Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

những vấn đề chung về ônmt ( nước, không khí, tiếng ồn) trên thế giới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 28 trang )

MỤC LỤC


Chương I:
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ÔNMT
(NƯỚC, KHÔNG KHÍ, TIẾNG ỒN)
TRÊN THẾ GIỚI Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY

1.1. Thực trạng ô nhiễm nước
Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực
hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là
vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều
đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và
chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô
nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm
nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.

(ống xả nước ở 1 cơ sở nhuộm vải)


Rác rưởi, nước thải ngập ao đùng ven khu
dân cư Phước Tân (xã Phước Tỉnh).

( sông Tô Lịch HN)

Thế giới
Trong thập nien 60, ô nhiễm nước lục địa va


đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại.
Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách
chân thực tốc độ phat triển kinh tế của các
quốc gia. Xã hội càng phát triển thì càng xuất
hiện nhiều nguy cơ.
Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái đất,
nước luôn được lưu thông thường xuyên va sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng rất chỉ mang
tinh chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề, tuy từng đại
dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau. Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loai động vật biển ma chủ yếu là
nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên.


(Bờ biển Barrow, Alaska trở thành
(Người dân tắm trong dòng nước ngập
rác ởVịnh Manila
Philippines. )

(Nước bẩn chảy ra từ một mỏ vàng đã bị
Một con kênh ở Bắc Kinh -TQ
đóng cửa ở gần làng Rosia Motana,
Romania, 20/09/2011. )
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng
chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở
cac thành phố và thị trấn của Trung Quốc
tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 len73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước
thải chưa qua xử li vẫn được thải vao cac song. Hậu quả la, hầu hết nước ở cac sông,
hồ ngay càng trở nên ô nhiễm.

1.2. Ô nhiễm không khí

Trên thế giới
Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố ngày
26/9 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên
thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe
con người.
(Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia
trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên 100.000 người.)


(Ô nhiễm không khí làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh phổi)
Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới
có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60% trường
hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ở Trung Quốc,tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở
đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong
đó có một triệu người dưới 5 tuổi.
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2007 cho thấy 750.000 dân Trung Quốc
chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước.

(

Bắc

Trung

Quốc

)

(ở Nhật Bản )

(ở Mỹ )
Ở Việt Nam
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đem lại những hiệu quả vượt bậc cho
nền kinh tế của nước ta song bên cạnh đó cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng.


Một trong số những vấn đề nóng hổi và
bức thiết hiện nay là tình trạng ô nhiễm
môi trường mà cụ thể là ô nhiễm không
khí.
Chúng ta đều cần không khí để thở, ô
nhiễm không khí khiến gia tăng tỷ lệ
mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, gây
biến đổi hệ sinh thái, biến đổi khí hậu,
thủng tầng ô zôn…
Những năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng theo cấp số nhân song
song với sự phát triển của đất nước. Các hoạt động từ các khu, cụm công nghiệp cũ :
Thượng Đình, Minh Khai-Mai Động (Hà Nội), khu công nghiệp Việt Trì, khu công
gang thép Thái Nguyên,…hay những xí nghiệp, nhà máy xi măng, các lò nung
gạch,nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO… không có thiết bị lọc bụi nên khí
thải từ các nhà máy chưa được qua xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường gây ô nhiễm
môi trường xung quanh khu vực dân cư. Các chất ô nhiễm không khí chính do công
nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác.

(Hình ảnh ở nhà máy xi măng)

(khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên)

Một yếu tố nữa góp phần gây ô nhiễm môi trường là từ khí thải từ các phương tiện
giao thông. Phương tiên tham gia giao thông ở Việt Nam chủ yếu là xe máy, do đời

sống dân cư không đồng đều dẫn đến nhu cầu về xe cũng khác nhau vì vậy các loại xe
được gọi như “rác” cũng được nhập về. Những loại xe đó đã quá cũ vì vậy khí thải thải
ra gây ô nhiễm gấp nhiều lần xe máy mới.


