhân”. Bi kịch của lão Goriot là một
minh chứng hùng hồn nhất. Số phận lão Goriot không hề mang tính chất cá
nhân, riêng biệt mà nó mang ý nghĩa chung cho xã hội. Trong xã hội đương thời
16


xấu xa bẩn thỉu đó, một xã hội của tiền tài và địa vị, luôn luôn tồn tại tham vọng
và mưu đồ, thì con người sẽ là nạn nhân đau đớn và bất hạnh. Càng bất hạnh
hơn khi đó lại là người quá giàu tình thương như lão Goriot. Lão là nạn nhân
của môi trường xã hội đó. Chính xã hội thượng lưu “tăm tối mù mịt” cũng đã
tha hóa nhân cách của Anastasie và Delphine. Có thể cho rằng, sự tan vỡ của gia
đình lão Goriot là hậu quả của xã hội mà thế lực đồng tiền ngự trị.
Bi kịch của lão Goriot, ẩn chứa tính chất chung của sự đổ vỡ cá nhân “Tổ
quốc sẽ bị diệt vong nếu như những người cha bị giày xéo dưới chân. Điều đó
rất rõ, xã hội, thế giới dựa trên tình cảm cha con, tất cả sẽ sụp đổ nếu những đứa
con không còn yêu thương cha chúng nữa”. Những lời lẽ kêu than của lão
Goriot như ngàn mũi kim xâu xé tim gan người đọc. Tình thương và tiền bạc,
đây là hai con đường mà tất cả mọi người phải chọn. Hai con gái lão Goriot đã
chọn con đường tiền tài địa vị mà tạm thời quên lãng tình cha con.
Đến đây tấm thảm kịch cuộc đời lão Goriot hiện lên nguyên hình của nó.
Đỉnh điểm của thảm kịch đó là cảnh đám tang ở phần cuối tác phẩm. Một đám
tang sơ sài, ảm đạm, thê lương khiến người đọc phải rơi lệ. Không một ai thân
thích, không con cái người thân, chỉ duy nhất người bạn Rastignac. Cả cuộc đời
lão chẳng thu lại kết quả gì tốt đẹp. Một chiếc “quan tài…mua ở bệnh viện với
giá rẻ mạt”. Có con là các bà hoàng quý tộc Paris mà một cỗ quan tài ra trò cũng
không có.
Chỉ có Rastignac yêu thương lão và cầm cố chiếc đồng hồ lo đám tang
cho lão. Trên chiếc xe tang chật hẹp chỉ có bốn người “một linh mục, một chú
bé cùng Eugène và Christophe”.
Có thể nói, đây là đám tang chưa từng thấy, chưa từng thấy bởi sự bi hài

của nó. Tang lễ sơ sài “kéo dài chừng hai mươi phút” với những vị linh mục
“tiến hành tất cả những nghi lễ xứng đáng với giá tiền bảy mươi quan”.

17


Ở đây, Balzac rất chú ý đến thời gian. Thời gian diễn ra nhanh chóng, gấp
gáp, nghi lễ đơn giản, vị linh mục thì “chúng ta cũng phải thật nhanh lên, giờ đã
là năm rưỡi rồi”. Hay “sáu giờ đúng – chiếc quan tài bắt đầu hạ huyệt, đầy tớ
của hai con gái lão Goriot chuồn ngay lập tức cùng các tu sĩ khi mà một bài
kinh ngắn mà Eugène trả tiền dứt lời”. Đặc biệt, Balzac cũng rất chú ý đến
không gian. Không gian ở đây là “một cảnh hoàng hôn ảm đạm”. Nó làm cho
cảnh đám tang thêm thê lương đau đớn. Thời gian – không gian – hành động, ba
yếu tố này Balzac vận dụng nó một cách linh hoạt trong việc tạo dựng một đám
tang bi hài.
Qua cảnh đám tang, nhà văn còn nói lên một vấn đề liên quan đến tôn
giáo. Tôn giáo vốn có địa vị rất cao trong xã hội phương Tây ở những thế kỉ
trước. Nhưng đến đây tôn giáo thật rẻ mạt. Trong xã hội tư bản bấy giờ, tôn giáo
chỉ là công cụ, là nô lệ của đồng tiền và địa vị, thế giới tâm linh chỉ là phù
phiếm. Tất cả đều bị cuốn hút vào đồng tiền.
Hai cô con gái để cha mình phải chết trong tủi hờn, cô độc. Chỉ có “hai
chiếc xe trang hoàng lộng lẫy nhưng trống rỗng của hai người con rể tới”. Hai
con rể bố thí cho ông lão như bố thí cho một kẻ xa lạ, một kẻ ăn xin ngoài
đường, bố thí cho ước vọng trở thành quý tộc lão Goriot. Hai chiếc xe mang huy
hiệu quý tộc là cái danh hiệu cao quý nhưng rỗng tuếch mà hai con rể ban bố
cho lão.
Qua tiểu thuyết “Lão Goriot”, Balzac đã xây dựng thành công hình tượng
điển hình bất hủ lão Goriot. Đó là một người cha giàu lòng yêu thương con và
vô cùng lương thiện nhưng đáng đáng trách thay là lão có quan niệm hạnh phúc
lầm lạc, ước mơ trở thành quý tộc. Bên cạnh đó, còn có cách giáo dục con vô lý.

