Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ngành điều, các cơ hội và thách thức của ngành điều khi gia nhập khối AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.63 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
******

BÀI BÁO CÁO
MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
GVHD: Trần Minh Trí
Thực hiện: Nhóm 22-Thứ 5, tiết 789, TV101

Thủ Đức, tháng 06 năm 2016



CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
2.1 Đặt vấn đề
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967 gồm 10
quốc gia, trong đó có VN với mục tiêu nhằm thiết lập một liên minh chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội của các nước trong khu vực. Sau 47 năm tồn tại và phát triển, trải
qua nhiều bối cảnh thăng trầm của thế giới và khu vực, ASEAN đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, trở thành một tổ chức hợp tác khu vực trên tất cả các lĩnh vực;
trong đó lĩnh vực kinh tế luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Hiện nay, ASEAN
đang chuyển sang giai đoạn thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế
“ASEAN tầm nhìn 2020” và AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng
ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát
triển với mục tiêu bao trùm là hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt
động dựa trên cơ sở pháp lý và hiến chương ASEAN.
Trong bối cảnh quốc tế mới và tác động của AEC đối với VN thì việc nhận diện
những “cơ hội” và “thách thức” đối với các doanh nghiệp VN là cần thiết, góp phần
định hướng những lợi ích và những khó khăn mà AEC sẽ mang lại cho nền kinh tế VN
cũng như các doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào một thị
trường chung và thống nhất.


Bài nghiên cứu này thì chủ yếu đề cập đến ngành điều, các cơ hội và thách thức
của ngành điều khi gia nhập khối AEC. Trong đó có liên quan đến việc trồng trọt, chế
biến và xuất khẩu hạt, dầu và nguyên liệu từ cây điều sao cho nâng cao năng suất, hạn
ngạch xuất khẩu, ngành điều phải tận dụng được các cơ hội và vượt qua thách thức khi
dòng hàng hóa được lưu chuyển tự do hơn khi gia nhập khối AEC.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của ngành hàng hạt điều Việt Nam khi Việt
Nam gia nhập AEC, từ đó đưa ra một số kiến nghị để giúp ngành điều Việt Nam có thể
hội nhập và phát triển bền vững trên thị trường, làm tăng giá trị kinh tế của hạt điều
nói riêng và của nông sản Việt Nam nói chung.
2.3 Phạm vi nghiên cứu:

Những cơ hội và thách thức của ngành điều khi Việt Nam gia nhập AEC
2.4 Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp thu thập số liệu
− Phương pháp tham khảo
Các phương pháp phân tích chung

3


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
2.1 Sự hình thành và mục tiêu của AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN(tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt:
AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức
được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành lập chính thức
có hiệu lực. Cộng đồng kinh tế Asean là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành
viên sau: Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,

Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện
các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An
ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. (Theo báo cáo của Ngân hàng
Phát triển Châu Á tổng GDP của khu vực ASEAN đạt 2.310 tỷ USD năm 2012 và dự
báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 5,3%).
Lợi ích mà các thành viên có được khi AEC được hình thành đó là tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh
mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tố hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh,
chú trọng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước.
Mục tiêu của chiến lược là hình thành 1 thị trường chung của các nước thành
viên trong đó có 5 cấu phần quan trọng: tự do di chuyển hàng hóa, tự do cung cấp dịch
vụ, tự do đầu tư, tự do di chuyển vốn, tự do di chuyển lao động có kĩ năng.
2.2 Thực trạng kinh tế nội khối ASEAN.

Thương mại nội khối tăng đồng nghĩa với việc xuất khẩu và nhập khẩu tăng, các
dịch vụ tăng sẽ ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ tăng giữa các
nước không đồng đều và không ổn định giữa các năm. Mặc dù thương mại nội khối
ASEAN đã duy trì ở mức 24,3% tổng khối lượng thương mại toàn khu vực nhưng nếu
so với trao đổi thương mại của khu vực EU là 70% thì mức độ hội nhập và liên kết nội
khối ASEAN vẫn còn thấp. Nhìn chung các nước thuộc khu vực ASEAN mặc dù đã
tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước những nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao, chưa có chính sách kinh tế phù hợp, lao động có trình độ thấp, phụ thuộc
quá nhiều vào nguồn tài chính nước ngoài dẫn đến nền kinh tế các nước chưa phát
triển đồng đều và vững chắc.
Quy mô GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng khá đều kể từ năm 2008 với
tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008-2013 là 5.7% và giá trị bình quân đạt 131
triệu USD/năm. Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực xét theo tốc độ tăng trưởng,
nhưng về mặt quy mô GDP, Việt Nam chỉ đứng thứ 6/10 nước Asean. GDP hiện hành
của Việt Nam tương đối thấp so với các nước Asean nhưng chênh lệch này ngày càng

được thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2005, khối lượng GDP của Việt

4


Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, gần 1/2 Singapore, gần 1/5 Inđônêxia nhưng đến năm
2013 con số này đã được cải thiện đáng kể: đã bằng 1/2 Thái Lan, trên 1/2 Singapore
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Ban Thư ký Asean và Tổng cục Thống kê
Sự tăng trưởng của các kinh tế khu vực này không bền vững là do nhiều nguyên
nhân có thể kể đến như do nguyên nhân lịch sử các nước Đông Nam Á đều là các nước
thuộc địa, có ít kinh nghiệm về việc tự trị, các nước khó cạnh tranh với các nền kinh tế
lớn trên thế giới, không có kinh nghiệm vượt qua các cuộc khủng hoảng, chính phủ
chưa có đường lối kinh tế phù hợp, thiếu kinh nghiệm trong việc kinh doanh thương
mại với các nền kinh tế lớn.
2.3 Thực trạng giao thương của VN đối với nội khối ASEAN:

Trong 12 năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa VN và ASEAN tăng đáng kể,
từ 9 tỷ USD năm 2003 lên gần 16,8 tỷ USD tháng 11/2015. Các sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu của nước ta qua thị trường này chủ yếu là nông sản như gạo, dầu thô, sắt thép,
điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, xăng dầu các
loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
ASEAN năm qua tăng mạnh là do trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng cao.
Biểu đồ 2.2: Cán cân thương mại ASEAN giai đoạn 1998-2012(đvt: tỷ USD)

5


Nguồn: ASEAN Statistics

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu
hàng hóa quý 1 năm 2016 của Việt Nam với khu vực ASEAN đạt 9,4 tỷ USD, giảm
9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các
nước ASEAN đạt 4,01 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ, và chiếm 10,3% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có xuất xứ từ
các nước ASEAN đạt 5,39 tỷ USD giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm
14,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước
ASEAN trong quý 1 năm 2016 thâm hụt 1,38 tỷ USD, trong đó các nước có mức thâm
hụt lớn nhất là với Thái Lan thâm hụt 982 triệu USD, với Singapore thâm hụt 806 triệu
USD, với Malaixia thâm hụt 318 triệu USD ... Các nước có mức thặng dư thương mại
lớn nhất là Philippin thặng dư 331 triệu USD, Camphuchia tặng dư 225 triệu USD, ...
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước
ASEAN trong Quý I/2015 và Quý I/2016
Xuất khẩu

STT

Tên nước

Nhập khẩu

Tăng/giảm
so với cùng
kỳ năm
trước (%)

Tỷ
trọng
trong

XK cả
nước
(%)

03
tháng
2015
(Triệ
u
USD)

03
tháng
2016
(Triệu
USD)

Tăng/giảm
so với cùng
kỳ năm
trước (%)

Tỷ trọng
trong XK
cả nước
(%)

4

-30


-

2

3

58,6

.

03
tháng
2015
(Triệu
USD)

03
tháng
2016
(Triệu
USD)

5

1

Brunây

2


Campuchia

613

534

-12,7

1,4

334

309

-7,4

0,8

3

Inđônêxia

828

708

-14,6

1,8


571

618

8,2

1,7

4

Lào

149

111

-25,5

0,3

171

117

-31,4

0,3

5


Malaixia

802

654

-18,5

1,7

976

971

-0,5

2,6

6

Mianma

84

113

34,7

0,3


17

15

-13,2

0

7

Philippin

466

534

14,6

1,4

203

216

6,6

0,6

8


Singapore

840

517

-38,5

1,3

1.778

1323

-25,6

3,5

9

Thái Lan

846

836

-1,2

2,2


1.680

1819

8,3

4,9

6


Khu vực
ASEAN

4.633

4.011

-13,4

10,3

5.731

5.391

-5,9

14,4


Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ghi chú: Số liệu thống kê năm 2015 là số "điều chỉnh", số liệu thống kê năm 2016 là số "sơ bộ"

Hiện ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và
Liên minh châu Âu, thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và
Hàn Quốc đồng thời là thị trường quan trọng với nhiều tiềm năng bởi tính năng động
và vị trí chiến lược trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số
thị trường lớn quí I/2016
Xuất khẩu
Khu vực/thị trường

Châu Á

Kim ngạch
(triệu USD)

Nhập khẩu

So với quý
I/2015
(%)

Kim ngạch
(triệu USD)

So với quý
I/2015
(%)


18.575

1,8

30.685

-3,9

ASEAN

4.011

-13,0

5.391

-5,9

Trung Quốc

4.197

19,2

10.663

-5,9

Hàn Quốc


2.444

35,5

6.846

4,1

Nhật Bản

3.248

-0,1

3.162

-12,1

8.432

9,5

2.733

-8,1

7.616

11,3


2.241

-14,2

716

-9,6

671

13,3

Châu Mỹ

10.320

16,0

3.027

-4,3

Hoa Kỳ

8.338

17,3

1.740


-4,1

Châu Phi

726

-2,6

289

-14,5

38.769

6,6

37.405

-4,0

Châu Âu
EU
Châu Đại dương

Tổng cả nước

Nguồn: Tổng cục Hải quan
7



ASEAN là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam nhiều năm qua. Đặc
biệt, khi thời điểm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến gần, hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN ngày một khởi sắc.
Số liệu thống kê của TCHQ, 10 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu
sang ASEAN 15,3 tỷ USD, trong đó, Malaysia là thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch
cao nhất, chiếm 19,9% tổng kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, đứng thứ hai là thị trường
Singapore chiếm 18,3% đạt kim ngạch 2,8 tỷ USD và Thái Lan đạt 2,7 tỷ USD, chiếm
17,6% tổng kim ngạch.
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu sang ASEAN tháng 10, 10 tháng 2015
ĐVT: USD
Thị trường