Ngoài ra còn do đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận
chuyển, khí thải sinh hoạt từ các hộ gia đình (vẫn còn tình trạng đun nấu bằng rơm, cỏ,
than,…) gây ô nhiễm cho chính hộ gia đình đó và môi trường xung quanh.

( Rơi vật liệu xây dựng)

( đốt than, củi)

( đập công trình cũ xây mới )


Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiện cũng như các hoạt
động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí SOx NOx, CO, THC.

1.3. Ô nhiễm tiếng ồn
Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong ba thập niên trở lại đây, nạn ô nhiễm tiếng
ồn ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các
nước đang phát triển. Ngoài tiếng ồn công nghiệp trong các nhà máy,tiếng ồn phát ra
từ xe cộ và từ các hoạt động giải trí trong đời sống, nhất là âm nhạc cường độ lớn cũng
làm tổn hại sức khỏe của chúng ta, thường gặp nhất là chứng ù tai, mất tập trung,
stress…
Tại đa phần các quốc gia EC, tỷ lệ các khu vực được coi là có độ ô nhiễm tiếng ồn cao
chiếm khoảng 50% lãnh thổ đất nước. Riêng tại Malta (ảnh), tỷ lệ đó lên tới 90%
khiến quốc đảo này trở thành quốc gia có độ ô nhiễm tiếng ồn cao nhất châu Âu.


Ấn Độ đang nằm trong số những mảnh đất bị ô nhiễm tiếng ồn hàng đầu thế giới theo
đánh giá của WHO.
Mức độ ONTO đo đc trên đg phố Mum bai, ấn độ thường vượt mức 80 db – gấp đôi
mức độ an toàn cho phép của tổ chức y tế TG


Tổ chức Y tế Thế giới cho biết rằng mức độ tiếng ồn cho sức khỏe không được vượt
quá 55 decibel trong ngày và 45 vào ban đêm, nhưng số đo ở Buenos Aires (argentina)
thường xuyên đạt 70 hoặc thậm chí 80 decibel.

Ở Việt Nam
Hiện nay song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vấn đề về tiếng ồn
ngày càng nan giải, tiếng ồn vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người như ảnh hưởng tới tai, gây rối loạn giất
ngủ, với bệnh tim mạch, tiêu hóa, nó còn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm
việc của con người.
Ô nhiễm tiếng ồn đang có xu hướng gia tăng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh với ba nguồn gây tiếng ồn chính ở đô thị, gồm hoạt động công nghiệp, giao
thông, xây dựng và dịch vụ.Theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ &
Môi trường, tại các điểm khảo sát phổ biến ở Hà Nội (một số nút giao thông và tuyến
phố chính) mức ồn giao thông trung bình 77-82dB, còn tại TP Hồ Chí Minh những kết
quả đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường của thành phố đều vượt mức cho phép
nhiều lần.
Hiện nay tại các thành phố lớn, nhỏ và các tỉnh của Việt Nam tình trạng ô nhiễm tiếng
ồn cũng có mặt ở nhiều nơi như các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp


nhỏ lẻ như các xưởng cơ khí, nhà máy đường, nhà máy xi măng hay tại các bến tàu các
bến cảng nhỏ


Việc sử dụng các loại máy móc trong công nghiệp sản xuất khá phổ biến. Tuy nhiên do
sự thiếu ý thức của các cơ sở này đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng
tăng cao. Việc sử dụng rất nhiều máy móc khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể. Ở
đây còn xuất hiện nhiều công nghệ gây ra tiếng ồn lớn, và là nơi thường xuyên có sự
va chạm giữa các vật thể rắn với nhau, cùng sự chuyển động hỗn loạn giữa khí và hơi.