Đồng thời, qua bi kịch gia đình lão Goriot, Balzac chứng minh quy luật của xã
hội tư bản thế kỉ XIX. Quy luật ấy nằm ở mối quan hệ giữa con người và hoàn
cảnh. Tức là con người tạo ra hoàn cảnh, đồng thời là nạn nhân của hoàn cảnh.
18


Nhân vật Ristignac
Song song với nhân vật lão Goriot, Balzac còn xây dựng hình tượng khá
độc đáo là Rastignac, một sinh viên khoa Luật. Trong tác phẩm, Rastignac có
tính cách và số phận hoàn toàn độc lập. Chàng tiêu biểu cho những thanh niên
tỉnh lẻ đầy tham vọng, một gương mặt khá quen thuộc trong bộ tiểu thuyết “Tấn
trò đời”. Rastignac cảm thấy thế giới xung quanh mình toàn là điều bí ẩn
Quá trình Rastignac nhận thức thế giới cũng là quá trình chàng thay đổi
nhân cách. Rastignac mất dần những phẩm chất tốt đẹp, không còn mang lí
tưởng cao đẹp như ban đầu khi “chợt nhận ra cuộc chinh phục thế giới thượng
lưu còn quan trọng hơn rất nhiều tấm bằng tốt nghiệp trường Đại học”. Xã hội
thượng lưu Paris đã dạy dỗ chàng rất nhiều bài học thực tế từ mọi người trong
cái trọ nhỏ. Chàng sinh viên này dường như tuyệt vọng, không muốn tiếp tục
dấn thân vào xã hội thượng lưu đó. Ở chàng có sự đấu tranh nội tâm dữ dội. Bởi
chàng thấy mình đôi lúc không thích hợp với môi trường này. Chàng sợ sẽ trở
nên đáng ghét và xa lạ. Và càng đau đớn hơn khi chàng biết được để có tiền cho
chàng tiêu vào những việc đi xe ngựa, đi xem hát với quý bà… làm cho mẹ và
dì phải bán tất cả những đồ trang sức, kỉ vật quý giá và thậm chí cầm cố đất.
Lòng Rastignac đau đớn mỗi khi phải gửi những lá thư mà chàng không hề
muốn “Con cần 1200 franc và con cần chúng với bất cứ giá nào”. Khi nhận
được tiền và bức thư hồi đáp thì chàng đã khóc vì “đã nhận thấy rất rõ sự cao
thượng trong trắng của những tâm hồn bị chôn vùi trong sự cô đơn, “trái tim của
những cô em gái như những viên kim cương của sự thuần khiết”. Chàng cảm
thấy mình xấu hổ và thật tồi tệ không xứng đáng với những tâm hồn thanh cao
thuần khiết đó. Chàng dằn vặt, cảm thấy tâm can như bị một ngọn lửa thiêu đốt.

Chàng muốn từ bỏ xã hội thượng lưu mà chàng đang đeo đuổi, chàng không
muốn nhận số tiền này nữa”.