XK T10/2015

XK 10T/2015

Malaysia

305.435.463

3.069.103.078

Singapore

255.348.063

2.826.393.167

Thái Lan


247.672.231

2.719.606.066

Indonesia

275.318.647

2.287.173.337

Campuchia

181.862.055

2.032.944.871

Phillippines

241.871.222

1.654.149.357

Lào

33.731.865

456.492.670

Myanmar


28.251.163

309.618.462

Brunei

3.173.866

23.355.855

1.572.664.575

15.378.836.863

Tổng cộng:

Nguồn số liệu: Thống kê Hải Quan
Trước đó, 9 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam với thị trường ASEAN đạt 31,3 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu 13,7 tỷ USD (chiếm 11,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước). Ở chiều ngược
lại, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu xấp xỉ 17,6 tỷ USD hàng hóa xuất xứ từ
ASEAN
Kim ngạch thương mại giữa VN với các đối tác trong khu vực ASEAN giai đoạn
2004 - 2015 tăng trưởng đều qua các năm, Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và ASEAN tăng nhanh. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập
khẩu giữa Việt Nam-ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm
2008 là 29,77 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005. Đến năm 2009, do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam
với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này có sự giảm sút đáng kể,

chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD, giảm gần 25% so với một năm trước đó.Sang năm 2010,
tình hình kinh tế thế giới hồi phục, nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt
8


Nam sang thị trường ASEAN trong 6 tháng đầu năm cũng đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng
18% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước .
Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN lần lượt là: Malaysia, Thái Lan,
Campuchia, Singapore và Indonesia.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam
– ASEAN giai đoạn 2005-2014 và 11 tháng/2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Cơ cấu xuất khẩu của VN sang ASEAN ngày một chuyển biến theo chiều hướng
tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị. VN và các nước ASEAN khác
cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới về: gạo, cao su,
cà phê, hạt điều, hàng dệt may.
Trong năm qua, VN chủ yếu xuất sang ASEAN các nhóm hàng chủ lực như: gạo,
dầu thô, sắt thép, điện thoại các loại & linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ
tùng, xăng dầu các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện…. ASEAN là đối
tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ hai cho các doanh nghiệp VN, đứng
sau Trung Quốc.
Quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa VN và các nước thành viên
ASEAN ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu khả quan. Các thành viên
ASEAN luôn là đối tác thương mại hàng hoá lớn nhất của VN với trị giá hàng hoá
buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu
của VN sang thị trường ASEAN trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng
của thị trường này. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang các nước không ổn định, chưa
có mặt hàng nào tăng kim ngạch liên tục, lại thường trực nguy cơ bị kiện chống bán
phá giá. Điều này cho thấy cơ hội và thực tế của việc tham gia các hiệp định thương

mại luôn có một khoảng cách xa.

9


2.4 Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp VN khi gia nhập AEC
 Cơ hội:
− Một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu

chuyển trong nội khối
− Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi trường kinh doanh được mở rộng
theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước
ngoài, không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoài khối, đặc biệt
là các nước đối tác thương mại của ASEAN vào Việt Nam để tham gia vào
chuỗi giá trị khu vực.
− Tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam: buộc các
DN Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể
tồn tại và phát triển.
− Tạo ra khí thế và động lực cho DN:các DN Việt Nam dường như đã được thức
tỉnh để chuẩn bị tư thế và hành trang cho tiến trình hội nhập mạnh mẽ sắp tới.
 Thách thức:
− Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa các nước ASEAN: với cơ
cấu sản phẩm tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN, việc mở cửa thị
trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các DN Việt Nam, đặc biệt là
các DN có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành vốn được bảo hộ cao từ trước tới
nay.
− Trong tương lai, khi các mục tiêu AEC được hoàn tất, những sức ép từ các khía
cạnh khác sẽ xuất hiện, thách thức vì vậy sẽ mở rộng ra các vấn đề khác như:
+ Thách thức về dịch vụ: Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ trong
AEC được hiện thực hóa, các DN Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chắc

chắn sẽ bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều
+ Thách thức về lao động: Khi AEC hoàn tất mục tiêu tự do lưu chuyển lao
động, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ, lao động Việt Nam tay nghề
kém, thiếu các kỹ năng cần thiết (ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp…) có
thể sẽ gặp khó khăn lớn.
+ Thách thức về quản lý dòng vốn: Nếu AEC hoàn thành mục tiêu tự do
lưu chuyển về vốn, Việt Nam sẽ đứng trước thách thức trong việc kiểm
soát dòng vốn ra/vào.
+ Đối với DN, đây cũng sẽ là vấn đề hai mặt, vừa tích cực (có thể tiếp
nhận vốn đầu tư, hợp tác dễ dàng hơn), vừa tiêu cực (có thể sẽ không còn
những hàng rào bảo vệ doanh nghiệp trước việc rút vốn của đối tác…).
Như vậy, khi VN gia nhập AEC thì thách thức và khó khăn đối với các doanh
nghiệp khá lớn, bởi khi đó mức độ cạnh tranh về hàng tiêu dùng, dịch vụ, thu hút đầu
tư sẽ ngày càng tăng cao, lợi thế cạnh tranh về sản xuất giá rẻ cũng sẽ giảm đi. Do đó,
các doanh nghiệp VN cần phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động để hội nhập.