Ở các đô thị lớn, trong các nguồn sinh ra tiếng ồn thì các phương tiện giao thông vận
tải đóng vai trò chủ yếu (60-80%). Phần lớn tại các điểm đo trên các trục giao thông
chính của các đô thị lớn, nơi mà có mật độ giao thông lưu thông đông đúc, cường độ
xe tải lớn, đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam về tiếng ồn, đặc biệt là vào các giờ cao
điểm.
Mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng
của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe, số lượng phương tiện kém chất lượng
lưu thông trên đường phố càng nhiều gây ô nhiễm tiếng ồn càng cao vì sự rung động
của các bộ phận trên xe gây nên.
Trước năm 2008, mức tăng tiếng ồn trung bình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chỉ
khoảng 0,2 - 04dB, nhưng từ năm 2009, độ ồn đã tăng lên gấp nhiều lần. “Trong


những năm gần đây, mỗi năm thành phố tăng khoảng 10% xe hơi cá nhân. Nhu cầu sử
dụng xe hơi còn đang tăng nữa, nên nguy cơ tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng hơn là
điều khó tránh khỏi và sự ô nhiễm tiếng ồn sẽ còn tăng đến mức khó kiểm soát được”

Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh như: tivi,
cassette, radio, karaoke,… ngoài ra nơi tập trung đông người cũng gây ra tiếng ồn
đáng kể như: hội hè, đám cưới, sân thể thao, hội chợ,….Những loại tiếng ồn nói trên
thường được lan truyền theo không khí rồi đến với con ngừơi, bên cạnh đó những
tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nhà cửa thì có thể lan truyền trong vật thể rắn như
sàn, trần, tường,…Tất cả những loại tiếng ồn này phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của

con người.
Trên hầu hết các trục đường ở các thành phố đều xuất hiện hàng loạt các cửa
hàng thời trang, cửa hàng điện tử, siêu thị điện máy, nhà hàng, quán bar…, hầu hết các
cơ sở này điều mang những dàn nhạc với công suất lớn ra trước cửa hàng để tạo sự
thu hút cho khách hàng vì thế đã tạo nện một lượng tiếng ồn vượt quá giới hạn, gây ô
nhiễm tiếng ồn và ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Đó là chưa kể đến
những người bán hàng rong như: mua phế liệu, đồ điện tử hư củ, xôi chè…cũng góp
phần gây ô nhiễm tiếng ồn cho môi trường sống chúng ta hiện nay.


Hiện nay phần lớn các tòa nhà có kết cấu khung bê tong cốt thép, các quy trình đc thực
hiện theo thứ tự trộn bê tong-vận chuyển-đổ và chính những quy trình này đã tạo ra
tiếng ồn trong quá trình thi công Nguồn gây ÔNMT trên công trg xd bao gồm máy
xúc, máy ủi,máy ép cọc, máy trộn bê tong, máy khoan vv…


Chương II:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÔNMT ( NƯỚC, KHÔNG KHÍ, TIẾNG ỒN)
TRÊN THẾ GIỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Khái niệm
* Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
* Theo khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.

2.2 Một số văn bản pháp luật về ÔNMT
Luật - Nghị định Chính Phủ









Luật bảo vệ môi trường
18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015
179/2013/NĐ-CP Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP với mức
phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 (Phần phụ lục)
21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số
80/2006/NĐ-CP
80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo vệ môi trường

Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường







38/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015

35/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh
tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày
17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT
27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu
lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và










đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày
15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT
05/2008/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
12/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký cho
chủ nguồn thải chất thải nguy hại
13/2006/QĐ-BTNMT Quyết định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm
định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Báo cáo đánh giá
tác động môi trường chiến lược
23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại
125/2003/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục kê khai mức
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

BỘ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM – TCVN
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về nước thải


















QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ
chế cao su thiên nhiên (thay thế QCVN 01:2008/BTNMT từ ngày
01/06/2015)
QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệpgiấy và bột giấy (thay thế QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày
01/06/2015)
QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp dệt nhuộm (thay thế QCVN 13:2008/BTNMT từ ngày
01/06/2015)
QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005 )
QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của
kho và cửa hàng xăng dầu
QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt
QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
biển ven bờ
QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp chế biến thuỷ sản
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt
QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
dùng cho tưới tiêu
TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải


TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm
cho phép
• TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
• TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

• TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới
nước
• TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
• TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới
nước
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn


QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
• QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (thay
thế TCVN 5949:1998)
• QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế
• TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không
khí xung quanh
• TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của
một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh
• TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và chất vô cơ
• TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
• TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức
ồn tối đa cho phép
Bộ quy chuẩn Việt Nam về giới hạn ô nhiễm trong đất & chất thải nguy hại



QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải
công nghiệp (thay thế QCVN 30:2010)
• QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải
rắn y tế (thay thế QCVN 02:2010)
• QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất
thải nguy hại trong lò nung xi măng
• QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất
• QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá
chất bảo vệ thực vật trong đất
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước cấp sinh hoạt




QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để
ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến


thực phẩm)
• TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
• 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước uống đóng chai


QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn này của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu
an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên
đóng chai và nước uống đóng chai




2.3 Sự cần thiết của việc giảm thiểu ÔNMT tại các doanh nghiệp

Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa
phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ
thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến
nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm
42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử
lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng
30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Có nơi, hoạt động của các
nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng
hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp của bà con nông dân.
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn
đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp
trong cả nước thì hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng
thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường... Lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ.
Sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp


phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Do việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà
nước chưa chặt chẽ cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường. Việt Nam
thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, do đang thu hút

mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành
công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp,
đến nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi
của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử
dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa
hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản
mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn
chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế...
trong việc bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường
đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí
kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân;
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm,
điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy
định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước
thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo
cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bên cạnh đó chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh
giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn
tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không
cấp giấy phép đầu tư. Cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh
hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai các quy
hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia
phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. Công tác
tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội có vai trò quan trọng nhằm tạo
sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường;
xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai
trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên, con người và xã hội.



2.4 Lợi ích của Doanh nghiệp và tổ chức khi kiểm soát được ÔNMT

• Có thêm cơ hội cho doanh nghiệp đạt hiệu năng cao hơn về việc sử dụng
nguyên liệu thô, sử dụng năng lượng để hạ giá thành, từ đó tăng tính cạnh
tranh trong việc hội nhập.
Một khi luật pháp đã chặt chẽ, bắt buộc phải xử lý ô nhiễm, chế tài nghiêm
minh đối với các vi phạm, thì tự bản thân các doanh nghiệp sẽ biết tìm cách giảm
nguồn thải, như tách nước mưa khỏi dòng nước thải, cải thiện quy trình sản xuất, tăng
cường sử dụng lại nguyên liệu thô, tái chế sản phẩm chưa đạt chất lượng để giảm chất
phế thải.
VD:
Cùng thời gian với nhà máy dầu cọ ở Thái Lan nói trên, có tình trạng tương tự
đối với một nhà máy phân đạm ở Việt Nam. Cũng do luật môi trường chưa nghiêm và
quy trình lạc hậu, một số lượng đạm cao thoát ra nước thải, đến nỗi dân địa phương
múc nước thải này về bón phân cho ruộng rẫy của mình như là nguồn phân đạm miễn
phí! Tài nguyên được sử dụng uổng phí, môi trường bị tàn phá một cách không cần
thiết, cả Nhà nước và doanh nghiệp không có ý thức, chứ không phải vì lấn cấn ở chỗ
giá thành sản phẩm hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mang công nghệ lạc hậu, có hại cho môi
trường, đến nước nghèo khó để làm ăn cho dễ dàng và lãi nhiều hơn. Kết quả là nước
nghèo khó như Việt Nam tiếp nhận công nghệ lạc hậu theo nghĩa mỗi triệu đô la Mỹ
đầu tư đã thải chất thải cao hơn, tiêu thụ nguyên liệu thô và nhiên liệu nhiều hơn. Ta
thiệt đơn lẫn thiệt kép: tài nguyên quốc gia bị hao phí, và môi trường bị hủy hoại. Tính
toán chi li mọi mặt thì giá thành sản phẩm của ta không hề rẻ. Ta thấy rẻ vì chưa tính
hết việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên như nước (làm ô nhiễm để tạo sản phẩm), rừng
(phải phá rừng để làm thủy điện, cấp điện năng cho doanh nghiệp) cao hơn, và thêm
thiệt hại về sức khỏe nhân dân. Thật trớ trêu là ở chính quốc, các doanh nghiệp cùng
ngành nghề vẫn ăn nên làm ra mà môi trường của họ sạch hơn hẳn so với Việt Nam!



