Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH VIỆT NAM MEIWA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.19 KB, 38 trang )

Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tổ chức công tác kế toán trong
các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ để nhà nước tính toán,
xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước, kiểm soát quản lý và điều
hành nền kinh tế ở tầm vĩ mô theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự
vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động
kinh tế- tài chính của đơn vị đó. Vì vậy, nó là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần vào sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Đối với Công Ty Việt nam Meiwa, tổ chức công tác kế toán có vai trò tính toán,
ghi chép các hoạt động kinh tế - tài chính phát sinh rồi xử lý, tập hợp, cung cấp
thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính
để phân tích số liệu kế toán giúp Ban Giám đốc đưa ra các quyết định hợp lý, kịp
thời về kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, công tác kế toán còn
cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính ở công ty để giúp Lãnh
đạo công ty điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế- tài chính t hiệu quả cao thông
qua việc phân tích các thông tin kế toán để đánh giá được hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực trạng tài chính và dự đoán khả năng phát triển của công ty.
Tổ chức kế toán trong công ty có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho kế toán
thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu, phát huy vai trò trong quản lý và
trở thành công cụ kinh tế đắc lực của công ty.Hiểu được tầm quan trọng của công tác
kế toán đối với doanh nghiệp và được trang bị những kiến thức đã học được ở
trường qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại “Công Ty TNHH VIỆT NAM
MEIWA” em xin trọn đề tài “Kế Toán Tiền Lương”.

SVTH: Vũ Thị Kim Liên



Trang 1


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

Chương 1
Tổng quan và một số quy định tại Công Ty TNHH Việt Nam Meiwa
1.1 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Công ty TNHH Việt Nam
Meiwa:
1.1.1.
Lịch sử hình thành:
Căn cứ Giấy phép đầu tư số 497/GPĐC2 ngày 08 tháng 01 năm 1993 do Ủy
ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư cấp, các Giấy phép điều chỉnh số 497/GPDC1
ngày 09 tháng 01 năm 1996, số 497/GPDC2 ngày 28 tháng 3 năm 1998 do Bộ Kế
Hoạch và Đầu Tư và Ban Quản lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp cho Công ty
TNHH VN Meiwa chứng nhận nhà đầu tư:
PHONON MEIWA INC., Giấy phép thành lập số 0741 ngày 14 tháng 11 năm
1973 tại Nhật Bản, địa chỉ trụ sở chính tại 965 Anada-Cho, Seto-Shi, Aichi-Ken,
Japan.
Đại diện bởi: Ông FUJI MAKOTO, chức vụ Tổng Giám đốc, sinh ngày 05
tháng 04 năm 1944, quốc tịch Nhật Bản, hộ chiếu số TH2975164 cấp ngày 29 tháng 03
năm 2007 tại Nhật Bản, địa chỉ thường trú tại 2-Chome, 221-2 Fujimori Meito-ku,
Nagoya-Shi, Japan
Đang thực hiện dự án Công ty TNHH VN Meiwa, Giấy phép đầu tư số 497/GP
ngày 08 tháng 01 năm 1993 do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT NAM
MEIWA.

Tên giao dịch: VIETNAM MEIWA CO.,LTD
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Doanh
nghiệp chế xuất).
Vốn đầu tư: 12,743,000 USD
Ngành nghề sản xuất: Sản xuất gốm sứ cao cấp dùng cho máy móc điện tử, sản
xuất linh kiện điện thoại di động.
• Hiện trạng sử dụng mặt bằng
- Tổng diện tích mặt bằng: 14.000 m2.
- Tổng diện tích xây dựng: 8378 m2.
- Diện tích cây xanh: 980 m2 (hơn 7% tổng diện tích).
- Diện tích xây dựng các công trình xử lý môi trường: 110 m 2 bao gồm công
trình xử lý và hầm chứa.
Địa chỉ trụ sở 1 : Số 1 đường 15A, Khu công nghiệp Biên Hòa II, thành phố

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 2


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061-3836413
Fax: 061-3836415
Địa chỉ trụ sở 2 :Lô 103/6 Đường số 5 Khu công nghiệp AMATA, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 061-3936030
Fax: 061-3936033

E-mail:
1.1.2. Quá trình phát triển:
Công ty TNHH Việt Nam Meiwa được cấp giấy phép năm 1998 và bắt đầu
hoạt động năm 1999 với một xưởng sản xuất chíp điện tử gốm sứ đặt tại: Số 1 đường
15A, KCN Biên Hòa II. Khi mới thành lập công ty chỉ có khoảng 100 lao động. Cùng
với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên và Ban giám đốc đồng thời với nhu cầu cung
ứng ra thị trường ngày một tăng cao vì thế năm 2002 tiếp tục mở rộng thêm một xưởng
mới cùng địa điểm.Và cho đến hiện nay công ty đã có 4 xưởng sản xuất đặt ở 2 địa
điểm là khu công nghiệp Biên Hòa 2 và khu công nghiệp AMATA Biên Hòa, Đồng
Nai. Với tổng số lao động từ 100 nhân viên cho đến gần 1000 nhân viên. Doanh thu
hàng tháng đạt khoảng 182 triệu yên (tương đương khoảng hơn 40 tỷ đồng).
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại công ty TNHH
Việt Nam Meiwa:
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử cung cấp các mặt hàng phục vụ cho
lĩnh vực viễn thông ở thị trường Châu á như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và một
số thị trường khác.
1.2.1.1Những sản phẩm chính của công ty TNHH Việt Nam Meiwa:
Công ty sản xuất con chip sứ dùng trong các thiết bị điện tử.
Con chip được tạo ra từ bột nguyên liệu qua các quá trình như tạo hình, tráng
men, nung…Cuối cùng tạo ra sản phẩm mang tên chip điện tử. Các sản phẩm của công
ty sẽ được xuất khẩu 100% đi các nước Nhật, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.
1.2.1.2 Nguyên vật liệu đầu vào:
Công ty TNHH Việt Nam Meiwa sử dụng nhưng nguyên vật liệu chủ yếu sau:
Do công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nhật, Hàn và các nước Đông Nam Á nên nguyên
liệu được nhập khoảng 80% từ Nhật. Một số ít sẽ được nhập từ Singapore và các nước
khác.
- Bột Alumina A-96: Dùng để ép ra sản phẩm chip màu trắng.
- Bột BA-95: Dùng để ép ra sản phẩm chíp màu đen.
- Nguyên liệu bạc: Dùng để phủ lên sản phẩm.