2.5 Tình hình ngành điều

10


2.5.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới:

2.5.1.1 Tình hình sản xuất điều điều:
Điều là loại cây cho hạt ăn được xếp đứng hạng 3 trên thế giới, với sản lượng
chiếm khoảng 2 triệu tấn/ năm, xuất khẩu hạt điều đạt khoảng 1,2 triệu tấn. Hiện có 32
quốc gia trồng điều trên thế giới.
Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản

lượng điều thô và nhân điều chế biến. Được trồng chủ yếu ở 3 vùng trên thế giới là
Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Ấn Độ và Brazil là nước sản xuất điều quan trọng
chiếm thị phần xuất khẩu 60 % và 31 % lượng xuất khẩu trên thế giới.
Được biết tổng sản lượng điều thô toàn thế giới tại thời điểm từ 1,575 - 1,600
ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30% tổng sản lượng. Tiếp
theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea
Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia sản xuất
điều nổi tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều
thô vào tổng sản lượng điều thế giới.
Sản xuất điều ở Việt Nam phát triển nhanh hơn thập niên qua, chiếm khoảng 6%
sản lượng của khu vực Châu Á, và trở thành nước đứng hàng thứ 3 trong sản xuất điều
ở Châu Á sau Ấn Độ và Indonesia. Trước kia Việt Nam xuất khẩu hạt điều thô cho Ấn
Độ để chế biến, nhưng sau đó ngành chế biến hạt phát triển với nhu cầu cho hạt thô
hiện nay khoảng 1,3 triệu tấn hạt/năm. Do đó hàng năm để phục vụ cho các nhà máy
chế biến, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu hạt điều thô từ các nước Châu Phi và
Đông NamÁ.

Tình hình chế biến điều trên thế giới
Chế biến là một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị hạt điều. Mỗi
quốc gia đều có những cách chế biến và công đoạn chế biến điều riêng. Trong khi ở
Braxin cơ giới hóa chế biến điều thì Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào lao động thủ
công, thậm chí ở Ấn Độ, mỗi vùng khác nhau có phương pháp chế biến khác nhau. Ví
dụ: ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng phương pháp hấp và những khu
vực Orissa và Andhra Pradesh thì sử dụng phương pháp chiên.
Sau khi chế biến, nhân điều được tách khỏi vỏ và được phân loại theo kích cỡ,
hình dáng, màu sắc. Nhân điều được phân thành 23 đến 26 loại (grades). Nhân nguyên
được bán như thực phẩm ăn nhanh (snack) trong khi nhân vỡ dọc thường được dùng
làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác.
 Những nước chế biến điều lớn nhất thế giới:
Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam tiếp tục là

những nước chế biến điều lớn nhất thế giới. Những nước châu Phi chế biến rất ít và
hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ. Ngày nay các quốc
gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực chế biến của mình. Trong số
các nước kể trên, Ấn Độ là nước đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng 950 ngàn
tấn điều mỗi năm mặc dù quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng một nửa
nhu cầu nguyên liệu. Với năng lực chế biến lớn, Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các
2.5.1.2

11


nước châu Phi và trước kia từ Việt Nam. Việt Nam chế biến được 400 ngàn tấn điều
thô mỗi năm trong khi đó Braxin chỉ chế biến được khoảng 250 ngàn tấn.
2.5.1.3 Tình hình tiêu thụ hạt điều:
Hạt điều chế biến là sản phẩm chính của điều, do có hàm lượng dinh dưỡng và
năng lượng cao, nên là thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ hạt
điều gia tăng nhanh hơn thập niên qua. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế
giới chiếm hơn 50% sản lượng, kế đến là các nước EU và Nhật.
 Cung-cầu ngành điều trên thế giới:
Trong khi các nước Ấn Độ, Braxin, Việt Nam cùng nhau sản xuất khoảng 70%
tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ riêng Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50% tổng số
lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là
các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%.
 Về xuất khẩu:
Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều tiếp theo là Ấn Độ và Braxin.
Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân điều mỗi năm. Hoa Kỳ, Hà
Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là những khách
hàng chính của Ấn Độ.
 Về nhập khẩu:


Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên Minh châu
Âu (EU), Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nhật Bản và Ả
Rập Xê út.
 Mùa vụ điều:





Ấn Độ và Việt Nam, mùa thu hoạch điều kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Ở
Braxin, mùa vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau.
Giá điều thô ở Ấn Độ từ 35 - 45 Rs/ kg. Điều thô từ các nước Châu Phi giá
khoảng 0,35 - 0,5 USD/ kg.
Giá nhân điều nhìn chung dao động khoảng 1,3 - 3 USD/ Lb.
Giá điều thô chịu ảnh hưởng bởi tình hình mùa vụ ở những khu vực cung cấp
lớn của thế giới bao gồm các nước châu Phi và các yếu tố khác như tỷ giá
ngoại tệ, thuế xuất khẩu cho điều nguyên liệu… Giá nhân chịu ảnh hưởng
lớn bởi giá điều nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng.