• Sản xuất sạch hơn hay giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm, và năng
suất xanh
Trong những năm gần đây, quốc tế đã viện trợ cho Việt Nam để quảng bá và
thực hiện công nghệ sạch hơn (Cleaner Technology). Nguyên tắc chủ yếu ở đây không
phải chỉ lo xử lý chất thải, mà là giảm nguồn thải qua các cách tái sử dụng, tái chế, và
ngăn chặn nguồn thải. Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch hơn, đặc biệt là ở các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít tiếp cận với kiến thức và công nghệ cần thiết. Nhà
nước cũng cần đầu tư để trợ giúp các doanh nghiệp này vì thực chất họ đóng góp
không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP cho đất nước.
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có nghĩa là thay vì
bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Ðể
đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành
cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn.
- Ðối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất
thải ngay tại nguồn thải.
- Ðối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực
trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Ðối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế
và phát triển các dịch vụ.

• Phát triển trong bảo vệ
Bảo vệ môi trường không phải là đương nhiên đi ngược lại với việc giảm lợi
nhuận doanh nghiệp hoặc tăng giá thành sản phẩm. Hai lĩnh vực này không phải lúc
nào cũng đối kháng nhau, mà nhiều lúc còn hỗ trợ cho nhau. Ở các nước phát triển,
các sản phẩm đạt chứng nhận môi trường ISO:14000, mặc dù có thể có giá thành cao
hơn các sản phẩm cùng loại, nhưng vẫn được người dân ưa thích sử dụng do họ có ý

thức cao đối với việc bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, điều kiện tiên quyết và quan trọng là Nhà nước, cụ thể là các bộ và
chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, có cơ chế chính sách phù hợp tiếp vốn
cho doanh nghiệp (chứ không chỉ kêu gọi suông doanh nghiệp phải bảo vệ môi
trường); kiên quyết chế tài thực thi luật hiện có trong khi vẫn tiếp tục cải thiện cơ sở
pháp lý.
Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, áp dụng các biện pháp quản lý môi
trường tích hợp bao gồm ba nhóm giải pháp: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công


cụ giao tiếp truyền thông là một hệ thống đồng bộ với các chính sách, quy định pháp
lý, biện pháp chế tài rất hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường như không khí, tiếng ồn và đặc biệt là môi trường nước.
Ví dụ : Công nghệ chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu hiện nay ở các tỉnh đều tương
đối hiện đại, nhưng tiềm ẩn nguy cơ về sự cố môi trường do sử dụng thiết bị áp lực và
dung môi làm lạnh có hại cho sức khỏe con người, hệ sinh thái, nếu phát tán ra môi
trường. Công nghệ sản xuất không đồng bộ với công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
Đơn vị cung cấp thiết bị, quy trình sản xuất không cung cấp tư vấn thiết bị, quy trình
bảo vệ môi trường. Tuy công nghệ sản xuất khí, điện, đường kết tinh, phân đạm...
tương đối mới, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đe dọa đến phát
triển bền vững.
Phát triển khu công nghiệp phải đồng bộ với phát triển hạ tầng bảo vệ môi
trường như: các phương tiện chuyên dùng thu gom, xử lý chất thải, khai thông luồng
lạch để tăng tính tự làm sạch của dòng sông, tránh ứ đọng nước rác trên sông gần khu
công nghiệp...
Nói tóm lại, phát triển các khu công nghiệp là xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vấn đề quan trọng là làm sao giải
quyết hài hòa giữa tăng trường kinh tế với việc nâng cao đời sống của người dân và
kiểm soát mức độ ô nhiễm trong phạm vi cho phép. Mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường cùng một nội hàm, vì thế chiến lược, hướng tiếp cận cho bài

toán doanh nghiệp phát triển bền vững chính là “phát triển trong bảo vệ”.


