Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cơ hội và thách thức của ngành cà phê việt nam trong khối AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO
Đề tài: Cơ hội và Thách thức của ngành Cà phê Việt

Nam trong khối AEC
GVHD: ThS. TRẦN MINH TRÍ

Nhóm thực hiện: Nhóm 17

Tháng 04/201


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1 : Khái quát chung về AEC
I.Khái quát về tổ chức AEC
II.Tổ chức AEC tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và cà phê
Việt Nam nói riêng
1.Tác động đến kinh tế Việt Nam
2.Tác động đến nền nông nghiệp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng ngành Cà phê Việt Nam
I.Khái quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
1.Tình hình sản xuất cà phê
2.Tình hình tiêu thụ nội địa:
3.Tình hình xuất khẩu Cà phê Việt Nam
II.Thực trạng quản lý nhà nước đối với Cà phê Việt Nam
Chương 3: Cơ hội và Thách thức của ngành cà phê Việt Nam trong khối AEC


I.Cơ hội
II.Thách thức
Chương 4: Một số giải pháp và đề xuất đồng bộ nhằm nâng cao giá trị cà phê
Việt Nam
I. Dự đoán cung cầu cà phê trên thế giới (năm 2015/2016)
II. Các giải pháp và đề xuất đồng bộ

KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2015 là năm bản lề cho việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean. Tuy nhiên,
ở bình diện chung, những con số thống kê cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa quan
tâm đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 76% doanh nghiệp không biết gì về
AEC, 94% không hiểu rõ nội dung cam kết trong AEC, 63% không hiểu về những cơ hội
và thách thức trong AEC. Trong khi đó, chúng ta chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp
Asean, đặc biệt là Thái Lan, đã rất chủ động tiến vào nước ta thông qua cả mở rộng trực
tiếp lẫn gián tiếp mua các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Vậy Cộng đồng kinh tế Asean là gì? Các tác động đến kinh tế Việt Nam ra sao ?
Nền nông nghiệp Việt Nam ảnh hưởng như thế nào và cụ thể là ngành cà phê Việt Nam
đứng trước những cơ hội và thách thức ra sao khi bước chân ra khu vực?

NỘI DUNG
Chương 1 : Khái quát chung về AEC
I.Khái quát về tổ chức AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN ( tên Tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết
tắt là AEC ) là một khối kinh tế khu vực gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN là Brunei,
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt
Nam; chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Mục tiêu của chiến

lược là hình thành 1 thị trường chung của các nước thành viên trong đó có 5 cấu phần
quan trọng: tự do di chuyển hàng hóa, tự do cung cấp dịch vụ, tự do đầu tư, tự do di
chuyển vốn, tự do di chuyển lao động có kĩ năng.
Trong Tuyên bố Hòa Hợp ASEAN có nhấn mạnh rằng:
“Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội
nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế


ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát
triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020.”

II.Tổ chức AEC tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và cà phê Việt
Nam nói riêng
1.Tác động đến kinh tế Việt Nam
Tác động lên giá trị thương mại
Sau khi dỡ bỏ mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan, Việt Nam sẽ đạt mức tăng
trưởng nhập khẩu lớn khoảng 11%. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ giảm từ 2,2-3,1 tỷ USD do
hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh
nghiệp nước ngoài trở nên gay gắt hơn.
Bên cạnh đó, đầu tư sẽ tăng khoảng 9,2%; tiêu dùng tăng 6,9 tỷ USD và sản xuất tăng 2,4
tỷ USD.
Tác động lên tổng sản lượng


Dựa trên mô hình nghiên cứu của VEPR, giá trị sản xuất các ngành thế mạnh của Việt
Nam như dệt may, da giày… sẽ đạt mức tăng trưởng lớn nhất về giá trị xuất khẩu.
Mức tăng trưởng trong dịch vụ phân phối cũng sẽ thúc đẩy tăng giá trị tài sản cố định để
đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Tác động lên nguồn lao động có kỹ năng

Khi mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ, lực lượng lao động (kể cả lao
động có kỹ năng và lao động phổ thông) ở các ngành sẽ tăng đáng kể, ví dụ như trong
ngành dệt may sẽ tăng ít nhất 40%.
Tuy nhiên, nhu cầu lao động sẽ chuyển từ lao động giản đơn sang lao động tạo giá trị
gia tăng cao. Và điều này đồng nghĩa với mức tăng đầu tư cho người lao động để đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng.
Tác động lên phúc lợi xã hội
Hầ u hế t các nước tham gia AEC đề u cho thấ y mức tăng phúc lơ ̣i kinh tế sau khi hiệp
định có hiê ̣u lực.