19


Để đạt được mục đích, Rastignac yêu lần lượt hai con gái lão Goriot.
Nhưng sau đó chàng yêu Delphine say đắm.
Giữa lão Goriot và Rastignac có mối quan hệ khắng khít với nhau. Đối
với Rastignac, lão Goriot là chiếc cầu nối gần nhất để chàng đến với Delphine.
Ngược lại, đối với lão Goriot thì chàng sinh viên là người duy nhất có thể đem
Delphine đến với lão. Tình yêu của Rastignac đã làm Delphine dần dần thức
tỉnh và nhận ra những hành động sai trái của mình đối với cha. Mặc dù đó chỉ là
sự vô tình gây ra cho ông lão. Nếu các con làm lão buồn thì Rastignac lại là
người mang đến niềm cho lão. Niềm vui mà chàng sinh viên mang đến cho ông
lão không phải những điều gì lớn lao, phi thường mà chỉ đơn giản là kể cho lão
nghe những việc về hai con gái. Họ đi đâu, nói những gì, làm những gì và vẫn
khỏe mạnh… chỉ đơn giản thế. Nói dối người khác là điều không tốt nhưng có
lúc lời nói dối không hề có tội nếu nó không hại ai và ngược lại còn đem đến
niềm vui cho người khác thì đôi lúc chúng ta cũng cần phải nói dối. Rastignac
có lần đã nói dối lão Goriot vì chàng không muốn làm mất đi nụ cười của ông
lão.
Chàng chôn lão Goriot và chôn luôn giọt nước mắt cuối cùng, cùng với
bao niềm thương niềm uất hận câm phẫn. Chàng khóc cho lão Goriot và khóc
cho chính mình. Để tang cho lão Goriot là cũng để tang cho chính mình. Đám
tang chôn vùi tất cả, lão Goriot, Rastignac, Anastasie và cả Delphine, tất cả bị
chôn vùi dưới lớp đất kia. Sẽ không còn một Rastignac của ngày nào mà chỉ có
một Rastignac hoàn toàn mới, một Rastignac “thách thức” với xã hội Paris “bây
giờ chỉ còn lại ta và ngươi”. Lời tuyên chiến của Rastignac là lời tuyên bố hòa
mình vào xã hội đó. Hành động ăn tối ở nhà bà giám đốc ngân hàng là hành

động chứng minh Rastignac và xã hội cùng trận tuyến. Chàng đang đối xử với
xã hội theo đúng bản chất của nó. Rastignac sẽ thích nghi với hoàn cảnh và điều
này dự báo rằng chàng bước lên địa vị cao trong xã hội chỉ trong nay mai.
Chính cái chết của lão Goriot và sự bạc bẽo tình người “Hôm nay có đến sáu
20


mươi người chết. Các người muốn chúng tôi phải thương hại những người dân
Paris đã chết ư? Lão Goriot đã chết rồi còn tốt cho lão ấy...” làm cho Rastignac
nhận ra được chân lí sống còn: làm con người phải biết ác và tàn nhẫn. Càng
độc ác, càng tàn nhẫn thì càng được xã hội nâng niu. Có thể nói lão Goriot là
người thầy thứ ba của Rastignac. Không trực tiếp dạy chàng cách bước vào xã
hội thượng lưu nhưng cuộc đời và cái chết của ông lão lại là những lời dạy đắt
giá nhất.
Lão Goriot và Rastignac có cuộc đời hoàn toàn đối lập. Nếu Rastignac
càng tiến lại gần môi trường mà ban đầu mình phủ nhận thậm chí căm ghét và
ghê tởm thì lão Goriot hoàn toàn ngược lại, ông lão ngày càng tránh xa và cự
tuyệt hẳn với nó bằng cái chết. Giữa hai nhân vật có sự nối tiếp. Bởi, khi tác
phẩm kết thúc cuộc đời lão Goriot khép lại, cuộc chinh phục xã hội thượng lưu
của Rastignac mở ra. Nếu lão Giriot được xem là giai đoạn đầu mới phất của
chủ nghĩa tư bản thì Rastignac là giai đoạn sau, khi chủ nghĩa tư bản đã phát
triển đến một bước vượt bậc nào đó. Lão Goriot – Rastignac là một cặp đôi mà
Balzac đã dụng công thể hiện nhằm phơi bày tất cả bộ mặt của xã hội tư bản mà
giai cấp tư sản đã và đang thắng tuyệt đối.
Đề tài về thanh niên tỉnh lẻ nhiều tham vọng được Balzac thể hiện rất
nhiều trong “Tấn trò đời”. Nhưng có lẽ hình tượng thành công nhất là chàng
sinh viên Rastignac. Những thanh niên trong “Tấn trò đời” đa số thuộc lớp
người trí thức sinh viên. Tuy không trực tiếp lãnh đạo xã hội nhưng tầng lớp trí
thức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội. Thông qua hình tượng
người trí thức, Balzac muốn phơi bày hiện thực xã hội. Xã hội sẽ không thể phát

triển, văn minh tiến bộ nếu vẫn còn xuất hiện những trí thức có con đường lầm
lạc như thế. Trong “Tấn trò đời” Balzac không hề hô hào đấu tranh chống lại
giai cấp tư sản mà chỉ phê phán giai cấp đó nhằm cải tạo xã hội. Balzac cũng
giống như Hugo muốn giai cấp tư sản ban bố tình thương cho những con người
bất hạnh thấp kém.
21