2.5.2

Tình hình ngành điều ở Việt Nam

12


Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, năm 2012 diện tích điều cả nước
khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 330,3 ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn
tấn hạt điều nguyên liệu (Niên giám thống kê, 2013). Kim ngạch xuất khẩu nhân điều
năm 2012 của Việt Nam đạt trên 1,75 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. (Vinacas,

2013), trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu là nguồn điều thô nhập nội từ các
nước châu Phi, Lào và Campuchia. Năng suất điều bình quân của Việt Nam từ 1,07
tấn/ha (năm 2007) nay đã giảm xuống 0,91 tấn/ha.
Ở Việt Nam, cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể
chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác
nhau:
- Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định
và phù hợp nhất với cây điều.
- Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa
đậu quả, hay bị hạn hán.
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa
đậu quả, hạn hán bất thường và đất xấu.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu trên
thế giới tuy nhiên chất lượng hạt điều Việt Nam chưa cao. Kích cỡ hạt nhỏ, bình quân
200 hạt/kg do đó tốn công chế biến và nhân thu được nhỏ, có giá thấp. Bên cạnh đó, tỷ
lệ nhân thu hồi thấp (25% nhân). Hạt không đồng đều về kích cỡ và hình dạng nên khó
áp dụng cơ giới hóa vào quá trình chế biến hạt điều trong khi nhu cầu lao động cao là
một nhược điểm lớn của việc phát triển sản xuất chế biến điều hiện nay.
CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Sự hình thành và phát triển của ngành điều ở nước ta
Cây điều bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta
mới chỉ trong vòng 20 năm nay. Ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện
tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.
Cây điều ở nước ta phát triển rất nhanh, từ thập niên 80 thế kỷ trước đã được đưa
vào cơ cấu cây trồng thuộc ngành lâm nghiệp. Đến năm 1990, trở thành một trong
những cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực, có khả năng sinh trưởng trên nhiều
loại đất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và
một số vùng đất cao ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng việc khai thác tiềm năng
kinh tế của cây điều ở Việt Nam thực sự khởi đầu từ thập niên 80, người dân được

khuyến khích trồng điều lấy hạt xuất khẩu. Năm 1975 Việt Nam mới có 500 ha điều
(nghiên cứu ứng dụng cho ngành lâm nghiệp), năm 1995 có 190.300 ha. Hiện nay, cả
nước có trên 465 cơ sở chế biến điều, trong đó 30 doanh nghiệp chế biến đạt tiêu
chuẩn HACCP, ISO 9001, ISO14000, ISO 22000, BRC. Năm 2013, các doanh nghiệp
thu mua hạt điều sản xuất trong nước 285.000 tấn, giá bình quân từ 20.000 đến 23.000
đồng/kg, đáp ứng 30% nhu cầu chế biến của các nhà máy, số còn lại nhập khẩu; nhìn

13


chung, chất lượng hạt điều nhập khẩu không đồng đều, nhiều lô hàng có chất lượng
kém so với điều trong nước (về tỷ lệ nhân thu hồi, cỡ hạt, độ ẩm, tạp chất).
3.2 Hiện trạng phát triển ngành điều nước ta

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản còn đang “tìm đường”, thì ngay từ năm 2006
ngành điều VN đã thành “cường quốc” khi XK nhân điều lớn nhất thế giới, hội nhập
quốc tế sâu rộng với thị trường gồm trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sau 26 năm tham gia XK (1988 - 2014), ngành điều Việt Nam khẳng định được
vị thế, chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Trong những năm qua, điều là một trong số ít
những ngành hàng nông sản chủ lực vẫn giữ được sự tăng trưởng tốt về XK. Năm
2015, trong bối cảnh nhiều mặt hàng gặp khó, thì ngành điều được dự báo sẽ đạt kim
ngạch XK kỷ lục 2,5 tỷ USD.
Vì thế sự rủi ro về mặt thị trường đối với hạt khô nói chung, hạt điều nói riêng là
không nhiều, Thị trường của hạt điều Việt Nam cũng đảm bảo khá tốt cho việc giảm
thiểu tính rủi ro.
Thị trường Mỹ hiện là lớn nhất của hạt điều Việt Nam nhưng cũng chỉ chiếm
31,5% về lượng và xấp xỉ 32% về giá trị XK điều của nước ta năm 2014. Ngoài Mỹ,
EU và Trung Quốc là 3 thị trường lớn nhất hiện nay, hạt điều Việt Nam đã được XK
tới trên 50 thị trường tại khắp các châu lục.
3.3 Tình hình sản xuất điều ở nước ta:


Giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều. Trong 32 nước trồng điều trên thế
giới, Việt Nam là một trong 3 nước có diện tích và sản lượng điều cao nhất. Hiện nay,
Việt Nam có khoảng 450.000 ha điều được trồng tập trung nhiều nhất chủ yếu ở các
tỉnh Đông Nam bộ như: Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và vùng Tây
Nguyên.
Mục tiêu đề ra của ngành điều đến năm 2020 là giữ diện tích trồng điều từ
315.000 – 350.000 ha. Trong đó, tập trung vùng Đông Nam bộ 180.000 – 200.000 ha,
Tây Nguyên 90.000 – 100.000 ha và Duyên Hải Nam Trung bộ 25.000 – 30.000 ha;
sản lượng điều thô cho chế biến 350.000 – 400.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ
USD vào năm 2020
Hiện nay, hạt điều của Việt Nam đã xuất khẩu sang 50 nước trên thế giới; trong
đó, Mỹ là thị trường lớn nhất với 30%, các nước châu Âu 25% và Trung Quốc là 20%.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã nhập khẩu 700.000 tấn điều thô từ
các nước để đảm bảo nhu cầu chế biến và xuất khẩu, nâng tổng công suất chế biến
điều nhân cả nước đạt 1,2 triệu tấn, bao gồm 500.000 tấn điều thô trong nước.
Nước ta đang chuyển từ nước sản xuất nguyên liệu sang nước chế biến điều của
thế giới.
Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu về công nghệ chế
biến hạt điều theo tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm áp lực về lao động, 100% doanh nghiệp
lớn đã đầu tư tự động hóa nhiều khâu trong dây chuyền sản xuất (cắt, tách vỏ hạt, bóc
vỏ lụa); đổi mới công nghệ chế biến.