- Thanh sứ (I-bar): Dùng để đặt sản phẩm lên khi đưa vào công đoạn nung.
Ngoài ra còn các nguyên vật liệu tiêu hao như bột đánh bóng, giấy đánh bóng, khẩu

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 3


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

trang, khăn lau…
1.2.1.3 Quy trình sản xuất con chip sứ:
Dây truyền sản xuất được trình bày như sau:
Bột Nguyên Liệu
Tạo Hình
Nung Nguyên Liệu
Đánh Bóng
Nhúng Bạc
Sấy Khô

Hình 1 :Sơ đồ quy trình sản xuất
( Nguồn: Công Ty TNHH Việt Nam MeiWa)
Sảnnhập
Phẩmkhẩu
Và Xuất
Hàngvà một số thị trường khác ,khi bột về
- Bột nguyênHoàn
liệu:Tất

Được
từ Nhật
được đưa vào kho công ty do bộ phận sản xuất quản lý. Khi sử dụng lập phiếu xuất
kho để sử dụng cho bộ phận. Sau đó đưa vào máy ép để ép.
- Tạo hình: Đầu tiên bột nhôm, bột sắt được làm khô bằng thiết bị sấy khô. Sau
đó bột khô được tạo mẫu đúc khuôn bằng một máy ép quay. Để tạo hình, vật định hình
gọi là “Con chip sứ Bobbin”. Người phụ trách công đoạn này cần có kinh nghiệm để
vận hành máy ép và sử dụng thành thạo các thao tác ở trên máy. Sau đó hướng dẫn lại
cho những người thực hiện.
- Nung nguyên liệu: Bobbin sẽ được đặt lên các khay nung gốm sứ (Được làm
bằng vật liệu chịu lửa) để đưa vào lò nung. Ở công đoạn này sử dụng lò nung để tạo
cứng. Nhiệt độ trong lò nung cũng được cài đặt và quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo
hàng không bị hỏng ,Nhân viên thực hiện công đoạn này không cần tay nghề và kinh
nghiệm, người phụ trách sẽ đào tạo và hướng dẫn.
- Đánh bóng: Đầu tiên cho Bobbin, nước và bột đánh bóng vào một bình nhựa.
Sau đó bình nhựa được đặt vào máy nghiền bi và máy đánh bóng. Bình nhựa được
xoay tròn đều trong một thời gian nhất định. Nhờ có sự quay tròn Bobbin được đánh
bóng tạo các góc tròn. Giống như công đoạn đưa sản phẩm vào nung nhân viên làm
việc tại công đoạn này sẽ được hướng dẫn từ người phụ trách công đoạn. Tất cả công
đoạn đánh bóng đều được máy móc xử lý dưới sự vận hành của con người.

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 4


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ


- Nhúng bạc: Giai đoạn này sử dụng máy Dipping để nhúng bạc. Thanh I-bar có
gắn Bobbin được đưa vào máy tráng bạc, bạc được phủ đều lên khắp Bobbin đã được
đưa vào nhúng. Do công việc không phức tạp nên nhân viên thực hiện không cần kinh
nghiệm khi nhận việc sẽ có người hướng dẫn.
- Sấy khô: Những thanh I-bar có gắn Bobbin đã được tráng bạc đặt vào khay sắt
và được sấy khô bằng lò nung điện. Công đoạn này dùng lò sấy để sấy khô mặt bạc.
- Hoàn tất sản phẩm và xuất hàng: Bobbin đóng gói bằng máy chân không, sau
đó được bộ phận đóng gói kiểm tra chất lượng những thành phẩm sẽ được đóng gói
vào thùng carton hoặc pallet nhựa vận chuyển trong container lên tàu.Còn những hàng
bị lỗi sẽ bị loại bỏ và làm thủ tục hủy phế phẩm.

1.2.2.Sơ đồ tổ chức, bộ máy hoạt động của công ty TNHH Việt Nam Meiwa:
1.2.2.1.Sơ đồ tổ chức, bộ máy hoạt động của công ty
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Giám đốc SX
Giám đốc chất lượng (ISO)

Giám đốc hành chính

Bộ phận HCNS, XNK,
Bộ phận SX, cơ khí
Bộ phận QLCL, ISO
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công Ty.
KT

(Nguồn: Công Ty TNHH Việt Nam MeiWa)
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công
ty. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý

khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội
bộ của Công ty quy định.
- Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Ban Giám đốc: Là những người hỗ trợ công việc cho Tổng Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết
những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng Điều lệ

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 5


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

của Công ty.
- Bộ phận hành chính nhân sự: Có chức năng quản lý nhân sự, thực hiện công
tác hành chính quản trị.
- Bộ phận xuất nhập khẩu: Làm các thủ tục liên quan đến xuất hàng, nhập hàng
thủ tục hải quan. .
- Bộ phận kế toán: Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty, Quản lý hệ
thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty, Làm việc với cơ quan thuế, BHXH vv….
đối với các vấn đề liên quan đến công việc kế toán – tài chính của công ty.
- Bộ phận sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ
tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho hàng của Công ty.
- Bộ phận Cơ khí chế tạo: Có chức năng nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết
bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc,

thiết bị của Công ty.
- Bộ phận quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty. Có
đạt chất lượng mà Công Ty đặt ra.
- Bộ phận ISO: Điều hành và duy trì việc áp dụng Hệ thống quản lý ISO
9001:2008 và ISO 14001:2004.
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán công nợ, Thanh toán ngân hàng
Kế toán giá
thành