2.Tác động đến nền nông nghiệp Việt Nam
Tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với
các nước trong khu vực. Trong đó thương mại nông sản giữ một vị trí quan trọng với gạo,
thủy sản, rau quả, ... là những nhóm hàng chính Việt Nam xuất sang thị trường này, với
trị giá chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Tham
gia AEC sẽ tác động tới việc thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hướng tích
cực.
Tham gia AEC sẽ tác động tới việc thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều
hướng tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị, trong đó mặt hàng nông sản và
nguyên liệu như gạo, cà phê, cao su, nông sản chế biến với giá trị cao và ổn định. Việt
Nam và các nước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn nhất
trên thế giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản,...
Trong quan hệ về FDI, ASEAN là nguồn FDI lớn cho Việt Nam, đồng thời là cầu
nối cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Bên cạnh
những mặt tích cực, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong đó có hàng nông lâm
thủy sản sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa các nước khác trên thị trường
ASEAN. Trong thời gian tới, AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung, không còn rào
cản hàng hóa, dịch vụ, vốn... Hàng hoá ở các nước thành viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu
đãi như nhau, khi đó sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá trị gia tăng của sản

phẩm. Trong khi đó, với thiết bị, công nghệ hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp Việt
Nam khó có thể cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu của các nước trong khối.
Do đó đòi hỏi cần phải tằng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
thông qua việc tăng cường thu hút đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất xuất khẩu, cải tiến
mẫu mã quy cách sản phẩm....
Chương 2: Thực trạng ngành Cà phê Việt Nam
I.Khai quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam


1.Tình hình sản xuất cà phê
Diện tích trồng cà phê tiếp tục được mở rộng ở một số địa bàn của tỉnh Lâm Đồng
và Dak Nông. Trái lại, diện tích ở một số tỉnh khác như Gia Lai lại giảm do phải cạnh
tranh với cây hồ tiêu. Dựa trên số liệu cập nhật của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn (NN&PTNT), các Sở NN&PTNT và doanh nghiệp cà phê địa phương, diện tích
trồng cà phê năm 2015 dự báo đạt 670.000 ha. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích
trồng cà phê tại 10 tỉnh thành, chính Phủ đã đặt ra mục tiêu duy trì diện tích 600.000 ha
trong những năm tiếp theo thay vì mục tiêu 500.000 ha trước đó.
Dự báo ban đầu của Ban Nông nghiệp nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ (USDA), sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2015/2016 đạt 28,7 triệu bao, tăng
khoảng 1,8% so với niên vụ trước nhờ hoa ra đều và quả chín đều đồng thời tình hình
thời tiết khá thuận lợi mặc dù một số nơi ở Cao Nguyên bị khô hạn. Dự báo ban đầu của
FAS cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ 2015/2016 đạt 27,04 triệu bao, tăng
2,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ lượng cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn và cà phê
hoà tan xuất khẩu tăng.
FAS điều chỉnh lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014/2015 xuống còn 28,2 triệu
bao, tương đương 1,69 triệu tấn, giảm 4% so với trước đó là 29,3 triệu bao, tương đương
1,76 triệu tấn dựa trên nhận định của bà con nông dân về tình hình sản lượng niên vụ
2013/2014 sụt giảm sau mức tăng kỷ lục trong niên vụ trước (xem bảng dưới).

Niên vụ 2013/14


Niên vụ 2014/15
Số liệu cũ

Thời điểm bắt đầu

Tháng

niên vụ

10/2013

Tháng 10/2014

Tháng
10/2014

Niên vụ 2015/16
(dự báo)

Số liệu mới
Tháng 10/2015

Tháng 10/2015


Sản lượng (nghìn tấn)

1590


1790

1760

1690

Năng suất tb (tấn/ha)

2,47

2,69

2,63

2,52

1720
2,56

Nguồn:

Năm 2015, diện tích trồng cà phê được mở rộng ở các tỉnh Lâm Đồng và Dak
Nông và giảm bớt tại một số địa bàn của tỉnh Gia Lai vì người nông dân chuyển sang
trồng những loại cây khác như hồ tiêu. FAS vẫn giữ nguyên mức dự báo đối với tổng
diện tích trồng cà phê năm 2015 là 670.000 ha (dựa vào số liệu cập nhật của Bộ
NN&PTNT, Sở NN&PTNT và các doanh nghiệp cà phê địa phương).

Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2015
Nguồn:


Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy 86.000 ha diện tích thu hoạch là của cây cà
phê có trên 20 năm tuổi, chiếm 13% tổng diện tích trồng cà phê. Khoảng 140.000 150.000 ha là cây trồng có tuổi từ 15-20 năm, chiếm 22% tổng diện tích trồng cà phê.
Những cây cà phê ít năm tuổi cho năng suất 4-5 tấn/ha, cao hơn so với năng suất trung


bình trên cả nước là 2,5 -2,6 tấn/ha trong những năm gần đây. Các cây lâu năm có năng
suất thấp hơn 2 tấn/ha.

Phân bổ khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2015
(Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu)
Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực

Mục tiêu tới

Tỉnh

2013

2014

2015

Daklak

207.152

209.760

209.760


190.000

Lâm Đồng

151.565

151.565

155.365

150.000

Dak Nong

128.703

131.895

134.240

115.000

Gia Lai

77.627

83.168

81.374


75.000

năm 2020


Đồng Nai

20.000

20.800

20.800

20.000

Bình Phước

14.938

15.646

15.646

15.000

Kontum

12.158

12.390


13.381

12.500

Sơn La

7.071

10.650

10.650

7.000

9.000

15.000

15.000

6.000

Quảng Trị

5.050

5.050

5.050


5.000

Điện Biên

3.385

3.385

3.385

4.500

Các tỉnh khác

5.700

5.700

5.700

n/a

Tổng

642.349

665.009

670.351


600.000

Bà Rịa Vũng
Tàu

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu

2.Tình hình tiêu thụ nội địa:
Tiêu thụ cà phê trong nước được dự báo tiếp tục tăng cho thấy mô hình cửa hàng
cà phê bán lẻ ngày càng mở rộng và tăng trưởng mạnh trong những phân ngành dịch vụ
ăn uống bán lẻ tại Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp cà phê trong ngành, khoảng 2/3 lượng cà phê tiêu thụ nội
địa là cà phê rang và xay, 1/3 là các sản phẩm cà phê hoà tan. Tuy nhiên, cà phê uống liền
đang được chú trọng đầu tư để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đối tượng
thanh niên với lối sống hiện đại. Theo công ty khảo sát thị trường Nielson Việt Nam, hiện
có 20 nhà sản xuất cà phê uống liền tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ cà phê hoà tan tăng
5% trong năm 2014. Vinacafe Biên Hoà chiếm 41% sản lượng và phân phối cà phê hoà
tan với mạng lưới 140.000 đại lý khắp toàn quốc. Nestle đứng thứ 2 với 26%, Trung
Nguyên đứng thứ 3 với 16%, Tran Quang Coffee chiếm 15%, những công ty khác chiếm
2% còn lại.


Sản lượng cà phê rang/xay và cà phê hoà tan của Việt Nam, giai đoạn 2010-2014
Năm

2010

2011


2012

2013

2014*

Đơn vị: nghìn tấn 68,1

80,5

92

90,4

92

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Việc mở rộng quy mô bán lẻ ngành cà phê sẽ thúc đẩy tiêu thụ trong nước trong
thời gian tới. FAS vẫn giữ nguyên số liệu ước tính về sản lượng tiêu thụ trong nước niên
vụ 2014/2015 là 2,08 triệu bao tương đương 125.000 tấn, tăng 4% so với năm ngoái. Dự
báo ban đầu của FAS về sản lượng tiêu thụ trong nước niên vụ 2015/2016 là 2,17 triệu
bao tương đương 130.000 tấn.
3.Tình hình xuất khẩu Cà phê Việt Nam
Theo số liệu phân tích từ Global Trade Atlas (GTA), Tổng cục hải quan và các
doanh nghiệp trong nước, trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, kim ngạch xuất khẩu cà
phê của Việt Nam đạt 657 tấn tương đương 10,95 triệu bao, giảm 24,5% so với cùng kỳ
niên vụ trước. Sự sụt giảm trong sản lượng xuất khẩu có thể thấy rõ vào tháng 2 và tháng
3 năm 2015 do giá cà phê thế giới giảm. Theo nguồn thông tin của các doanh nghiệp
trong ngành, người nông dân và các thương lái đang găm hàng để chờ giá cà phê tăng trở

lại. Các nhà xuất khẩu trong nước cho biết, nông dân và giới đầu cơ đang găm giữ một
lượng cà phê lớn và chỉ bán ra khi mức giá đạt được từ 40.000/kg ($1,89/kg) trở lên.
Nhiều đơn hàng sẽ bị trì hoãn do các nhà xuất khẩu đang gặp khó khăn thu mua cà phê
thô ở thị trường trong nước.