14


3.4 Tình hình tiêu thụ điều

Thị trường tiêu thụ đang rất tốt, đầu ra cho sản phẩm hoàn toàn yên tâm và giá
bán sẽ tăng lên. Trong đó, những thị trường tiêu dùng trọng điểm sẽ là Ấn Độ, Mỹ,

Châu Âu và Trung Đông.
 Trước khi gia nhập AEC:

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2010 của Việt Nam ước đạt
trên 1 tỷ USD, ngành điều Việt Nam đã vượt cả 3 chỉ tiêu về sản lượng chế biến, sản
lượng nhân điều xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu (vượt từ 27% đến hơn 52%). Tuy
nhiên, các chỉ tiêu về diện tích cây điều, năng suất và sản lượng điều nguyên liệu cho
chế biến còn thấp (đạt từ 60% đến hơn 87% chỉ tiêu). Năm 2011 ngành điều sẽ chế
biến xuất khẩu khoảng 200 nghìn tấn điều nhân, thu về khoảng 1,5 tỷ USD, tăng
khoảng 32% về giá trị so với năm 2010.
Theo Hội đồng điều thế giới, sản lượng điều thô toàn cầu niên vụ 2014 – 2015
chỉ đạt khoảng 2,6 triệu tấn tương đương 619.000 tấn điều nhân (giảm 130.000 tấn so
với niên vụ 2013); trong khi đó, dự báo tiêu thụ nhân điều toàn cầu lên tới 650.000 tấn
(tăng 53.000 tấn).
Đồng thời, giá XK nhân điều theo chiều hướng đi lên, mạnh nhất là vào thời
điểm tháng 9 và 10/2014.
Theo báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam, trong năm 2014, cả nước xuất khẩu
đạt khoảng 306.000 tấn nhân điều, tăng khoảng 17,4% so với năm 2013 và đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước đó; cộng thêm các sản
phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm giá trị gia tăng thì tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,2 tỷ USD.
 Khi gia nhập khối AEC:

Trong những năm gần đây, cây điều với sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường tiêu
thụ thế giới, mang về nguồn thu đáng kể cho cả người trồng và cơ sở chế biến.
Cây điều Việt Nam đã trở thành thương hiệu ở vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu
trên thị trường thế giới.
Diện tích trồng điều cả nước đạt 450 nghìn ha với sản lượng thu hoạch 500 nghìn
tấn. Cùng với lượng điều thô nhập khẩu, Năm 2015, ngành điều vẫn có sự tăng trưởng
đầy ấn tượng, ngành điều Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 350.000 tấn điều nhân với kim

ngạch đạt mức kỷ lục từ trước tới nay: 2,5 tỷ USD. Đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều và là năm đầu tiên đạt giá trị xuất khẩu
trên 2 tỷ USD. Nhiều khả năng, ngành xuất khẩu điều vẫn giữ ngôi vị đứng đầu.

Bảng 3.1 Số liệu XNK điều từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016
15


Nước
Mỹ
Canađa
Cộng hòa liên bang Đức
Hà Lan
Pháp
Anh
Ixraen
Thái Lan
Nhật Bản
Trung Quốc
Ôxtrâylia
Nga
Các nước khác
Tổng

Khối lượng(kg)
21.977.000
1.994.000
1.338.000
7.314.000
324.000

2.272.000
472.000
1.483.000
426.000
7.430.000
2.942.000
460.000
11.288.000
59.720.000

Giá trị(USD)
154,268
14,580
9,436
52,148
2,297
15,486
3,661
10,129
3,211
47,033
20,171
2,867
74,752
410,037
Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam

Bảng 3.2 Số liệu XNK từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2014
Nước
Mỹ

Canađa
Cộng hòa liên bang Đức
Hà Lan
Pháp
Anh
Ixraen
Thái Lan
Trung Quốc
Ấn Độ
Ôxtrâylia
Nga
Các nước khác
Tổng

Khối lượng(kg)
24.522.000
2.752.000
837.000
8.160.000
324.000
3.007.000
411.000
1.678.000
11.420.000
1.170.000
3.719.000
2.077.000
14.607.000
74.684.000


16

Giá trị(USD)
168,548
19,923
5,997
58,450
2,297
19,155
3,161
11,835
68,807
3,781
25,869
13,816
88,722
490,361
Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam


Tuy nhiên, niềm vui lại không trọn vẹn, có thể thấy đà tăng xuất khẩu điều dựa
nhiều vào giá, vốn thường biến động. Doanh nghiệp còn bị động về nguồn nguyên
liệu. Hiện nay, năng lực chế biến của các nhà máy điều tại Việt Nam khoảng 1,3 triệu
tấn/năm, lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nguyên liệu điều trong nước chỉ đạt khoảng
500.000 tấn/năm. Để phục vụ sản xuất xuất khẩu, các công ty đã phải nhập khẩu
nguyên liệu điều. Theo bà Nguyễn Thị Kim Nga – Chủ tịch Hội điều Bình Phước, hiện
sản lượng điều trong nước chỉ đủ cung ứng chưa đến 50% công suất chế biến của các
DN; phần lớn còn lại phải NK từ các nước Tây Phi, Đông Phi. Với tình hình mùa vụ
trên toàn cầu không thuận lợi, chắc chắn hạt điều VN vụ 2014 – 2015 sẽ là trọng điểm
để các nước hướng đến NK.