Kế toán
lương

Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công Ty.
(Nguồn: Công Ty TNHH Việt Nam MeiWa)
- Kế toán trưởng: Ông Masayuki Shibata là người chịu trách nhiệm chung của
phòng kế toán, tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng kế toán viên. Tổ chức ghi chép
đầy đủ và phản ánh chính xác, trung thực tất cả tài sản và tổng kết phân tích kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Ông Tống Quang Tuyến là người chịu trách nhiêm lập và
phân tích đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định, hằng ngày, căn cứ vào các chứng
từ để ghi vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng, nhận sổ của các thành phần để tiến hành

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 6



Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

so sánh với sổ cái tổng hợp. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn kiêm phụ trách tài sản cố
định, ghi chép sổ sách, tính và trích khấu hao theo quy định.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Là người chịu trách
nhiệm có nhiệm vụ tập hợp chi phí các khoản hao phí vật chất (sản xuất, bán hàng,
quản lý doanh nghiệp…), mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán công nợ, thanh toán: Là người theo dõi việc hoạch toán và đối chiếu
công nợ với khách hàng, theo dõi các khoản thanh toán nội bộ. Theo dõi thực hiện hợp
đồng mua bán ủy thác.
- Theo dõi tình hình thu – chi tiền mặt, lập các phiếu thu, phiếu chi hoạch toán
chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thu hồi tạm ứng. Hàng ngày tiến hành ghi
vào sổ nhật ký chung cuối tháng lập báo cáo thu chi cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán Tiền Lương - Bảo Hiểm: Kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản
lượng, ngày công, đơn giá sản phẩm. Theo dõi và lập bảng tính phân bổ hạch toán các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ (nếu có) phải nộp và đã nộp.
1.2.3.Các quy định chung của Công Ty TNHH Việt Nam Meiwa:
1.2.3.1.Quy định chung trong làm việc:
Để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như thực hiện tốt các chiến lược phát triển
của công ty. Toàn thể nhân viên của công ty TNHH Việt Nam Meiwa trước khi vào
nhận việc đều được hướng dẫn các nội quy của công ty đề ra. Đó cũng là yêu cầu bắt
buộc mà tất cả nhân viên mới phải thực hiện. Nội quy gồm những hạng mục sau:
- Toàn bộ nhân viên phải có mặt trước 7h30 phút làm việc đến 11h30 phút thì
được nghỉ trưa 30 phút. Giờ làm việc buổi chiều bắt đầu từ 12h đến 16h mỗi ngày.
- Không được tự ý nghỉ làm mà không xin phép. Phải liên lạc trước.- Trong khi
đang làm việc không rời phân xưởng mà không có lý do. Khi có việc phải xin phép
cấp trên mới được rời xưởng.
- Ra vào công ty phải bấm thẻ chấm công. Cấm bấm thẻ dùm người khác.

- Trong giờ làm việc, cấm sử dụng điện thoại vào việc riêng.
- Nghiêm cấm hút thuốc tại bộ phận trong giờ làm việc.- Chỉ được phép ăn tại căn
tin trong giờ nghỉ.
- Cấm ngủ, nghe nhạc, làm việc riêng trong giờ làm việc.
1.2.3.2.Quy định về vệ sinh môi trường và PCCC:
• Quy định về vệ sinh môi trường:
- Phải giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và nơi công cộng.
- Phải phân loại và bỏ rác vào thùng đựng rác theo quy định.Trên thùng rác phải
có nhãn biểu thị chất thải.

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 7


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

- Quản lý chất thải, hóa chất đúng theo quy định nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
• Quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC).
- Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống cháy, nổ do cơ quan chức năng yêu
cầu.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC trong Nhà máy.
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các nội quy, quy định về an toàn lao
động
- PCCC và phòng chống các sự cố môi trường của các cán bộ công nhân viên
đang làm việc trong Nhà máy.
- Mỗi năm công ty cho nhân viên đi đào tạo nghiệp vụ PCCC.

1.2.3.3.Ngoài các quy định về phòng cháy chữa cháy thì Công ty cũng có
những quy định riêng về vệ sinh, môi trường.
Công ty thực hiện tốt các mục tiêu đề ra và cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe
an toàn lao động trong quá trình họat động với các biện pháp cụ thể sau:
- Tổ chức cho toàn bộ công nhân viên học tập về an toàn lao động theo định kỳ
và được thông tin cụ thể và đầy đủ về vệ sinh an toàn lao động.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước uống và thực phẩm cung cấp
hàng ngày.
- Hàng quý Công ty thực hiện công tác đo đạc môi trường tại các khu vực làm
việc tại các phân xưởng, làm việc theo định kỳ hàng năm để có các biện pháp cải
thiện vệ sinh môi trường lao động được tốt hơn.
- Kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng có thể giảm thiểu các nguy
cơ rủi ro do có sự không phù hợp về chất lượng và về độ tin cậy của sản phẩm. Các
nguy cơ đó cần thiết phải được kiểm soát từ khâu thiết kế sản phẩm thông suốt cho
đến toàn bộ chu trình tạo sản phẩm. Kiểm định trước khi xuất hàng là một công cụ
hữu ích cho việc xác định hiệu lực lần cuối cùng về sự phù hợp của sản phẩm,đóng
gói, bao bì, nhãn mác và các quy cách khác.
1.2.3.4. Quy trình kiểm soát chất lượng:
Sơ đồ kiểm soát:

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 8


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

Thành phẩm


Nhập-

Xuất kho

Kiểm tra sản
phẩm

Xuất đến khách hàng

Hình 4: Sơ đồ kiểm soát tại Công Ty.
(Nguồn: Công Ty TNHH Việt Nam MeiWa)
Kết thúc quá trình sản xuất tạo ra được thành phẩm. Thành phẩm được chuyển
tới bộ phận kiểm tra chất lượng (QA) để kiểm tra sau đó QA đóng mộc xác nhận đã
kiểm rồi mới xuất tới khách hàng.
1.2.3.5.Tiêu chuẩn 6S:
- Seiri (Sàng lọc): Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết. Loại bỏ
những thứ không cần thiết.
- Seition (Sắp sếp): Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp. Dễ dàng
sử dụng.
- Seiso (Sạch sẽ): Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ toàn bộ phân xưởng, thiết bị...
- Seiketsu (Săn sóc): Duy trì 3S mọi lúc mọi nơi.
- Shitsuke (Sẵn sàng): Mọi người tuân thủ 3S một cách tự giác, tự nguyện.

Chương 2:
Nội dung thực tập tại Công ty TNHH Việt Nam Meiwa
2.1. Quy trình thực tập và công việc thực tế tại Công ty.
2.1.1. Quy trình làm việc tại phòng kế toán.
Doanh nghiệp thực hiện Chế độ kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và các Thông Tư hướng dẫn sửa đổi, bổ

sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Kỳ báo cáo tài chính theo năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam đồng. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
sang đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số
10 “ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá”.

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 9


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Đầu kì + nhập- xuất.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Doanh nghiệp thực hiện kê khai và
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Báo cáo kế toán:
Theo quy định của Luật kế toán, định kỳ hàng quý Công ty sẽ lập và công bố các
báo cáo tài chính sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Hệ thống sổ kế toán áp dụng theo hình thức nhật ký chung


• Sơ đồ ghi sổ theo hình thức nhật ký chung:

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc
Ghi chú:biệt

Hình 5: Sổ nhật ký chung
Sổ thẻTy)
kế toán chi
( Nguồn: Phòng kế toán Công
Sổ nhật ký chung
tiết

: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sổ cái
Bảng tổng
hợpsau:
chi
* Trình tự phản ánh vào sổ kế toán theo
hình thức Nhật Ký Chung
như
tiết
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian và định khoản kế toán.
Bảng
đối Ký
phát Đặc Biệt.

- Các đối tượng kế toán được ghi vào
sổ cân
Nhật
sinh

- Cuối tháng tính số tổng cộng và ghi vào các bảng tổng hợp chi tiết. Cộng số liệu
trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đă kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số
liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
được dùng để lập các báo cáo tài chính.Về
Báochi
cáo tết
tài chính
nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 10


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

sinh phải bằng tổng phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung.
2.1.2.Công việc thực tế tại phòng kế toán Công ty.
Tại phòng kế toán tôi được phân công phụ trách kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.

Nhiệm vụ:
- Photo – in các loại giấy tờ cần thiết

- Sắp xếp các hóa đơn, chứng từ, phiếu thu, phiếu chi và làm sổ chi tiết các tài
khoản.
- Sau đó được phụ giúp tính lương và các khoản trích theo lương.

Công việc cụ thể như sau:
- Hằng ngày phải chấm công, chấm tăng ca cho công nhân viên trong Công ty.
- Trong tháng làm giấy nghỉ phép cho công nhân viên, làm bảng báo cáo số ngày
nghỉ phép của công nhân viên.
- Cuối tháng tính bảng chấm công cho công nhân viên trong công ty, làm báo cáo
tiền lương trong tháng.

Mô tả quy trình làm việc tại Công ty:
Photo và in
giấy tờ

Sắp xếp các loại hóa
đơn, chứng từ

Làm sổ chi tiết các loại
tài khoản
tàitàitikhkhoản :
136,334…

Phụ làm lương và các
khoản trích theo lương
Hình 6: Quy trình làm việc tại Công ty lương lương

( Nguồn: Phòng kế toán Công Ty)

2.2. Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn tại doanh nghiệp

2.2.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động đã bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là
nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên
giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó việc chi tra tiền lương hợp lý, phù
hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng
năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật.
 Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Bảng lương công nhân viên
- Phiếu chi

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 11


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

Bảng chấm công
Theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ phép, nghỉ việc, nghỉ thai sản. ..để có
căn cứ chấm công trả lương, thanh toán bảo hiểm cho nhân viên trong công ty.
Bộ phận nhân sự sẽ chấm công theo trong tháng bộ phận nhân sự sẽ thu toàn bộ
thẻ bấm của công nhân viên để chấm công và theo dõi tình hình nghỉ phép cũng như
tăng ca từng nhân viên, ghi vào bảng chấm công từng ngày tương ứng trong các cột từ
ngày 1 đến ngày 31.
Bảng chấm công sau khi được tổng hợp hoàn thành sẽ duyệt để giao cho phòng