Xuất khẩu cà phê hạt của Việt Nam sang một số thị trường chính niên vụ 2014/15
Trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt sang 82
quốc gia trên khắp thế giới. Top 15 quốc gia đầu thu mua 83% tổng sản lượng cà phê hạt
xuất khẩu, tăng nhẹ so với mức 82% cùng kỳ niên vụ trước. Đức vẫn là quốc gia nhập
khẩu hàng đầu, sau đó là Hoa Kỳ.
FAS đã điều chỉnh lại mức dự báo về tổng sản lượng cà phê hạt xuất khẩu trong
niên vụ 2014/2015 xuống 25 triệu bao do sản lượng cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giảm
và tình trạng nông dân găm hàng, dẫn đến sản lượng xuất khẩu giảm trong ít nhất 3 tháng
của niên vụ này
Một số thị trường xuất khẩu cà phê hoà tan của Việt Nam niên vụ 2014/15 (tháng
10 năm 2014 – tháng 3 năm 2015)

Thị trường

Kim ngạch

1

EU

94.698

2


Nhật Bản

72.743

3

Hoa Kỳ

68.892

4

Nga

58.472

5

Philippines

57.764

6

Đài Loan

31.955


7


Trung Quốc

29.300

8

Thái Lan

28.799

9

Singapore

23.623

10

Bờ biển Ngà

18.021

11

Các nước khác

88.511

Total


572.778
Nguồn:

Trong 6 tháng đầu của niên vụ 2014/2015, Việt Nam đã xuất khẩu 573.000 bao cà
phê hoà tan tới 64 quốc gia trên thế giới. Đây là con số cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Do vậy, FAS dự báo tổng sản lượng cà phê hoà tan xuất khẩu sẽ tăng 44% trong niên vụ
2014/2015 đạt mức 1,3 triệu bao tương đương 78.000 tấn nhờ doanh số bán hàng tăng ở
các thị trường EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga, Philipine, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore.
FAS cũng điều chỉnh lại mức dự báo về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trong
niên vụ 2014/2015 bao gồm cà phê hạt, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hoà tan, từ
26,63 triệu bao tương đương 1,6 triệu tấn xuống còn 26,43 triệu bao tương đương 1,59
triệu tấn do lượng cà phê hạt xuất khẩu giảm.
Ban đầu FAS dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2015/2016 là
27,04 triệu bao, tương đương 1,62 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm ngoái do kim ngạch
xuất khẩu cà phê hoà tan tăng và nguồn cung xuất khẩu cà phê hạt đạt tiêu chuẩn khá dồi
dào.


Giá xuất khẩu cà phê hạt niên vụ 12/13 – 14/15
FOB
HCMC (US$/tấn)

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Giá xuất khẩu
trung bình
2014
2014
2014
2015

2015
2015

Niên vụ 2012/13

$2.022

$1.849

$1.827

$1.887

$2.003

$2.088

$1.946

Niên vụ 2013/14

$1.663

$ 1.533

$ 1.728

$ 1.718 $ 1.874 $ 2.017

$1.756


Niên vụ 2014/15

$2.072

$2.019

$1.910

$1.874 $ 1.852 $ 1.732

$1.910

25%

32%

11%

% thay đổi niên vụ
2014/15 so với niên vụ

9%

-1%

-14%

9%


2013/14
Giá xuất khẩu trung bình vào tháng 3 năm 2015 là 1,732 USD/MT, giảm 16% so
với tháng đầu tiên của niên vụ này (tháng 10 năm 2014 là 2,072 USD/MT). Mức giảm
này là do giá cà phê thế giới giảm mạnh. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2015, theo thông tin
của các cơ sở kinh doanh trong nước, giá cà phê xuất khẩu là 1,746 USD/MT(FOB
HCMC) đối với cà phê Robusta thô chưa phân loại.
Giá xuất khẩu cà phê hạt trung bình niên vụ 12/13 – 14/15

Nguồn:


II.Thực trạng quản lý nhà nước đối với Cà phê Việt Nam
Thực trạng sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu cà-phê hiện nay cho thấy, sự
phát triển thiếu ổn định, thăng trầm, không bền vững. Cần có những chính sách đồng bộ
mang tính lâu dài, căn cơ đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sản xuất kinh doanh ngành
hàng cà-phê.
Ðối với việc trồng cà-phê: Cần tuân thủ quy hoạch phát triển cà-phê đã được
phê duyệt. Cần có chính sách vay vốn tín dụng Nhà nước để tái canh đối với diện tích
cà-phê già cỗi. Người trồng cà-phê, ngoài việc tuân thủ quy trình cải tạo đất, quy trình kỹ
thuật thì việc lựa chọn giống chất lượng được kiểm định trước khi trồng là điều rất quan
trọng. Vì giống tốt hay xấu ảnh hưởng đến cả chu kỳ của cây cà-phê. Các cơ quan quản
lý và hỗ trợ theo chức năng cần giám sát mọi mặt phát triển tái canh và trồng mới cà-phê.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai các dự án sản xuất cà-phê bền vững, các chương
trình sản xuất cà-phê có chứng nhận theo các bộ nguyên tắc Utz, 4C... nhằm nâng cao
nhận thức và kỹ năng thực hành sản xuất cà-phê bền vững cho các hộ nông dân.
Về chế biến, đặc biệt là chế biến sâu, Nhà nước cần quy hoạch phát triển chế biến
cà-phê ở tất cả các cấp độ chế biến: cà-phê nhân, rang xay, chế biến cà-phê hòa tan, có
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm. Ðồng thời, có chính sách tín dụng đặc biệt ưu đãi đối với dự án chế biến càphê hòa tan, kết hợp với ma-két-tinh xây dựng thị trường tiêu thụ bền vững cả trong và
ngoài nước.

Ðối với thu mua xuất khẩu cà-phê hiện nay, cần có chính sách đồng bộ: từ thu mua
tạm trữ tới việc xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê có điều kiện về tài chính, kho
hàng, kinh nghiệm. Không để các doanh nghiệp bất chấp điều kiện về con người, về tài
chính, cơ sở vật chất... đua nhau làm xuất khẩu cà-phê như hiện nay. Chính sách thu mua
tạm trữ cần được xây dựng và thực hiện lâu dài đối với các doanh nghiệp tham gia cả về
kế hoạch tín dụng tạm trữ và cơ chế tài chính tạm trữ để điều hòa sản lượng tiêu thụ trong
năm, không để các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế chi phối. Cần có quỹ tài chính bảo


hiểm ngành hàng để hướng dẫn, hỗ trợ một phần tất cả các khâu sản xuất- chế biến- xuất
khẩu.
Ðối với những doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh về cà-phê như Tổng Công ty
Cà-phê Việt Nam, rất cần được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, xử lý hết những tồn tại cũ kéo
dài nhiều năm như: Vốn vay chương trình phát triển cà-phê chè AFD, chương trình hợp
tác cà-phê Việt - Ðức ODA, lỗ lũy kế của giai đoạn 2001- 2005..., để tổng công ty ổn
định, phát triển, thật sự là doanh nghiệp "đầu tàu" phát triển thương hiệu cà-phê Việt
Nam.
Chương 3: Cơ hội và Thách thức của ngành cà phê Việt Nam trong khối AEC
I.Cơ hội
Sau khi hình thành vào cuối năm trước, AEC cơ bản sẽ trở thành một thị trường
chung gồm khoảng 600 triệu người tiêu dùng với tổng GDP gần 3.000 tỷ USD, một
không gian sản xuất thống nhất, giúp phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN. Hàng
hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu chuyển trong
ASEAN mà không chịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên.
Việt Nam sẽ có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó
mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá
đầu vào nhập khẩu, từ đó, góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Từ trước tới nay, ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Tính đến 9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

với thị trường ASEAN đạt 31,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng
hóa sang khu vực thị trường ASEAN đạt trị giá 13,7 tỷ USD và chiếm 11,4% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước ra thế giới. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập
khẩu xấp xỉ 17,6 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN, chiếm 14,1% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường. Tính đến tháng 9 năm 2015,
ASEAN đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Liên minh