Tiểu thuyết “Lão Goriot” được xem là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực.
Ở tiểu thuyết này Balzac đi sâu vào khai thác các mối quan hệ gia đình và tham
vọng cuồng nhiệt của thanh niên trí thức. Bi kịch tan vỡ gia đình của lão Goriot
đã chứng minh cho một chân lí: Hạnh phúc gia đình không phải là những thứ
cao sang quyền quý phù phiếm. Bởi tiền tài và danh vọng không mang đến hạnh
phúc thật sự cho con người. Nó chỉ mang đến cho chúng ta những thứ hạnh
phúc rẻ tiền và giả dối. Hạnh phúc là cái gì đó rất bình thường và đơn giản. Nó
ở ngay trước mắt mọi người. Nó có thể là một cái hôn ấm áp, một sự quan tâm
chân thành hay đơn giản là một lời chúc tốt đẹp… Ấy vậy mà đã không ít người
cố vươn xa để tìm hạnh phúc. Để rồi, bản thân phải trả giá xứng đáng cho hành
động tìm kiếm hạnh phúc đó. Lão Goriot là một ví dụ. Khát vọng là điều chính
đáng của con người nhưng phải xem con đường thực hiện khát vọng đó như thế
nào. Nếu để thực hiện khát vọng đó con người phải đánh đổi tất cả thì đó không
còn là khát vọng chân chính mà là tham vọng điên cuồng. Đó là chàng
Rastignac.
Qua tác phẩm của mình, Balzac cũng thể hiện được mối quan hệ giữa
nghệ thuật và đời sống. Hay nói một cách khác là vấn đề “cái thật trong nghệ
thuật”. Nghệ thuật không phải là sự sao chép máy móc hiện thực mà nghệ thuật
là sự tinh luyện diệu kì. Ở đó, nhà văn biết sàn lọc và tạo ra những tình huống
rất bình thường như trong xã hội nhưng cách thể hiện và lí giải của nhà văn lại
không đơn giản. Bấy lâu nay, con người luôn hít thở trong bầu không khí hiện
thực và chỉ biết chấp nhận nó như một điều lệ mà không hề đi sâu giải thích và

cũng chẳng biết nguyên nhân vì sao. Chẳng hạn hành động Anastasie và
Delphine luôn đến xin tiền cha tiêu vào những cuộc ăn chơi. Xã hội khi ấy
không thiếu những con người như thế. Mọi người cho rằng đó là việc rất bình
thường và không hề đi sâu lí giải. Thế nhưng khi đọc tác phẩm của Balzac
người đọc ngoài việc cảm nhận được hơi thở của hiện thực còn thấy được sự
vận động nội tại của cuộc sống. Sự vận động đó sẽ phá hủy nhân cách của con
22


người. Balzac đã chọn những hoàn cảnh rất bình thường nhưng sự nhìn nhận và
giải thích của nhà văn thật đáng khâm phục.
Không phải là nhà cách mạng càng không phải là nhà cầm quyền, Balzac
không hề kêu gọi một cuộc đấu tranh cải tạo xã hội hay một cải cách nào đó. Mà
ở đây, nhà văn dùng ngòi bút của mình để phơi bày hiện thực, giúp mọi người
trong xã hội thấy được những tình trạng tha hóa của con người. Người giàu có
địa vị chẳng hề có tình thương trong khi người nghèo đang rên la thảm thiết.
Qua đó, nhà văn muốn gửi lời nhắn nhủ tha thiết đến tất cả mọi người mà đúng
hơn là những người giàu có và địa vị – giai cấp tư sản và quý tộc, hãy yêu
thương và biết quan tâm những người nghèo khổ.
Tóm lại, Balzac luôn mong muốn con người hãy yêu thương nhau. Lời
yêu thương đó được Balzac thể hiện thông qua các hình tượng chân thực và
sống động như lão Goriot, Rastignac, Victorine, Bianchon… Tình thương là nét
đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người. Cần biết
trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý
nghĩa hơn. Đó là tất cả thông điệp mà Balzac muốn gửi đến bạn đọc.

5.

Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực đối với văn học Việt
Nam

Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu ra đời vào thập niên 30 của thế kỉ

XIX ở Tây Âu, sau đó có mặt và lan rộng ở hầu khắp các nền văn học trên
thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chủ nghĩa hiện thực được truyền vào Việt Nam và được tiếp nhận khá
sớm. Sau khi được thiết lập tại Nga năm 1934, đến năm 1936 chủ nghĩa hiện
thực đã được nhắc tới tại Việt Nam thông qua tờ báo Hồn trẻ, nội dung nói
đến sự “tả chân xã hội”.