kế toán tiến hành tính lương.
Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân viên
Làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc
tính toán tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ thống
kê về lao động tiền lương. Sau khi bộ phận chấm công nộp bảng chấm công kèm theo
các chứng từ liên quan thì phòng kế toán sẽ tiến hành tính lương cho công nhân viên.
Khi kế toán tính lương và kiểm tra xong thì đưa cho kế toán trưởng xem xét ký tên,
khi kế toán trưởng tiến hành xem xét xong thì trình lên chủ doanh nghiệp phê duyệt.
Bảng lương được phê duyệt sẽ làm căn cứ để phát lương cho công nhân viên.
Bảng lương công nhân viên
Làm căn cứ để nhân viên tiến hành việc kiểm tra tính lương của chính mình. Sau
khi tính lương, phòng kế toán sẽ tiến hành thống kê các khoản lương theo từng nhân
viên theo số thẻ từng nhỏ đến lớn.Và tiến hành in phong bì theo số thứ tự đồng thời in
phiếu lương của từng nhân viên, sau khi in hoàn tất kế toán kiểm tra lại lần nữa và để
bảng lương công nhân viên vào theo đúng số thẻ in trên phong bì, và tiến hành phát
lương theo các khoản tương ứng với cột kết quả tính lương trong bảng tính lương của
công nhân viên.
Phiếu chi
Từ các chứng từ liên quan đến việc chi trả tiền như bảng tính lương, làm thêm giờ,
bảng thanh toán bảo hiểm xã hội… đã được chủ doanh nghiệp duyệt kế toán tiến hành
viết phiếu chi để chi trả cho các cán bộ, công nhân viên.
Phiếu chi được lập thành 2 liên:
- 01 liên làm chứng từ gốc
- 01 liên được kèm theo chứng từ để chuyển cho phòng kế toán tổng hợp lập báo
cáo tài chính.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” được dùng để phản ánh các khoản phải trả
cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản

SVTH: Vũ Thị Kim Liên


Trang 12


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội dung và kết cấu của TK 334.
TK 334 “ Phải trả người lao động”
Lương và các khoản phải trả cho
người lao động trong doanh nghiệp
Các khoản khấu trừ lương
Tổng số phát sinh Nợ

Số còn phải trả người lao động
Lương và các khoản phải trả cho
người lao động trong doanh nghiệp
Tổng số phát sinh Có
Số còn phải trả người lao động

 Các hình thức trả lương:
Tiền lương trả theo thời gian
Cách tính: Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao
động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động.
Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ
làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động
của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ
thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương
nhất định.

Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong
các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân
viên chức.
Trả lương theo thời gian = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành
công việc và đạt yêu cầu
Trả lương theo sản phẩm
Cách tính: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao
động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm
đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một
đơn vị sản phẩm, lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho
một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền
lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt
hoặc vượt mức quy định.
Tiền lương được lãnh trong tháng = Số lượng sản phẩm công việc hoàn
thành x Đơn giá tiền lương

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 13


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ


Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công
việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân
xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v.. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Theo
cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận
trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định.
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan
tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản
thân họ.
Tiền lương được lãnh
Tiền lương được lãnh
X
=
trong tháng
của bộ phận gián
2.2.2.Các khoản trích theo lương

tiếp Tỷ lệ tiền
lương gián tiếp

 Khái niệm:

- Bảo hiểm xã hội: Chính là các khoản tính vào chi phí để hình thành lên quỹ
BHXH, sử dụng để chi trả cho người lao động trong những trường hợp tạm thời hay
vĩnh viễn mất sức lao động. Khoản chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi bị ốm
đau, thai sản, tại nạn lao động, được tính trên cơ sở lương, chất lượng lao động và thời
gian mà người lao động đã cống hiến cho xã hội trước đó.
- Bảo hiểm y tế: Do cơ quan BHYT quản lý và trợ cấp cho người lao động thông
qua mạng lưới y tế. Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là

người lao động phải có thẻ bao hiểm y tế.Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT.
Đây là chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ người lao động
học nghề và tìm việc làm. Người lao động hưởng BHTN đủ 3 điều kiện sau: đóng đủ
BHTN 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động, đã dăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, và chưa tìm
được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động
- Kinh phí công đoàn: Là khoản trích nộp sử dụng với mục đích cho hoạt động
của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi ích chính đáng cho người lao động.
Tài khoản sử dụng:
- TK338: Phải trả, phải nộp khác dùng để phản ánh tổng hợp các khoản phải trả,
phải nộp cho cơ quan cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phải trả, phải
nộp khác.

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 14


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

+ TK 338 có các TK cấp 2 như sau:
- TK 3382: Kinh phí công đoàn
- TK 3384: Bảo hiềm y tế
- TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp
- TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”
- Nộp bảo hiểm xã hội cho cấp trên

- Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị
- Chi mua BHYT cho người lao động
- Chi kinh phí công đoàn
- Số BHXH đã nộp cho cơ quan quản
lý quỹ BHTN

Số đã trích chưa sử dụng hết
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ
lệ với tiền lương.
- Hạch toán vào chi phí liên quan
- Trích BHTN vào chi phí liên quan
- Trích BHTN khấu trừ vào lương
của nhân viên

Tổng số phát sinh Nợ

Tổng số phát sinh Có
Số đã trích chưa sử dụng hết
Quy định trích nộp các khoản bảo hiểm tại Công ty.
- Trích lập BHXH :
Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 24% trên tổng tiền lương phải trả

cho công nhân viên trong từng kỳ kế toán, trong đó :
Người sử dụng lao động phải chịu 17% trên tổng quỹ lương và đươc tính vào
chi phí SXKD.
Người lao động phải chịu 7% trên tổng quỹ luơng bằng cách khấu trừ vào
lương của họ.
- Trích lập BHYT :
Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng tiền lương phải trả
cho công nhân viên, trong đó:

Người sử dụng lao động phải chịu 3% và được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
Người lao động phải chịu 1,5% bằng cách khấu trừ vào lương của họ.
Toàn bộ 3% trích được DN nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành phố.
Quỹ này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên.
- Trích lập BHTN :
Theo Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất
nghiệp thì DN sẽ chịu mức phí là 1% và người lao động sẽ chịu 1%
- Trích lập KPCĐ :
Người sử dụng lao động phải đóng 2% trên tổng quỹ lương
Như vậy tổng cộng các khoản trích theo lương theo chế độ quy định là 32,5%
trong đó doanh nghiệp chịu 23% (17% BHXH, 3% BHYT, 1%BHTN, 2% KPCĐ) và
người lao động chịu 9,5% trừ vào lương (7% BHXH, 1,5% BHYT, 1%BHTN).