châu Âu và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn
Quốc.
Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường thu hút FDI cũng như mở rộng cơ hội đầu tư
sang các nước ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về
khoa học-công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ
và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tính đến hết tháng 10 năm 2015, ASEAN có 2.629 dự án FDI còn hiệu lực với
tổng số vốn đăng ký 56,55 tỷ USD, bình quân 1 dự án là 21,51 triệu USD/dự án cao hơn
so với bình quân đầu tư 1 dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 13,9 triệu USD/dự án.
Singapore dẫn đầu với 1.469 dự án, tổng vốn đầu tư là 33,9 tỷ USD, chiếm 60%
tổng vốn đăng ký. Đứng thứ 2 là Ma-lai-xia với 510 dự án, tổng vốn đăng ký là 13,36 tỷ
USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư. Thái Lan đứng thứ 3 với 406 dự án, tổng vốn đầu tư
là 7,03 tỷ USD chiếm 12% tổng vốn đầu tư.
Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi lớn nhờ phát huy hiệu quả từ quy mô để tăng
năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh. Điều mong đợi
hơn cả là việc AEC có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, đóng
góp vào tăng trưởng và thịnh vượng chung của khu vực. Bên cạnh đó, định hướng cải
thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho thương mại mà ASEAN đang đặt ra cho
giai đoạn sau 2015 sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Người tiêu dùng ASEAN sẽ có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả
thấp và chất lượng cao hơn. Thương mại và đầu tư nội khối có cơ hội phát triển nhanh

chóng.
Những tác động tích cực từ AEC sẽ góp phần tạo chuyển biến trong việc xây dựng
và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước, phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập
quốc tế.


Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở
rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng
như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, qua đó góp
phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Ngoài ra, tham gia hợp tác kinh tế ASEAN tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải
thiện năng lực cạnh tranh; tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo
hướng tăng giá trị gia tăng (từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang mặt hàng có chất lượng
cao); nâng cao năng lực và hiệu quả của nguồn nhân lực Việt Nam….
Điểm mạnh mà ngành cà phề Việt Nam có được:
Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù với giá rẻ hơn so với cà phê cùng loại của
các nước. Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới đánh giá cao
là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay.
Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua các chính
sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các hỗ trợ
khác trong nghiên cứu và phát triển.
Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập quán
và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật Bản
và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó nhu
cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không ngừng tăng.
Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là một lợi thế cho việc
xuất khẩu cà phê Việt Nam đặc biệt là vào thị trường chiếm thị phần cà phê thế giới lớn
như EU. Trong thời gian tới, khi hiệp định thương mai song phương Việt Nam – EU
(FTA) sẽ là một thuận lợi lớn cho ngành sản xuất ca phê nước ta.
Tham gia hợp tác kinh tế ASEAN tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng

lực cạnh tranh; tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng
tăng giá trị gia tăng (từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang mặt hàng có chất lượng cao


II.Thách thức
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là môi trường cạnh tranh gay gắt hơn do hội
nhập kinh tế khu vực mang lại, đặc biệt khi các quốc gia thành viên có đặc điểm sản xuất
khá giống nhau, có những thế mạnh chung trong nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế còn cần được cải thiện nhiều hơn nữa, liên quan đến nhiều
nguyên nhân như hạn chế về hạ tầng, bao gồm cả các yếu tố hạ tầng cứng (đường sá,
cảng biển, năng lượng,…) và hạ tầng mềm (hệ thống pháp lý, bộ máy hành chính…), hạn
chế về nguồn nhân lực, tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để lợi ích tăng trưởng kinh tế
được phân bổ đồng đều hơn, hạn chế về nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp,
người dân trong việc ứng xử với quá trình hội nhập kinh tế.
Ngoài ra, việc tuân thủ luật chơi chung và thực hiện các cam kết, thỏa thuận chung
của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác, đòi hỏi đầu tư nguồn lực và điều
chỉnh chính sách, pháp luật phù hợp
Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều, đây là một bất
lợi lớn của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cà phê
xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới và với
Indonesia.
Tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường cà phê thế giới trong những năm qua
cũng làm cho cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Thể thức mua bán phức tạp của chúng ta cũng góp phần tạo nên bất lợi cho cà phê
Việt Nam. Việc các nhà nhập khẩu than phiền về cách thức mua cà phê của họ ở Việt
Nam tốn thời gian. Họ phải đến tận nhà xuất khẩu để đàm phán xem xét chất lượng cũng
như các cam kết thời hạn, quá tốn kém thời gian. Trong khi với cách thức mua bán trên
các sở giao dịch thì họ chỉ mất vài giờ.Ví dụ như, Niên vụ 2013 - 2014, Việt Nam xuất
khẩu 1,6 triệu tấn cà phê, kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng 17,2% về lượng, nhưng chỉ tăng
12,5% về kim ngạch.