23


Năm 1943 trong Đề cương văn hoá Việt Nam đã nêu: “Tranh đấu về tông
phái văn nghệ… làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng.”
Năm 1944, trong Văn học khái luận, Đặng Thai Mai đã nói đến “Phương
pháp sáng tác cần phải đem nghệ thuật xã hội hiện thực chủ nghĩa mà đánh
đổ văn học duy tâm và nghệ thuật lãng mạn”.
Năm 1948 trong Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam Trường Chinh khẳng
định “Trong thời đại chúng ta, văn hóa cách mạng là văn hóa hiện thực xã
hội chủ nghĩa”.
Trong báo cáo tại “Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2” năm 1957
đã có mục “Vận dụng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong sáng
tác và phê bình” khẳng định đây là phương pháp sáng tác văn nghệ tốt nhất,
nhưng vẫn tôn trọng sự lựa chọn của nghệ sĩ.
Trong Bài nói chuyện với bạn viết toàn quân năm 1959 có mục
“Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Sau khi nêu câu hỏi Chủ nghĩa
hiện thực là gì? Trường Chinh trả lời: “Hiện thực tức là miêu tả thực tế.
Thực tế là đời sống của quần chúng”. Đây là phương pháp duy vật của
những nhà văn nghệ, đòi hỏi phải quan sát, nghiên cứu sáng tạo điển hình.
Đồng thời ông khẳng định chủ nghĩa hiện thực không mâu thuẫn với chủ

nghĩa lãng mạn cách mạng. Lãng mạn là mơ ước, là tưởng tượng sáng tạo.
Chủ nghĩa hiện thực đến trình độ cao thì sẽ nhất trí với chủ nghĩa lãng mạn
cách mạng, nhưng không nhất trí với chủ nghĩa lãng mạn tư sản.
Từ sau năm 1954, chủ nghĩa hiện thực đã được giới thiệu, nghiên cứu
mở rộng một cách bài bản tại Việt Nam. Bên cạnh các tác phẩm của học giả
Nga các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu viết về phương pháp sáng tác
này. Trong giai đoạn từ những năm 60 đến năm 1975 sự tiếp nhận lí thuyết
hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, có đầu có

24


đuôi, các sự kiện lịch sử và các ví dụ điển hình lấy từ văn học Liên Xô và
bắt đầu vận dụng vào một số tác phẩm của văn học Việt Nam.
Từ sau năm 1976, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận những suy nghĩ mới về
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, tức là những điều chỉnh
hoặc là những kiến nghị nhằm làm cho cái khung lí thuyết cũ phù hợp được
với những thay đổi rất to lớn trong sáng tác.
Ở Việt Nam, dòng văn học hiện thực bắt đầu khi chủ nghĩa hiện thực
ở phương Tây đã đi vào giai đoạn khủng hoảng, nên con đường phát triển
của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam cũng không hoàn toàn giống chủ nghĩa
hiện thực ở Phương Tây. Chủ nghĩa hiện thực vào Việt Nam trong tình trạng
bị đè nén bởi những lễ giáo Phong Kiến, những nguyên tắc khô khan, cứng
nhắc. Các sáng tác mang chủ nghĩa hiện thực tại Việt Nam thời gian đầu còn
chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực phương Tây với cách viết tự
sự giống phương Tây, không có nhiều sự sáng tạo trong hình thức. Chủ
nghĩa hiện thực chưa thoát ra khỏi chủ nghĩa lãng mạn khi tác giả theo chủ
nghĩa hiện thực nhưng lại viết theo lối lãng mạn như, điều đó có thể nhìn
thấy ở các tác phẩm của Thạch Lam như: Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa,
Đứa con đầu lòng… Trong các tác phẩm của Thạch Lam dù có mang hơi

hướng hiện thực nhưng vẫn xen lẫn lãng mạn khi chưa hình thành được một
cốt truyện thật sự.
Đề tài:
Chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam vào những
năm 1930 – 1945. Các nhà văn làm nên sự phát triển vượt bậc của chủ nghĩa
phải kể đến như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
Nam Cao là người mở đầu cho lối sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực,
ông đã từng la lối ầm lên rằng thiên hạ vít hết lối của ngòi bút ông ấy. Viết
cây chuối hay con chó hoặc kẻ say rượu đều phạm húy, đều có người đe
25


×