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 15


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

Sơ đồ tài khoản
TK 111,112

TK 334

TK 154, 241, 622, 641, 642


Ứng và thanh toán tiền và các Tiền lương phải trả cho
khoản khác cho người LĐ

người lao động

TK 138, 141, 333, 338

TK 338(3383)

Các khoản khấu trừ vào lương
Và thu nhập của người LĐ

BHXH phải trả
cho người LĐ

TK 511

TK 431

Trả lương và thưởng cho các TLPT cho người LĐ từ quỹ
khoản khác cho người LĐ

khen thưởng phúc lợi

TK 33311

TK 335

Thuế GTGT ( nếu có)


Phải trả tiền lương nghỉ phép

Cho CNSX (nếu trích trước)

Hình 6:Sơ đồ hạch toán tiền lương
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
2.2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thực tế phát sinh tại
Công Ty TNHH Việt Nam Meiwa:
 Quy trình công việc.
Tập hợp bảng
chấm công

Lập bảng thanh
toán tiền lương

Kiểm tra bảng
tiền lương
Phát lương

Xem xét, ký
duyệt
Nhận lại
bảng lương

Hình 6: Quy trình công việc.
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

SVTH: Vũ Thị Kim Liên


Trang 16


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

Khi công nhân viên đi làm, bộ phận chấm công tiến hành chấm công hàng ngày
cho nhân viên và gửi bảng chấm công cho kế toán tiền lương vào cuối tháng.
- Sau đó kế toán tiền lương tiến hành tập hợp bảng chấm công và các chứng từ liên
quan và kiểm tra chính xác. Kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, tiền
thưởng và các khoản phải nộp, sau đó chuyển cho kế toán trưởng.
- Sau khi nhận được bảng lương, kế toán trưởng sẽ tiến hành kiểm tra lại bảng lương,
có hai trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Kế toán trưởng không đồng ý duyệt bảng lương thì bảng lương
sẽ được chuyển lại cho kế toán tiền lương, kế toán tiền lương sẽ điều chỉnh và lập lại
bảng thanh toán tiền lương, thưởng và các khoản phải nộp. Sau đó lại chuyển cho kế
toán trưởng duyệt lại.
+ Trường hợp 2: Kế toán trưởng đồng ý duyệt bảng lương, thì bảng lương sẽ được
chuyển cho Giám đốc.
- Sau đó chủ doanh nghiệp xem xét và ký duyệt bảng lương rồi chuyển lại cho kế toán
trưởng.
- Kế toán trưởng nhận lại bảng lương và chuyển lại cho kế toán tiền lương. Kế toán
tiền lương sẽ căn cứ vào bảng lương đã duyệt và tiến hành trả lương cho CNV.
- Nhân viên ký nhận vào bảng lương sau khi đã nhận lương.

Hình thức trả lương:
- Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian, dựa trên tay nghề, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ… Do đó mức lương cũng khác nhau… khi tính lương kế toán dựa trên
những ngày, giờ thực tế trong tháng.

- Công ty thanh toán lương cho toàn bộ công nhân viên vào ngày 10 hàng tháng Cuối
tháng dựa vào bảng chấm công nhân viên kế toán nhập số liệu vào máy để lên bảng
thanh toán tiền lương cho CBCNV. Từ bảng thanh toán tiền lương kế toán khấu trừ vào
các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp và được tính vào chi phí.
Cách tính:
Thu nhập = LCB + Lương tăng ca + Phụ cấp – Các khoản phải trừ

Trong đó:
+ Lương CB = Lương ngày * 26 (- số ngày nghỉ trong tháng ).
+ Lương ngày = LCB/26.
+ Lương giờ = Lương ngày/8
- Lương làm thêm giờ (TC).
+ Tăng ca ngày thường = Lương giờ * 150% * số giờ làm thêm.
+ Tăng ca ngày Chủ Nhật = Lương giờ * 200% * số giờ làm thêm.
+ Tăng ca ngày lễ = Lương giờ * 250% * số giờ làm thêm.
SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 17


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

- Phụ cấp: Phụ cấp công việc, kỹ năng, chuyên cần, nhà ở, xăng đi lại, giao dịch ( nếu
có ).
- Các khoản phải trừ: BHXH (7%), BHYT (1,5%), BHTN (1%), thuế thu nhập, KPCĐ
nếu có.
 Đây là cách tính lương chung cho toàn bộ CBCNV


Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
* Mức trích BHXH , BHYT,BHTN,KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định như sau :
BHXH
(1)
24%

BHYT
(2)
4.5%

BHTN
(3)
2%

KPCĐ
(4)
2%

Trong đó:
Đơn vị sử dụng lao động đóng là :
- BHXH: Đơn vị sử dụng lao động trích 17% trên LCB và được tính vào chi phí
- BHYT: Đơn vị sử dụng lao động trích 3% trên LCB và được tính vào chi phí
- BHTN: Đơn vị sử dụng lao động trích 1% trên LCB và được tính vào chi phí
- KPCĐ: Đơn vị sử dụng lao động trích 2% trên tổng lương ( không tính tiền chuyên
cần ) và được tính vào chi phí.
Người lao động đóng là :
- BHXH: Người lao động trích 7% trên lương căn bản khấu trừ trên lương.
- BHYT: Người lao động trích 1.5% trên lương căn bản khấu trừ trên lương.
- BHTN: Người lao động trích 1% trên lương căn bản khấu trừ trên lương.
Các khoản khấu trừ vào lương mà CBCNV phải nộp căn cứ vào mức lương cơ bản tối

thiểu kế toán sẽ trích 7% BHXH, 1,5% BHYT, BHTN 1% trên tổng số LCB.
BHXH = Mức LCB * 7%, BHYT = Mức LCB * 1,5%, BHTN = Mức LCB * 1%
-Doanh nghiệp phải đóng 23%. Trong đó 17% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, 2%
KPCĐ tính trên tổng lương cơ bản của CBCNV để nộp cho cơ quan cấp trên và trừ
vào chi phí.
BHXH = MLCB * 17%, BHYT = LCB * 3%
BHTN = MLCB * 1%, KPCĐ = MLCB * 2%