Theo Vinacas, trong 10 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã chi hơn 1 tỉ USD để
nhập khẩu 780.000 tấn điều thô, tăng 54,5% về khối lượng và gần 86% về giá so với
cùng kỳ. Các nước châu Phi, kể cả Campuchia, đang cung cấp điều thô nguyên liệu
cho Việt Nam.
Tác động đến tính bền vững trong xuất khẩu điều còn liên quan đến cơ cấu sản
phẩm. Theo Vinacas, nhân điều sơ chế vẫn chiếm 90%. Trong khi đó, những sản phẩm
cho giá trị gia tăng cao hơn như điều tẩm gia vị, điều rang muối, điều mật ong, bánh
kẹo điều, dầu điều... lại chiếm chưa tới 10%. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu nhân
điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm 30% thị phần, theo sau là châu Âu (25%), Trung
Quốc (20%)..
Bảng 3.3: Lượng và đơn giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản 2 tháng/2016 so với
cùng kỳ năm 2015
Tăng/giảm so với cùng
kỳ 2015 (triệu USD)

2 tháng/2016
ST
T

Tên hàng

Lượng Trị giá
Đơn giá
Do
(nghìn (triệuUSD
(USD/tấn) lượng
tấn)
)

Do

giá

Tổng

1

Hàng rau quả

-

332

-

-

-

102

2

Hạt điều

35

266

7.530


2

14

16

3

Cà phê

297

508

1.711

134

-118

17

4

Chè

16

25


1.554

2

-2

-1

17


5

Hạt tiêu

20

178

8.879

-18

-7

-25

6

Gạo


963

417

433

221

-26

195

7

Sắn & SP từ 693
sắn

183

264

-22

-36

-58

8


Cao su

164

1.120

19

-44

-25

-

-

222

146

Tổng cộng

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam (theo một số mặt hàng
chính) sang Liên Bang Nga giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Tổng cục hải quan)

Mặt hàng

Năm

Năm 2011
2012
(Triệu
(Triệu
USD)
USD)

Năm
Năm 2013
2014
(Triệu
(Triệu
USD)
USD)

Năm 2015
(Triệu USD)
(Sơ bộ)

Điện thoại &
l/kiện

536,1

770,6

785,6

674,1


640,6

Hàng dệt, may

107,0

122,1

133,6

136,3

84,8

Hàng thủy sản

106,2

99,9

101,9

104,3

79,4

Giày dép các loại

62,0


68,6

99,5

87,2

77,2

18


Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và
linh kiện

58,1

99,3

190,9

124,3

123,7

Cao su

55,2

18,6


10,4

7,1

6,9

Hạt điều

54,5

54,4

58,2

56,7

23,3

Cà phê

54,1

82,6

93,3

122,3

104,0


Hàng rau quả

29,3

28,4

32,5

37,1

22,9

Chè

22,2

21,6

19,3

18,7

22,4

Hạt tiêu

21,7

20,4


25,4

27,0

28,8

Gạo

21,5

7,5

41,7

10,5

19,2

Hàng hóa khác

159,5

223,8

310,2

321,9

205,8


Tổng cộng

1.287,3

1.617,9

1.902,6

1.727,6

1.439,2

3.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành hàng điều
 Thuận lợi:


Trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam thì nông nghiệp vẫn là ngành cơ bản chiếm
tỷ trọng cao. Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp dồi dào, hơn
70% người trong độ tuổi lao động làm ngành nông nghiệp.
Bảng 3.5 Lực lượng lao động Việt Nam tham gia vào các ngành
Đơn vị: %
Ngành

Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản
Khai khoáng

Năm 2011


Năm 2012

48.4

47.4

46.7

46.3

0.6

0.6

0.5

0.5

19

Năm 2013 Sơ bộ năm 2014


Xây dựng
Công nghiệp chế biến và
chế tạo
Giáo dục và đào tạo






6.4

6.4

6.3

6.3

13.8

13.8

13.9

14.1

3.4

3.4

3.5
3.5
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có điều kiện tự nhiên thuận lợi
Chi phí sản xuất thấp
Thể chế chính trị, môi trường kinh doanh hấp dẫn
 Khó khăn:


















Các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh
mún, thiếu và chưa đồng bộ: Đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng…
Sản xuất nông sản hàng hóa còn thiếu quy hoạch, thiếu chiến lược, mang tính
phong trào. Sản xuất còn mang tính thủ công, năng suất lao động thấp, hình
thức, mẫu mã sản phẩm chưa đẹp, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành sản
xuất chưa cạnh tranh. Vấn đề “Được mùa, mất giá” vẫn lặp đi lặp lại.
Cơ cấu nông sản hàng hóa còn mất cân đối: Sản xuất nông sản ở Việt Nam còn
chú trọng khá nhiều vào cây lúa.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và sau thu hoạch
còn lạc hậu
Sản xuất nông sản chưa quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường sinh thái và phát triển bền vững.