Chương III:
CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
3.1 Giới thiệu chung khái quát về 7 công cụ quản lí chất lượng
7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản ( 7 Basic Quality Control Tools – 7 QC
Tools) được xem là những hành trang không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu “Chất
lượng toàn diện”, mang lại sự hài lòng cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
7 công cụ này sẽ giúp tổ chức chủ động hơn, hiệu quả hơn trong công việc nhận
diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; các
nguyên nhân gây ra lỗi sản phầm; các cơ hội cải tiến…), xác định được đâu là nguyên
nhân gốc của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên vấn đề cần giải quyết để đạt hiệu quả
cao trong việc sử dụng các nguồn lực, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn để giải
quyết vấn đề. 5 trong số 7 công cụ đó có thể dùng trong mọi ngành quản lý, mà nhiều
nhất có lẽ là về quản lý nhân sự và tiếp thị, đó là: bảng kê, biểu đồ tần số, biểu đồ
Pareto, biểu đồ phân tán và biểu đồ nhân quả. Còn 2 công cụ dành riêng cho quản lý
chất lượng đó là biểu đồ kiểm soát và kiểm tra bằng cách lấy mẫu. Khi giải quyết vấn
đề thì không bao giờ dùng một công cụ duy nhất mà thường dùng một vài hay tất cả
công cụ nói trên. Việc chọn những công cụ thích hợp nhất là một vấn đề kinh nghiệm.
Vì vậy phải biết cách áp dụng các công cụ đã đề cập trên để xử lý.
7 công cụ kiểm soát chất lượng:
• Phiếu kiểm soát (Check sheets)
• Biểu đồ (Charts.)
• Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
• Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
• Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
• Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
• Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
3.1. Phiếu kiểm soát (check sheets)

a. Giới thiệu về phiếu kiểm tra
Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các hoạt động
trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng
hoặc hình mẫu một cách khách quan. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số phương
pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện.


Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:
- Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất
- Kiểm tra các dạng khuyết tật
- Kiểm tra vị trí các khuyết tật
- Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm
- Kiểm tra xác nhận công việc
Thường thì, Phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng
để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng làm
đầu vào của Biểu đồ tập trung, Biểu đồ Pareto… Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có
thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa /tuần, rác thải nguy hại thu
được/giờ làm việc, v.v…
3.2. Biểu đồ (Charts)
a. Giới thiệu về Biểu đồ
Biểu đồ là hình vẽ thể hiện mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng.
Biểu đồ dùng để trực quan hóa dữ liệu để có thể dễ dàng nắm bắt vấn đề bằng mắt
thường.
1. Biểu đồ hỗn hợp


2. Biểu đồ hình cột

3. Biểu đồ hình quạt


4. Biểu đồ đường thẳng gấp khúc

Có rất nhiều dạng biểu đồ: Biểu đồ đường, biểu đồ cột và đường, biểu đồ hình bánh,
biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Gantt chart, biểu đồ mạng nhện.
3.3. Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
a. Giới thiệu về biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có
dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học
Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các
kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự


liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ
xương cá.

Mục đích: Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực
hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều
nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.
Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc
hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc
trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ
thống. Người ta còn gọi biểu đồ này là biểu đồ xương cá, biểu đồ Ishikawa, hay tiếng
Nhật là Tokuzei Yoin – biểu đồ đặc tính…
Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên
nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.
3.4. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)
a. Giới thiệu về Biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại
các nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản
phẩm. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần

phải tập trung xử lý . Lưu ý là cần sử dụng biểu đồ Pareto để phân tích nguyên nhân và
chi phí do các nguyên nhân đó gây ra.


Mục đích: Bóc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những nguyên nhân
vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên cho các vấn đề quan
trọng nhất. Ngoài ra biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá hiệu quả cải tiến.
Áp dụng khi: Phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào quan trọng
nhất ảnh hưởng đến vấn đề đó.
• Biểu đồ Pareto thể hiện số lượng và tỷ lệ % sai lỗi trong gia công cơ khí.
Phân tích pareto cũng rất quan trọng trong quá trình cải tiến. Do đó, việc thực hiện cải
tiến cần được sử dụng với nhiều công cụ thống kê.
Trong quản lý chất lượng, cũng thường nhận thấy rằng:
• 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên.
• 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng.
3.5. Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
3.5.1 Giới thiệu về biểu đồ mật độ phân bố
Biểu đồ mật độ phân bố là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ
liệu để thể hiện tần suất của sự việc.


×