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 18


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

2.2.4 Nghiệp vụ tiền lương thực tế phát sinh tại Công Ty TNHH Việt Nam Meiwa:
Tên công ty : TNHH Việt Nam Meiwa
Lô 103/6-Đường 5-KCN Amata - Biên Hòa - Đồng Nai
MST: 3600401760
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN THÁNG 07/2012
Công nhân sản xuất phân xưởng A
ST
T

Họ và Tên

Chức Lương
vụ


Các khản thu nhập
Thu nhập Tổng Cộng

Chính

khác

Các khoản khấu trừ
BHXH
BHYT
BHTN
7%

1,5%

1%

Thực Lãnh

1

Nguyễn T Thuý

CN

2.500.000

400.000


2.900.000

203.000

43.500

29.000

2.624.500

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Hoàng M Sao
Lê Thị Thuỳ
Vũ Hải Sơn
Nguyễn Thị Yến

Vũ Thị Thuỳ
Ngô Hải Yến
Vương Thị Lài
Hồ Uyên Ly
Nguyễn Thị Nga
Vũ Tuyết Minh
Nguyễn Thi Hà
Nguyễn Th ị L ê
Đỗ Thị Bích
Phan Thị Hân
Phạm Thảo Hà

CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN

2.500.000
2.500.000

2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000

400.000
400.000
400.000
400.000
400.000
400.000
400.000
400.000
400.000
300.000
200.000
300.000
300.000
400.000
400.000


2.900.000
2.900.000
2.900.000
2.900.00
2.900.000
2.900.000
2.900.000
2.900.000
2.900.000
2.800.000
2.700.000
2.800.000
2.800.000
2.900.000
2.900.000

203.000
203.000
203.000
203.000
203.000
203.000
203.000
203.000
203.000
196.000
189.000
196.000
196.000
203.000

203.000

43.500
43.500
43.500
43.500
43.500
43.500
43.500
43.500
43.500
42.000
40.500
42.000
42.000
43.500
43.500

29.000
29.000
29.000
29.000
29.000
29.000
29.000
29.000
29.000
28.000
27.000
28.000

28.000
29.000
29.000

2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.534.000
2.443.500
2.534.000
2.534.000
2.624.500
2.624.500

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 19


nhận


Báo Cáo Tốt Nghiệp
17

18
19
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44

Trương Văn Tú
Trần T Nga
Phạm Thị Song

Nguyễn T Minh
Nguyễn T Duy
Mai Thi Thuỷ
Hoàng T Oanh
Trần Thị Thiên
Lê Thị Giao
Ngô Thị Hảo
Ngô Thị Quế
Đỗ Thị Thanh
Trương T Lệ
Lê Thị Hồng
Trương V Nam
Lương T Huyền
Ngô T Thanh
Phùng T Đan
Nguyễn T Hải
Lưu T Hải
Mai Đức Anh
Vũ Ngọc Tài
Lưu Đức Hoa
Phạm Ngọc Quý
Lưu T Bình
Ng Trọng Phát
Lưu Mạnh Hào

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
CN
CN

CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN

2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000

2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.700.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000
2.500.000

400.000
300.000
200.000
300.000
400.000
400.000

400.000
400.000
500.000
500.000
400.000
400.000
400.000
400.000
400.000
500.000
500.000
300.000
400.000
300.000
400.000
400.000
400.000
500.000
500.000
500.000
300.000

Trang 20

2.900.000
2.800.000
2.700.000
2.800.000
2.900.000
2.900.000

2.900.000
2.900.000
3.000.000
3.000.000
2.900.000
2.900.000
2.900.000
2.900.000
2.900.000
3.200.000
3.000.000
2.800.000
2.900.000
2.800.000
2.900.000
2.900.000
2.900.000
3.000.000
3.000.000
3.000.000
2.800.000

203.000
196.000
189.000
196.000
203.000
203.000
203.000
203.000

210.000
210.000
203.000
203.000
203.000
203.000
203.000
224.000
210.000
196.000
203.000
196.000
203.000
203.000
203.000
210.000
210.000
210.000
196.000

43.500
42.000
40.500
42.000
43.500
43.500
43.500
43.500
45.000
45.000

43.500
43.500
43.500
43.500
43.500
48.000
45.000
42.000
43.500
42.000
43.500
43.500
43.500
45.000
45.000
45.000
42.000

29.000
28.000
27.000
28.000
29.000
29.000
29.000
29.000
30.000
30.000
29.000
29.000

29.000
29.000
29.000
32.000
30.000
28.000
29.000
28.000
29.000
29.000
29.000
30.000
30.000
30.000
28.000

2.624.500
2.534.000
2.443.500
2.534.000
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.715.000
2.715.000
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.624.500

2.624.500
2.896.000
2.715.000
2.534.000
2.624.500
2.534.000
2.624.500
2.624.500
2.624.500
2.715.000
2.715.000
2.715.000
2.534.000


Báo Cáo Tốt Nghiệp
45

Ng Đức Tài
TỔNG CỘNG

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
CN

2.500.000
112.800.000

300.000
2.800.000
17.500.000 130.300.000


196.000
42.000
28.000
2.534.000
9.121.000 1.954.500 1.303.000 117.921.500
Ngày 30 tháng 07 năm 2012