Vấn nạn hái trộm cà phê nói riêng và nông sản nói chung đã tạo cho người trồng
cà phê thói quen khi vườn cây chín 30% - 40% trái trên cây là thu hoạch. Bên cạnh đó
sau vấn đề phơi sấy, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch vẫn còn hạn chế. Tập quán canh tác,
chăm sóc của người trồng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Cơ cấu giống cây nhiều nơi
chưa phù hợp, diện tích cà phê già cỗi tăng lên… góp phần làm giảm chất lượng hạt cà
phê. Khi thu hoạch, nông dân thường bỏ quả tươi vào máy xay làm tróc vỏ để giảm thời
gian phơi, nhưng khi gặp mưa dễ làm hạt cà phê bị mốc; lúc đó lại dùng củi đốt nên hạt
cà phê bị ám khói, mất màu tự nhiên. Chưa kể, việc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá
trị còn hạn chế.
Theo Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), cà phê Việt Nam chiếm 19% lượng giao
dịch toàn cầu, là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới sau Brazil và đứng số 1 về cà phê
vối (Robusta). Vậy nhưng như những mặt hàng nông sản khác, ngành hàng cà phê còn
nhiều điều phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Cà phê Việt Nam còn phải cần nâng
cao chất lượng, thương hiệu, kỹ năng bán hàng hơn nữa để bán được giá tốt hơn. Theo
ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Vicofa, việc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy chế
biến tại Việt Nam với ý định làm ăn lâu dài cảnh báo nguy cơ khả năng đến thời điểm
nào đó, 80% lượng cà phê Việt Nam sẽ do công ty nước ngoài cung ứng nếu bản thân
doanh nghiệp không thay đổi cách làm.
Trong khi đó, từ năm 2015, chính thức mở cửa các nước Cộng đồng chung
ASEAN, do vậy, các nước trong khu vực có nhiều cơ hội đầu tư vào thị trường chế biến
cà phê Việt Nam. Các hiệp định thương mại đang đàm phán như TPP, FTA với EU, với
Nga… là những thách thức với doanh nghiệp nội địa.
Chương 4: Một số giải pháp và đề xuất đồng bộ nhằm nâng cao giá trị cà phề Việt
Nam
I.Dự đoán cung cầu cà phê trên thế giới ( năm 2015/2016)
Sản lượng cà phê thế giới vụ 2015/2016 được dự báo là tăng khoảng 6,4 triệu bao
so với vụ trước, đạt mức 152,7 triệu bao, chủ yếu là nhờ vào sản lượng của Indonesia và



Hoduras cũng như sự hồi phục nhẹ của Brazil. Lượng xuất khẩu và tiêu thụ toàn cầu được
dự báo là ở mốc kỷ lục, kéo mức tổng kết tồn kho xuống đến mức thấp nhất của 4 năm
qua.
Dự đoán về cung cầu cà phê ở một số nước xuất khẩu mạnh về cà phê trên Thế
giới :
Brazil
Arabica của Brazil được dự báo tăng thêm khoảng 3,8 triệu bao đạt mức 38 triệu
bao tại Minas Gerais và Sao Paulo, hai vùng này được đánh giá là sản xuất đến 80% sản
lượng của Brazil. Sản lượng thu hoạch Robusta được dự báo là giảm khoảng 2,6 triệu bao
đạt mức 14,4 triệu bao tại bang Espirito Santo là nơi trồng chính loại cà phê Robusta.
Tính tổng cộng hai loại cà phê của Brazil thu hoạch được dự báo là tăng 1,2 triệu bao, đạt
mức 52,4 triệu bao.

Sự hồi phục cà phê Arabica của Brazil
Việt Nam
Sản lượng cà phê Việt nam vụ 2015/2016 được dự báo là tăng khoảng 400.000
bao đạt mức 28,6 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi. Hơn 95% tổng sản lượng là loại cà phê


Robusta. Lượng xuất khẩu cũng được dự báo là sẽ tăng khoảng 500.000 bao đạt mức 25,5
triệu bao, trong khi lượng tồn kho vẫn còn cao.

Tăng trưởng sản lượng cà phê của Việt Nam
Columbia
Sản lượng Arabica của Colombia được dự báo là tăng khoảng 500.000 bao, đạt
mức 13 triệu bao, mức cao nhất trong hai thập niên. Lượng xuất khẩu của Colombia được
dự báo là tăng khoảng 500.000 bao đạt mức 11,5 triệu bao, mức tăng xuất khẩu chủ yếu
nhắm vào thị trường Mỹ và Châu Âu.