Thị trường đầu ra không ổn định, gây ra những bất ổn và rủi ro đối với việc sản
xuất và tiêu thụ nông sản
Các sản phẩm ở Việt Nam phần lớn chưa có được thương hiệu.
3.6 Cơ hội và thách thức của ngành điều khi nước ta tham gia AEC
3.6.1 Cơ hội:
Mở rộng thị trường, xuất khẩu điều gia tăng: có cơ hội được xuất khẩu ra các
nước khác nhiều hơn với thuế suất thấp. Đặc biệt có thể xuất sang thị trường
Singapore - đây là cổng chu chuyển hàng hóa với thế giới. Đây sẽ là cơ hội lớn
cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Tăng cường các nguồn lực cho đầu tư: Sau khi gia nhập AEC, các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ mang đến Việt Nam những nguồn lực đầu tư cho phát triển
ngành nông nghiệp như: vốn, khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị, trình độ
quản lý...
Cơ hội liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế: Việc liên doanh, liên kết, hợp tác
quốc tế trong các lĩnh vực đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các ngành nói riêng và cho sản xuất nông sản hàng hóa nói nói chung trở nên
thuận lợi, dễ dàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận
với thị trường rộng lớn hơn với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

20













Quốc, Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thương mại tự do riêng
giữa ASEAN và các nước.
− Cơ hội tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện
đại, tiên tiến vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch, tập
trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh
thái bền vững. Bên cạnh đó tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng
cao trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
3.6.2 Thách thức:
Chất lượng nông sản: Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
kháng sinh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước những đợt bệnh, dịch hại,điểm
yếu về chất lượng sản phẩm sẽ là thách thức lớn cho thị trường nông sản Việt
Nam.
Sức ép hạ giá: Khi tham gia AEC cũng có nghĩa các thương lái nước ngoài có
quyền thu mua trực tiếp nông sản của Việt Nam ngay trên đồng ruộng. Khi đó,
doanh nghiệp các nước hầu như sẽ nắm được giá thành sản xuất, họ có thể điều
phối sản lượng nông sản, thậm chí diện tích gieo trồng của nông dân. Khi đó
nông dân dễ trở nên bị động trong bán hàng, bị thương lái nước ngoài ép giá, hạ
giá dẫn đến không có lợi nhuận.
Cạnh tranh gay gắt: Sau khi thành lập, AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường
chung, không còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn... Hàng hoá ở các nước thành
viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau, khi đó sức cạnh tranh sẽ tập trung
vào chất lượng và giá bán của sản phẩm.
Hàng loạt các tiêu chuẩn đặt ra: Các tiêu chuẩn yêu cầu đối với nông sản về chất
lượng, thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng mẫu mã, nguồn gốc
xuất xứ, nhãn hiệu, bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá… hàng
loạt các vấn đề rất mới mà những nhà sản xuất nông sản của chúng ta (chủ yếu là

nông dân) vẫn còn lúng túng.
Sự chênh lệch và trình độ phát triển so với các nước ASEAN cả về quy mô vốn,
trình độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động. Đặc biệt khi tham gia vào AEC,
Việt Nam phải đối mặt với sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước
ASEAN – 6

21


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa nói chung, và hạt điều nói riêng cần được
xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mang tầm chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam. Đánh giá thực trạng sản xuất điều ở Việt Nam trong những năm
qua, chúng ta thấy Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế tạo nên thế mạnh trong sản
xuất và tiêu thụ điều. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cho phát triển, vẫn còn rất nhiều những
hạn chế, yếu kém, bất cập ở tất cả các khâu trong sản xuất và tiêu thụ. Trước thềm hội
nhập AEC, thị trường điều Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có
không ít thách thức đặt ra. Để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức để có thể phát
triển và hội nhập, cần thực các giải pháp một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả, cần
có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người sản
xuất, người tiêu dùng; Cần có sự vào cuộc và hợp tác, liên kết mạnh mẽ của bốn nhà:
Nhà nước; Nhà khoa học; Nhà doanh nghiệp và Nhà nông.

22


4.2 Kiến nghị
− Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn để tạo ra khối lượng nông sản
















đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị
trường trong nước và xuất khẩu.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, cụ thể hóa và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các
chính sách cho phát triển: chính sách đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ nông
sản, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng; liên kết, hợp tác.
Xây dựng thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế; chính sách xuất
khẩu nông sản; hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong xuất - nhập khẩu.
Phát triển thị trường theo hướng: Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong
nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Cần
xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa. Cần
nắm bắt thông tin chính xác về nhu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của
hàng hóa để làm cơ sở cho việc sản xuất.
Phát triển mô hình liên kết “4 nhà”.
Phát triển công nghiệp sản xuất các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất (máy móc,
thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệt thực vật, thức ăn gia súc...); phát triển các doanh

nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại, tiên
tiến vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh tế.
Tăng cường đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp phát triển, sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc
tế.
Phát huy vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp: hội nông dân trung ương và các
địa phương, các hiệp hội ngành nghề, và các hợp tác xã cần sát sao với tình hình sản
xuất để một mặt tư vấn cho nông dân, và mặt khác đưa ra những kiến nghị chính
sách kịp thời.

23



×