Tên công ty : TNHH Việt Nam Meiwa
Lô 103/6-Đường 5-KCN Amata - Biên Hòa - Đồng Nai
MST: 3600401760
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN THÁNG 07/2012
BỘ PHẬN BÁN HÀNG

ST
T

Họ và Tên

Chức Lương
vụ

Các khản thu nhập
Thu nhập Tổng Cộng

Chính

khác

Các khoản khấu trừ

BHXH
BHYT
BHTN
7%

1,5%

1%

Thực Lãnh Ký nhận

3.000.000
2.900.000
2.900.000
2.800.000
2.800.000
2.700.000
2.800.000

1.000.000
1.000.000
1.000.000
900.000
900.000
800.000
900.000

4.000.000
3.900.000
3.900.000

3.700.000
3.700.000
3.500.000
3.700.000

280.000
273.000
273.000
259.000
259.000
245.000
259.000

60.000
58.500
58.500
55.500
55.500
52.500
55.500

40.000
39.000
39.000
37.000
37.000
35.000
37.000

3.620.000


V ũ Thành Trang

PTC
PTC
PKT
PKT
PKT
PKT
PVT
PVT

2.700.000

800.000

3.500.000

245.000

52.500

35.000

3.167.500

9

Vũ Xuân Quỳnh


PVT

2.700.000

800.000

3.500.000

245.000

52.500

35.000

3.167.500

10
11
12

Phạm Thị Nga
Vũ Thế Phong
Lưu Khải Mạnh

PVT
PVT
PVT

2.700.000
2.700.000

2.500.000

800.000
800.000
800.000

3.500.000
3.500.000
3.300.000

245.000
245.000
231.000

52.500
52.500
49.500

35.000
35.000
33.000

3.167.500
3.167.500
2.986.500

1
2
3
4

5
6
7

Ng Hồng Hạnh
Phạm V Minh
Vũ Hoài Bắc
Lê Thị Thuý
Phạm Thị Vy
Bùi Lệ Quyên
Ng tuyết Anh

8

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 21

3.529.500
3.529.500
3.348.500
3.348.500
3.167.500
3.348.500


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ


TỔNG CỘNG

33.200.000

Người lập

10.500.000

43.700.000

Kế toán

3.059.000

655.500
437.000
39.548.500
Ngày 30 tháng 07 năm 2012

Giám Đốc

Vũ Thị Kim Liên

Masayuki Shibata

Tên công ty : TNHH Việt Nam Meiwa
Lô 103/6-Đường 5-KCN Amata - Biên Hòa - Đồng Nai
MST: 3600401760
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN THÁNG 07/2012
BỘ PHẬN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP


ST
T
1
2
3

Họ và Tên

Ng Xuân Thái
Đặng Thuỳ Hoa
Vũ Ngọc Hải

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Chức Lương
vụ
QL
QL
QL

Các khản thu nhập
Thu nhập Tổng Cộng

Chính

khác

3.800.000
3.800.000

3.800.000

900.000
900.000
900.000

Trang 22

Các khoản khấu trừ
BHXH
BHYT
BHTN
7%

4.700.000
4.700.000
4.700.000

329.000
329.000
329.000

1,5%
70.500
70.500
70.500

1%
47.000
47.000

47.000

Thực Lãnh Ký nhận

4.253.500
4.253.500
4.253.500


Báo Cáo Tốt Nghiệp
TỔNG CỘNG
Người lập

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
11.400.000

2.700.000

Kế toán

Vũ Thị Kim Liên

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 23

14.100.000

987.000
Giám Đốc


211.500
141.000
12.760.500
Ngày 30 tháng 07 năm 2012


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

+ Tiền lương phải trả cho các bộ phận như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 622:
130.300.000đ
Nợ TK 627:
20.000.000đ
Nợ TK 641:
43.700.000đ
Nợ TK 642:
14.100.000đ
Có TK 334:
208.100.000 đ
+ Sơ đồ tài khoản 334.
TK 334
TK 622
130.300.000
TK 627
20.000.000
TK 641

43.700.000
TK 642
14.100.000

Hình 7: Sơ đồ tài khoản 334.
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 24


Báo Cáo Tốt Nghiệp

GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ

+ Vào Sổ Cái Tài Khoản
Tên công ty : TNHH Việt Nam Meiwa
Lô 103/6-Đường 5-KCN Amata - Biên Hòa - Đồng Nai
MST: 3600401760
SỔ CÁI
Ngày 30 tháng 07 năm 2012
Tài Khoản 334: phải trả Công nhân viên

ST
T
1
2
3
4


SỐ TIỀN

TK
NGÀY

DIỄN GIẢI

Đối
Ứng

30/07/2012
30/07/2012
30/07/2012
30/07/2012

Trích trả lương cho bộ phận CNSX
Trích trả lương cho BP SXC
Trích trả cho BP bán hàng
Trích trả cho BP QLDN
Tổng Cộng

Kế Toán

622
627
641
642

Vũ Thị Kim Liên

+ Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành
Phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 622 :
29.969.000 đ
Có TK 3382: 2.606.000 đ
Có TK 3383: 22.151.000 đ
Có TK 3384: 3.909.000 đ
Có TK 3389: 1.303.000 đ
Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627:

4.600.000 đ

Có TK 3382: 400.000 đ
Có TK 3383: 3.400.000 đ
Có TK 3384: 600.000 đ

SVTH: Vũ Thị Kim Liên

Trang 25



130.300.000
20.000.000
43.700.000
14.100.000
208.100.000
Ngày 30 Tháng 07 năm 2012


Giám đốc

- Phần tính vào chi phí :

Nợ


×