Sản lượng cà phê của Colombia


II. Các giải pháp và đề xuất đồng bộ
1. Tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm cà phê
Các hộ gia đình thường bán cà phê cho các lái buôn, thương lái... vì thế, người
nông dân thường hay bị ép giá hoặc giá bán không cao gây ảnh hưởng đến đời sống
người nông dân.
Do đó, việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm cà phê là việc hết sức quan trọng, nhà
nước nên hỗ trợ người nông dân trong việc bán cà phê mà không bị ép giá, tổ chức các
doanh nghiệp thu mua cà phê...
2. Giải pháp về giá cả đối với cây cà phê Việt Nam
a. Giá bán vật tư
Hiện nay, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị... có giá khá cao, giá bán vật
tư cao nhưng giá bán cà phê đang có tình trạng xuống dốc, giá khá rẻ. Nhà nước nên có
những giải pháp giúp đỡ cho ngưởi nông dân như tổ chức vay vốn với lãi suất rẻ, các đại
lí phân bón thuốc trừ sâu cho người nông dân trả tiền vào khi thu hoạch xong, và đặc biệt
là nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ về tình hình sản xuất và tiêu thụ phân giả...
b. Trợ giá sản xuất
Niên vụ cà phê 2014-2015, cả nước đạt sản lượng khá cao với khoảng 1,75 triệu
tấn. Tuy nhiên, do giá thành thấp, người dân đã giảm đầu tư thâm canh cà phê, dẫn đến
chất lượng xuống thấp. Vì thế, cần có những chính sách để hỗ trợ giá cà phê.
c. Tổ chức khuyến nông
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp
họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp những kiến thức về kỹ thuật,
kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự
giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện


đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khuyến nông

trong trồng trọt : nhằm thông tin, giáo dục cho ngưòi dân nắm bắt được những kỹ thuật
trồng mới, những quy trình chăm sóc cây trồng cho năng suất cao, những giống cây cho
kết quả tốt, nắm được phương pháp phòng bệnh cho cây trồng, biết đầu tư đúng mực để
cuối cùng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Việt Nam hiện là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê
vối; đứng thứ 2 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê nhân. Tuy nhiên, công nghiệp chế
biến cà phê còn nhiều hạn chế, chưa nâng cao được giá trị gia tăng của ngành hàng cà
phê. Để từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
tiến hành quy hoạch phát triển hệ thống chế biến cà phê từ nay đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng cà phê.
Theo đó, đối với cà phê nhân tập trung cho thị trường xuất khẩu. Từ nay đến năm
2020 tập trung nâng cấp, hiện đại hóa các dây chuyền chế biến hiện có để nâng cao chất
lượng và an toàn thực phẩm, với công suất chế biến cà phê nhân xuất khẩu khoảng 1 triệu
tấn/năm, không khuyến khích đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng công suất thiết kế đối
với các cơ sở chế biến cà phê nhân hiện có.
4. Mở rộng thị trường quốc tế, ứng dụng khoa học
Xuất khẩu cà phê qua nhiều quốc gia khác nhau, tạo mối quan hệ với các nước
trên thế giới. Bên cạnh đó, việc sản xuất cà phê cần áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, máy
móc thiết bị hiện đại...
5. Tổ chức quản lí và chính sách
Nhà nước cần có chính sách quản lí chặt chẽ, tránh trường hợp cà phê không đạt
yêu cầu, chất lượng kém. Cần có những chính sách hỗ trợ người nông dân về vốn, vật tư,
máy móc...
6. Nghĩa vụ về phía người sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê


Sử dụng giống tốt để cho năng suất và chất lượng cao, tránh sử dụng thuốc trừ sâu
quá nhiều, biết áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất.


KẾT LUẬN
Thông qua các thông tin về cộng đồng AEC, cũng như phân tích về thực trạng
ngành cà phề Việt Nam hiện tại đã cho ta thấy được các cơ hội thuận lợi cho sự phát triển
của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp cụ thể ngành cà phề Việt nói
riêng. Đồng thời, nhận ra các thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu
khi bước chân vào sân chơi lớn hơn mang tầm cỡ khu vực.
Đưa ra các hướng đi đúng đắn cho sự phát triển nông nghiệp và cụ thể ngành cà
phê. Hoạch định các chính sách giúp cải thiện và đưa ra các giải pháp giải quyết các bất
cập trong việc sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu cà phề Việt. Mang chất lượng cà phê
Việt, hồn Việt ra ngoài thế giới.

HẾT


×